Trích dẫn Nguyên văn bởi aptruong Xem Bài Gởi
Đức Phật giảng về Tánh Không từ nhỏ tới lớn, từ cụ thể đến trừu tượng qua 7 đoạn mà lại lấy 1 đoạn đơn giản nhất để nói "đại ý kinh nói vậy" hahaha. Lại cố hướng để người đọc hiểu "Tánh Không" là "Không có...".
- Tôi thấy tội nghiệp bạn vô cùng! Trong 1 bài kinh đức Phật nói về một vấn đề, thì tất nhiên MỌI VÍ DỤ đều xoay quanh vấn đề đó. Thế, tôi giải nghĩa 1 ví dụ thì tất cả cũng như vậy, chứ ý bạn là những ví dụ khác không giống à? Còn đi cãi chày cãi cối...

- Thứ 2, một người có tác ý đúng đắn khi đọc cmt của tôi, sẽ không cho là tôi nói : "tánh không" là "không có".... Tôi nói chỗ này hồi nào ? Làm ơn đọc lại thật kỹ càng, từng chữ một của cái câu màu đỏ mà tôi đã cố tình nhấn mạnh trong cmt bên trên của tôi đi !

Trích dẫn Nguyên văn bởi aptruong Xem Bài Gởi
Các Alahan rởm cũng chuyên sử dụng thủ đoạn này để đánh lừa người lười đọc, muốn kẻ khác đọc hộ rồi tóm lược giúp mình.
- SMC không nằm trong đây ! SMC lại khởi lên nghi ngờ rằng: Bạn chưa từng đọc hết bài kinh Tiểu Không đấy !

Trích dẫn Nguyên văn bởi aptruong Xem Bài Gởi
Hãy đọc hiểu về Tánh Không, chứng đạt được trạng thái đó rồi hãy phán xét, hãy tự ngẫm ai mới là kẻ lưu manh tôn giáo khi trích dẫn kinh cắt xén phục vụ mục đích của mình.
- Nghĩa là bạn không đồng ý với tóm tắt đoạn kinh của SMC. Vậy, xin hãy tóm tắt nội dung đoạn kinh Tiểu Không trong Trung Bộ Kinh mà bạn đã nhắc ở đầu topic BẰNG NGÔN NGỮ CŨNG NHƯ SỰ HIỂU CỦA BẠN. SMC lắng lòng lóng nghe.

Trích dẫn Nguyên văn bởi aptruong Xem Bài Gởi
Và nữa bạn cần đọc lại lịch sử để biết kinh PG Phát Triển Sanskrit có trước gần 200 năm khi Kinh Sách có mặt tại Trung Quốc.
Đừng kích động tâm lý bài Trung của người đọc. Lợi dụng kích động đó cũng là bản chất của lưu manh vậy.
- Đó là tự bạn nghĩ! Trong khi đó, SMC chỉ ra và so sánh rất rõ ràng:

* đức Phật và Tăng đoàn: oai nghi tế hạnh, ngày ăn 1 buổi, chánh niệm trong 4 oai nghi, không phóng dật...
* thiền đông độ China: Tế Điên ăn thịt uống rượu, đói ăn mệt ngủ như con heo, Nam Tuyền chém mèo ra làm đôi, Mã tổ đội dép lên đầu, 1 số Thiền "sư" quát mắng, đánh đập...

=> Nếu nói như bạn, thì bạn nên tự đặt câu hỏi: hình như các Tổ, Bồ tát, chuyện lạ này nọ lọ chai... đều hết 95% xuất phát từ... Trung Quốc. Sao kỳ vậy? Quan Âm thì ở Phổ Đà Sơn, Phổ Hiền thì Nga Mi, Địa Tạng là núi Cửu Hoa, Văn Thù trú xứ tại Ngũ Đài sơn ... Cả 4 đều là danh sơn của China ??? Why ???

Trích dẫn Nguyên văn bởi aptruong Xem Bài Gởi
Việc coi Tánh Không của PG Phát Triển là không phân biệt phải trái cũng là điều dối trá nữa. "Tánh không" là nói rõ mọi sự vật hiện tượng đều không có Tánh (hay tính chất, thuộc tính). Các thuộc tính hay tính chất chỉ xuất hiện khi có một cái Tôi tác ý tới
- Cái này là bạn nói !

- Với tôi, TÁNH CỦA VẠN PHÁP chính là: Vô thường - Khổ - Vô ngã. Có cần tôi trích kinh ra để cho bạn đọc Đức Phật dạy điều này ở đâu, như thế nào không ?

Trích dẫn Nguyên văn bởi aptruong Xem Bài Gởi
Do vậy Kinh Tiểu Không chỉ cách thực hành bằng cách không "tác ý" tập trung vào một đối tượng nào:
"Cảm nhận về thể dạng tập trung tâm thần không chủ đích"= "Tánh Không" =ƯNG VÔ SỞ TRỤ.
Lại nữa, này Ananda, vị Tỷ-kheo không tác ý Vô sở hữu xứ tưởng, không tác ý Phi tưởng phi phi tưởng xứ tưởng, tác ý sự nhứt trí do duyên Vô tướng tâm định. Tâm vị ấy được thích thú, hân hoan, an trú, hướng đến Vô tướng tâm định. Vị ấy tuệ tri như sau: "Vô tướng tâm định này thuộc hữu vi, do tâm tư tạo nên. Phàm cái gì thuộc hữu vi, do tâm tư tạo nên, cái ấy là vô thường, chịu sự đoạn diệt", vị ấy tuệ tri như vậy. Do vị ấy tuệ tri như vậy, thấy như vậy, tâm được giải thoát khỏi dục lậu, tâm được giải thoát khỏi hữu lậu, tâm được giải thoát khỏi vô minh lậu. Trong sự giải thoát, là sự hiểu biết (nana) rằng đã được giải thoát. Vị ấy tuệ tri: "Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, những việc nên làm đã làm, không còn phải trở lại trạng thái này nữa". Vị ấy tuệ tri: "Các ưu phiền do duyên dục lậu không có mặt ở đây; các ưu phiền do duyên hữu lậu không có mặt có ở đây; các ưu phiền do duyên vô minh lậu không có mặt ở đây. Và chỉ ở một ưu phiền này, tức là sáu nhập duyên mạng, duyên với thân này". Vị ấy tuệ tri: "Loại tưởng này không có dục lậu". Vị ấy tuệ tri: "Loại tưởng này không có hữu lậu". Vị ấy tuệ tri: "Loại tưởng này không có vô minh lậu. Và chỉ có một cái này không phải không, tức là sáu nhập duyên mạng, duyên với thân này". Và cái gì không có mặt ở đây, vị ấy xem cái ấy là không có. Nhưng đối với cái còn lại, ở đây vị ấy biết: "Cái kia có, cái này có". Này Ananda, cái này đối với vị ấy là như vậy, thật có, không điên đảo, sự thực hiện hoàn toàn thanh tịnh, Không tánh.


=> Đọc đoạn kinh Tiểu Không bên trên đi, nhất là câu kết luận màu đỏ... Coi có khác với "tánh không" của Lão giáo China Thiền Đông Độ không ?

Trích dẫn Nguyên văn bởi aptruong Xem Bài Gởi
Tốt nhất ta tu để chứng đạt Tánh Không đã, rồi lúc đó xem tại sa Tế Điên ăn thịt chó uống rượu cũng chưa muộn.
- Đi lang thang đâu đó, lụm được "tánh không" giống giống, na ná rồi đem vào bảo giống kinh Phật Thích Ca.

Nói như bạn, chắc bạn chứng "tánh không" rồi nên biết "tại sao Tế Điên ăn thịt chó, uống rượu" !

====> Và câu cuối cùng: PHÁP HÀNH cụ thể nào để chứng đạt Tánh Không mà bạn nhắc tới ? Xin chia sẽ để SMC thọ trì học tập ạ ! Chứ nói không không ai nói mà không được !