Nguyên nhân chính là cái khởi điểm, cái bắt đầu cho một sự vật hay hiện tượng xảy ra trong một thời gian nào đó ở một khoảng không gian nào đó, mà khi nó xảy ra sẽ kéo theo rất rất là nhiều hệ lụy, mối tương quan kéo dài trong nhiều chu kỳ mà kết quả của nó sẻ nằm trong bánh xe pháp giới, hay còn gọi là luân hồi sinh tử.
Vậy khi có nguyên nhân thì mới có kết quả theo cái nguyên nhân đó, và khi nó xảy ra thì có pháp đối ứng tương quan với nó được lồng ghép nhau, được bổ sung nhau, được ảnh hưởng với nhau theo quy tắc đồng thanh tương ứng đồng khí tương cầu. Và từ cái khởi điểm của vạn vật mà hình thành nên càn khôn vũ trụ, mà bên trong nó có vô số cái sự đối nghịch nhau, đấu đá nhau, theo từng cặp đối trị ngược hướng như: ngày/ đêm, nóng/lạnh, hít/thở,...và cũng từ đó có thể suy ra rằng tổng các cặp đối trị đó cho ta một tập tin rỗng.
Từ đó ta thấy tất cả vạn vật đều mang tánh không, nhưng cái không này nó hàm chứa cả một vũ trụ ở bên trong nó. Nó bao hàm cả kết cấu không gian, thời gian và thế gian. Không gian tạo nên hình ảnh của vật, nơi xảy ra vấn đề của sự, thời gian thì có khởi đầu và kết thúc, thế gian là cái tính và chất cấu thành nên vật hay sự việc.
Không có bất cứ vật hay sự nào mà không có giới hạn của nó, có sinh tất có diệt đó là hai mặt đối lập của vạn vật. Với một cái nhìn hữu hạn, chúng ta thường nghĩ vạn vật là thường hằng, là vĩnh cửu, là một cái gì đó bất biến không đổi. Nhưng thực tế, cái thường hằng này đã được chuyển hóa thành những cái thường hằng khác, vật này sau một thời gian biến đổi tính chất sẻ tan đi chuyển thành vật khác.
Những thứ già cổi, lạc hậu, kém phát triển phải được thay thế thì sự tiến bộ của xã hội mới có. Nhưng chân lý thì chỉ có một, đó là bản chất là tính cách của sự vật hiện tượng, nhưng cái một này cũng tùy vào thời gian, tùy vào không gian và tùy vào ý thức của mỗi người mà có cách nhìn khác đi. Nên nói chân lý là tuyệt đối, nhưng ứng ở mỗi hoàn cảnh khác nhau sẽ biến đổi khác nhau không hoàn toàn cứng nhắc như kiểu: 1+1=2 như bao người lầm tưởng. Để đơn giản cho dễ hiểu,trên một hệ không gian đa chiều, nếu ta lấy trục nào làm gốc để nhìn một vật sẽ hoàn toàn khác hẳn đi ta thay đổi trục tọa độ, như vậy ứng với mỗi sự việc ở thế gian nếu ta chỉ coi mình là trung tâm của vũ trụ, ta sẽ nhìn vạn vật khác hơn khi ta đặc mình vào từng trường hợp cụ thể, từng hoàn cảnh cụ thể, ta sẽ có cái nhìn bao dung hơn nhiều.
Nếu chân lý mà không hòa vào thế gian thì cũng giống như những ý tưởng khoa học không được ứng dụng vào trong thực tiển. Vì không hòa vào thế gian, thì chẳng ai biết là có nó, nên nó có tồn tại hay không thì bản chất của nó vẫn vậy. Nhưng nếu đã hòa vào thế gian thì thì nó sẽ không còn là nó nửa. Nên bản thân chân lý cũng mang tánh không.
Chúng ta thường hay nói đến các pháp với câu: vạn pháp quy tông. Vậy pháp ở đâu, tông ở đâu? Chẳng ai trả lời được, nếu có trả lời thì đúng cũng thành sai. Vậy thử hỏi thời gian loài người tồn tại ở thế gian được bao lâu so với vũ trụ bao la ngoài kia, cái này khoa học có thể chứng minh. Vậy thử hỏi trước khi có ngôn ngữ, chữ viết làm gì có sách hay pháp để chúng ta học, tất cả đều không, mọi thứ đều không nên mới có câu: vạn sự giai không? Khi đã hiểu cái tánh không của vạn pháp rồi, thì mới biết được cái gì là giả, đời này là giả, thân này là tạm bợ, cuộc sống chỉ là một giấc mơ.
Giấc mơ này nó kéo dài vô tận không bao giờ chấm dứt theo ý lực của mỗi người mà luân hồi mãi mãi, khổ đau dài dài không bao giờ dứt được. Và cái ý lực này thông qua lục căn, mà lục trần nhiểm vào để sanh ra lục thức, để cho ta biết được rằng ta đang có tồn tại, ta đang là ta chứ không phải là một ai khác. Khi chưa hiểu được ta là ai? thì ta cho rằng ta là ông này, bà kia, thần này, thánh nọ,...ta hay lấy cái ảo mộng của thế gian để đắp vào cái thân nhầy nhụa dòi bọ hôi thúi, cuối cùng thì từ tam độc: tham, sân, si mà thành tam nghiệp: thân, khẩu, ý làm cho thần thức ta bị cuốn vào lục đạo luân hồi nỗi trôi vạn kiếp.
Ta hay nói đến vạn pháp, người người nói pháp, nhà nhà luyện pháp, mật thì theo mật, tịnh thì theo tịnh, thiền thì theo thiền, rồi nào là phân ra cái gì gọi là tiểu, rồi thì là đại, cái gì là thượng, rồi gì là siêu đẳng cấp? Chỉ là những từ ngữ làm cho hàng phật tử rối loạn cả lên?
Cũng có thể gọi là chia ra để cho các hạng từ hạng thượng căn đến tiểu căn đều có thể tu thành Phật. Vậy thì các điều được Thầy viết trong sách mà hàng Tiểu thừa đi theo là không phù hợp, và chẳng lẻ ai tu theo tiểu thừa cũng đều là hạng tiểu căn. Lại nữa, nếu mà chỉ có thượng tọa bộ mà không có đại chúng bộ thì làm sao Phật giáo có thể phát triển như ngày hôm nay.
Tất cả vạn pháp đều do tâm sanh, nếu tâm của anh rộng tới đâu, thì pháp của anh sẽ tiến tới đó và khi không còn gì để tiến nữa thì là die là nhập diệt độ hay gọi là nhập Niết Bàn. Thế cái gì gọi là Niết Bàn: là thường tịch,là rỗng không. Đó chính là vạn sự giai không
Khi thấy được vạn sự đều giai không vậy cái chi là vô thường.
Vô tức là không, thường là thường có. Mọi thứ ta dùng tất cả các giác quan để cảm nhận, thấy vậy thì biết vậy, hàng ngày nhập vào tâm trí của ta nó sẽ tạo nên cái ngã trong ta, cái ngã này tạo nên nhân cách và được hình thành từ môi trường giáo dục rèn luyện mà nên. Theo thời gian nó theo ta như bóng với hình được tạo thành từ những mối nhân duyên khác nhau, được tích tụ từ trong vô lượng kiếp mà thành. Do đó, không một vật nào tự nhiên mà có hết, hay được tạo lập bởi một bàn tay vô hình nào cả.
Có nhiều cái hành động nó diễn ra, nó tác tạo, nó làm mà khi cái ta nó nỗi lên, thế là nghiệp chướng xuất hiện và lại tạo chồng thêm nghiệp, và tạo thành nhân quả. Mỗi một dòng nghiệp được tác tạo đều có cộng hưởng, đều có ảnh hưởng, có chấn động, có thông linh, có cảm ứng, có biến tri. Nó không chỉ ảnh hưởng đến cuộc sống hiện tại, nó không chỉ ảnh hưởng một mình ta, mà cái sự ảnh hưởng này nó như một làn sóng lan tỏa ra khắp không gian, xuyên qua thời gian, nó rung rinh cả tâm của vũ trụ, tác động xuyên qua các vũ trụ khác nhau, thời gian khác nhau, không gian khác nhau và dội ngược trở lại ta. Khi đủ duyên tức thì nhân hiện, quả lại đi theo như bóng liền hình.
Nên nhân duyên như là một con đò vô hình đưa chúng ta lại với nhau và cũng vì nó mà ta sẽ xa nhau, tùy theo theo cái tội và phước ta làm sẽ đẫy ta xuống tận cùng dưới đáy của xã hội với tâm địa hẹp hòi nhỏ nhen như loài ngã quỹ, hay ta sẽ trở thành một thánh nhân với tình yêu thương bao la rộng lớn đối với vạn loại sanh chúng.
Không có vật gì sẽ tồn tại mãi theo thời gian kể cả vũ trụ bao la rộng lớn trên kia, mà còn phải chịu sự phân rã rồi tái lập từ những lỗ đen mà thành nên những thiên hà mới. Như vậy những thứ chúng ta thấy dường như là bất tử nhưng cũng phải chịu sự chi phối của thời gian, sự khắc nghiệt của không gian và từ môi trường mà vật đó đang tồn tại.
...
Vạn vật ta thấy hôm nay
Có sinh thời sẽ có ngày diệt vong
Bởi do tứ đại giai không
Động, tỉnh, thực vật theo dòng diệt sinh
Động vật thế giới hữu tình
Sinh, lão, bệnh, tử chúng sinh luân hồi
Thực vật hết nỗi lại trôi
Sinh, trụ, dị, diệt nhã nhồi không an
Tỉnh vật tồn ở thế gian
Không, thành, trụ, hoại hỗn mang vong tồn
Tính vật hết dại lại khôn
Hiện tụ tán ẩn hết tồn lại vong
Tất cả chỉ một chân không
Không có chi để ta mong đạo thành
Thuận theo đạo lý sẵn dành
Để cho vạn vật về nhanh Niết Bàn!
Thế gian ơi hỡi thế gian
Sao mi hết hợp rồi tan không ngừng
Như là ảo mộng vô chừng
Thấy không như có, hết lưng lại đầy
Thấy tàn nhưng sắp đổi thay
Bốn mùa nối tiếp cứ xoay cứ vần
Ngày qua ngày lại thay lần
Cỏ cây thay lá mầm dần lớn lên
Mới hay vạn vật không tên
Nhưng ta phải gọi mới nên tình đời
Đạo kia sao thốt nên lời
Danh kia nếu gọi đạo thời cách xa
Mới hay trong cõi người ta
Sắc danh tài lợi làm xa tình người
Thì rằng đạo chẳng xa đời
Từ trong cuộc sống ta thời hiểu ra
Trăm năm trong cõi người ta
Đua chen giành giựt xa hoa cố tìm
Mà như đáy biển mò kim
Trăng in đáy nước lim dim mộng vàng
Khi nào giấc điệp vở tan
Giật mình tỉnh giác hồn hoang chia lìa
Xác hồn đôi ngã phân chia
...
Bookmarks