Trang 1 trong 4 1234 Cuối cùngCuối cùng
kết quả từ 1 tới 20 trên 63

Ðề tài: Đạo Phật Nguyên Thủy và Đạo Phật Đại Thừa

Hybrid View

Previous Post Previous Post   Next Post Next Post
  1. #1
    Moderator Avatar của phúc minh
    Gia nhập
    Dec 2010
    Nơi cư ngụ
    thế giới Ta Bà
    Bài gởi
    1,646

    Mặc định Đạo Phật Nguyên Thủy và Đạo Phật Đại Thừa

    Đạo Phật Nguyên Thủy và Đạo Phật Đại Thừa

    Để thảo luận vấn đề thường được nhiều người hỏi:sự khác nhau giữa đạo phật Đại thừa và đạo phật Nguyên thủy là gì? Để hiểu được điều này chính xác,chúng ta hãy ôn lại lịch sử của đạo phật và tìm nguồn gốc của đạo phật đại thừa và đạo phật Nguyên thủy.

    Đức Phật đản sanh vào thế kỷ thứ sáu trước công nguyên. Ngài thành đạo năm 35 tuổi, 45 năm thuyết pháp độ đời và ngài nhập Níp bàn năm 80 tuổi. Chắc chắn ngài là một con người có nhiều năng lực nhất,ngày đêm thuyết pháp dạy đạo cho chúng sanh ngài chỉ ngủ có hai giờ đồng hồ trong một ngày.

    Đức Phật thuyết pháp giảng đạo cho mọi tầng lớp: vua chúa, hoàng tử, bà la môn, thương gia,những người cùng đinh, trí thức và thường dân lao động. Giáo pháp của ngài đáp ứng mọi nhu cầu tâm linh của từng người. Những gì ngài thuyết giảng được gọi làphật ngôn. Thời điểm đó không có chỗ nào gọi là Trưởng lão bộ(Theravàda) hay Đại thừa (Mahàyana).

    Sau khi ngài thành lập giáo hội Tỳ Kheo tăng và Tỳ Kheo ni,Đức Phật đưa ra những nguyên tắc giáo điều giới luật để bảo vệ giáo đoàn được gọi là Luật (vinaya). Những lời giảng dạy của ngài bao gồm trong những bài thuyết pháp cho chư Tăng Ni và thiện Nam tín Nữ được gọi là Pháp( Dhamma).

    HỘI NGHỊ KẾT TẬP KINH ĐIỂN LẦN THỨ NHẤT

    Trong đại hội kết tập lần thứ nhất, chỉ có hai phần Pháp và Luật đuợc trùng tuyên lại. Mặc dù không có quan điểm khác nhau về pháp(không có đề cập đến Vi Diệu Pháp) nhưng chỉ có thảo luận một ít vấn đề về giới luật. Trước khi Thế tôn viên tịch,ngài có bảo Đại Đức A Nan Đa rằng nếu tăng già muốn sửa đổi một ít giới luật nhỏ, thì các vị có thể sửa đổi . Nhưng lúc đó Ananda quá u sầu vì Thế Tôn sắp viên tịch mà đối với Ananda thì điều đó không thể có được nên không có hỏi bậc đạo sư giới nào là giới nhỏ. Những thành viên của hội nghị không đồng ý về điều giới luật nào là giới nhỏ, cuối cùng trưởng lão Kassapa quyết định rằng không có giới luật nào Thế Tôn đưa ra phải thay đổi, và ngài cũng không có giới thiệu thêm giới luật mới nào.Như vậy không có lý do chính đáng nào để thay đổi giới luật. Tuy nhiên trưởng lão Kassapa nhắc nhở một điều: "Nếu chúng ta thay đổi giới luật, dư luận quần chúng sẽ nói rằng đệ tử Sa Môn Gotama thay đổi giới luật trước khi ngài hỏa táng."

    Trong đại hội, giáo pháp được phân chia thành những phần khác nhau và mỗi phần được ấn định cho một vị trưởng lão và đệ tử của vị đó để ghi nhớ. Sau đó giáo pháp được truyền khẩu từ vị thầy đến đệ tử. Giáo pháp được đọc tụng hằng ngày do bởi những hội chúng thường xuyên kiểm chứng với nhau để bảo đảm rằng không có sự thiếu soát hoặc thêm bớt nào cả. Những nhà sử học công nhận rằng truyền thống khẩu truyền thì đáng tin cậy hơn một bản báo cáo do một người viết về một sự kiện xảy ra sau nhiều năm.

    ĐẠI HỘI KẾT TẬP KINH ĐIỂN LẦN THỨ HAI

    ĐẠI HỘI KẾT TẬP KINH ĐIỂN LẦN THỨ BA

    Thế kỷ thứ ba trước công nguyên, thời hoàng đế Asoka,đại hội kết tập kinh điển lần thứ ba được tổ chức để thảo luận quan điểm khác nhau giữa những vị tỳ kheo khác phái. Trong đại hội kỳ này sự khác nhau không còn hạn chế về mặt giới luật mà còn liên quan với giáo pháp. Cuối đại hội, chủ tọa ngài Moggaliputta tissa biên soạn một quyển sách được gọi là Những Điểm Dị Biệt của một số bộ phái(kathavatthu) . Giáo pháp này được hội nghị đồng ý và chấp thuận gọi là Trưởng lão bộ(Theravada). Tạng vi diệu pháp được tính đến trong đại hội này.

    Sau đại hội kết tập kinh điển lần thứ ba, con trai vua Asoka, ngài Mahinda mang Tam Tạng lẫn chú giải đến Tích Lan mà chúng được đại hội trùng tuyên lại. Những kinh điển mang Tích Lan được bảo quản cho đến ngày hôm nay mà không có mất mác một trang nào. Kinh điển được viết bằng tiếng Pàli nó dựa vào ngôn ngữ Ma Kiệt Đà(magadhi) do Đức Phật thuyết giảng. Không có điều gì gọi là đại thừa ở thời điểm đó.

    SỰ XUẤT HIỆN CỦA ĐẠI THỪA (MAHAYANA)

    Giữathế kỷ thứ I trước công nguyên đến thế kỷ thứ I sau công nguyên, hai thuật ngữ Đại thừa(mahayana) và tiểu thừa(hinayana) xuất hiện trong Diệu pháp liên hoa kinh(Saddharma pundarika sutra).

    Khoảng thế kỷ thứ II sau công nguyên đại thừa định nghĩa rõ ràng hơn. Long Mãng(nagarjuna) phát huy triết học đại thừavề tánh không và trong một bản kinh nhỏ được người ta gọi là Trung luận thuyết(Madhyamika- karika) chứng minh rằng vạn pháp đều rỗng không. Khoảng thế kỷ thứ IV Vô Trước(asanga) và Thế Thân(vasubandhu ) sáng tác một số tác phẩm về kinh điển đại thừa. Sau thế kỷ thứ I sau công nguyên, những nhà đại thừa dựa vào lập trường định nghĩa trên và về sau danh từ đại thừa và tiểu thừa được nói đến.

    Chúng ta không nên nhầm lẫn Tiểu thừa với Trưởng lão bộ(Theravada) bởi vì những danh từ này không đồng nghĩa nhau. Phật giáo trưởng lão bộ truyền đến Tích Lan vào thế kỹ thứ III trước công nguyên khi đó không có danh từ Đại thừa nào cả.Bộ phái Tiểu thừa phát triển ở Aᮠđộ và có hiện hữu độc lập trong hình thức của đạo phật hiện có ở Tích Lan. Ngày nay bộ phái Tiểu thừa không còn tồn tại bất cứ nơi nào trên thế giới. Do đó, năm 1950 hội phật giáo thế giới khai mạc ở Colombo nhất trí quyết định rằng danh từ tiểu thừa phải được xóa bỏ vì nó liên quan với đạo phật tồn tại ngày nay ở Tích lan, Thái lan, Miến điện, Campuchia, Lào v.v. . .Đây là lịch sử tóm lược về đạo phật Nguyên thủy, Đại thừa và Tiểu thừa

    ĐẠO PHẬT ĐẠI THỪA VÀ ĐẠO PHẬT NGUYÊN THỦY

    Bây giờ, chúng ta tìm hiểu sự khác nhau giữa đạo phật đại thừa và đạo phật nguyên thủylà gì?

    Tôi nghiên cứu đạo phật đại thừa nhiều năm và càng nghiên cứu tôi càng thấy hầu như không có bất cứ điều gì khác nhau giữa đạo phật nguyên thủy vàđạo phật đại thừa về mặt giáo lý căn bản.

    Cả hai đều chấp nhận Đức Phật Thích Ca là bậc đạo sư.

    Tứ Thánh Đế cả hai trường phái thì giống nhau.

    Bát chánh đạo cả hai trường phái thì cũng tương tự .

    Thập Nhị Nhân Duyên cả hai đều tương đương.

    Cả hai không chấp nhận tư tưởng về thượng đế tạo ra thế gian này.

    Cả hai đều chấp nhận Tam tướng và Tam vô lậu học, không có bất kỳ sụ khác biệt nào.

    Đây lànhững giáo lý quan trọng nhất của Đức Phật và cả hai trường phái đều công nhận.

    Cũng có một số ít điểm khác nhau. Hiển nhiên là quan điểm về Bồ tát .Nhiều người nói rằng đại thừa là quả vị Bồ tát dẫn đến quả vị phật trong khi đó nguyên thủy thì quả vị A La Hán. Tôi phải nói rằng Đức Phật toàn giác, độc giác và thinh văn giác cũng là những vị A la Hán.Kinh điển đại thừa không bao giờ sử dụng La Hán thừa. Họ sử dụng ba thuật ngữ: Bồ tát thừa, Duyên giác thừa và thinh văn thừa. Theo truyền thống nguyên thủy ba vị này được gọi là Giác.

    Có người cho rằng phật giáo nguyên thủy thì ích kỹ bởi vì dạy con người phải tìm kiếm sự cứu rỗi cá nhân.Nhưng làm sao một người ích kỹ có thể giác ngộ được?Những trường phái vừa chấp nhận ba thừa vừa chấp nhận giác nhưng cho tư tưởng Bồ tát thì cao nhất.Đại thừa đã hư cấu nhiều vị Bồ tát huyền bí trong khi đó phật giáo nguyên thủy cho Bồ tát là một con người ở giữa chúng ta ngài hiến tặng trọn vẹn đời mình cho sự giác ngộ, chắc chắn sẽ trở thành vị phật vì lợi ích của thế gian, vì hạnh phúc cho đời.

    BA HẠNG PHẬT

    Có ba hạng phật: Chánh đẳng chánh giác(sammasambuddha), Độc giác (paccekabuddha),, Thinh văn giác (savakabuddha). Việc chứng đắc Níp bàn giữa ba vị thì giống nhau. Chỉ có sự khác nhau là chánh đẳng chánh giác có nhiều uy đức và phẩm chất hơn hai vị kia.

    Có người nghĩ rằng tánh không Long Mãng nói thì hoàn tòan là giáo lý đại thừa.Điều đó ngài căn cứ vào tư tưởng vô ngã, thập nhị nhân duyên đã tìm thấy trong kinh tạng Pàli. Một lần đại đức A Nan Đa hỏi Đức Phật, " người ta nói rằng từ không vậy không là gì? " Đức Phật trả lời, " này Ananda không có bản ngã cũng không có bất cứ điều gì liên quan với bản ngã trên đời này. Do đó thế gian là vô ngã. " Tư tưởng này do Long Mãng đưa ra khi ông viết quyển sách "madhyamika karika" nổi tiếng của mình,".So sánh tư tưởng tánh không là ý niệm của tàng thức trong phật giáo đại thừa đã có nguồn gốc trong kinh tạng nguyên thủy. Những người tu đại thừa phát huy tánh không theo hình thức triết học và tâm lý học vô cùng cao siêu.

    Một trăm năm sau, đại hội kết tập kinh điển lần thứ hai được tổ chức để thảo luận một số vấn đề giới luật. Sau ba tháng Thế Tôn viên tịch không có sự thay đổi về mặt giới luật bởi vì trong suốt thời gian đó không có sự thay đổi về mặt kinh tế, chính trị và xã hội diễn ra. Nhưng 100 năm sau, một số chư tỳ kheo thấy nhu cầu cần để thay đổi những giới luật nhỏ. Những thầy tỳ kheo chính thống bảo rằng không có điều giới luật gì cần phải thay đổi trong khi những người khác cứ nhất định sữa đổi một số ít giới luật. Cuối cùng một số thầy tỳ kheo rời bỏ đại hội và thành lập đại chúng bộ(mahasanghika). Mặc dù gọi là đại chúng bộ nhưng không có nghĩa là Đại thừa(mahayana) . Và trong đại hội kết tập lần thứ hai, chỉ có thảo luận những vấn đề liên quan với giới luật và không thấy nói đến sự tranh luận về giáo pháp. Sau ba tháng thế tôn viên tịch, những đại đệ tử của ngài triệu tập một đại hội ở thành ràjagaha.Trưởng lão Kassapa trụ trì đại hội này. Có hai vị rất quan trọng trong đại hội này, các ngài thiên về hai lãnh vực khác nhau – hai vị này trùng tuyên lại Pháp và luật. Ananda là vị đệ tử hầu cận Đức Phật trong suốt 25 năm, ngài có trí nhớ siêu việt, có thể đọc lại những điều Đức Phật đã thuyết giảng . Upali đọc lại tất cả những giới luật Đức Phật đã ban hành.
    Tác giả: Đại đức Thiện Minh dịch
    Nguồn tin: Ven. Dr.W.Rahula

  2. #2
    Moderator Avatar của phúc minh
    Gia nhập
    Dec 2010
    Nơi cư ngụ
    thế giới Ta Bà
    Bài gởi
    1,646

    Mặc định

    ĐỀ NGHỊ CÁC BẠN POST BÀI TRÊN TINH THẦN HỢP TÁC, CÙNG NHAU XÂY DỰNG, KHÔNG ĐẢ PHÁ, CHỈ TRÍCH CÁC PHÁP MÔN.

  3. #3

    Mặc định

    Mừng box mới !!!
    Vạn pháp như một.
    Tất cả con đường đều dẫn về thành Rome!!

  4. #4

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi nghiemducmanh Xem Bài Gởi
    Chỉ có con đường Bát chánh đạo thôi bạn ạ!
    Nói như vậy là chống chế cho việc tu sai pháp!
    lại bắt đầu xúc xiểng. đánh chết cái nết không chừa
    Kẻ nào không thể tiếp nhận cái độc nhục mạ một cách hoan hỷ như uống nước cam lộ, kẻ ấy không thể được ca tụng là người nhập đạo có trí. Giặc cướp công đức không chi hơn giận dữ.

  5. #5
    Moderator Avatar của phúc minh
    Gia nhập
    Dec 2010
    Nơi cư ngụ
    thế giới Ta Bà
    Bài gởi
    1,646

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi nghiemducmanh Xem Bài Gởi
    Ủa vậy bạn kiếm đâu ra trong kinh tạng Pali nói rằng có 84000 pháp môn đưa đến giải thoát nào?
    Tôi là tôi nói có sách, mách có chứng nhá.
    Tôi khẳng định: Chỉ có Bát chánh đạo mới đưa đến giải thoát.
    kinh điển pali tạng là kinh điển giác ngộ hả bạn! sao bạn chắc chắn điều đó thế, chứng cứ đâu, đức Phật đã sống cách đây 25 thế kỉ, cho dù ngài giảng pháp được ghi chép cẩn thận lại, rồi đọc lại cho ngài hiệu đính, lưu truyền cho chúng ta, thì qua thời gian, chiến tranh... nó cũng tam sao thất bản, không còn nguyên vẹn. huống hồ sự thực thì không hề thế. chính bạn chắc cũng biết trong những lần kết tập kinh điển đầu tiên chỉ là truyền miệng, không có ghi chép. trước khi nhập niết bàn, đức phật cũng có nói ngài không hề thuyết bất cứ kinh nào, chính là để phá chấp cho chúng sinh. hy vọng bạn sẽ có thái độ xây dựng, hợp tác hơn!

  6. #6

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi nghiemducmanh Xem Bài Gởi
    Ủa vậy bạn kiếm đâu ra trong kinh tạng Pali nói rằng có 84000 pháp môn đưa đến giải thoát nào?
    Tôi là tôi nói có sách, mách có chứng nhá.
    Tôi khẳng định: Chỉ có Bát chánh đạo mới đưa đến giải thoát.
    trong suốt cuộc đời hoằng pháp của phật, ngài đã thuyết 84.000 bài kinh. do đó mà có 84000 pháp tu, tủy theo người có thể kham thọ pháp nào mà nhận lãnh và liễu ngộ bài kinh đó
    Kẻ nào không thể tiếp nhận cái độc nhục mạ một cách hoan hỷ như uống nước cam lộ, kẻ ấy không thể được ca tụng là người nhập đạo có trí. Giặc cướp công đức không chi hơn giận dữ.

  7. #7

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi nghiemducmanh Xem Bài Gởi
    Ha ha ha. Thuyết 84000 bài kinh tức là có 84000 pháp môn đó hả? Thật không vậy bạn? Đức Phật dạy rằng muốn biết kinh thật, kinh giả thì chỉ cần dùng kinh so sánh với kinh, mà trong 84000 cái bài giảng pháp của ngài, có nhiều bài là do người đời sau bịa đặt ra, vì có rất nhiều mâu thuẫn, không nhất quán. Vì vậy kết luận không hề có 84000 pháp môn như bạn nói.
    như vậy ông lấy gì để so sánh, xin nhắc cho ông nhớ, tất cả các kinh đều là do các đệ tử phật truyền tụng và cả đại chúng đồng ý mới được kết tập, vậy ông lấy kinh nào là thật để so sánh.
    Tạng pali cũng do tuyên đọc và cả đại hội đồng ý chứng nhận đó là lời phật mới được kết tập vào tạng kinh, như vậy ngài đi khắp xứ ấn độ thuyết pháp, thường chỉ có 500 vị tỳ kheo theo ngài
    như vậy chắc gì khi phật niết bàn, tạng kinh pali đã kết tập đầy đủ. Ông lấy gì để so sánh, tạng pali chắc gì đã từ kim khẩu của phật nói. Ông đưa ra dẫn chứng cho tôi thấy kinh nào là thật đi.
    Tôi có đề nghị mở một cuộc hội thảo về kinh thật kinh giả có sự chứng kiến của các vị học giả nghiên cứu phật học. bạn có dám tham gia không, và trong hội thảo tôi sẽ để bạn là người chủ tọa điều khiển hội thảo và bạn chứng minh cho mọi người thấy kinh nào là thật kinh nào là giả. kinh phí tổ chức đó tôi xin tài trợ 100%. bạn thấy thế nào
    Kẻ nào không thể tiếp nhận cái độc nhục mạ một cách hoan hỷ như uống nước cam lộ, kẻ ấy không thể được ca tụng là người nhập đạo có trí. Giặc cướp công đức không chi hơn giận dữ.

  8. #8

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi tamducthanh Xem Bài Gởi
    Mừng box mới !!!
    Vạn pháp như một.
    Tất cả con đường đều dẫn về thành Rome!!
    Bát Chánh Đạo là có 8 con đường phải đi để đến giải thoát .
    Có 62 kiến chấp ( con đường) Đức Phật xác định rõ không đưa đến giải thoát.

  9. #9

    Mặc định

    Thật là hoan hỷ! Đã có topic riêng cho Phật giáo Nguyên thủy.

    Namo Tassa Bhagavato Arahato Sammasambuddhassa
    Con xin thành kính đảnh lễ Đức Thế Tôn - Ngài là bậc Ứng Cúng, Đấng Chánh Biến Tri

  10. #10
    Moderator Avatar của phúc minh
    Gia nhập
    Dec 2010
    Nơi cư ngụ
    thế giới Ta Bà
    Bài gởi
    1,646

    Mặc định

    các bạn cùng chung tay phát triển phật giáo nguyên thủy nhé!

  11. #11

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi phúc minh Xem Bài Gởi
    các bạn cùng chung tay phát triển phật giáo nguyên thủy nhé!
    Phải nói là: các bạn cùng chung tay phát triển phật giáo nhé!
    VẠN PHÁP TÙY DUYÊN SANH.

  12. #12

    Mặc định

    Xin mọi người nhớ rằng, căn bản đạo Phật là trung đạo, không chỉ trích, không biên kiến.
    Bát chánh đạo là con đường đi đến giải thoát. Nhưng cái gì đi đến Bát chánh đạo?
    Tự dưng ta thực hành được chánh định, chánh niệm, chánh kiến, chánh tư duy?
    Cho nên, khi đã khẳng định Bát chánh đạo là con đường đi đến giải thoát, hãy chỉ rõ con đường đi đến đó, cho dù đó chỉ là lý thuyết.
    Con đường đi đến giải thoát rất dài. Bát chánh đạo chỉ là giai đoạn cuối cùng trên con đường chứng ngộ Tứ thánh đế.
    Last edited by phuc_hien; 12-04-2011 at 10:31 PM.

  13. #13

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi phuc_hien Xem Bài Gởi
    Xin mọi người nhớ rằng, căn bản đạo Phật là trung đạo, không chỉ trích, không biên kiến.
    Bát chánh đạo là con đường đi đến giải thoát. Nhưng cái gì đi đến Bát chánh đạo?
    Tự dưng ta thực hành được chánh định, chánh niệm, chánh kiến, chánh tư duy?
    Cho nên, khi đã khẳng định Bát chánh đạo là con đường đi đến giải thoát, hãy chỉ rõ con đường đi đến đó, cho dù đó chỉ là lý thuyết.
    Con đường đi đến giải thoát rất dài. Bát chánh đạo chỉ là giai đoạn cuối cùng trên con đường chứng ngộ Tứ thánh đế.
    chỉ nói nhiêu đây cũng biết là người hiểu đạo. không cần học nhiều kinh mới gọi là có trí
    Kẻ nào không thể tiếp nhận cái độc nhục mạ một cách hoan hỷ như uống nước cam lộ, kẻ ấy không thể được ca tụng là người nhập đạo có trí. Giặc cướp công đức không chi hơn giận dữ.

  14. #14

    Mặc định

    Quý Đạo Hữu yêu quý

    Không có gì to tác về 84000 pháp môn ai ai muốn tu theo chọn cái nào cũng
    được

    ai ai cũng có Phật tánh

    tùy đốn tiệm nhe

    Nguyên thủy đại thừa Mật tông chỉ là phương tiện

    Vậy là ai ai cũng yêu quý cũng dể thương

  15. #15

    Mặc định

    Trên quan điểm chung tay xây dựng Phật giáo nguyên thủy, tôi nghĩ chúng ta tránh việc chỉ trích lẫn nhau mà cùng tìm ra đường đi đúng đắn.
    Bát thánh đạo là con đường giải thoát, điều đó đúng nhưng chưa đủ.
    Nói một cách đầy đủ 37 pháp trợ giác ngộ (Bodhipakkhiyadhamma) mới dẫn hành giả đến sự chứng ngộ Tứ thánh đế. Bắt đầu bằng Tứ niệm xứ và kết thúc bằng Bát thánh đạo.
    Bát thánh đạo chỉ có được khi hành giả đã có một quá trình tu tập và có một trình độ tâm nhất định.
    Mỗi môn phái có những đặc sắc riêng, không thể nói là đại thừa là bà la môn hay nguyên thủy là tiểu thừa ích kỷ.
    Nói như vậy thì tổ Bồ đề Đạt ma hay lục tổ Huệ Năng tu theo Bà la môn mà vẫn đắc đạo?
    Hay pháp môn Tịnh độ, khi niệm phật đến nhất tâm, tại giai đoạn này, hành giả có thể chuyển sang quán tuệ về Tam Tướng và thấu ngộ hoàn toàn tại đây.
    Phật giáo nguyên thủy tại Việt Nam từ đầu thế kỷ 20 đã có những vị chứng đắc như tổ Hộ Tông hay ngài Hộ Nhẫn (xin hiểu là chứng đắc chứ chúng ta không thể rõ được các ngài ở tầng thánh nào).
    Do vậy, chúng ta hãy cố gắng xây dựng một diễn đàn Phật giáo lành mạnh trên tinh thần tôn trọng lẫn nhau.

  16. #16
    Moderator Avatar của phúc minh
    Gia nhập
    Dec 2010
    Nơi cư ngụ
    thế giới Ta Bà
    Bài gởi
    1,646

    Mặc định

    hehe. thế là chấp rồi. phật giáo nguyên thủy chính là phật giáo mà, chẳng qua con người cứ thích phân chia, so sánh, phân biệt nên mới thế. tôi thì cái nào mà truyền nguyên vẹn từ thời phật thích ca đều là nguyên thủy hết!

  17. #17

    Mặc định

    Phật giáo là một đạo, trong vô vàn đạo dẫn dắt con người đi tìm đạo, cũng nhưtrawm sông đổ về biển vậy, cũng như người trăm họ vậy, tất cả đều đi tìm và mong tìm đến một cái gốc căn bản của cuộc sống...đừng phân chia thêm rối rắm và lằng nhằng, học đạo hãy tìm gốc, đừng tìm ngọn... mà gốc tại tâm, ...sách vở chỉ là những thứ làm ta rối đầu, khi tâm chưa sáng, đọc sách chỉ thêm mờ mịt, hãy để tâm thanh tịnh, bình yên, an lạc và hoan hỉ, khi đó các bạn sẽ tìm được đạo cho mình.. dức phật cũng vì thời gian đầu cố chấp mà nhịn đói đi theo lối tu khổ hạnh, sau này ngài mới hiểu ra điều này và vứt bỏ các nhịn đói khát khổ hạnh thì phải... Tâm sáng thì Đạo sáng...
    rose4 :prayingprayingpraying:2 rose4
    VẠN SỰ HOAN HỶ - VẠN SỰ THÔNG

  18. #18

    Mặc định

    84000 chỉ là sự ước lệ về pháp Phật nhiều phù hợp với chúng sanh ở tám phương bốn hướng ( là không gian ) 000 là quá khứ -hiện tại - vị lai.
    Không phải tất cả các kinh Đại thừa đều do Phật viết ra, ngay cả kinh tiểu thừa, pháp cú Phật cũng không hề viết ra, do người nghe Phật thuyết ghi lại mà truyền cho nhau do đó có sai biệt, vì vậy chớ nên chấp kinh mà chỉ nên xem kinh khuyên ta làm gì, có khuyên hành thiện không, có cho pháp hành không, nếu có và thấy phù hợp với mình thì nên theo .
    Tôi nói như vầy cho dễ nghe, bạn tin cái gì thì tu theo cái đó, bạn chưa biết rõ thì đừng bao giờ nói không có . Còn tôi đã biết rõ là kinh đại thừa là có , mật tông là có, nhưng tôi cũng không bắt bạn tin như tôi.

  19. #19

    Mặc định

    102. "Dầu nói trăm câu kệ
    Nhưng không gì lợi ích,
    Tốt hơn một câu pháp,
    Nghe xong, được tịnh lạc."

    103. "Dầu tại bãi chiến trường
    Thắng ngàn ngàn quân địch,
    Tự thắng mình tốt hơn,
    Thật chiến thắng tối thượng."

  20. #20

    Mặc định

    Sách vở quá, người mở topic này... tâm chưa sáng... chưa nên mở... TDN và mọi người cần có những tâm sáng để thấu triệt phật pháp. Đạo là gì... Phật là Ai ?
    rose4 :prayingprayingpraying:2 rose4
    VẠN SỰ HOAN HỶ - VẠN SỰ THÔNG

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Đạo Phật Có 8 Lớp Học
    By phimanh in forum Đạo Phật
    Trả lời: 15
    Bài mới gởi: 20-09-2012, 09:33 PM
  2. Ý nghĩa của 64 quẻ và 384 hào
    By Bin571 in forum Dịch Học
    Trả lời: 13
    Bài mới gởi: 08-07-2012, 04:04 PM
  3. Pháp Ngữ của Hòa Thượng Tịnh Không
    By bachliencu in forum Đạo Phật
    Trả lời: 1
    Bài mới gởi: 05-04-2011, 09:12 PM
  4. Ý nghĩa của cầu nguyện, cầu an và cầu siêu
    By dinhlong64 in forum Đạo Phật
    Trả lời: 0
    Bài mới gởi: 25-03-2011, 05:36 PM

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •