Trích dẫn Nguyên văn bởi smc Xem Bài Gởi
- Đoạn này được trích trong bài kinh Tiểu Không, thuộc Trung Bộ Kinh. Có sự giống nhau về từ ngữ là chữ "không tánh" giữa tạng Pali và tư tưởng "tánh không" của PG China (Lão giáo thiền đông độ Đại Đường Bắc Kinh tông). SMC xin tóm ý bài kinh này như sau, để Hiền hữu tiện so sánh giữa "không tánh" của đức Phật với "tánh không" của Thiền Đông Độ.

Ngài Ananda hỏi Phật:
- Con từng nghe nói Đức Thế Tôn nói :"Ta an trú không, nên nay an trú rất nhiều", có phải không ạ?
- Thật vậy, này Ananda, điều ông đã nghe là nghe đúng, ghi nhớ đúng, tác ý đúng, thọ trì đúng. Thuở xưa và nay, này Ananda, Ta nhờ an trú không, nên nay an trú rất nhiều.

Rồi đức Phật đưa ra ví dụ: thí dụ tại giảng đường này, chỉ có chúng Tỳ Kheo; không có voi bò chó gà vịt... thì tất cả thứ không có (voi, bò, chó, gà, vịt...) là không có. Và chỉ có một cái KHÔNG-PHẢI-KHÔNG, tức là sự nhất trí do duyên chúng Tỷ-kheo.

Như vậy, không tác ý heo tưởng, không tác ý bò tưởng, chỉ tác ý sự nhất trí, do duyên Chúng Tỳ Kheo tưởng. Tâm của vị ấy được thích thú hân hoan, an trú, hướng đến Chúng Tỳ Kheo tưởng. Vị ấy tuệ tri như sau: "Các ưu phiền do duyên heo tưởng không có mặt ở đây; các ưu phiền do duyên bò tưởng không có mặt ở đây. Và chỉ có một ưu phiền này, tức là sự nhất trí do duyên Chúng Tỳ Kheo tưởng". Vị ấy tuệ tri: "Loại tưởng này không có heo tưởng". Vị ấy tuệ tri: "Loại tưởng này không có bò tưởng". Và chỉ có một cái này không-phải-không, tức là sự nhất trí do duyên Chúng Tỳ Kheo tưởng". Và cái gì không có mặt ở đây, vị ấy xem cái ấy là không có. Nhưng đối với cái còn lại, ở đây, vị ấy tuệ tri: "Cái kia có, cái này có". Như vậy, này Ananda, cái này đối với vị ấy là như vậy, thật có, không điên đảo, sự thực hiện hoàn toàn thanh tịnh, không tánh.

===> Đó là toàn bộ nội dung bài kinh (y vậy với những ví dụ khác mà đức Phật đưa ra).

Trong khi đó, "tánh không" China giáo là cái tánh ngu không biết phân biệt thiện - ác, đúng - sai, cho nên mới lòi ra Tế Điên ăn thịt uống rượu nói cười ngã ngớn, Nam Tuyền chém mèo đứt đôi, mấy cha Đông độ thì đốt kinh mắng Phật. Đó là "tánh không" của China Bà-la-môn giáo, nghĩ là không được dạy dỗ, không có học pháp, không có phân biệt chánh tà, dựa vào cái không đó mà mấy ổng tung hoành cho thỏa chí lưu manh tôn giáo rồi mặt dày tự đánh đồng với kinh Tiểu không và kinh Đại không của Đức Phật Thích Ca.

Học theo cái "tánh không" China đó phẻ ha, khỏi tu khỏi chứng, vô tu vô chứng, khỏi học gì ráo, đói ăn khát uống mệt đi ngủ như heo cho phẻ há, tu theo ông Thích Ca mệt thấy mồ tổ, ăn ngày một buổi, khất thực, oai nghi đi đứng nằm ngồi ko phóng dật, thiệt là khó quá đi. China giáo thoáng hơn Phật giáo, tu tiên đạo Lão China giáo là hảo hảo hảo.

Bậc Sư Trưởng Giáo Hội Bà La Môn Pùrana Kassapa thuộc nhóm lục sư ngoại đạo trình bày tâm vô phân biệt vô nghiêp thiện ác với Vua A Xà Thế như sau: "Này Ðại vương, tự làm hay khiến người làm, chém giết hay khiến người chém giết, đốt nấu hay khiến người đốt nấu, gây phiền muộn hay khiến người gây phiền muộn, gây áo não hay khiến người gây áo não, tự mình gây sợ hãi hay khiến người gây sợ hãi, sát sanh, lấy của không cho, phá cửa nhà mà vào, cướp bóc, đánh cướp một nhà lẻ loi, chận đường cướp giựt, tư thông vợ người, nói láo, hành động như vậy không có tội ác gì. Nếu lấy một bánh xe sắc bén giết hại tất cả chúng sanh trên cõi đất thành một đống thịt, thành một chồng chịt, cũng không vì vậy mà có tội ác, mà gây ra tội ác. Nếu có người đi trên bờ phía Nam sông Hằng giết hại, tàn sát, chém giết, khiến người chém giết, đốt nấu, khiến người đốt nấu, cũng không vì vậy mà có tội ác, mà gây ra tội ác. Nếu có người đi trên bờ phía Bắc sông Hằng bố thí, khiến người bố thí, tế lễ, khiến người tế lễ, cũng không vì vậy mà có phước báo". Bạch Thế Tôn, khi được hỏi về kết quả hiện tại thiết thực của hạnh Sa-môn, Pùrana Kassapa đã trả lời với thuyết vô nghiệp thiện ác, vô phân biệt thiện ác. Bạch Thế Tôn, cũng như hỏi về trái xoài lại trả lời về trái mít, hoặc hỏi về trái mít lại trả lời về trái xoài. Cũng vậy, Bạch Thế Tôn, khi được hỏi về kết quả hiện tại thiết thực của hạnh Sa-môn, Purana Kassapa đã trả lời với thuyết vô nghiệp thiện ác, vô phân biệt thiện ác.

Đức Phật giảng về Tánh Không từ nhỏ tới lớn, từ cụ thể đến trừu tượng qua 7 đoạn mà lại lấy 1 đoạn đơn giản nhất để nói "đại ý kinh nói vậy" hahaha. Lại cố hướng để người đọc hiểu "Tánh Không" là "Không có...".

Các Alahan rởm cũng chuyên sử dụng thủ đoạn này để đánh lừa người lười đọc, muốn kẻ khác đọc hộ rồi tóm lược giúp mình.

Hãy đọc hiểu về Tánh Không, chứng đạt được trạng thái đó rồi hãy phán xét, hãy tự ngẫm ai mới là kẻ lưu manh tôn giáo khi trích dẫn kinh cắt xén phục vụ mục đích của mình.

Và nữa bạn cần đọc lại lịch sử để biết kinh PG Phát Triển Sanskrit có trước gần 200 năm khi Kinh Sách có mặt tại Trung Quốc.
Đừng kích động tâm lý bài Trung của người đọc. Lợi dụng kích động đó cũng là bản chất của lưu manh vậy.

Việc coi Tánh Không của PG Phát Triển là không phân biệt phải trái cũng là điều dối trá nữa. "Tánh không" là nói rõ mọi sự vật hiện tượng đều không có Tánh (hay tính chất, thuộc tính). Các thuộc tính hay tính chất chỉ xuất hiện khi có một cái Tôi tác ý tới.

Do vậy Kinh Tiểu Không chỉ cách thực hành bằng cách không "tác ý" tập trung vào một đối tượng nào:
"Cảm nhận về thể dạng tập trung tâm thần không chủ đích"= "Tánh Không" =ƯNG VÔ SỞ TRỤ.


Tốt nhất ta tu để chứng đạt Tánh Không đã, rồi lúc đó xem tại sa Tế Điên ăn thịt chó uống rượu cũng chưa muộn.