tình cờ đọc lại được đoạn này - đây chính là nội dung mail trongthuc trao đổi qua lại với chú Thọ :D* Theo chú thì hoàn toàn không phải để ý đến chuyện thở hít gì khi mình đứng yên lặng 1 chỗ mà , mình đâu có hoạt động gì mà cần phải hít thở , phải vậy không ? Do đó , khi cháu bị bứt hơi thở đến nỗi phải hít thở sâu là vì trong quá trình tập cháu đã vô tình tập trung tư tưởng nên đã gây nên sự căng thẳng , do đó mới đưa đến hậu quả là mất nhịp thở bình thường .
Bởi vậy , tập phải buông lỏng hết , lỏng thân lỏng cả tâm , đừng vọng động hay cố nghe ngóng cảm giác ... CHỈ QUAN SÁT THÔI , ĐỪNG CỐ GẮNG QUAN SÁT , T hiểu không ?
- Chú nhận xét đúng quá, quả thực lúc tập trạm trang cháu đều cố gắng nghe ngóng cảm giác. Nhưng lỏng cả tâm thì khó thật, cháu luôn phải cố sao cho đứng đủ 30 phút. Cháu sẽ cố gắng cám ơn lời khuyên của chú .
Thời điểm đó ko chỉ đứng trạm trang cảm giác bí hơi mà tập kéo đơn cùng nhóm ĐPH cũng rơi vào tình trạng nín hơi. Phải đến 3-4 năm sau khi người bạn hàng xóm bị lôi kéo đi tập cũng rơi vào tình trạng tương tự thì trongthuc mới đoán được nguyên nhân.
Lý do là với những ai thường xuyên chơi thể thao, chạy bộ, hoạt động thể chất thì cơ thể quen thuộc với việc hít bằng mũi, thở ra bằng miệng. Còn đa số khi tập võ, đứng trạm trang... thì đều chỉ hít thở bằng mũi thôi thành ra ta sẽ có thói quen nín hơi - toàn ngậm miệng mà(bạn mình tập buổi đầu tiên còn suýt lăn quay ra vì nín hơi :D).
Với ai đã quen hít thở theo kiểu thể thao thì nên tập hít thở bụng thuận để thay đổi thói quen (lúc nằm sắp ngủ hoặc ngồi đứng đều đc): cứ hít vào thì bụng cố phình ra, thở ra thì bụng xẹp lại (hít thở đều dùng mũi). Với đơn nội công thì có thể tham khảo cách hít thở qua các clip hướng dẫn của thầy Lý Hồng Thiên Lộc: http://lyhongthienloc.blogspot.com/p/videos.html
Bookmarks