kết quả từ 1 tới 9 trên 9

Ðề tài: MẠC NA THỨC VÀ A LẠI DA THỨC

  1. #1

    Mặc định MẠC NA THỨC VÀ A LẠI DA THỨC

    (Tham khảo)

    Hỏi: Kính thưa Thầy! Mạc na thức như người giữ kho. A lại da thức ví như cái kho chứa nhóm tất cả chủng tử thiện ác. Khi người chết, thân, thọ, tâm, pháp đều hoại diệt chỉ còn Mạc na thức và A lại da thức đi đầu thai. Có phải vậy không thưa Thầy?

    Ðáp: Ðó là những danh từ trong kinh Duy Thức thuộc tạng kinh phát triển, để chỉ cho sự huân tập thành khối nghiệp lực (A lại da thức và Mạc na thức), được xem là người giữ kho và cái kho tích trữ tạo thành nghiệp lực.

    Theo kinh Nguyên Thủy, nghiệp lực không có thức, tức là không có cái biết. Do sự vô minh tương ưng nghiệp tái sanh luân hồi, chứ không có cái thức đi tái sanh.

    Các nhà duy thức học, chỉ tưởng ra màthôi, nên tưởng ra người giữ kho và cái kho đitái sanh (Mạc na thức và A lại da thức đi tái sanh).

    Sự thật trong kinh Nguyên Thủy dạy không có thức nào đi tái sanh luân hồi, chỉ có nghiệp thiện, ác đi tái sanh mà thôi. Nghiệp thiện ác, tức là do hành động nhân quả thiện ác tạo thành nghiệp.

    Kinh sách Phát triển đã lầm lạc vì bị thế tục hóa, nên biến linh hồn mê tín trong dân gian thành thần thức và khéo lý luận đặt tên là Mạc na thức và A lại da thức đi tái sanh luân hồi để xây dựng thế giới linh hồn người chết, để sanh ra cái nghề tụng niệm, nếu không có linh hồn thì các thầy đều thất nghiệp.

    Phật giáo nguyên thủy đã dạy: “Trong thân người gồm có 5 uẩn: 1 - sắc uẩn; 2 – thọ uẩn; 3 – tuởng uẩn; 4 – hành uẩn; 5- thức uẩn”.

    SẮC UẨN còn gọi là sắc ấm họat động gồm có sáu thức: Nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức, ý thức. Gọi chung là SẮC THỨC. Khi một người sống bình thường suy nghĩ, nói nín hay họat động làm bất cứ một việc gì, nói bất cứ một điều nào hay suy nghĩ bất cứ một điều gì thì sắc thức họat động tức là nhóm sáu thức trong đó có ý thức họat động. Ý thức còn gọi là TRI THỨC là TRI KIẾN.

    TƯỞNG UẨN họat động khi nào lục thức ngưng hoạt động. Lục thức ngưng hoạt động là lúc chúng ta đang nằm ngủ chiêm bao. Trong giấc chiêm bao chúng ta cũng nghe, thấy, biết, ngửi, cảm giác rõ ràng. Cái biết trong chiêm bao gọi là TƯỞNG THỨC. Như vậy, tưởng thức và ý thức là hai thức chỉ giống nhau là cái biết, nhưng cái biết này có thì cái biết kia dừng lại. Có đúng như vậy không quý vị?

    THỨC UẨN họat động chỉ khi nào sắc uẩnvà tưởng uẩn ngưng họat động. Muốn sắc uẩn và tưởng uẩn ngưng họat động thì phải nhập định thứ tư. Nhập định thứ tư là phải tịnh chỉ hơi thở. Khi tịnh chỉ hơi thở thì thức uẩn hoạt động. Thức uẩn họat động tức là Tam Minh. Tam Minh gồm có: Túc mạng minh, Thiên nhãn minh, Lậu tận Minh. Tam Minh còn gọi là “TUỆ”. Tuệ Tam Minh là cấp học thứ ba, cấp học cao nhất của Phật giáo. Phật giáo có ba cấp học gồm có: “GIỚI, ÐỊNH, TUỆ”. Như vậy, Phật giáo không có Mạc na thức và A lại da thức. Có đúng như vậy không quí vị?

    THỌ UẨN là sự cảm thọ của ba thức, khi các thức họat động thì thọ uẩn có mặt.

    HÀNH UẨN là sự họat động của ba thức, khi ba thức họat động thì hành uẩn có mặt.

    Cho nên, Mạc na thức và A lại da thức là tưởng tri của kinh sách phát triển tưởng ra, vốn để chia chẻ tâm thức con người ra nhiều mảnh. Ðó là ý đồ làm lệch hướng Phật giáo chân chánh, để biến tôn giáo Phật giáo thành một tôn giáo mê tín, đầy lý luận, đầy ảo giác tưởng tri.

    (Trưởng lão Thích Thông Lạc, trích ĐVXP, tập 7, TG.2011, tr.65-68)

    Nguồn: ĐVXP, tập 7
    Last edited by Bkav; 30-03-2018 at 06:12 PM.

  2. #2

    Mặc định

    Thầy Thông Lạc vẫn mang sự biết cá nhân mà diễn ra thui, giọng văn 80% vẫn mang tính chia rẽ và đưa tư tưởng xung đột tông phái vào.
    Về thức thì vẫn còn nhiều điểm bài viết trên chưa nêu rõ ràng , khi liên hệ đến hình thành thói quen, 1 xu hướng của 1 con ng, nếu chỉ nghiệp liên quan đến nghiệp vẫn chưa xác quyết và đầy đủ.
    Facebook: https://www.facebook.com/namo.bhaisajyaguru
    Skype: hung.tranvan2209

  3. #3

    Mặc định

    Gần đây cồn khô, cồn thạch đã được phân phối phổ biến so với bếp gas ở các quán ăn, tiệc tùng, nhà hàng bởi tính tiện dụng và an toàn. Kinh doanh, sản xuất cồn thạch và cồn khô cho người bắt đầu khởi nghiệp mà đầu tư ít. Tôi sẽ hướng dẫn cho các bạn thực tế công thức làm cồn thạch, cồn khô và cồn gel.

    Liên hệ ĐT: 0122.9625.524 (Mr. Thành)


    1. Công nghệ sản xuất Cồn Thạch

    Hiện tại cồn thạch được tiêu thụ rộng rãi hơn so với cồn khô do có nhiều tiện lợi. Công thức làm cồn thạch không sử dụng nhiệt nên rất tiện lợi và thiết bị đơn giản. Quy trình sản xuất cồn thạch cho nhiệt lượng lớn, cháy lâu. Đặc biệt cồn thạch khi sử dụng không để lại cặn bã, dễ dàng vệ sinh bếp cồn. Không có khí độc và cay mắt nên rất an toàn cho người dùng.

    Đầu tư cho thiết bị làm cồn thạch dao động 10-20 triệu, diện tích 16m2 là có thể sản xuất được được với quy mô vừa và nhỏ. Nếu các bạn có tiềm lực phân phối cồn thạch với khối lượng lớn thì có thể mua trang thiết bị tự động tầm 100-200 triệu để sản xuất ở quy mô lớn.

    2. Quy trình làm Cồn Khô

    Quy trình làm cồn khô khi cháy không cay mắt và không có khí gây hại. Chất lượng viên cồn cứng, dễ dàng vận chuyển, không chảy nước. Giá cả cạnh tranh.

    Tôi sẽ tư vấn cho bạn 3 loại cồn khô (gồm có cồn khô siêu cháy không chảy nước khi cháy). Bạn có thể thay đổi được chất lượng viên cồn trong quá trình sản xuất. Trang thiết bị đầu tư sản xuất giản đơn, chỉ cần gia công tại các xưởng Inox. Chỉ cần nhà xưởng 16 mét vuông, bạn có thể làm ra 500 kilogram cồn một ngày.

    3. Quy trình làm Cồn Gel

    Cồn gel làm ra khi cháy có mùi dễ chịu, không cay mắt. Công nghệ làm cồn gel giản đơn hơn cồn khô vì không dùng đến nhiệt. Không sử dụng nhiều trang thiết bị và đặt khuôn, ít dùng nhân công. Chi phí đầu tư thấp. Khả năng làm hơn một tấn cồn gel/ngày..

    Tôi sẽ tư vấn cho các bạn tự trực tiếp sản xuất ra sản phẩm với trang thiết bị và nguyên liệu do tôi chuẩn bị sẵn.

    Chi phí chuyển giao cho một sản phẩm: năm triệu đồng. Có hợp đồng chuyển giao.

    Xin liên hệ ĐT: 0122.9625.524 (Mr. Thành)

  4. #4
    Nhị Đẳng Avatar của smc
    Gia nhập
    May 2012
    Nơi cư ngụ
    Tân Phú - Tp.Hồ Chí Minh
    Bài gởi
    2,224

    Mặc định

    Trích dẫn một phần trong tác phẩm "Những con đường đưa về núi Thứu" - của sư Thích Nhất Hạnh.

    Thiết lập một cái ngã thường còn

    Chúng ta cũng có nhu yếu thiết lập ra một cái gì đó thường còn mà mình có thể nắm giữ được. Nếu tất cả đều vô thường, đều sinh diệt trong từng giây phút như trong Phật giáo Nguyên Thủy nói thì chúng ta khó mà nắm bắt được. Những người có căn cơ, có thể nắm được giáo lý sát na diệt rất ít. Sự quyến rũ thứ hai rất mạnh: đó là muốn đi tìm một thực thể nào đó nằm ở dưới mọi chuyển biến, nó bảo đảm cho một sự liên tục để mình có thể nắm lấy.

    Trước hết, Độc Tử Bộ đưa ra cái gọi là thắng nghĩa Bổ đặc già la. Nếu không có cái ngã thường còn và liên tục thì làm sao giải thích được nhân quả, nghiệp báo, tu chứng? Đó là sự hấp dẫn rất lớn. Cố gắng đầu tiên của Độc Tử Bộ là lập ra thắng nghĩa Bổ đặc già la và muốn cho đừng trái chống với giáo lý của đức Thế Tôn thì chủ trương rằng cái pudgala (person) ở đây không phải là cái ngã trong kinh Vệ đà của Ấn độ giáo. Nó là thắng nghĩa, là bất khả tư nghì, là không thể quan niệm được.

    Đại Chúng Bộ sản xuất ra Căn bản thức (mula-vijñāna), Hữu Bộ có Tế ý thức, Thượng Tọa Bộ sáng tạo ra Hữu phần thức (bhavānga). Trong Pháp tướng duy thức học nó là A lại da thức (Alaya-vijñāna), trong Tam luận là giáo lý Không (sunyata), là Chân như (suchness), rồi tới Phật tính, Pháp thân và Như lai tạng. Tất cả đều là sự tìm kiếm để thiết lập ra một cái gì thường còn nằm ở chiều sâu bên dưới hiện tượng để người ta bám vào. Dù nói tới pháp thân hay phật tính hay như lai tạng hay chân như v.v.. thì người ta vẫn cho rằng cái ấy thường còn nhưng không xa lìa, không phải là cái gì ở ngoài những phiền não và những sinh diệt biến dị. Họ tìm cách để chứng minh rằng giáo lý đó vẫn trung kiên với giáo lý vô thường và vô ngã của đức Thế Tôn. Nếu chúng ta không khéo thì những quan niệm về như lai tạng, về phật tính, về chân như, về không, v.v… có thể được nhận thức như một cái ngã. Điều kỵ nhất trong Phật giáo Nguyên Thủy là cái ngã.

    Kinh luận về Duy thức có nói: Thức A nà đa rất tế nhị, rất sâu sắc. Các chủng tử trong ấy trôi như một dòng nước dốc. Đối với những căn cơ tầm thường tức phàm phu thì tôi (Bụt) không muốn nói cho họ nghe vì sợ những người đó nắm lấy và chấp đó là ngã. Ngay cả Duy thức học cũng thấy nguy hiểm khi đưa ra A lại da thức, sợ người ta nắm lấy nó và chấp đó là một cái ngã.

    Khuynh hướng đi tìm và nắm lấy một cái ngã là khuynh hướng rất phổ cập. Trong khi đó giáo lý căn bản của đức Thế Tôn là vô ngã. Người ta có nhu yếu phải thiết lập một cái gì đó để làm nền tảng cho nhân quả, cho nghiệp báo, cho sự chứng ngộ. Nhưng làm công việc này rất nguy hiểm. Nếu không khéo ta sẽ đi ngược lại bản hoài của đức Thế Tôn. Trong suốt lịch sử 2500 năm của Phật giáo đã có sự vật lộn và tranh đấu như thế, và có khi người ta đã đưa đạo Bụt gần tới cái gọi là thần giáo.

    Trong Mật tông có quan niệm Đại Nhật Như Lai (Vairochana). Đại Nhật Như Lai trở thành gần như một vị Thượng đế. Thế giới này là sự biểu hiện của Đại Nhật Như Lai. Đó là một hình thức của thần giáo. Nó có thể đánh mất đi những nét đặc thù của Phật giáo. Đạo Phật không phải là một thần giáo.

    Tại sao trong thời của đức Thế Tôn, Ngài không cần hai nhu yếu trên mà vẫn tu chứng được? Tại sao sau đó người ta lại cần đến chúng? Đó là những công án lớn mà chúng ta phải tìm cách trả lời. Hồi thời đức Thế Tôn, Ngài không có chủ ý lập ra những chủ thuyết. Ngài giảng dạy và đưa ra những phương pháp thực tập rất đơn giản và rõ ràng. Nhưng sau này càng ngày giáo lý của Ngài càng mang tính hình nhi thượng học. Người ta đã lập ra những thuyết này, thuyết kia để chứng minh cái này, cái nọ, chứng minh nhân quả rồi chứng minh luân hồi, v.v… Đó như là một sự thật tất yếu. Nếu chúng ta không thấy, không nắm được điều này thì chúng ta không mở được đường cho tương lai và sẽ đi vào dấu chân sai lầm của những người đi trước.

    Bụt không phải là một vị thần linh. Bụt chỉ là một vị đạo sư và chúng ta có niềm tin nơi Ngài, nơi trí tuệ và khả năng của Ngài. Chúng ta không thờ cúng Ngài như một thần linh. Đức Thế Tôn trước hết là một con người bằng da, bằng thịt, bằng năm uẩn như chúng ta. Vì có tuệ giác cao, có từ bi lớn nên người đã trở thành một vị đạo sư. Chúng ta thương mến, cung kính bậc thầy đó của chúng ta.


    ===> Duy Thức Luận là một trong tám ngã luận thủ (một trong bốn thủ) trong 12 nhân duyên sinh khổ (Tập Thánh đế). Chính vì không liễu tri thức uẩn (một trong năm uẩn) mà nhiều vị có những luận thuyết về thần thức, về a lại da thức..v..v. là một cái ngã (thức) vô nhân vô duyên, tự có-hằng có, dong ruỗi, lưu chuyển (ta bà - lang thang không định hướng) trong chuổi dài sinh tử. Những vị đó cho rằng chính cái thức (thần thức a lại da - ngã) đó thọ nhân tướng, thọ giả tướng, thọ chúng sanh tướng..v..v.

    Trong khi chân lý Duyên Khởi trung đạo đã được Phật tuyên thuyết nhưng lại có những vị thiếu thẩm sát tư duy và trí tuệ pháp nhãn để nhìn được bao quát sự tập khởi của các pháp (hữu) mà lại luôn cho rằng có một cái gì đó trong 5 uẩn thường hằng bất biến, thanh tịnh sáng suốt, sẵn có-hằng có nhưng lại bị che mờ? Thật là nhọc nhằn cho Đức Thế Tôn lại một lần nữa "thanh lý môn hộ" tà kiến đó ngay trong Tăng Đoàn một cách triệt để. Hy vọng các hiền hữu kham nhẫn đọc bản kinh "Đại Kinh Đoạn Tận Ái" - thuộc Trung Bộ Kinh số 38. Hoặc nghe bản audio bài kinh ấy và khéo tác ý để khởi sanh tri kiến giải thoát thanh tịnh đã được Đức Như Lai khéo thuyết khéo giảng hoàn hảo sơ thiện, trung thiện, hậu thiện một cách đầy đủ thanh tịnh có nghĩa có văn.

    Đại ý bản kinh: Tỷ-kheo Sati khởi lên tà kiến, xem thức là dong ruổi luân chuyển nhưng không đổi khác. Các Tỷ-kheo khuyên Sati nên bỏ tà kiến này, nhưng không được, bèn thưa lên Đức Phật. Đức Phật cho gọi Sati đến và Sati xác nhận có nói như thế. Rồi Thế Tôn xác nhận đúng nghĩa của thức là do duyên sanh, tuỳ duyên mà có tên sai khác. Rồi Ngài đề cập đến sự có mặt, sự tập khởi, sự đoạn diệt của thức và một số vấn đề liên quan đến vấn đề này.

    KÍNH TƯỞNG ĐỨC BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT



  5. #5

    Mặc định

    1. Vì chấp Ngã nên Sinh Tử Luân Hồi.
    2. Muốn thoát Sinh Tử Luân Hồi Tâm phải chứng trạng thái Vô Ngã.
    3. Vô Ngã phải thực hành mới đạt được chứ không phải tự nhiên đọc hiểu kinh Phật mà có.
    4. Khi đạt được trạng thái Vô Ngã thì Từ Bi, Hỷ Xả, Tính Không cũng đạt được (là hệ quả của Vô Ngã).
    5. Muốn thực hành Vô Ngã cần hiểu rõ cách vận hành của các Thức.
    6. Nên nhớ Đức Phật thuyết giảng mỗi một mục tiêu là chỉ cho nhân loại con đường thoát khổ, không tạo ra giáo lý riêng nên toàn bộ các khái niệm cơ sở đều là các khái niệm của ngoại đạo như: Nghiệp, Duyên, Ngã, Niết Bàn....
    7. Tùy căn cơ người nghe mà Đức Phật mở rộng các khái niệm. Ngườii tu thực hành rồi chứng nghiệm lại các điều Phật thuyết và làm rõ thêm các khái niệm đó.
    8. TT TTL nói nghiệp không có Thức là vì chưa hiểu hết về Thức. Thực tế Nghiệp hạn chế các Thức bởi Lục Căn. Tùy Nghiệp mà cái biết của từng người khác nhau: Vd có người mới sinh đã ăn chay, còn có người không thể ăn chay.
    Last edited by aptruong; 12-01-2019 at 09:04 PM.
    Không có không gian còn lo chi lớn, nhỏ.
    Chẳng có thời gian nên khỏi ngại trước, sau.

  6. #6

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi aptruong Xem Bài Gởi
    5. Muốn thực hành Vô Ngã cần hiểu rõ cách vận hành của các Thức.
    Xin hỏi đạo hữu: cách vận hành của tâm thức như nào? Thân chào!
    https://www.facebook.com/groups/2350138305138741/?ref=share

  7. #7

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi Nonamepas Xem Bài Gởi
    Xin hỏi đạo hữu: cách vận hành của tâm thức như nào? Thân chào!
    Theo tôi, việc trình bày quan điểm của trường phái Duy thức trong chuyên trang của Phật Giáo Nguyên Thủy là không phù hợp.
    Ở đây tôi chỉ muốn chỉ rõ quan điểm của chủ topic trích dẫn là không chính xác:
    Trong Kinh Sách Phật Giáo Nguyên Thủy nhiều lần Đức Phật nói về các cõi giới không có thân xác như cõi Thiên, Atula, Ngạ quỉ, Địa Ngục. Chúng sanh ở các cõi này đều có thể được luân hồi từ cõi người và họ hoàn toàn đầy đủ các thức.
    Do vậy quan điểm đã được trích dẫn hoàn toàn mâu thuẫn với giáo lý của Đức Phật đã nêu trong kinh điển Nguyên thủy và do vậy đây không thể là quan điểm của một người đã chứng đắc Alahán.

    Nhân đây thiết nghĩ mỗi người tùy cơ duyên của mình thích hợp với pháp môn nào hãy vững Tâm kiên định thực hành pháp môn đó. Việc chỉ trích các pháp môn khác vừa không lợi lạc gì mà còn tích tụ huân tập các Tâm trạng xấu ảnh hưởng tới mình, tới các người tu khác.

    Để làm rõ ý trên tôi ví dụ: Hai người thợ một là thợ mộc, một là thợ sắt cùng làm nhà cho mình. Thay vì hai người đem thời gian và kinh nghiệm của mình để làm nhà thì ông thợ mộc chê ông thợ sắt không biết đóng đinh, còn ông thợ sắt chê ông thợ mộc không biết hàn. Vô ích lắm thay.

    Chúc các bạn an vui, tinh tấn.
    Không có không gian còn lo chi lớn, nhỏ.
    Chẳng có thời gian nên khỏi ngại trước, sau.

  8. #8

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi aptruong Xem Bài Gởi
    Theo tôi, việc trình bày quan điểm của trường phái Duy thức trong chuyên trang của Phật Giáo Nguyên Thủy là không phù hợp.
    Ở đây tôi chỉ muốn chỉ rõ quan điểm của chủ topic trích dẫn là không chính xác:
    Trong Kinh Sách Phật Giáo Nguyên Thủy nhiều lần Đức Phật nói về các cõi giới không có thân xác như cõi Thiên, Atula, Ngạ quỉ, Địa Ngục. Chúng sanh ở các cõi này đều có thể được luân hồi từ cõi người và họ hoàn toàn đầy đủ các thức.
    Do vậy quan điểm đã được trích dẫn hoàn toàn mâu thuẫn với giáo lý của Đức Phật đã nêu trong kinh điển Nguyên thủy và do vậy đây không thể là quan điểm của một người đã chứng đắc Alahán.

    Nhân đây thiết nghĩ mỗi người tùy cơ duyên của mình thích hợp với pháp môn nào hãy vững Tâm kiên định thực hành pháp môn đó. Việc chỉ trích các pháp môn khác vừa không lợi lạc gì mà còn tích tụ huân tập các Tâm trạng xấu ảnh hưởng tới mình, tới các người tu khác.

    Để làm rõ ý trên tôi ví dụ: Hai người thợ một là thợ mộc, một là thợ sắt cùng làm nhà cho mình. Thay vì hai người đem thời gian và kinh nghiệm của mình để làm nhà thì ông thợ mộc chê ông thợ sắt không biết đóng đinh, còn ông thợ sắt chê ông thợ mộc không biết hàn. Vô ích lắm thay.

    Chúc các bạn an vui, tinh tấn.
    Đầu tiên đạo hữu nói: muốn thực hành vô ngã cần hiểu sự vận hành của các thức!
    Noname hỏi đạo hữu về cách vận hành tâm thức và đạo hữu không biết! Như vậy đạo hữu đã nói mà không nắm rõ? Đạo hữu còn chưa biết tâm thức là gì thì đạo hữu đâu đã biết Phật pháp là gì mà ví nọ ví kia được!
    https://www.facebook.com/groups/2350138305138741/?ref=share

  9. #9

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi Nonamepas Xem Bài Gởi
    Đầu tiên đạo hữu nói: muốn thực hành vô ngã cần hiểu sự vận hành của các thức!
    Noname hỏi đạo hữu về cách vận hành tâm thức và đạo hữu không biết! Như vậy đạo hữu đã nói mà không nắm rõ? Đạo hữu còn chưa biết tâm thức là gì thì đạo hữu đâu đã biết Phật pháp là gì mà ví nọ ví kia được!
    Đúng là tôi nói vậy vì tôi thực hành Vô Ngã bằng cách đó.
    Bạn tôi bên Tịnh Độ thì thực hành vô ngã bằng pháp môn khác.
    Mật tông và Phật giáo Nguyên Thủy cũng bằng các Pháp môn khác nhau.
    Vậy tôi nói ra có ích gì? Ích lợi cho ai?

    Tôi nói ra thì ích gì cho bạn khi bạn luôn đả phá PG phát triển?
    Sự đả phá đó giống ông thợ mộc chê thợ sắt không biết làm mộng nên tôi ví dụ để bạn dễ hiểu mà.
    Không có không gian còn lo chi lớn, nhỏ.
    Chẳng có thời gian nên khỏi ngại trước, sau.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •