kết quả từ 1 tới 20 trên 20

Ðề tài: Cần lời giải đáp của người hiểu biết!

  1. #1

    Mặc định Cần lời giải đáp của người hiểu biết!

    1. Cận định và an chỉ định khác nhau như thế nào?
    2. An chỉ định là 1 sát na duy nhất hay nhiều sát na liên tục? (Vi Diệu Pháp)
    3. Đắc định và nhập định có gì khác nhau?
    4. 40 đề mục được nêu ra trong kinh nào hay chỉ có trong Thanh Tịnh Đạo luận?
    5. Có ai chứng sơ thiền chưa? (câu hỏi nhức nhối...)
    6. Làm sao biết mình đã nhập định?

  2. #2
    Người bảo vệ Chánh Pháp Avatar của GaDiBo
    Gia nhập
    Dec 2012
    Nơi cư ngụ
    Cõi Trần
    Bài gởi
    1,011

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi hdvd2309 Xem Bài Gởi
    1. Cận định và an chỉ định khác nhau như thế nào?
    2. An chỉ định là 1 sát na duy nhất hay nhiều sát na liên tục? (Vi Diệu Pháp)
    3. Đắc định và nhập định có gì khác nhau?
    4. 40 đề mục được nêu ra trong kinh nào hay chỉ có trong Thanh Tịnh Đạo luận?
    5. Có ai chứng sơ thiền chưa? (câu hỏi nhức nhối...)
    6. Làm sao biết mình đã nhập định?
    Tôi xin trả lời ngược, tất nhiên đây là ý kiến chủ quan dựa trên hiểu biết và kinh nghiệm hạn hòi của tôi và chỉ mang tính chất giúp bạn tham khảo, mong bạn xem xét:

    6. Làm sao biết mình đã nhập định?
    Đầu tiên, ta phải giữ giới cho thật trong sạch, giới đã vững thì định tự khắc xuất hiện, vào sát-na đạt định, ta sẽ nhận thức được ta đã đạt định và đang nhập định.

    5. Có ai chứng sơ thiền chưa? (câu hỏi nhức nhối...)
    Đầu tiên, làm sao để biết được ta đã chứng sơ thiền hay chưa? Rất khó biết được, thường phải có người ấn chứng. Ta sẽ trình bày kinh nghiệm có được khi hành thiền với vị thầy đó. Đó phải là người có kinh nghiệm cao hơn ta nhiều mới hy vọng đúng.
    Vậy có ai chứng sơ thiền rồi chưa? Xin thưa bạn là rất nhiều. Ngay cả các môn thiền ngoại đạo cũng có khả năng nhập sơ thiền.

    4. 40 đề mục được nêu ra trong kinh nào hay chỉ có trong Thanh Tịnh Đạo luận?
    40 đề mục chỉ có trong Thanh Tịnh Đạo luận.

    3. Đắc định và nhập định có gì khác nhau?
    Đắc định là khoảnh khắc chứng định, còn nhập định là khoảng thời gian giữ định sau khi đắc định.

    2. An chỉ định là 1 sát na duy nhất hay nhiều sát na liên tục? (Vi Diệu Pháp)
    Nhiều sát-na liên tục.

    1. Cận định và an chỉ định khác nhau như thế nào?
    Đầu tiên, định, nói chung, có rất nhiều hướng định, và an chỉ định là một trong các hướng đó, và cận định nói chung, chính là sắp đạt định.
    Bất cứ cái gì sinh ra, thì cũng sẽ hoại diệt.

  3. #3

    Mặc định

    1. Cận định và an chỉ định khác nhau như thế nào?
    2. An chỉ định là 1 sát na duy nhất hay nhiều sát na liên tục? (Vi Diệu Pháp)
    3. Đắc định và nhập định có gì khác nhau?
    4. 40 đề mục được nêu ra trong kinh nào hay chỉ có trong Thanh Tịnh Đạo luận?
    5. Có ai chứng sơ thiền chưa? (câu hỏi nhức nhối...)
    6. Làm sao biết mình đã nhập định?
    Cũng như bạn Gadibo lời mình chỉ là mang tính tham khảo, vì chính bản thân cũng còn nhiều thiếu sót và cảnh giới mà bạn hỏi tới thật sự là quá cao, là cảnh giới mà phải là một bậc thiện tri thức tu hành nghiêm chỉnh với đức hạnh toàn vẹn, gần sắp đạt thánh quả mới có thể trả với trọn vẹn được cho bạn.

    1> Cận Định và An Chỉ Định
    Như bạn đi thi làm vậy, thì Cận Định chính là thời gian thử việc của bạn và An Chỉ Định chính là thời gian bạn chính thức đi vào làm việc.

    Giai đoạn Cận Định rất quan trọng, vì giai đoạn này chính là lúc bạn quyết đấu với bản ngã của mình, những dục vọng đen tối nhất sẽ lần lượt hiện ra và tấn công bạn và bạn phải hết sức tinh tấn để vượt qua.

    Giai đoạn An Chỉ Định chính là giai đoạn bạn vượt qua thử thách và nhập vào dòng Thánh lưu, đắc đạo quả vị bất sanh bất diệt, có được niềm hạnh phúc vô bở.

    2> Tùy vào ý của bạn mà bạn sẽ An Chỉ Định vào một sát na hay nhiều sát na liên tục, khi bạn đã vào định thì tâm bạn hình dung đã phẳng lặng bạn sẽ có thể dùng nó để nhập định bao lâu tùy thích.

    3> Đắc Định và Nhập Định
    Bạn có thể hình dung đơn giản như bạn đi học, Đắc Định như khi bạn được quyền nhập học và Nhập Định là khoảng thời gian bạn đi vào học.

    Đắc Định là giai đoạn đầu tiên khi bạn chứng được sơ thiền

    Nhập Định là sau khi Đắc Định, bạn sẽ luyện tập nhuần nhuyễn để có thể nhập hay xuất định thoải mái, như là bạn bước ra vô căn phòng vậy! Và mỗi lần bạn Thiền Định, tâm bạn đi vào trạng thái Định gọi là Nhập Định

    4 40 để mục mình có nhớ mang máng một bài kinh trong Trường Bộ hay Trung Bộ Thế Tôn có nhắc đến. Nhưng không nhớ chính xác, mình sẽ đi xem lại và trả lời sau.

    5> Với những người mình gặp và đàm thoại trực tiếp thì chưa, tuy nhiên theo tin từ các huynh đệ thì mình nghe về một số vị thấy đáng kính, có khả năng là đã chứng quả nhưng chưa có duyên để gặp.

    ( Thấy chữ ký của mình là bạn hiểu òi ^^)

    6> KHi bạn đã nhập định và tuệ sinh thì tự bạn sẽ biết rõ là mình đã giải thoát, tuy nhiên khi đạt đến cãnh giới đó thì bạn phải hoàn toàn chân thực và tu một cách đúng đắn.

    Chứ mình thường thấy một số người không biết cố tình hay vô ý thường tuyên bố mình đắc đạo nhưng nhìn vào đời sống của họ thì uế trượt đầy, không có chút nào là đời sống đạo cả.

    Với điều này, bạn phải thật cẩn thận, nghe theo Thế Tôn dạy, luôn quán xét tâm mình, khi mới đạt điều gì thì khoan hãy mừng và quán xét tiếp, cho đến khi nào tự bạn xác định rõ chẳng có gì còn có thể làm bạn luân hồi nữa, đời sống của bạn hoàn toàn thanh tịnh đúng pháp, không có gì làm bạn sợ hãi, không có gì khiến bạn nổi tâm tham sân si, không có gì làm bạn phiền não, bạn hiểu rõ chân tướng của nhân quả và thập nhị nhân duyên thì chính lúc đó bạn cũng sẽ biết mình đã đắc đạo rồi.

    Còn nếu nhập định thì theo lời thế tôn dạy
    Sơ thiền tâm bạn có cảm giác vui vẻ do ly dục, có đối tượng và mục tiêu
    Nhị thiền tâm bạn có cảm giác vui vẻ do nhập định, tâm vắng lặng không rung động, không có mục tiêu và đối tượng nữa.
    Tam thiền bạn xả ra tâm hỷ của mình và trú vào sự xả bỏ hết tất cả mọi điều phiền não, một cảm giác an toàn và bình lặng.
    Tứ thiền bạn xả luôn cả cảm giác an bình và cảm giác đau khổ, xả luôn tất cả những gì bạn có, tâm bạn tiến vào cảm giác không vui, không buồn, chỉ có thanh tịnh.

    Mô tả tuy đơn sơ, nhưng là tất cả những gì bạn hành giả tu học đều hướng đến, bạn hãy nhớ nằm lòng để đối chiếu so sánh, thì có lẽ bạn sẽ biết được khi nào mình nhập định gì
    Hãy trao đổi với nhau bằng tấm lòng, bằng những gì mình có chứ đừng cho rằng ta là chân lý còn lại là sai bởi vì làm sao biết được ai đã giải thoát hay chưa giái thoát ?

  4. #4

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi GaDiBo Xem Bài Gởi
    Tôi xin trả lời ngược, tất nhiên đây là ý kiến chủ quan dựa trên hiểu biết và kinh nghiệm hạn hòi của tôi và chỉ mang tính chất giúp bạn tham khảo, mong bạn xem xét:

    6. Làm sao biết mình đã nhập định?
    Đầu tiên, ta phải giữ giới cho thật trong sạch, giới đã vững thì định tự khắc xuất hiện, vào sát-na đạt định, ta sẽ nhận thức được ta đã đạt định và đang nhập định.

    5. Có ai chứng sơ thiền chưa? (câu hỏi nhức nhối...)
    Đầu tiên, làm sao để biết được ta đã chứng sơ thiền hay chưa? Rất khó biết được, thường phải có người ấn chứng. Ta sẽ trình bày kinh nghiệm có được khi hành thiền với vị thầy đó. Đó phải là người có kinh nghiệm cao hơn ta nhiều mới hy vọng đúng.
    Vậy có ai chứng sơ thiền rồi chưa? Xin thưa bạn là rất nhiều. Ngay cả các môn thiền ngoại đạo cũng có khả năng nhập sơ thiền.

    4. 40 đề mục được nêu ra trong kinh nào hay chỉ có trong Thanh Tịnh Đạo luận?
    40 đề mục chỉ có trong Thanh Tịnh Đạo luận.

    3. Đắc định và nhập định có gì khác nhau?
    Đắc định là khoảnh khắc chứng định, còn nhập định là khoảng thời gian giữ định sau khi đắc định.

    2. An chỉ định là 1 sát na duy nhất hay nhiều sát na liên tục? (Vi Diệu Pháp)
    Nhiều sát-na liên tục.

    1. Cận định và an chỉ định khác nhau như thế nào?
    Đầu tiên, định, nói chung, có rất nhiều hướng định, và an chỉ định là một trong các hướng đó, và cận định nói chung, chính là sắp đạt định.
    Rất hay. 2. An chỉ định là 1 sát na duy nhất hay nhiều sát na liên tục?
    Theo Vi Diệu Pháp thì
    Manodvārāvajjana
    Ý Môn Hướng Tâm
    Parikamma
    Chuẩn Bị
    Upacāra
    Cận Hành
    Anuloma
    Thuận Thứ
    Gotrabhū
    Chuyển Tánh
    Appanā
    An Trụ
    Vậy phải hiểu có rất nhiều sát na an trụ trong 1 tiến trình tâm hay chỉ có 1 sát na an trụ nhưng có nhiều tiến trình tâm lặp đi lặp lại?

  5. #5

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi hyuugaasmita Xem Bài Gởi
    Cũng như bạn Gadibo lời mình chỉ là mang tính tham khảo, vì chính bản thân cũng còn nhiều thiếu sót và cảnh giới mà bạn hỏi tới thật sự là quá cao, là cảnh giới mà phải là một bậc thiện tri thức tu hành nghiêm chỉnh với đức hạnh toàn vẹn, gần sắp đạt thánh quả mới có thể trả với trọn vẹn được cho bạn.

    1> Cận Định và An Chỉ Định
    Như bạn đi thi làm vậy, thì Cận Định chính là thời gian thử việc của bạn và An Chỉ Định chính là thời gian bạn chính thức đi vào làm việc.

    Giai đoạn Cận Định rất quan trọng, vì giai đoạn này chính là lúc bạn quyết đấu với bản ngã của mình, những dục vọng đen tối nhất sẽ lần lượt hiện ra và tấn công bạn và bạn phải hết sức tinh tấn để vượt qua.

    Giai đoạn An Chỉ Định chính là giai đoạn bạn vượt qua thử thách và nhập vào dòng Thánh lưu, đắc đạo quả vị bất sanh bất diệt, có được niềm hạnh phúc vô bở.

    2> Tùy vào ý của bạn mà bạn sẽ An Chỉ Định vào một sát na hay nhiều sát na liên tục, khi bạn đã vào định thì tâm bạn hình dung đã phẳng lặng bạn sẽ có thể dùng nó để nhập định bao lâu tùy thích.

    3> Đắc Định và Nhập Định
    Bạn có thể hình dung đơn giản như bạn đi học, Đắc Định như khi bạn được quyền nhập học và Nhập Định là khoảng thời gian bạn đi vào học.

    Đắc Định là giai đoạn đầu tiên khi bạn chứng được sơ thiền

    Nhập Định là sau khi Đắc Định, bạn sẽ luyện tập nhuần nhuyễn để có thể nhập hay xuất định thoải mái, như là bạn bước ra vô căn phòng vậy! Và mỗi lần bạn Thiền Định, tâm bạn đi vào trạng thái Định gọi là Nhập Định

    4 40 để mục mình có nhớ mang máng một bài kinh trong Trường Bộ hay Trung Bộ Thế Tôn có nhắc đến. Nhưng không nhớ chính xác, mình sẽ đi xem lại và trả lời sau.

    5> Với những người mình gặp và đàm thoại trực tiếp thì chưa, tuy nhiên theo tin từ các huynh đệ thì mình nghe về một số vị thấy đáng kính, có khả năng là đã chứng quả nhưng chưa có duyên để gặp.

    ( Thấy chữ ký của mình là bạn hiểu òi ^^)

    6> KHi bạn đã nhập định và tuệ sinh thì tự bạn sẽ biết rõ là mình đã giải thoát, tuy nhiên khi đạt đến cãnh giới đó thì bạn phải hoàn toàn chân thực và tu một cách đúng đắn.

    Chứ mình thường thấy một số người không biết cố tình hay vô ý thường tuyên bố mình đắc đạo nhưng nhìn vào đời sống của họ thì uế trượt đầy, không có chút nào là đời sống đạo cả.

    Với điều này, bạn phải thật cẩn thận, nghe theo Thế Tôn dạy, luôn quán xét tâm mình, khi mới đạt điều gì thì khoan hãy mừng và quán xét tiếp, cho đến khi nào tự bạn xác định rõ chẳng có gì còn có thể làm bạn luân hồi nữa, đời sống của bạn hoàn toàn thanh tịnh đúng pháp, không có gì làm bạn sợ hãi, không có gì khiến bạn nổi tâm tham sân si, không có gì làm bạn phiền não, bạn hiểu rõ chân tướng của nhân quả và thập nhị nhân duyên thì chính lúc đó bạn cũng sẽ biết mình đã đắc đạo rồi.

    Còn nếu nhập định thì theo lời thế tôn dạy
    Sơ thiền tâm bạn có cảm giác vui vẻ do ly dục, có đối tượng và mục tiêu
    Nhị thiền tâm bạn có cảm giác vui vẻ do nhập định, tâm vắng lặng không rung động, không có mục tiêu và đối tượng nữa.
    Tam thiền bạn xả ra tâm hỷ của mình và trú vào sự xả bỏ hết tất cả mọi điều phiền não, một cảm giác an toàn và bình lặng.
    Tứ thiền bạn xả luôn cả cảm giác an bình và cảm giác đau khổ, xả luôn tất cả những gì bạn có, tâm bạn tiến vào cảm giác không vui, không buồn, chỉ có thanh tịnh.

    Mô tả tuy đơn sơ, nhưng là tất cả những gì bạn hành giả tu học đều hướng đến, bạn hãy nhớ nằm lòng để đối chiếu so sánh, thì có lẽ bạn sẽ biết được khi nào mình nhập định gì
    1. Đã là "cận định" tức là sắp đạt định, sao lại có nhiều "dục vọng đen tối" được.
    6. Bổ sung cho bạn bài này mình đọc được, khá hay: http://bsphamdoan.wordpress.com/2013...a-gi-ban-2013/

  6. #6

    Mặc định

    1. Đã là "cận định" tức là sắp đạt định, sao lại có nhiều "dục vọng đen tối" được.
    6. Bổ sung cho bạn bài này mình đọc được,
    Dục có chia ra dục thô và dục tinh tế, có những dục tinh tế nhỏ đến mức trong đời sống hằng ngày bạn cũng không nhận ra, đó có thể là một thối quen nhỏ như thích gãi đầu, hay thích đi nhanh vậy đều có thể đưa đến luân hồi.

    Cận định chính là lúc bạn nhận ra những dục đó, có thể là những dục sâu kín khó hiểu hơn và khi đó bạn sẽ phải tìm cách giải trừ nó. Gần tới đích đâu phải là bạn đã tới đích. Đúng không
    Hãy trao đổi với nhau bằng tấm lòng, bằng những gì mình có chứ đừng cho rằng ta là chân lý còn lại là sai bởi vì làm sao biết được ai đã giải thoát hay chưa giái thoát ?

  7. #7

    Mặc định

    . Bổ sung cho bạn bài này mình đọc được, khá hay: http://bsphamdoan.wordpress.com/2013...a-gi-ban-2013/
    Không phải khá hay mà là rất hay ^^ Nói bạn hỏi mình trả lời nhưng kỳ thực có lẽ mình là người nhận được nhiều hơn cả. Thành thật cảm ơn bạn
    Hãy trao đổi với nhau bằng tấm lòng, bằng những gì mình có chứ đừng cho rằng ta là chân lý còn lại là sai bởi vì làm sao biết được ai đã giải thoát hay chưa giái thoát ?

  8. #8

    Mặc định

    Thành thật cảm ơn các đạo hữu!
    Pháp mà Đức Phật nói ra mục đích là để THỰC HÀNH; BÁT CHÁNH ĐẠO phải được thực hành cùng một lúc và tròn đầy thì ĐẠO và QUẢ sẽ trỗi lên khi đủ CHẤT và LƯỢNG.@8@.

  9. #9
    Người bảo vệ Chánh Pháp Avatar của GaDiBo
    Gia nhập
    Dec 2012
    Nơi cư ngụ
    Cõi Trần
    Bài gởi
    1,011

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi hdvd2309 Xem Bài Gởi
    Rất hay. 2. An chỉ định là 1 sát na duy nhất hay nhiều sát na liên tục?
    Theo Vi Diệu Pháp thì
    Manodvārāvajjana
    Ý Môn Hướng Tâm
    Parikamma
    Chuẩn Bị
    Upacāra
    Cận Hành
    Anuloma
    Thuận Thứ
    Gotrabhū
    Chuyển Tánh
    Appanā
    An Trụ
    Vậy phải hiểu có rất nhiều sát na an trụ trong 1 tiến trình tâm hay chỉ có 1 sát na an trụ nhưng có nhiều tiến trình tâm lặp đi lặp lại?
    Cái này còn tùy thuộc vào mức độ vi tế của tâm, thường trong các tầng thiền không cao, thì có rất nhiều sát-na an trụ trong một tiến trình tâm, nhưng khi sự tu tập của hành giả được thăng tiến, tâm hành giả đạt đến một mức độ vi tế nhất định thì hành giả sẽ nhận thức được rằng chỉ có một sát-na an trụ nhưng có nhiều tiến trình tâm lập đi lập lại.
    Bất cứ cái gì sinh ra, thì cũng sẽ hoại diệt.

  10. #10

    Mặc định

    Gà Đi Bộ: bạn nguy hiểm vcl :-s

  11. #11
    Người bảo vệ Chánh Pháp Avatar của GaDiBo
    Gia nhập
    Dec 2012
    Nơi cư ngụ
    Cõi Trần
    Bài gởi
    1,011

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi hdvd2309 Xem Bài Gởi
    Gà Đi Bộ: bạn nguy hiểm vcl :-s
    Vì công lý hả?
    Bất cứ cái gì sinh ra, thì cũng sẽ hoại diệt.

  12. #12

    Mặc định

    Vì chân lý bạn ak. Chân lý không phải ai cũng dám nói ra, vì đôi khi sẽ rước họa vào thân. Bạn dám vì chân lý như vậy quả là con người của chánh pháp, lành thay lành thay :-j
    Last edited by hdvd2309; 24-05-2013 at 04:04 PM.

  13. #13
    Người bảo vệ Chánh Pháp Avatar của GaDiBo
    Gia nhập
    Dec 2012
    Nơi cư ngụ
    Cõi Trần
    Bài gởi
    1,011

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi hdvd2309 Xem Bài Gởi
    Vì chân lý bạn ak. Chân lý không phải ai cũng dám nói ra, vì đôi khi sẽ rước họa vào thân. Bạn dám vì chân lý như vậy quả là con người của chánh pháp, lành thay lành thay :-j
    Thiện hữu quá khen, quá khen.
    Bất cứ cái gì sinh ra, thì cũng sẽ hoại diệt.

  14. #14
    Đai Đen Avatar của HoaThảoMộc
    Gia nhập
    Mar 2012
    Nơi cư ngụ
    Phi Nhân Cốc
    Bài gởi
    690

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi hdvd2309 Xem Bài Gởi
    1. Cận định và an chỉ định khác nhau như thế nào?
    2. An chỉ định là 1 sát na duy nhất hay nhiều sát na liên tục? (Vi Diệu Pháp)
    3. Đắc định và nhập định có gì khác nhau?
    4. 40 đề mục được nêu ra trong kinh nào hay chỉ có trong Thanh Tịnh Đạo luận?
    5. Có ai chứng sơ thiền chưa? (câu hỏi nhức nhối...)
    6. Làm sao biết mình đã nhập định?
    1. Cận Định là trạng thái Nhận Thức Rõ Ràng Sẽ Bước Vào Định Trước Khi Bước Vào Định!

    Ví như khi đưa bàn tay xuyên qua mặt nước, ngay sát na tay ta xuyên qua mặt nước, trước khi tay ta ở trong nước và sau khi tay ta hoàn toàn chưa chạm vào nước, hay giống như ta ngồi suốt đên nhìn về chân trời, khi tia sáng đầu tiên và duy nhất lóe lên, ngay khi không còn là đêm và trước khi là ngày, sự Nhận Thức Rõ Ràng khi ấy được so sánh như trạng thái Cận Định!

    An Chỉ Định là trạng thái chỉ đạt được khi ta hòa vào Cùng Một Tánh với vạn vật, chỉ có các Tánh hiện hữu, không có dao động của Tưởng và Ngã, khi tất cả các Tánh đều Chân Thật, Tánh Không và Tánh Duy Nhất hiện hữu Rõ Ràng và Không Tách Bạch thì được so sánh như trạng thái An Chỉ Định!

    2. Cả hai đều không phải là An Chỉ Định!

    3. Đắc Định hiểu thông thường là Biết và Dụng được Định, thực tế thì An Trú Với Định thì mới gọi là Đắc Định!

    4. Nếu nói con số 40 thì không biết lấy một số, nếu hỏi về Đề Mục thì đếm không hết, đâu đâu cũng có!

    5. Nếu còn Thấy Biết cái Làm Sao thì đừng nghĩ đến việc Nhập Định!
    Chí Tôn Vũ Giả ~}oOo{~ Tiểu Ái Sinh Đạo
    ___________PHI THIÊN____________

  15. #15

    Mặc định

    Mình không biết chia sẻ với bạn như thế nào bây giờ nhỉ?
    Mình cứ suy tư về câu hỏi của bạn mấy ngày liền, mình cảm thấy có gì đó khúc mắc, và vấn đề dần dần vỡ òa ra, cám ơn câu hỏi của bạn giúp mình suy tư nhiều .

    Ngôn ngữ nó có giới hạn của nó, nó không thể diễn tả hết được cái gọi là các khái niệm bạn đặt ra.
    Mình không biết diễn tả như thế nào cho bạn hiểu , hiểu một cách dễ dàng vì một phần giới hạn của ngôn ngữ một phần việc sử dụng từ ngữ của mình không được tốt cho lắm.

    Cái mà bạn cho là chân lý, chân lý thì không thể diễn tả được bạn cho dù nói hết tháng này qua tháng khác năm này qua năm khác cũng không thể diễn tả được cái chân lý, bởi sự giới hạn của ngôn từ,

    Nói chung các khái niệm mà bạn đặt ra chỉ cần hiểu tương đối , mình xin nói ví dụ liên hệ tới các khái niệm mà bạn đặt câu hỏi?

    Câu hỏi của bạn giống như việc bạn hỏi ai đó đến Huế chưa chẳng hạn? Bạn cứ hỏi hết người ngày người kia về Huế. Huế như thế nào , Huế có đẹp không ? Bạn đã đến Huế chưa? Mỗi người đến Huế họ có sự cảm nhận riêng của họ, khái niệm về Huế của họ cũng khác nhau, không ai giống nhau hoàn toàn cả. Và họ tường thuật lại về Huế cho bạn, từ đó bạn có khái niệm về Huế. Ai đó nói chệch các khái niệm về Huế khác với khái niệm về Huế mà bạn được những người bạn hỏi trước đó về Huế là bạn sẽ sinh so sánh , người này nói không đúng. Bạn cứ sống trong tưởng về Huế, khi bạn nghe một ai đó kể về Huế bạn lại sinh trong đầu một tưởng về Huế , một khái niệm về Huế. Mình xin mô tả chi tiết hơn về các nhà thơ họ nói gì về Huế: Huế là chiếc nói bài thơ, Huế là sông Hương... v.v... Nếu bạn cứ tiếp tục thu thập về Huế bằng tưởng rồi ban sẽ có kiến thức , nhiều về Huế. Nhưng điều đó có giúp ích gì nhiều. Bạn cứ học hỏi , học hỏi hoài về Huế, đi hỏi hết người này , rồi tiếp đến người kía Huế như thế nào, hết năm này sang tháng khác , cuối cùng sự tích lũy của bạn vẫn chỉ là tưởng.

    Cũng vậy chúng ta liên hệ đến Đạo Phật Nguyên Thủy, bạn thấy đấy kinh điển không ngoài 5 bộ kinh nikaya vậy thôi. Vì đạo Phật chỉ cho bạn cách đến Huế, chứ không mô tả Huế như thế nào. Đạo Phật Nguyên Thủy dạy bạn , này bạn hãy đi làm kiếm tiền đi, rồi dùng số tiền đó mua một chiếc vé tàu, hoặc thuê một chiếc xe, là bạn đến Huế, bạn hãy đến Huế ngắm nhìn nó, sống ở đấy. Bạn sẽ biết Huế như thế nào.

    Hay bạn cứ hỏi người khác về một trái ổi ăn vị của nó như thế nào, bạn cứ đi hỏi hết người này người khác, rồi cho đó là một câu hỏi gì nhỉ? trời mình đọc lại "câu hỏi nhức nhối" , bạn cứ đi hỏi hết người này , rồi đến người khác, mỗi người họ lại cho một câu trả lời khác nhau rồi bạn đâm thắc mắc phân vân, Đạo Phật Nguyên Thủy không trả lời bạn về trái ổi vị của nó ra sao . Đạo Phật Nguyên Thủy chỉ cho bạn cách , kiếm hạt ổi, trồng nó, chăm sóc nó, cho nó ra hoa , rồi đợi có quả chín, bạn vặt lấy mà ăn thì bạn sẽ biết ngay.

    Các khái niệm ngay bản thân nó chỉ mang tính tương đối...
    Vì bạn để ý , các vị Alahan mỗi người đều có những sự giác ngộ khác nhau, các vị thánh tăng cũng có sự giác ngộ khác nhau, người thì vừa cạo tóc xong thì giác ngộ, người thì giác ngộ khi làm đổ nước xuống đất, người v..v.... rất nhiều kể không xiết , sự giác ngộ của các ngài không ai giống ai cả.

    Không có một công thức , một phương thức để sản xuất hàng loạt các vị Phật bạn ạ.
    Một vài chia sẻ của mình như vậy

    Mình không biết chia sẻ như thế nào nữa, mình đọc xong mà chẳng giống cái mình chia sẻ gì cả. Có gì làm bạn không hài lòng phiền lòng , rất mong bạn từ bi lượng thứ, mình chỉ chia sẻ như vậy thôi.

  16. #16

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi hdvd2309 Xem Bài Gởi
    1. Đã là "cận định" tức là sắp đạt định, sao lại có nhiều "dục vọng đen tối" được.
    6. Bổ sung cho bạn bài này mình đọc được, khá hay: http://bsphamdoan.wordpress.com/2013...a-gi-ban-2013/
    tôi xin phép mượn của bạn tài liệu trên vì tôi thấy có nhiều đề mục rất quí cho mọi người, bạn hoan hỉ nhá,,,,,eatdrink004
    MỘT LÀ TẤT CÃ
    TẤT CÃ LÀ MỘThttp://www.thegioivohinh.com/diendan/images/editor/menupop.gif

  17. #17

    Mặc định

    phải hóng hớt thôi
    :hee_hee:........... thanh phần bất hảo...................:hee_hee:

  18. #18

    Mặc định

    home: đại ý của bạn là sự giác ngộ vốn không thể nói ra bằng lời lẽ bình thường, và Phật chỉ dạy con đường đưa đến giác ngộ. Điều này mình chỉ đồng ý một phần. Theo mình, nếu nói ra được con đường, chắc chắn sẽ miêu tả được trạng thái, tuy nhiên người chưa chứng đắc có hiểu trọn vẹn thông qua ngôn từ được không lại là việc khác? Mục tiêu rốt ráo của đạo Phật là: giải thoát, tức là thoát khỏi sinh tử luân hồi, chỉ vậy thôi.
    Phương pháp thì sao? Đó là: giữ giới, thiền định và tuệ (mình cũng chưa muốn hiểu tuệ nó cụ thể là cái gì, vì trước hết phải đi qua con đường thiền định cái đã, đi qua rồi sẽ nói tiếp, nếu hiểu nôm na thì tuệ tức là trí tuệ đạt được qua thiền định).
    Thế còn: một phút ngộ đạo, bỗng chốc ngộ đạo, giác ngộ... Cái ngộ ở đây là gì? Nếu là ngộ ra mình đã hoàn toàn giải thoát, ngộ ra như thật mình không còn sinh tử luân hồi, đấy mới là cái giác ngộ trong Phật giáo, do ông Tất Đạt Đa nói ra được truyền lại trong kinh điển Nikaya. Nếu gọi ông này là ông Phật, một con người của lịch sử, thế thì đạo của ông chỉ là 1 con đường mà thôi, và đạo Phật cũng là một con đường như ông nói.
    Lấy gì để bảo đảm cái "giác ngộ" của Đại Thừa là giác ngộ của ông Phật? Dĩ nhiên nếu các vị Tổ nói rằng có nhiều ông Phật, thì đó lại là ông Phật khác. Nếu nói rằng có nhiều vị Phật, anh hãy thử đưa cho tôi phẩm chất của 1 vị Phật và anh có khẳng định rằng mình đã gặp vị Phật đó bằng xương bằng thịt? Tổ của anh đã gặp vị Phật đó bằng xương bằng thịt? Kinh điển có nêu ra lịch sử của vị Phật đó bằng xương bằng thịt? Nếu có một lịch sử về một vị Phật, một nơi chốn về một vị Phật, đâu là dẫn chứng chứng minh?, đâu là con đường để gặp được vị Phật đó? (nếu còn tồn tại).
    Tham khảo thêm link này: http://bsphamdoan.wordpress.com/2013...a-gi-ban-2013/
    Tiếc thay nhiều người vẫn còn u mê, không hiểu rằng đạo Phật là một đạo hết sức khoa học, tự dựa trên sức lực bản thân và hướng dẫn của người khác, để có một lúc nhận ra sinh tử luân hồi là có thật, bản chất của nó, và giải thoát. Chính cái ý nghĩa ham mến cuộc sống này của quí vị đó đã khiến quí vị đó tự vẽ lại đạo Phật theo con thế giới quan của mình. Đây là vấn đề niềm tin, bạn tin vào cái gì bạn sẽ hướng đến cái đó. Bạn tin vào "Phật Đại Thừa", bạn sẽ hướng đến "Phật Đại Thừa", nhưng xin đừng đánh đồng "Phật Đại Thừa" và Tất Đạt Đa, điều giản dị nhất: các ổng đâu phải là một? Nếu không phải là một, thì tư tưởng của các ổng chắc gì đã là một? Nếu tư tưởng có nét giống nhau, cũng xin đừng đánh đồng là một.
    Mình không nói tu theo Đại Thừa là tu sai nhé. Mình chỉ nói là không giống với PG nguyên thủy (và nếu có giống một chút thì cũng không phải là giống, chỉ khi nào giống 100% mới đc gọi là giống). Nếu có bạn nào lý luận rằng mục đích cuối cùng là một, bạn ấy thử về nhờ thầy của mình phân tích xem?
    Last edited by hdvd2309; 28-05-2013 at 03:26 AM.

  19. #19

    Mặc định

    Ví dụ: kinh A Di Đà không phải của đệ tử của ông Tất Đạt Đa viết ra. Có thể coi là của "Phật" thuyết ra, nhưng của ông Tất Đạt Đa thì khả năng là không phải.
    Thế giới viết trong kinh A Di Đà, có người nào đến đó rồi có thể miêu tả cho tui đc k? Hè này tui muốn đến đó du lịch quá @@
    Last edited by hdvd2309; 28-05-2013 at 03:36 AM.

  20. #20

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi hyuugaasmita Xem Bài Gởi
    Cũng như bạn Gadibo lời mình chỉ là mang tính tham khảo, vì chính bản thân cũng còn nhiều thiếu sót và cảnh giới mà bạn hỏi tới thật sự là quá cao, là cảnh giới mà phải là một bậc thiện tri thức tu hành nghiêm chỉnh với đức hạnh toàn vẹn, gần sắp đạt thánh quả mới có thể trả với trọn vẹn được cho bạn.

    1> Cận Định và An Chỉ Định
    Như bạn đi thi làm vậy, thì Cận Định chính là thời gian thử việc của bạn và An Chỉ Định chính là thời gian bạn chính thức đi vào làm việc.

    Giai đoạn Cận Định rất quan trọng, vì giai đoạn này chính là lúc bạn quyết đấu với bản ngã của mình, những dục vọng đen tối nhất sẽ lần lượt hiện ra và tấn công bạn và bạn phải hết sức tinh tấn để vượt qua.

    Giai đoạn An Chỉ Định chính là giai đoạn bạn vượt qua thử thách và nhập vào dòng Thánh lưu, đắc đạo quả vị bất sanh bất diệt, có được niềm hạnh phúc vô bở.

    2> Tùy vào ý của bạn mà bạn sẽ An Chỉ Định vào một sát na hay nhiều sát na liên tục, khi bạn đã vào định thì tâm bạn hình dung đã phẳng lặng bạn sẽ có thể dùng nó để nhập định bao lâu tùy thích.

    3> Đắc Định và Nhập Định
    Bạn có thể hình dung đơn giản như bạn đi học, Đắc Định như khi bạn được quyền nhập học và Nhập Định là khoảng thời gian bạn đi vào học.

    Đắc Định là giai đoạn đầu tiên khi bạn chứng được sơ thiền

    Nhập Định là sau khi Đắc Định, bạn sẽ luyện tập nhuần nhuyễn để có thể nhập hay xuất định thoải mái, như là bạn bước ra vô căn phòng vậy! Và mỗi lần bạn Thiền Định, tâm bạn đi vào trạng thái Định gọi là Nhập Định

    4 40 để mục mình có nhớ mang máng một bài kinh trong Trường Bộ hay Trung Bộ Thế Tôn có nhắc đến. Nhưng không nhớ chính xác, mình sẽ đi xem lại và trả lời sau.

    5> Với những người mình gặp và đàm thoại trực tiếp thì chưa, tuy nhiên theo tin từ các huynh đệ thì mình nghe về một số vị thấy đáng kính, có khả năng là đã chứng quả nhưng chưa có duyên để gặp.

    ( Thấy chữ ký của mình là bạn hiểu òi ^^)

    6> KHi bạn đã nhập định và tuệ sinh thì tự bạn sẽ biết rõ là mình đã giải thoát, tuy nhiên khi đạt đến cãnh giới đó thì bạn phải hoàn toàn chân thực và tu một cách đúng đắn.

    Chứ mình thường thấy một số người không biết cố tình hay vô ý thường tuyên bố mình đắc đạo nhưng nhìn vào đời sống của họ thì uế trượt đầy, không có chút nào là đời sống đạo cả.

    Với điều này, bạn phải thật cẩn thận, nghe theo Thế Tôn dạy, luôn quán xét tâm mình, khi mới đạt điều gì thì khoan hãy mừng và quán xét tiếp, cho đến khi nào tự bạn xác định rõ chẳng có gì còn có thể làm bạn luân hồi nữa, đời sống của bạn hoàn toàn thanh tịnh đúng pháp, không có gì làm bạn sợ hãi, không có gì khiến bạn nổi tâm tham sân si, không có gì làm bạn phiền não, bạn hiểu rõ chân tướng của nhân quả và thập nhị nhân duyên thì chính lúc đó bạn cũng sẽ biết mình đã đắc đạo rồi.

    Còn nếu nhập định thì theo lời thế tôn dạy
    Sơ thiền tâm bạn có cảm giác vui vẻ do ly dục, có đối tượng và mục tiêu
    Nhị thiền tâm bạn có cảm giác vui vẻ do nhập định, tâm vắng lặng không rung động, không có mục tiêu và đối tượng nữa.
    Tam thiền bạn xả ra tâm hỷ của mình và trú vào sự xả bỏ hết tất cả mọi điều phiền não, một cảm giác an toàn và bình lặng.
    Tứ thiền bạn xả luôn cả cảm giác an bình và cảm giác đau khổ, xả luôn tất cả những gì bạn có, tâm bạn tiến vào cảm giác không vui, không buồn, chỉ có thanh tịnh.

    Mô tả tuy đơn sơ, nhưng là tất cả những gì bạn hành giả tu học đều hướng đến, bạn hãy nhớ nằm lòng để đối chiếu so sánh, thì có lẽ bạn sẽ biết được khi nào mình nhập định gì
    bài viết thật thà,gọn và chính xác rất trung thực,tôi hy vọng bạn nói bằng cái nói của chính mình ,không bằng kinh sách thì mới đúng nói,,,,,,,$$$191
    MỘT LÀ TẤT CÃ
    TẤT CÃ LÀ MỘThttp://www.thegioivohinh.com/diendan/images/editor/menupop.gif

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA NÓI VỀ CHÚA GIÊSU
    By vohinh69 in forum Đạo Thiên Chúa
    Trả lời: 52
    Bài mới gởi: 30-12-2015, 10:54 AM
  2. Sao ngày nay thầy chùa khác ngày xưa quá?!?
    By silicon11 in forum Đạo Phật
    Trả lời: 83
    Bài mới gởi: 16-06-2013, 03:33 AM
  3. Bài viết của tiên sinh vuivui
    By NINJA-dap-xichlo in forum Tử Vi
    Trả lời: 1
    Bài mới gởi: 19-06-2012, 03:10 PM
  4. Chúa Giê su chữa người bị phong cùi
    By minhthai in forum Đạo Thiên Chúa
    Trả lời: 16
    Bài mới gởi: 17-04-2012, 07:36 AM
  5. Tôi muốn làm Linh mục
    By hoi tho in forum Đạo Thiên Chúa
    Trả lời: 96
    Bài mới gởi: 25-06-2011, 11:26 PM

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •