kết quả từ 1 tới 15 trên 15

Ðề tài: Xin hỏi: Cách tập hành thiền(Thiền đi bộ)

Hybrid View

Previous Post Previous Post   Next Post Next Post
  1. #1

    Mặc định Xin hỏi: Cách tập hành thiền(Thiền đi bộ)

    Chào cả nhà,

    Tôi làm về IT, công việc căng thẳng công với sinh hoạt hàng ngày không nguyên tắc trong một thời gian dài dẫn tới sinh bệnh.

    Khi đi đi khám bệnh nhiều nơi và tham khảo rất nhiều thông tin sức khỏe. Căn bệnh rối loạn thần kinh thực vật của tôi ngoài dùng thuốc, giảm căng thẳng trong cuộc sống và sinh hoạt điều độ trong ăn ngủ thì tập thiền hoặc Yahoo là rất tốt.

    Với công việc và cuộc sống hiện tại thì việc hành thiền là phù hợp nhất để tập luyện. Tôi tìm kiếm các thông tin về hành thiền trên Internet nhưng thấy các thông tin đều chung chung, không chính thống ...

    Vì thế tôi lập thread này nhờ cả nhà giúp tôi có thông tin đầy đủ và chính xác về hành thiền để tập luyện. Ai cung cấp giúp tài liệu hay địa chỉ luyện tập ở Hà Nội thì tốt quá.

    Cảm ơn cả nhà đã đọc tin,

  2. #2

    Mặc định

    Cho tôi xin mạn phép hỏi vài điều cá nhân của bạn hầu để tôi có thể tìm giúp bạn một phương pháp hành thiền thích hợp.

    Bạn có gia đình chưa?
    Giờ làm việc của bạn là mấy giờ?
    Giờ cơm của bạn là khi nào?

    Câu hỏi quan trọng nhất là, bạn có thực sự có quyết tâm hành thiền hay chăng?

  3. #3

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi XuanPhong Xem Bài Gởi
    Cho tôi xin mạn phép hỏi vài điều cá nhân của bạn hầu để tôi có thể tìm giúp bạn một phương pháp hành thiền thích hợp.

    Bạn có gia đình chưa?
    Giờ làm việc của bạn là mấy giờ?
    Giờ cơm của bạn là khi nào?

    Câu hỏi quan trọng nhất là, bạn có thực sự có quyết tâm hành thiền hay chăng?
    Cảm ơn bạn đã trả lời bài!

    Thứ nhất là tôi chưa có gia đình.

    Giờ đi làm về thất thường, sớm thì 6h30 muộn thì 8h.

    Giờ cơm là giờ sau giờ tắm, vì ăn quán mà lị.

    Hồi nãy vừa nói chuyện với sếp, sếp tôi cũng là một người từng tập thiền. Hứa tìm cho chỗ tập và sách, cuối tuần tôi sẽ qua chùa Đình Quán(trước ở cạnh) hỏi xem có lớp nào tập thiền cuối tuần không sẽ học. Trước thấy ở đấy mở lớp thiền suốt rồi nhưng sợ tổ chức lâu, không xin nghỉ làm được.

  4. #4

    Mặc định

    Như vậy, ở đây XP có 2 pháp chỉ (không phải dạy) cho bạn thực hành. Chỉ cần nỗ lực.

    Trước tiên bạn cần điều chỉnh lại chế độ ăn uống. Không ăn quá 9 giờ. Tập luyện sau khi ăn 2 tiếng đồng hồ hoặc lúc bụng trống.

    Pháp 1) Nằm, thả lỏng, tay chân xuôi, nhắm mắt, co lưỡi lên nướu răng trên, răng cắn nhẹ. Hít thở. Hơi thở phải xuống tới bụng. Ý tập trung nơi rúng. Bắt đầu hít vào niệm NAM ngân dài khoảng 5 giây và thở ra cũng vẫn niệm NAM khoảng năm giây không ngắt khoảng. Rồi đến MÔ, A, DI, ĐÀ, PHẬT. Thở được khoảng 2 lần Nam Mô A Di Đà Phật có thể thở nhẹ "giải lao" khoảng và giây rồi tiếp tục. Niệm đủ 12 lần Nam Mô A Di Đà Phật có thể ngưng.

    Pháp này là sự phối hợp giữa: Khí công của đạo gia, Niệm Phật của Tịnh Độ Tông, Thiền Sổ Tức Quán của Thiền Tông.

    Công hiệu: Trị bệnh tiêu hóa, đau bụng, khí hư, khó thở, điều hòa ngũ tạng.

    Ấn Chứng: Sau một thời gian ở rúng sẽ có cảm giác có gì đó chạy vần không ngưng. Ngủ không còn ác mộng. Giấc mộng đẹp, mộng không quên. Lúc ngủ thần thức của Vía xuất ra.

    Pháp hành song song: Khoảng 11 giờ tới 1 giờ đêm: Ngồi, thẳng lưng, xếp bằng, kiết già, bán già tùy ý. Nhắm mắt, co lưỡi lên nướu răng trên, răn cắn nhẹ. Lấy hai ngón tay cái bịt kín hai lỗ tai. Hai ngón tay giữa kéo nhẹ mí mắt xuống. Hai ngón tay trỏ đè nhẹ lên màn tang. Nếu tìm không ra được màn tang thì có thể cắn răng nhẹ lại thì sợi gân sẽ nổi lên. Ý ngó thẳng trung tâm chân mày. Ngồi ít nhất là 5 phút, và dài bao lâu tùy khả năng.

    Phương pháp này là phối hợp giữa pháp Định Tâm của Đạo Gia và Thiền Quán của Thiền Tông.

    Công Hiệu: Khôi phúc thể lực bị mất lúc ban ngày. Trị mất ngũ, nhức đầu, các bệnh thuộc não.

    Ấn Chứng: Sau một thời gian ở trán sẽ có cảm giác bị vật gì đè nặng. Tối ngủ không dị mộng. Thần thức xuất ra. Mộng tỉnh không quên.

    Tôi cần bạn thực hành 2 phương pháp trên đều độ mỗi ngày cho đến khi ở hai vị trí: Rún và Trán có cảm giác tê hoặc có gì đó xoay vầng ở đó thì tôi mới chỉ bạn phương pháp Hành Thiên (Thiền Đi) được. Nếu bạn không thực tập 2 phương pháp trên, bạn không thể thực hành pháp Thiền một cách an toàn được.

  5. #5

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi XuanPhong Xem Bài Gởi
    Như vậy, ở đây XP có 2 pháp chỉ (không phải dạy) cho bạn thực hành. Chỉ cần nỗ lực.

    Trước tiên bạn cần điều chỉnh lại chế độ ăn uống. Không ăn quá 9 giờ. Tập luyện sau khi ăn 2 tiếng đồng hồ hoặc lúc bụng trống.

    Pháp 1) Nằm, thả lỏng, tay chân xuôi, nhắm mắt, co lưỡi lên nướu răng trên, răng cắn nhẹ. Hít thở. Hơi thở phải xuống tới bụng. Ý tập trung nơi rúng. Bắt đầu hít vào niệm NAM ngân dài khoảng 5 giây và thở ra cũng vẫn niệm NAM khoảng năm giây không ngắt khoảng. Rồi đến MÔ, A, DI, ĐÀ, PHẬT. Thở được khoảng 2 lần Nam Mô A Di Đà Phật có thể thở nhẹ "giải lao" khoảng và giây rồi tiếp tục. Niệm đủ 12 lần Nam Mô A Di Đà Phật có thể ngưng.

    Pháp này là sự phối hợp giữa: Khí công của đạo gia, Niệm Phật của Tịnh Độ Tông, Thiền Sổ Tức Quán của Thiền Tông.

    Công hiệu: Trị bệnh tiêu hóa, đau bụng, khí hư, khó thở, điều hòa ngũ tạng.

    Ấn Chứng: Sau một thời gian ở rúng sẽ có cảm giác có gì đó chạy vần không ngưng. Ngủ không còn ác mộng. Giấc mộng đẹp, mộng không quên. Lúc ngủ thần thức của Vía xuất ra.

    Pháp hành song song: Khoảng 11 giờ tới 1 giờ đêm: Ngồi, thẳng lưng, xếp bằng, kiết già, bán già tùy ý. Nhắm mắt, co lưỡi lên nướu răng trên, răn cắn nhẹ. Lấy hai ngón tay cái bịt kín hai lỗ tai. Hai ngón tay giữa kéo nhẹ mí mắt xuống. Hai ngón tay trỏ đè nhẹ lên màn tang. Nếu tìm không ra được màn tang thì có thể cắn răng nhẹ lại thì sợi gân sẽ nổi lên. Ý ngó thẳng trung tâm chân mày. Ngồi ít nhất là 5 phút, và dài bao lâu tùy khả năng.

    Phương pháp này là phối hợp giữa pháp Định Tâm của Đạo Gia và Thiền Quán của Thiền Tông.

    Công Hiệu: Khôi phúc thể lực bị mất lúc ban ngày. Trị mất ngũ, nhức đầu, các bệnh thuộc não.

    Ấn Chứng: Sau một thời gian ở trán sẽ có cảm giác bị vật gì đè nặng. Tối ngủ không dị mộng. Thần thức xuất ra. Mộng tỉnh không quên.

    Tôi cần bạn thực hành 2 phương pháp trên đều độ mỗi ngày cho đến khi ở hai vị trí: Rún và Trán có cảm giác tê hoặc có gì đó xoay vầng ở đó thì tôi mới chỉ bạn phương pháp Hành Thiên (Thiền Đi) được. Nếu bạn không thực tập 2 phương pháp trên, bạn không thể thực hành pháp Thiền một cách an toàn được.
    Pháp thứ hai là phép soi hồn của pháp vô vi- Thầy Đổ Thuần Hậu.Sau nầy LSH phát triển ở Mỹ quốc.
    Mô Bụt

  6. #6

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi chỉnh_tâm Xem Bài Gởi
    Pháp thứ hai là phép soi hồn của pháp vô vi- Thầy Đổ Thuần Hậu.Sau nầy LSH phát triển ở Mỹ quốc.
    Mô Bụt
    Quả thật là như vậy. XP chỉ không muốn bạn này truy tìm nguồn gốc, nên không nói rõ căn nguyên. Bạn này truy tìm nguồn gốc thì nhất định sẽ hành thiền trước và không tập sơ bộ, như thế sẽ khó mà định tâm được. Vã lại, bạn này chỉ muốn trị các chứng bệnh của mình, nên XP không nói rõ các nguyên lý trong các pháp.

  7. #7

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi XuanPhong Xem Bài Gởi
    Tôi cần bạn thực hành 2 phương pháp trên đều độ mỗi ngày cho đến khi ở hai vị trí: Rún và Trán có cảm giác tê hoặc có gì đó xoay vầng ở đó thì tôi mới chỉ bạn phương pháp Hành Thiên (Thiền Đi) được. Nếu bạn không thực tập 2 phương pháp trên, bạn không thể thực hành pháp Thiền một cách an toàn được.
    Cái này cho em hỏi cái, em cũng mới tập thiền thôi, gần đây cũng có cảm giác như anh nói là ở giữa 2 chân mày lâu lâu cũng có cảm giác như nhột nhột, nhưng còn ở rốn thì không có.
    Vậy anh nhận xét dùm là sao đi ah

  8. #8

    Mặc định

    @foss thinking:
    Theo thiển ý của tôi, bạn không cần hành thiền , vì nghề của bạn là thiền rồi đó.
    Bạn chỉ cần mỗi ngày đi 10000 bước, mỗi bước 1 niệm, bắt đầu từ A DI Đà Phật hay Nam mô A Di Đà Phật cũng đc.Cần nhất thở sâu xuống bụng khi đi.
    Trong khi đi chú tâm vào tiếng niệm Phật, đi không chậm không nhanh và từ từ càng chậm càng tốt.Cũng có thể phát triển 6 bước niệm lục tự di đà, kế đó là 10 bước không niệm,khi tâm không niệm chỉ chú ý bước chân, sau đó tiếp tục niệm.
    Pháp đầu niệm liên tục là thiền hành quán
    Pháp thứ hai niệm ngắt quảng là thiền hành đồng quán-chỉ
    Bạn cứ thử thực nghiệm sẽ thấy ba ngày đầu rât OK, sau đó cảm thấy dãi đãi, làm biếng, cứ cố gắng liên tục qua được giai đoạn nầy thì sẽ tốt thôi.Lưu ý thở bụng là quan trọng nhất.Nếu bạn đi theo vòng tròn, nên đi ngược chiều kim đồng hồ. Pháp nầy gọi là Thiền hành niệm Phật, sau khi tập xong nhớ nguyện hồi hướng công đức cho chúng sanh và cầu cho thân nhân của mình đặng siêu sanh. Tôi nghĩ rằng bạn không nên tập các pháp vận động luân xa, muốn thực hành các pháp này cần phải có thầy theo dõi , nếu không sẽ gặp nhiều chướng ngại, nhẹ thì tưng tưng , nặng thì như người mất hồn, hoặc trở thành hoang tưởng.
    Mô Bụt
    Last edited by chỉnh_tâm; 11-08-2010 at 02:13 PM.

  9. #9

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi chỉnh_tâm Xem Bài Gởi
    @foss thinking:
    Theo thiển ý của tôi, bạn không cần hành thiền , vì nghề của bạn là thiền rồi đó.
    Bạn chỉ cần mỗi ngày đi 10000 bước, mỗi bước 1 niệm, bắt đầu từ A DI Đà Phật hay Nam mô A Di Đà Phật cũng đc.Cần nhất thở sâu xuống bụng khi đi.
    Trong khi đi chú tâm vào tiếng niệm Phật, đi không chậm không nhanh và từ từ càng chậm càng tốt.Cũng có thể phát triển 6 bước niệm lục tự di đà, kế đó là 10 bước không niệm,khi tâm không niệm chỉ chú ý bước chân, sau đó tiếp tục niệm.
    Pháp đầu niệm liên tục là thiền hành quán
    Pháp thứ hai niệm ngắt quảng là thiền hành đồng quán-chỉ
    Bạn cứ thử thực nghiệm sẽ thấy ba ngày đầu rât OK, sau đó cảm thấy dãi đãi, làm biếng, cứ cố gắng liên tục qua được giai đoạn nầy thì sẽ tốt thôi.Lưu ý thở bụng là quan trọng nhất.Nếu bạn đi theo vòng tròn, nên đi ngược chiều kim đồng hồ.
    Mô Bụt
    A Di Đà Phật!

    Chinh_Tam lại làm hư tiểu sự của XP. Người bạn này làm IT. Hàng ngày phải đối diện với từ trường điện não. Sự xung phát của từ trường điện khiến cho não bộ tiết ra một chất dịch gây nên rối loạn thần kinh não. Phương Pháp Soi Hồn là dùng để giải tỏa loại tạp chất này.

    Lại nữa, chế độ ăn uống của người bạn này không có kỳ hạng rõ rệt. Tỳ vị làm việc không giờ giấc. Lúc đáng ăn thì có khi không ăn. Lúc không đáng ăn thì lại ăn. Tỳ suy tức Phế suy. Phế suy thì Can vượng. Can hay làm hao kiệt Thận. Thận trở nên suy nhược Tâm vượng. Nhưng Tỳ yếu thì Thận đắc. Thận hay ức chế Tâm. Thận bị hao tổn thì không thể kiềm chế Tâm.

    Lại nữa, tỳ suy gây nên rối loạn đường tiêu hóa. Phế suy hay gây mệt mỏi. Tâm vượng thái quá gây rối loạn kinh mạch. Như vậy, các triệu chứng: căn thẳng, áp lực, nhức mỏi, khó ngủ, cao máu, rối loạn thần kinh, tất cả những thứ này đều xảy ra.

    Lại nữa, phương pháp chuyển pháp luân XP bày ra dùng để điều trị tỳ vị, khiến tỳ vị quân bình trở lại.

    Bệnh gì cũng phải suy ra căn. Trị ngọn không thể dứt, phải nên trị căn. Căn nguyện tại tỳ thì dùng pháp trị tỳ.

    Hít thở có thể điều hòa tỳ vị, an tức phế vị, nuôi dưỡng song thận. Còn như giảng theo giáo lý của Phật pháp thì Chinh_Tam nói chẳng sai chút nào. Tuy nhiên, với một người luôn bận bịu với cuộc sống như người bạn này thì phương pháp của bạn chinh_tam thực sự không thực hành được, vì khi chú tâm vào "Kinh Hành" thì sẽ quên công việc. Còn giờ hành pháp XP chỉ ra không nghịch với thời gian làm việc của người bạn này.

    A Di Đà Phật! Nếu XP có xúc phạm, xin thứ lỗi.
    Linh căn giáng hạ cứu mê tình
    Độ ải trần lao đáo nẻo minh
    Nhân chủng mịt mùn nun khói trược
    Ham vui tục sự vứt quên mình

  10. #10

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi XuanPhong Xem Bài Gởi
    A Di Đà Phật!

    Chinh_Tam lại làm hư tiểu sự của XP. Người bạn này làm IT. Hàng ngày phải đối diện với từ trường điện não. Sự xung phát của từ trường điện khiến cho não bộ tiết ra một chất dịch gây nên rối loạn thần kinh não. Phương Pháp Soi Hồn là dùng để giải tỏa loại tạp chất này.

    Lại nữa, chế độ ăn uống của người bạn này không có kỳ hạng rõ rệt. Tỳ vị làm việc không giờ giấc. Lúc đáng ăn thì có khi không ăn. Lúc không đáng ăn thì lại ăn. Tỳ suy tức Phế suy. Phế suy thì Can vượng. Can hay làm hao kiệt Thận. Thận trở nên suy nhược Tâm vượng. Nhưng Tỳ yếu thì Thận đắc. Thận hay ức chế Tâm. Thận bị hao tổn thì không thể kiềm chế Tâm.

    Lại nữa, tỳ suy gây nên rối loạn đường tiêu hóa. Phế suy hay gây mệt mỏi. Tâm vượng thái quá gây rối loạn kinh mạch. Như vậy, các triệu chứng: căn thẳng, áp lực, nhức mỏi, khó ngủ, cao máu, rối loạn thần kinh, tất cả những thứ này đều xảy ra.

    Lại nữa, phương pháp chuyển pháp luân XP bày ra dùng để điều trị tỳ vị, khiến tỳ vị quân bình trở lại.

    Bệnh gì cũng phải suy ra căn. Trị ngọn không thể dứt, phải nên trị căn. Căn nguyện tại tỳ thì dùng pháp trị tỳ.

    Hít thở có thể điều hòa tỳ vị, an tức phế vị, nuôi dưỡng song thận. Còn như giảng theo giáo lý của Phật pháp thì Chinh_Tam nói chẳng sai chút nào. Tuy nhiên, với một người luôn bận bịu với cuộc sống như người bạn này thì phương pháp của bạn chinh_tam thực sự không thực hành được, vì khi chú tâm vào "Kinh Hành" thì sẽ quên công việc. Còn giờ hành pháp XP chỉ ra không nghịch với thời gian làm việc của người bạn này.

    A Di Đà Phật! Nếu XP có xúc phạm, xin thứ lỗi.
    Bẩm huynh,
    Phương pháp soi hồn của huynh thật ra thời cha mẹ của bạn bè của CT cũng đã có người thử qua, có người có kết quả lúc đầu sức khỏe tốt, nhưng sau đó hay bịnh ứ khí mà không tìm ra nguyên nhân, trong đó có hai vợ chồng KTS cùng tu chung là chú LT Quý, vợ chú chết trên tay chú và chú quả quyết từ nay không tu tập cái chi cả.Kể cả pháp môn niệm Phật.
    Những ai làm việc suy nghĩ nhiều và ngồi một chổ hay bị bệnh thoái vị c4 c5, đồng thời thở ít, nên máu không lên não, còn muốn biết họ thật sự bệnh gì thì phải qua khám nghiệm, xét nghiệm, chẳng thể võ đoán khiến họ thêm lo lắng mà mang tội.
    Tôi cũng là dân IT và bạn bè tôi gần 70% có cùng bệnh như vậy.Tôi đã cùng với họ thử pháp trên , hầu hết có kết quả tốt.Thậm chí chúng tôi mua điện thoại Sony Erison co chức năng walk mate set ở 10000 để kiểm tra mỗi ngày đã đi được 10000 bước hay chưa. Thật sự không cần niệm Phật chỉ cần đi đủ 10000 bước / ngày là đã tốt cho sức khỏe rồi.
    Mô Bụt
    Last edited by chỉnh_tâm; 11-08-2010 at 02:46 PM.

  11. #11

    Mặc định

    Ứ khí không nằm ở Soi Hồn. Ứ Khí là do Pháp Luân Thường Chuyển trong pháp Vô Vi không thông. Hơi thở bị nghẽn. Pháp Luân Thường Chuyển Không thông là do lười tập Pháp Luân Chiếu Minh trước. Đại đa số các đồng tu của Vô Vi Pháp đều lười biếng tập Pháp Luân Chiếu Minh nên mới xảy ra sự cố.

    Vấn đề XP vừa suy luận trên về căn nguyên bệnh của người bạn IT kia có viết rõ ràng trong sách Tố Vấn của Y Học Đông Phương. Sách Tố Vấn, Nan Kinh, và Linh Khu là ba quyển căn bản của Y Học Đông Phương. Lời cổ nhân nói sao, XP lập lại như vậy.
    Linh căn giáng hạ cứu mê tình
    Độ ải trần lao đáo nẻo minh
    Nhân chủng mịt mùn nun khói trược
    Ham vui tục sự vứt quên mình

  12. #12

    Mặc định

    Chính giữa trung tâm chân mày là vị huyệt Ấn Đường. Đó là luân xa thứ 6 trong 7 đại luân xa trên tuyến đường Nhâm Đốc. Có cảm giác nhột nhột nghĩa là luân xa đó đang hoạt động. Bạn hành thiền thêm một thời gian nữa thì huyệt Ấn Đường sẽ hoạt động 24/24, nghĩa là bất cứ giây nào cũng có cảm giác "nhột nhột" ở đó.

    Rún là vị Huyệt Hải Dương giao tiếp với Âm Giao. Rún không có cảm giác vì ý không tới. Trán có cảm giác vì tập trung ở trán nhiều. Nếu bạn tập trung ở rún nhiều thì rún cũng sẽ được kích hoạt tương tựa
    Linh căn giáng hạ cứu mê tình
    Độ ải trần lao đáo nẻo minh
    Nhân chủng mịt mùn nun khói trược
    Ham vui tục sự vứt quên mình

  13. #13

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi XuanPhong Xem Bài Gởi
    Chính giữa trung tâm chân mày là vị huyệt Ấn Đường. Đó là luân xa thứ 6 trong 7 đại luân xa trên tuyến đường Nhâm Đốc. Có cảm giác nhột nhột nghĩa là luân xa đó đang hoạt động. Bạn hành thiền thêm một thời gian nữa thì huyệt Ấn Đường sẽ hoạt động 24/24, nghĩa là bất cứ giây nào cũng có cảm giác "nhột nhột" ở đó.

    Rún là vị Huyệt Hải Dương giao tiếp với Âm Giao. Rún không có cảm giác vì ý không tới. Trán có cảm giác vì tập trung ở trán nhiều. Nếu bạn tập trung ở rún nhiều thì rún cũng sẽ được kích hoạt tương tựa
    Mục đích thiền của em là tìm sự yên tĩnh, tránh bớt những căng thẳng trong cuộc sống thường ngày nên chủ yếu tập trung trên não, tìm sự bình lặng.
    vậy cho em hỏi nếu mình tập trung vào huyệt ở rún để làm gì vậy,
    thường thì em thấy mỗi khi thở vô vùng bụng cũng đã có chức năng ém khí rồi mới đẩy ngược lại lên trên.
    có thể em có điều chưa hiểu mong được chỉ giáo thêm ạ !

  14. #14

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi vnguyenhien Xem Bài Gởi
    Mục đích thiền của em là tìm sự yên tĩnh, tránh bớt những căng thẳng trong cuộc sống thường ngày nên chủ yếu tập trung trên não, tìm sự bình lặng.
    vậy cho em hỏi nếu mình tập trung vào huyệt ở rún để làm gì vậy,
    thường thì em thấy mỗi khi thở vô vùng bụng cũng đã có chức năng ém khí rồi mới đẩy ngược lại lên trên.
    có thể em có điều chưa hiểu mong được chỉ giáo thêm ạ !
    Trích dẫn Nguyên văn bởi nhoc_salad
    bạn nên tìm quyển THIỀN HÀNH YẾU CHỈ của Sư Ông Làng Mai về để tìm hiểu và thực hành. bạn sẽ thấy THIỀN HÀNH và HÀNH THIỀN rất đơn giản và dễ hiểu chứ không như các vị khác nói, phải dồn khi chỗ này,nén khí chỗ khác... đơn giản theo kiểu ... "con đem tâm ra đây, ta an giúp con cho "...
    Tập trung nơi não bộ là cách dẫn khí lên não bộ hầu tẩy gội những hóa chất bất lành trên não. Tập trung ở rốn hầu điều hòa cơ tạng. Phổi là bộ máy thanh lọc hơi thở và khí chất cung cấp cho cơ thể. Khí được thanh lọc thì não bộ sẽ tiếp thu nhanh chóng hơn, định thần dễhơn, tâm an lạc hơn. Đó là ngoại thiên luận.

    Còn nội thiên luận thì sao? Rốn là nơi ở của vía. Tâm là nơi ở của hồn. Kích hoạt các chổ ấy không khác gì mở cánh cửa cho hồn vía xuất ra. Hồn vía xuất ra rồi hợp lại với nhau thành một hình thể thứ hai, gọi là Nhị Xác Thân hay Pháp Thân. Khi có Pháp Thân thì sẽ dẫn tới đại định. Được Đại Định tức Cực Lạc nằm ngay trước mắt. Huyệt Ấn Đường là cánh cửa đi về Thiên Môn. Kích hoạt huyệt Ấn Đường không khác gì mở cửa trời. Cửa trời đã mở thì nẻo về Thiên Quốc không bao xa. Đó gọi là "Tức Khắc Khai Ngộ, Hiện Đời Giải Thoát [Thanh Hải Vô Thượng Sư]." [Tôi không phải là tính đồ của THVTS. Tôi chỉ mượn lời để diễn tả thôi].

    Nhóc "Cải" nói không sai. "Thiền không có gì khó." Cái khó là "Định." Định thì trí tuệ phát sáng. Tuệ phát thì sẽ biết rõ được huyền cơ, biết được "cánh cửa" nào nên mở hoặc nên đóng. Vậy, người đã định đã biết rõ các "cánh cửa" đó và chỉ lại thì có phải ta nên "trực chỉ chơn tâm, kiến tánh thành Phật" chăng?
    Linh căn giáng hạ cứu mê tình
    Độ ải trần lao đáo nẻo minh
    Nhân chủng mịt mùn nun khói trược
    Ham vui tục sự vứt quên mình

  15. #15

    Mặc định

    bạn nên tìm quyển THIỀN HÀNH YẾU CHỈ của Sư Ông Làng Mai về để tìm hiểu và thực hành. bạn sẽ thấy THIỀN HÀNH và HÀNH THIỀN rất đơn giản và dễ hiểu chứ không như các vị khác nói, phải dồn khi chỗ này,nén khí chỗ khác... đơn giản theo kiểu ... "con đem tâm ra đây, ta an giúp con cho "...
    kính xin quý Thầy, quý Sư cô tổ chức cầu siêu cho cụ bà Trần Thị Xuân hưởng dương 87t để thể hiện sự bác ái, từ bi vô lượng của Phật giáo

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Hỏi về tập luyện trường sinh học (phái Dasina Narada)
    By superboy0802 in forum Luân xa, Nhân điện, Cảm Xạ, Yoga, Thôi miên học.
    Trả lời: 25
    Bài mới gởi: 21-03-2013, 02:08 PM
  2. Niệm Phật Pháp Môn Giải Thoát
    By txuan in forum Tịnh Độ Tông
    Trả lời: 5
    Bài mới gởi: 02-09-2010, 03:48 AM
  3. giơi thiêu
    By daithuynguu in forum Tâm linh – Tín ngưỡng – Siêu hình học – Ngoại cảm
    Trả lời: 3
    Bài mới gởi: 14-08-2010, 08:06 PM
  4. xin hỏi cách đặt bể cá trong nhà
    By nguyenhuuquy in forum Hỏi Đáp PT của thành viên
    Trả lời: 5
    Bài mới gởi: 03-08-2010, 07:03 AM

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •