Trang 1 trong 2 12 Cuối cùngCuối cùng
kết quả từ 1 tới 20 trên 32

Hybrid View

Previous Post Previous Post   Next Post Next Post
  1. #1

    Mặc định Vụ án Con ruồi trong chai nước ngọt Number 1 của Tân Hiệp Phát và đạo đức của 1 DN

    Vụ chai nước Number 1 có ruồi: "Biên bản chỉ ghi hậu tạ"

    Thứ Sáu, 18/12/2015 1326 GMT+7

    Docbao.vn - Luật sư bào chữa cho bị cáo Minh cho rằng VKS nói chuyện chi tiền là thiệt hại hẳn không phải. 500 triệu đồng Tân Hiệp Phát chi là muốn "gài bẫy".

    Sáng 18/12, phiên tòa xét xử vụ Cưỡng đoạt tài sản liên quan đến chai Number 1 có ruồi tiếp tục diễn ra tại TAND tỉnh Tiền Giang.

    Luật sư Nguyễn Tấn Thi (Đoàn Luật sư TP HCM, bảo vệ cho bị cáo Võ Văn Minh) cho biết, chiều hôm trước, ông đã nói rất nhiều về mô típ, quy trình giải quyết vụ việc của Tân Hiệp Phát.

    'Sợ thì không kéo dài sự việc đến 2 tháng'

    Theo lời khai của bà Trần Ngọc Bích (Giám đốc Công ty Tân Hiệp Phát, Bình Dương) thì nhân viên giải quyết khiếu nại khách hàng Trương Tiểu Long đã báo cáo bà từ ban đầu về việc Minh yêu cầu đưa tiền. Tuy nhiên, đại diện VKSND tỉnh Tiền Giang cho rằng đây là chuyện nội bộ của Tân Hiệp Phát.

    "Đại diện VKSND nói như vậy là không đúng, không xem xét ý thức của những người có liên quan là có lo sợ hay không. Quy trình xử lý vụ việc của công ty cho thấy Tân Hiệp Phát hoàn toàn chủ động trong việc này, họ không có biểu hiện lo sợ", luật sư Thi nói.
    Võ Văn Minh được cảnh sát đưa đến TAND tỉnh Tiền Giang. Ảnh: Việt Tường.
    Cũng theo luật sư, ông Hoàng Chí Dưỡng (trợ lý của bà Bích) khai, Long chỉ mới báo cáo cho ông việc anh Minh kêu đưa tiền chứ chưa báo điều này cho bà Bích. Tuy nhiên, theo đơn tố cáo của bà Bích thì Long thường xuyên điện thoại báo cáo vụ việc cho bà là không đúng.

    “Theo bút lục 139, Trương Tiểu Long nói quy trình của công ty là không có báo vượt cấp. Như vậy, những vấn đề mâu thuẫn nhau giữa lời khai tại tòa và hồ sơ đã không được đại diện VKSND đề cập đến. Tôi cho rằng, bà Bích không nắm thông tin từ đầu nên không có gì lo sợ”, luật sư Thi nêu quan điểm.

    Người bào chữa cho bị cáo cũng đưa ra quan điểm, Tân Hiệp Phát vận hành theo quy trình giải quyết khiếu nại thông thường chứ không tỏ ra sốt sắng gì trong vụ này. Vì vậy, đây không phải là lo sợ, nếu lo sợ thì không kéo dài sự việc cho đến hai tháng.

    “Tân Hiệp Phát không chủ động gọi điện cho Minh mà chỉ chờ Minh gọi thì nói rằng đó là lời đe dọa của khách hàng”, người bào chữa nói.

    Những vấn đề luật sư tranh luận lại với VKSND sáng nay chủ yếu là hành vi của Minh có đủ yếu tố cấu thành tội phạm hay không, những suy nghĩ mà Minh nói sẽ làm có được cho là vi phạm pháp luật?

    Luật sư Thi cho rằng, theo Luật Báo chí thì mọi công dân đều có quyền cung cấp một hoặc nhiều vụ việc nào đó liên quan đến vệ sinh, an toàn thực phẩm cho cơ quan truyền thông. Ngoài ra, theo quy định của Luật An toàn thực phẩm thì bất cứ người nào phát hiện thực phẩm bị lỗi thì có thể thông báo cho Hội bảo vệ người tiêu dùng. Từ đó, cơ quan chức năng sẽ thông báo cho công chúng biết có sản phẩm lỗi.

    Nếu anh Minh phát tờ rơi cho bà con thì đây được xem là quyền tự do ngôn luận mà Hiến pháp quy định. Trường hợp Minh phát tờ rơi, Tân Hiệp Phát chứng minh được sản phẩm đó không có lỗi thì công ty có quyền khiếu kiện Minh về việc cung cấp thông tin không đúng sự thật.

    “Tại sao người ta suy nghĩ đến điều mà pháp luật cho phép để thực hiện quyền của một cá nhân, quyền người tiêu dùng thì lại cho là đe dọa. Khi họ nói ra quyền của họ thì không thể gọi là đe dọa được”, luật sư Thi nêu quan điểm.


    Vật chứng của vụ án là chai Number 1, giấy tờ xe máy và điện thoại được cho là của Minh dùng để gọi cho Tân Hiệp Phát. Ảnh: Việt Tường.

    Giải quyết dân sự thì không thể gọi là cưỡng đoạt

    Luật sư Phạm Hoài Nam (Đoàn Luật sư TP HCM, bào chữa cho bị cáo Minh) cũng tham gia tranh luận lại với đại diện VKSND tỉnh Tiền Giang.

    Theo luật sư, anh Minh là người kinh doanh ăn uống. Theo quy định của pháp luật và Luật bảo vệ người tiêu dùng thì anh Minh là người sử dụng sản phẩm.

    Khi phát hiện sự việc, anh Minh có thiện chí liên hệ với Tân Hiệp Phát và đơn vị này cho người đến gặp để thương lượng. Tân Hiệp Phát lựa chọn cách dân sự để giải quyết thì không gọi là cưỡng đoạt. Khi thỏa thuận với anh Minh, nhân viên Tân Hiệp Phát ghi rõ là chai nước có ruồi bên trong, chưa mở nắp…

    Nhiều lần thương lượng, cuối cùng phía Tân Hiệp Phát cũng ghi nhận điều này. Các bút lục 135, 138, anh Trương Tiểu Long làm việc với anh Minh cũng ghi nhận không có dấu hiệu bị cạy phá. Vậy, cạy phá lúc nào nhưng cơ quan điều tra không làm được. Tại sao nắp chai nước còn nguyên, con ruồi là 1 dị vật, việc cạy nắp để bỏ vào là khó có thể.

    Luật sư đặt câu hỏi, con ruồi này là kim cương hay gì mà cạy bỏ vào mà không chảy nước. Rõ ràng, nếu cạy mà chảy nước thì Tân Hiệp Phát không có sự thương lượng với anh Minh. Có ý kiến cho rằng anh Minh tham lam là phiếm diện. Minh muốn bao nhiêu tiền là việc đòi quyền lợi của anh. Còn Tân Hiệp Phát chấp nhận thương lượng với anh Minh thì số tiền 500 triệu là bồi thường cho khách hàng.

    "Từ những chứng cứ vừa nêu, tôi đề nghị HĐXX tuyên anh Minh vô tội", luật sư Phạm Hoài Nam nói.

    Còn luật sư Nguyễn Tấn Thi tranh luận rằng, bà Bích không nhận được thông báo của nhân viên Long ngay từ đầu nên bà này tố cáo sai sự thật. Tố cáo sai sự thật để tiến hành tố tụng hay không, điều đó đề nghị VKS đặc biệt xem xét.

    Theo luật sư Thi, lần đầu tiên anh Minh đưa ra 1 tỷ đồng. Lời nói này nói chơi hay nói thật thì chưa xác định. Tuy nhiên, Tân Hiệp Phát không đồng ý, chỉ đổi 2 thùng trà và anh Minh không đồng ý. Lần thứ hai thương lượng cũng vậy, khi anh Minh không chịu thì phía Tân Hiệp Phát tăng lên 3 thùng trà, thùng đựng đá. Đây là tăng giá trị vật chất nhưng anh Minh nói không và chờ tiếp. Lần thương lượng thứ ba thì anh Minh vẫn giữ quan điểm không đồng ý đổi chai Nunber 1 để lấy những thùng trà, thùng đá.

    Lúc đó (ngày 20/1), văn bản thỏa thuận không ghi theo mẫu của Tân Hiệp Phát mà lập ra giống như xét hỏi anh Minh. Biên bản có người hỏi, có người trả lời.

    Luật sư cho rằng anh Minh không cầm chai Number 1 đến Công ty Tân Hiệp Phát hay gọi điện cho giám đốc để gây áp lực hoặc đe dọa. Từ đó, có cơ sở cho thấy bà Bích không tham gia vào quá trình xử lý vụ việc.

    Vị này cho rằng, anh Minh là nhà phân phối, mua đứt bán đoạn, không phải là đại lý. Sản phẩm bán ra chỉ được lãi 2.000 đồng, nếu không bán được thì thiệt hại. "Thiệt hại thì anh Minh có quyền kiện ra tòa để đòi tiền, đòi thiệt hại nhưng tại sao anh Minh thương lượng với Tân Hiệp Phát thì cho là cưỡng đoạt tài sản?", luật sư Thi đặt câu hỏi.

    Là người bào chữa miễn phí cho anh Minh, ông Thi nhận định việc thương lượng của thân chủ mình là rất rõ ràng. Với những lý lẽ riêng, người bào chữa cho bị cáo thấy rằng "Tân Hiệp Phát "khai bệnh" không đúng để bác sĩ chẩn không đúng. Giờ, Tân Hiệp Phát nói tôi "hết bệnh" rồi, đề nghị VKS rút hồ sơ đi thì có được không? Tôi nghĩ, vụ việc cần giải quyết sao cho có nhân, có nghĩa”, luật sư Thi nói trước tòa.


    'Biên bản là hậu tạ, chứ không phải bồi thường'

    Luật sư Nguyễn Đức Hoàng (Đoàn Luật sư TP HCM) bảo vệ cho nguyên đơn dân sự là Công ty Tân Hiệp Phát cho rằng, công ty không có sự thỏa thuận với anh Minh nên hành vi của anh Minh là sai trái. Pháp luật cho phép anh Minh cung cấp thông tin cho báo chí nhưng anh anh không làm mà đe dọa về mặt tinh thần. “Nếu thông tin anh Minh nói được đưa ra ngoài thì chúng tôi bị thiệt hại”, ông Hoàng nói.

    Bổ sung ý kiến của luật sư Hoàng, bà Bích nói, lúc anh Minh đe dọa là gần Tết, lãnh đạo công ty sợ ảnh hưởng đến công ăn việc làm của hàng nghìn người trong công ty. Tuy nhiên, bà rất đắn đo, làm đơn tố cáo ngày 21/1 nhưng đến 23/1 mới gửi. Trước đó, đại diện Tân Hiệp Phát nhiều lần gặp gỡ anh Minh để giải thích vụ việc được bà Bích cho là thái độ cầu thị của doanh nghiệp.

    Theo ghi nhận của phóng viên, trong lúc bảo vệ cho Công ty Tân Hiệp Phát, luật sư Hoàng bất ngờ đọc biên bản hỏi cung mà điều tra viên đã làm việc với Minh. Lúc này, luật sư Thi đã cắt ngang. Ông này cho rằng luật sư Hoàng có biên bản hỏi cung là lộ bí mật điều tra. Sau đó, luật sư Hoàng ngưng đọc biên bản hỏi cung này.
    Minh nói lời sau cùng sau đó ra ôm con trai trong giờ HĐXX nghị án. Ảnh: Việt Tường.
    Tranh luận lần hai với các luật sư bào chữa cho bị cáo, đại diện VKSND tỉnh Tiền Giang - ông Võ Hồng Phương khẳng định, cơ quan công tố đã chứng minh được bị cáo không phải là người tiêu dùng. Người tiêu dùng phải là người sử dụng hàng hóa thuộc diện cá nhân, hộ gia đình chứ không phải là người kinh doanh. “Chính bị cáo khai, chai nước đó là Minh lấy ra bán cho khách hàng chứ bị cáo không phải là người sử dụng chai nước này”, ông Phương nói.

    Cũng theo vị ủy viên công tố, Tân Hiệp Phát ghi trong các biên bản là hậu tạ anh Minh chứ không phải thỏa thuận bồi thường. Các biên bản làm việc, không có người nào hứa cho anh Minh 100 triệu. Đối chiếu các chứng cứ cũng không có điều này và không chứng minh được ông Dưỡng trợ lý của bà Bích hứa.

    Về việc bị cáo cho rằng công ty đưa bị Minh vào con đường phạm tội, VKS nói, quy định của công ty là không giải quyết tiền mặt. Tuy nhiên, trong điều kiện bình thường thì không chi tiền mặt nhưng trong tình trạng hết sức khó khăn, cấp bách, họ buộc phải chi tiền và tố cáo hành vi của bị cáo.

    Đề cập chuyện Minh bị bắt, VKS cho rằng, từ khi cơ quan điều tra nhận được đơn tố giác tội phạm thì nơi đây dùng các hoạt động nghiệp vụ pháp luật cho phép để xác minh. Cơ quan điều tra có quyền xác minh theo quy định, việc phát hiện tội phạm như thế nào là việc làm của cơ quan điều tra. Nếu bị cáo không có hành vi phạm tội thì cơ quan điều tra không thể bắt bị cáo được.

    Tuy nhiên, theo luật sư Thi, VKS "cố tình" nói chuyện chi tiền là thiệt hại nhưng không phải. Luật sư này nói, 500 triệu đồng Tân Hiệp Phát chi là muốn "gài bẫy" anh Minh.


    Sau khi Minh được đưa ra xe bít bùng để cảnh sát chở về trại tạm giam, khoảng 10 phút sau những người của Công ty Tân Hiệp Phát mới ra về. Ảnh: Việt Tường.

    Được nói lời sau cùng, Minh nói: Bị cáo có tội hay không thì mong HĐXX xem xét".

    Sau 15 phút nghị án, HĐXX thông báo 14h cùng ngày sẽ tuyên án.


    Theo cáo trạng, Minh với chị ruột Võ Thị Thảo thuê mặt bằng bán bún tại ngã ba An Cư, xã An Cư, huyện Cái Bè (Tiền Giang). Họ thỏa thuận, mỗi người bán một tuần xen kẽ nhau, riêng chị Thảo có bán nước uống.
    Ngày 3/12/2014, khi Minh lấy nước ngọt bán giúp chị Thảo thì anh này phát hiện trong chai nhựa nhãn hiệu Number 1 có con ruồi bên trong nên mang đi cất giấu. Sau đó, nam thanh niên nghĩ đến ý định dùng chai Number 1 này để đe dọa, yêu cầu Công ty Tân Hiệp Phát đưa tiền cho mình nhằm đổi lấy sự im lặng của anh ta.

    Hai ngày sau, Minh được cho là điện thoại đến Công ty Tân Hiệp Phát để yêu cầu doanh nghiệp đưa 1 tỷ đồng. Nếu doanh nghiệp không đưa tiền, Minh sẽ khiếu kiện đến Ban bảo vệ người tiêu dùng tỉnh Bình Dương, đăng tải trên báo chí, cung cấp thông tin cho chương trình 60 giây và in 5.000 tờ rơi về vụ này để Tân Hiệp Phát mất uy tín.

    Ngày 6/12/2014, Tân Hiệp Phát phân công nhân viên đến gặp Minh. Anh này sau đó đưa ra yêu cầu đại diện doanh nghiệp phải đưa cho mình 1 tỷ đồng để đổi lấy chai Number 1 có ruồi nhưng bất thành. Hai lần thỏa thuận sau đó, Minh được cho là hạ giá xuống 600 triệu đồng và cuối cùng là chốt lại 500 triệu.

    Ngày 27/1, Tân Hiệp Phát cử 3 nhân viên đến Tiền Giang gặp Minh. Sau khi đại diện doanh nghiệp đưa Minh nửa tỷ đồng tại quán giải khát Hương Quê ở xã Hậu Thành (Cái Bè), anh này viết biên nhận cho người giao tiền. Khi Minh để tiền vào cốp xe máy và định ra về thì bị công an ập vào bắt quả tang. Sau đó, Công an Tiền Giang tạm giam Minh đến nay.





    Theo Việt Tường (Zing.vn
    Last edited by Bin571; 19-12-2015 at 12:13 AM.
    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

  2. #2

    Mặc định

    Bố láo bố toét, 1 DN lớn mà có thái độ không tôn trong KH, cả vú lấp miệng em. Mọi người không nhập hàng, không uống xem có lè lưỡi ra không
    Last edited by Bin571; 23-12-2015 at 06:33 PM.
    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

  3. #3

    Mặc định

    Đòi đổi chai Number 1 có ruồi lấy 500 triệu bị phạt 7 năm tù

    Thứ Sáu, 18/12/2015 1533 GMT+7



    Docbao.vn - Cho rằng hành vi của Võ Văn Minh đã xâm hại đến tài sản của người khác được pháp luật bảo vệ, HĐXX tuyên thanh niên này phạm tội Cưỡng đoạt tài sản.

    Chiều 18/12, TAND tỉnh Tiền Giang tuyên Võ Văn Minh (ngụ xã An Cư, huyện Cái Bè) 7 năm tù vì tội Cưỡng đoạt tài sản. Bị cáo 35 tuổi này được xác định là người đổi chai Number 1 có ruồi bên trong để lấy 500 triệu đồng của Công ty TNHH Thương mại - Dịch vụ Tân Hiệp Phát (Tân Hiệp Phát, Bình Dương).

    Theo cáo trạng, Minh với chị ruột Võ Thị Thảo thuê mặt bằng bán bún riêu tại ngã ba An Cư. Họ thỏa thuận, mỗi người bán một tuần xen kẽ nhau, riêng chị Thảo có bán nước uống.


    Võ Văn Minh bị nhiều cảnh sát áp giải ra xe bít bùng để đưa về trại tạm giam. Ảnh: Việt Tường.

    Ngày 3/12/2014, khi Minh lấy nước ngọt bán giúp chị Thảo thì anh này phát hiện trong chai nhựa nhãn hiệu Number 1 có con ruồi bên trong nên mang đi cất giấu. Sau đó, nam thanh niên nghĩ đến ý định dùng chai Number 1 này để đe dọa, yêu cầu Tân Hiệp Phát đưa tiền cho mình nhằm đổi lấy sự im lặng của anh ta.

    Hai ngày sau, Minh được cho là điện thoại đến Tân Hiệp Phát để yêu cầu doanh nghiệp đưa 1 tỷ đồng. Nếu doanh nghiệp không đưa tiền, Minh sẽ khiếu kiện đến Ban bảo vệ người tiêu dùng tỉnh Bình Dương, đăng tải trên báo chí, cung cấp thông tin cho chương trình 60 giây và in 5.000 tờ rơi về vụ này để Tân Hiệp Phát mất uy tín.

    Ngày 6/12/2014, Tân Hiệp Phát phân công nhân viên Trương Tiểu Long đến gặp Minh. Anh này sau đó đưa ra yêu cầu đại diện doanh nghiệp phải đưa cho mình 1 tỷ đồng để đổi lấy chai Number 1 có ruồi nhưng bất thành. Hai lần thỏa thuận sau đó, Minh được cho là hạ giá xuống 600 triệu đồng và cuối cùng là chốt lại 500 triệu.

    Ngày 27/1, Tân Hiệp Phát cử 3 nhân viên đến Tiền Giang gặp Minh. Sau khi đại diện doanh nghiệp đưa Minh nửa tỷ đồng tại quán giải khát Hương Quê ở xã Hậu Thành (Cái Bè), anh này viết biên nhận cho người giao tiền. Khi Minh để tiền vào cốp xe máy và định ra về thì bị công an ập vào bắt quả tang.

    Tại tòa, Minh cho rằng chỉ muốn “hù” doanh nghiệp và không quen biết ai ở các cơ quan báo chí. Bị cáo kêu oan và không xin lỗi Tân Hiệp Phát dù lãnh đạo doanh nghiệp cho rằng: “Đến giờ, anh Minh vẫn nợ chúng tôi một lời xin lỗi”.

    Bà Trần Ngọc Bích, Giám đốc Tân Hiệp Phát nói trước tòa, qua vụ này anh Minh đã gián tiếp gây thiệt hại cho công ty này hơn 1.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, do đây là tình huống không ai mong muốn nên doanh nghiệp không yêu cầu bị cáo bồi thường.

    “Tôi xin HĐXX áp dụng các tình tiết giảm nhẹ nhất đối với anh Minh để anh ấy hưởng khoan hồng, sớm về với gia đình”, lãnh đạo Tân Hiệp Phát trình bày.


    Luật sư Phạm Hoài Nam yêu cầu HĐXX tuyên Minh vô tội. Ảnh: Việt Tường.

    Theo luật sư Nguyễn Đức Hoàng (Đoàn Luật sư TP HCM, bảo vệ cho nguyên đơn dân sự là Tân Hiệp Phát), công ty không có sự thỏa thuận với anh Minh nên hành vi của anh Minh là sai trái. Pháp luật cho phép anh Minh cung cấp thông tin cho báo chí nhưng anh anh Minh không làm mà đe dọa về mặt tinh thần. Nếu thông tin Minh nói được đưa ra ngoài thì Tân Hiệp Phát bị thiệt hại.

    Trong lúc bảo vệ cho doanh nghiệp, ông Hoàng bất ngờ đọc biên bản hỏi cung mà điều tra viên đã làm việc với Minh.

    Luật sư bào chữa miễn cho bị cáo là ông Nguyễn Tấn Thi (Đoàn Luật sư TP HCM) đã cắt lời đồng nghiệp bên phía Tân Hiệp Phát. Ông Thi cho rằng, luật sư Hoàng có biên bản hỏi cung là lộ bí mật điều tra, vi phạm tố tụng.

    Theo luật sư Thi, nhân viên Tân Hiệp Phát nhiều lần đến Tiền Giang gặp bị cáo Minh để thương lượng nhằm lấy lại chai Number 1 có ruồi. Ban đầu, doanh nghiệp đưa ra “quà tặng” là 2 thùng trà, 2 thùng đựng nước đá rồi sau đó nâng lên 3 thùng nhưng anh Minh không đồng ý. Đây là giao dịch được cho là mang tính chất dân sự, Minh không có dấu hiệu Cưỡng đoạt tài sản.

    “Tân Hiệp Phát không bị thiệt hại, số tiền 500 triệu đồng mà họ đưa ra nhằm mục đích bắt quả tang anh Minh”, luật sư Thi nêu quan điểm.

    Cùng quan điểm với ông Thi, luật sư Phạm Hoài Nam (cũng bào chữa cho Minh) nói rằng, khi phát hiện chai Number 1 có ruồi, anh Minh đã thể hiện thiện chí đầu tiên là liên hệ với Tân Hiệp Phát. Sau đó, Tân Hiệp Phát cho người đến gặp anh Minh để thương lượng.

    “Đã là thương lượng thì số tiền 500 triệu đồng Tân Hiệp Phát đưa cho anh Minh là bồi thường cho khách hàng. Vì vậy, tôi đề nghị HĐXX tuyên anh Minh vô tội. Nếu tòa tuyên anh Minh có tội, tôi sẽ nhận đỡ đầu nuôi dưỡng con của anh Minh”, luật sư Phạm Hoài Nam nói tại tòa.

    Là một trong hai kiểm sát viên tham gia phiên tòa, ông Võ Hồng Phương cho rằng, khi Minh phát hiện chai Number 1 có ruồi, đúng ra bị cáo phải báo cơ quan chức năng. Tuy nhiên, xuất phát từ lòng tham, lười lao động, muốn ngồi mát để hưởng thụ nên Minh uy hiếp, đe dọa công ty, buộc họ đưa 500 triệu đồng là vi phạm pháp luật. Với cáo buộc này, đại diện VKSND tỉnh Tiền Giang đề nghị HĐXX tuyên Minh từ 12 đến 13 năm tù.


    Cha và mẹ của Minh lầm lũi rời tòa án sau khi con trai bị tuyên 7 năm tù. Ảnh: Việt Tường.


    Theo HĐXX, khi lấy chai nước ngọt bán cho khách, Minh mang đi cất giấu và điện thoại cho Tân Hiệp Phát để đòi tiền 1 tỷ đồng. Minh đã thực hiện với ý thức chủ quan, biết Tân Hiệp Phát có thương hiệu uy tín trên thị trường nên uy hiếp tinh thần, làm cho doanh nghiệp lo sợ để Minh lấy tiền mua đất canh tác.

    Khi đại diện công ty giải thích, tặng sản phẩm nhưng Minh không chịu nên doanh nghiệp buộc phải tố cáo. Sau đó, bằng biện pháp nghiệp vụ, cơ quan điều tra bắt quả tang Minh và HĐXX đủ căn cứ quy kết bị cáo phạm tội Cưỡng đoạt tài sản.

    HĐXX cũng phân tích rằng, khi thấy chai nước ngọt có ruồi, lẽ ra Minh khiếu nại đến Hội người tiêu dùng để xem xét nguyên nhân nhưng Minh lại uy hiếp tinh thần của Công ty Tân Hiệp Phát nhằm chiếm đoạt tiền.

    “Minh đã nôn nóng lấy tiền để sử dụng với mục đích cá nhân. Hành vi này không phải giao kết hợp đồng dận sự mà làm ảnh hưởng đến uy tín của Tân Hiệp Phát nếu công ty nếu không chịu giao 500 triệu đồng”, thẩm phán Võ Trung Hiếu đọc bản án.

    Lúc Minh đòi tiền là thời điểm giáp Tết Nguyên đán, Tân Hiệp Phát chưa biết con ruồi là từ đâu nhưng vì thương hiệu, uy tín của công ty nên buộc doanh nghiệp phải chi tiền và công an bắt quả tang hành vi phạm tội của bị cáo. Hành vi này của Minh là cố ý xâm phạm đến tài sản của người khác được áp luật bảo vệ nên xử bị cáo tội Cưỡng đoạt tài sản là đúng người, đúng tội.

    Khi lượng hình xem xét các tình tiết giảm nhẹ, thật thà khai báo, nhân thân tốt, phạm tội trong trường hợp chưa gây thiệt haị, tài sản đã được thu hồi, đại diện Tân Hiệp Phát xin giảm nhẹ cho bị cáo.

    Đối với Tân Hiệp Phát, đại diện công ty yêu cầu bị cáo xin lỗi là không chấp nhận được vì Minh chưa đưa vụ việc ra ra công chúng. Đối với chiếc xe máy của Minh, bị cáo mua để sử dụng, không phải phương tiện thực hiện tội phạm nên trả lại. Chiếc điện thoại di động Minh dùng để liên lạc, thực hiện việc phạm tội nên tịch thu tiêu hủy.


    Theo Việt Tường (Zing.vn
    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

  4. #4

    Mặc định

    Một phụ nữ bất ngờ xông vào phiên xử vụ "con ruồi giá 500 triệu"

    Docbao.vn - Khi hội đồng xét xử đang vào phòng nghị án thì người phụ nữ ấy đến trước mặt bà Trần Ngọc Bích, Giám đốc Công ty Tân Hiệp Phát hỏi lớn: "Tại sao không xin lỗi tôi?".

    "Không có báo chí và anh Minh, tôi đã đi tù vì Tân Hiệp Phát!" - đó là phát ngôn của một người phụ nữ lạ mặt bất ngờ xuất hiện tại tòa Tiền Giang lúc 10h40 ngày 18/12/2015, trong phiên xử vụ "con ruồi giá 500 triệu".


    Bà Tiên xuất hiện tại tòa. Ảnh: Quốc Ấn


    Khi ấy, hội đồng xét xử đang vào phòng nghị án thì người phụ nữ ấy đến trước mặt bà Trần Ngọc Bích, Giám đốc Công ty Tân Hiệp Phát hỏi lớn: "Tại sao không xin lỗi tôi?". Cảnh sát bảo vệ phiên tòa lập tức mời bà ra ngoài.


    Người phụ nữ lạ mặt được xác định tên Bùi Thị Tiên, chủ cơ sở kinh doanh nước giải khát 999 tại số 350, ấp Long Hòa A, xã Đạo Thạnh, TP Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang.
    Trước đây, bà Tiên từng là một đại lý của Tân Hiệp Phát tại Tiền Giang đã phát hiện và thông báo đến báo chí, các ngành chức năng thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang và Công ty Tân Hiệp Phát về một két sữa đậu nành SoYa Number 1 có nhiều chai bị chua.
    Thời điểm bà Tiên thông báo là ngày 28/2/2015 và đến làm việc với Hội Bảo vệ người tiêu dùng sau đó 2 ngày. Nghĩa là sau thời điểm ông Võ Văn Minh bị bắt quả tang về tội được cho là cưỡng đoạt tài sản vào ngày 27/1/2015.



    Trao đổi với rất nhiều phóng viên, bà Tiên nói: "Tôi phản ánh và nói rõ trên báo là không cần công ty bồi thường mà cần xem xét tại sao sản phẩm không đạt chất lượng".Khi được hỏi lý do vì sao lại xuất hiện tại tòa Tiền Giang hôm nay, bà Tiên đáp: "Tôi bức xúc quá! Hồi đó, khi tôi gọi báo cho họ thì có người trả lời theo kiểu hăm dọa, thách thức tôi.
    Tôi muốn đích danh người đó phải xin lỗi, nhưng họ hứa rồi vẫn không làm. Nay biết họ có mặt ở tòa nên tôi đến tìm để yêu cầu người gài bẫy tôi phải xin lỗi".


    Bà Tiên kể lại sự việc.


    Bà Tiên nói rằng, bà không nhớ chính xác tên họ người đã gài bẫy bà mà chỉ nhớ mang máng người đó tên Tuấn.

    Ngoài ra, bà cũng cho biết thêm là có ba người xuống làm việc với bà và Hội Bảo vệ người tiêu dùng tỉnh Tiền Giang.
    "Tất cả các văn bản giấy tờ Hội Bảo vệ người tiêu dùng tỉnh còn hết. Còn hôm nay tôi không thể không nói ra sự thật này"'- bà Tiên nói.
    Đến 10h55 phút, chủ tọa phiên tòa tuyên bố tạm dừng để chiều tiếp tục xét xử.

    Theo Mai Quốc Ấn (Soha.vn/Trí Thức Trẻ
    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

  5. #5
    Thành viên tích cực SPAM Avatar của hcthinh
    Gia nhập
    Apr 2010
    Bài gởi
    38,281

    Mặc định

    yêu cầu mọi người cùng lên tiếng tẩy chay sản phẩm công ty này đi..........đồng thời yêu cầu các cơ quan chức năng vào cuộc điều tra xử phạt thật nặng công ty này
    Last edited by Bin571; 23-12-2015 at 06:31 PM.
    Hoàng Đế Spam
    Chủ Tịch Hội Đồng KHOA HỌC HUYỀN BÍ - TÂM LINH - HUYỀN THUẬT.

  6. #6

    Mặc định

    Cà Mau khuyến cáo không sử dụng trà Dr. Thanh có cặn

    Docbao.vn - Do liên tục phát hiện nhiều chai trà thảo mộc Dr. Thanh có cặn, ngành y tế tỉnh Cà Mau đã phát đi thông báo khuyến cáo người dân không nên sử dụng những sản phẩm này.

    Ngày 18/12, bác sĩ Trần Bé Ngoan - Chi cục trưởng Chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm (Sở Y tế Cà Mau) xác nhận vừa ra văn bản gửi ban chỉ đạo liên ngành về Vệ sinh an toàn thực phẩm; phòng y tế, trung tâm y tế các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh về việc tăng cường kiểm soát sản phẩm trà thảo mộc Dr. Thanh - sản phẩm của Công ty TNHH - TMDV Tân Hiệp Phát có cặn trên địa bàn tỉnh Cà Mau.


    Những chai trà thảo mộc Dr. Thanh có cặn được phát hiện vào trưa 14/12


    Nội dung công văn nêu rõ: Vừa qua trên địa bàn TP Cà Mau phát hiện có bán sản phẩm trà thảo mộc Dr. Thanh còn hạn sử dụng nhưng có cặn. Chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm Cà Mau phối hợp với cơ quan chức năng kiểm tra, phát hiện có tổng số 79 chai trà thảo mộc Dr. Thanh (loại 350 ml/chai), được sản xuất và đóng gói tại Công ty TNHH - TMDV Tân Hiệp Phát chai còn nguyên vẹn, nhưng có cặn lơ lững, trắng đục.

    “Những chai Dr.Thanh có cặn mà người dân phát hiện và báo cho chính quyền địa phương có thời gian sản xuất vào tháng 7/2015, hết hạn vào tháng 10/2016. Ngành y tế tỉnh Cà Mau đã thông báo đến các cơ quan liên quan để biết và có biện pháp kiểm soát, hướng dẫn cho các cơ sở kinh doanh tự kiểm tra, không được bán ra thị trường.

    Bên cạnh đó cũng khuyến cáo người tiêu dùng không được sử dụng những sản phẩm có hiện tượng nêu trên. Nếu phát hiện thì xử lý theo quy định của pháp luật và báo cáo về Chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Cà Mau”, ông Ngoan cho biết.

    Trước đó, vào trưa 14/12, một người dân vào quán cà phê võng Đất Mũi (phường 5, TP Cà Mau) gọi chai trà thảo mộc Dr. Thanh ra uống thì phát hiện có vật lạ bên trong, nên thông tin cho chủ quán và báo cơ quan chức năng.

    Chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm đã phối hợp với một số cơ quan chức năng và chính quyền sở tại kiểm tra, lập biên bản vụ việc. Ngoài ra, tại quán cà phê này cơ quan chức năng còn lại phát hiện một chai Dr. Thanh khác có chứa vật lạ tượng tự. Chủ quán cà phê cho biết, những chai trà thảo mộc Dr. Thanh có cặn này được mua từ tiệm tạp hóa gần đó.


    Theo Sông Quê - Hoài Thanh (VietNamNet
    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

  7. #7

    Mặc định

    Chai Number 1 có ruồi: 7 năm tù cho ông Minh, “án chung thân” cho Tân Hiệp Phát

    HỒNG MINH
    19/12/15 07:41 THẢO LUẬN (11)


    (GDVN) - Có một bản án vô hình trong lòng người tiêu dùng khi nói đến Tập đoàn Number 1-Tân Hiệp Phát song song với bản án 7 năm tù dành cho ông Võ Văn Minh.
    Mức án ngoài khung

    Chiều qua, Tòa án nhân dân tỉnh Tiền Giang đã tuyên mức án 7 năm tù giam đối với Võ Văn Minh (ngụ huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang) vì tội “Cưỡng đoạt tài sản”.


    Hội đồng xét xử cho rằng bị cáo Minh đã dùng chai nước ngọt Number 1 chứa con ruồi bên trong để uy hiếp tinh thần của Tân Hiệp Phát, là hành vi nguy hiểm cho xã hội, phạm vào tội cưỡng đoạt tài sản.
    Tòa án Nhân dân tỉnh Tiền Giang cũng kết luận, hành vi của ông Minh đã cố ý xâm phạm đến quyền tài sản, gây mất ổn định xã hội, cần phải có hình phạt nghiêm khắc.
    Bị cáo Võ Văn Minh tại phiên tòa sáng ngày 17/12 (ảnh: P.L)


    Theo hội đồng xét xử, xét ông Minh chưa có tiền án tiền sự, chưa gây ra thiệt hại, nguyên đơn dân sự xin giảm nhẹ hình phạt nên đã quyết định tuyên phạt ông Minh 7 năm tù.
    Trước mức án được Hội đồng xét xử đưa ra, LS. Trương Anh Tú – Trưởng văn phòng Luật sư Trương Anh Tú nhận định: “Qua 2 ngày xét xử sau khi Viện Kiểm sát đề nghị 12 - 13 năm tù, tòa tuyên án 7 năm tù. Việc này không nằm ngoài dự đoán của chúng tôi mấy”.
    Theo LS.Tú, khung hình phạt cho tội “cưỡng đoạt tài sản” là 12 - 20 năm, nếu tình tiết tăng nặng và tình tiết giảm nhẹ bằng nhau thì tuyên khoảng 14-16 năm. Tình tiết tăng nặng nhiều thì mức án khoảng 18 -20 năm, tình tiết giảm nhẹ nhiều thì khoảng 12-14 năm.


    “Trong vụ án này tôi không thấy có tình tiết giảm nhẹ nào ngoại trừ việc anh Minh phạm tội lần đầu, nhân thân tốt. Nhưng tình tiết đó không nhìn ra căn cứ nào để tòa tuyên 7 năm.
    Hôm qua có người hỏi tôi, với mức 12 - 20 năm thì tòa sẽ tuyên khoảng bao nhiêu trong số đó, tôi nói luôn "Tòa sẽ không tuyên trong khung, chắc chắn mức rất nhẹ ngoài khung đó". Với mức tuyên 7 năm, tôi cho rằng tòa đã không dám chắc về tính đúng đắn của vụ án này nên phải tuyên theo kiểu thỏa hiệp như vậy”, LS. Tú cho biết.


    Bình luận dưới bài viết độc giả Nguyễn Thu Trang viết: “Đến giờ việc xác định con ruồi tại sao có trong chai nước vẫn chưa được làm sáng tỏ nên không thể nói anh Minh “cưỡng đoạt tài sản”, mức án 7 năm nằm ngoài khung tội “cưỡng đoạt tài sản””.
    Quan tâm đến chất lượng sản phẩm, độc giả Nguyễn Loan cho rằng: “Con ruồi không do ông Minh bỏ vào, do đó phải xem lại quy trình sản xuất của Tân Hiệp Phát”.


    "Bản án chung thân" cho Tân hiệp Phát


    Ngay sau khi Tòa án Nhân dân tỉnh Tiền Giang tuyên mức án 7 năm cho ông Võ Văn Minh, trên khắp diễn đàn mạng xã hội, dưới các bài viết trên các tờ báo có hàng trăm coment chia sẻ của độc giả.
    Theo đó, rất nhiều ý kiến cho rằng: Khi tòa án nhân dân tỉnh Tiền Giang tuyên án Võ Văn Minh 7 năm tù trong vụ án "con ruồi 500 triệu" thì đó cũng là một "bản án chung thân" cho thương hiệu Number 1 - Tân Hiệp Phát trong lòng người tiêu dùng.

    Không ít ý kiến độc giả bày tỏ bức xúc, kêu gọi đòi tẩy chay các sản phẩm của Tân Hiệp Phát và gắn cho thương hiệu sản phẩm của Tân Hiệp Phát với hình ảnh con ruồi.
    Nhiều độc giả cho rằng, sau bản án của Võ Văn Minh, thương hiệu sản phẩm của Tân Hiệp Phát sẽ bị gắn với hình ảnh con ruồi và Tân Hiệp Phát cũng là doanh nghiệp đầu tiên khiến người tiêu dùng phải vào lao tù vì đã tố chất lượng sản phẩm.


    Nêu quan điểm của mình, ông Vũ Tuấn Anh - Giám đốc Viện Quản lý Việt Nam cho rằng: "Án tù 7 năm cho Võ Văn Minh cũng là "án chung thân" cho Tân Hiệp Phát trong tâm trí người tiêu dùng vì cái gì đầu tiên sẽ ấn tượng mạnh. Tân Hiệp Phát là doanh nghiệp đầu tiên khiến cho người tiêu dùng phải vào lao tù vì đã tố chất lượng sản phẩm".

    Cũng theo ông Vũ Tuấn Anh, trong marketing và cuộc sống, tương phản thường được sử dụng như hệ quy chiếu và ngẫu nhiên Tân Hiệp Phát là cực xấu của suy nghĩ người tiêu dùng.
    "Ruồi chứ không phải là vật lạ - các bạn cần nhớ vụ án này liên quan tới ruồi chứ không phải là vật lạ, đối với thực phẩm ruồi là một cái gì đó tối kỵ không thể nào tồn tại song song. Sản phẩm ngày càng sạch xanh và rõ ràng vụ ruồi này là đi ngược với xu hướng tiêu dùng sản phẩm của người tiêu dùng. Cái gì đi ngược xu hướng thì sẽ phá sản và rất gay go", ông Tuấn Anh phân tích.

    Về biểu tượng, vụ án ruồi - Tân Hiệp Phát và Võ Văn Minh không chỉ là giữa hai chủ thể mà nó đã thành biểu tượng giữa thực phẩm bẩn/người tiêu dùng vì thế xử lý nó cần phải suy nghĩ thấu triệt và sâu sắc hơn nhiều.

    Ông Vũ Tuấn Anh cũng nhận định, thời điểm xét xử vụ án hoàn toàn bất lợi cho Tân Hiệp Phát bởi nguyên tắc xử lý khủng hoảng là từ to thành nhỏ và không có, không nên kéo dài theo thời gian. Bản án 7 năm được tuyên cho Võ Văn Minh vào đúng tháng 12, tháng cuối cùng trong năm và chỉ còn vài tuần tới mùa tiêu thụ sản phẩm nước giải khát cao điểm nhất của năm.

    "Kết thúc phiên tòa, mặc dù nắm phần thắng nhưng Tân Hiệp Phát vô tình tự biến mình trở thành một biểu tượng không hoàn thiện trong tâm trí người tiêu dùng", ông Vũ Tuấn Anh viết.
    Chia sẻ dưới bài viết của ông Vũ Tuấn Anh, nickname Thuphuong đồng tình: “7 năm tù sẽ nhanh chóng qua, ông Minh rồi sẽ về với gia đình nhưng “mức án” trong lòng người tiêu dùng dành cho Tân Hiệp Phát là mãi mãi. Tân Hiệp Phát sẽ không lấy lại được niềm tin người tiêu dùng”.

    Ở góc nhìn khác, Blogger Nguyễn Ngọc Long trên trang cá nhân cho rằng, sau bản án 7 năm dành cho ông Minh cái tên Tân Hiệp Phát sẽ được người tiêu dùng nhớ mãi với những ấn tượng về một thương hiệu đưa người tiêu dùng vào cảnh lao tù.
    Dưới chia sẻ của Blogger Nguyễn Ngọc Long, rất nhiều coment nhận định, "bản án lương tâm" mà Tân Hiệp Phát phải trả còn lớn hơn gấp nhiều lần 7 năm tù của ông Minh. Trước mắt Tân Hiệp Phát thắng kiện nhưng sẽ thua về thương hiệu, uy tín trong tâm trí người tiêu dùng.

    Hồng Minh
    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

  8. #8

    Mặc định

    Hãy tẩy chay các SP của TÂN HIỆP PHÁT
    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

  9. #9

    Mặc định

    Vụ án Chai Number 1 có ruồi được "gọt chân cho vừa giày" và sự trùng hợp kỳ lạ

    PHƯƠNG LINH
    18/12/15 07:36 THẢO LUẬN (19)
    (GDVN) - Theo Luật sư Nguyễn Tấn Thi, người bào chữa cho bị cáo Võ Văn Minh, vụ án này đã được “gọt chân cho vừa giày", bởi tất cả các cơ quan tố tụng đều có sai sót.
    Một vụ án đã được "gọt chân cho vừa giày"?

    Chiều ngày 17/12, phiên tòa xét xử vụ án “chai Number 1 có ruồi trị giá 500 triệu đồng” tiếp tục diễn ra tại trụ sở Tòa án nhân dân tỉnh Tiền Giang.
    Đầu giờ buổi chiều, trong phiên xét hỏi của mình, ông Nguyễn Tuấn Ngọc – Hội thẩm nhân dân đã yêu cầu cần làm rõ, vì sao lực lượng Công an lại có mặt vào đúng thời điểm nhân viên của Công ty Tân Hiệp Phát giao tiền 500 triệu đồng cho bị cáo Võ Văn Minh.

    Khai báo trước tòa, bà Trần Ngọc Bích – Giám đốc Công ty Tân Hiệp Phát cho biết, sau khi biết việc Minh dùng chai Number 1 có ruồi để uy hiếp Công ty, nhưng liên tục động viên mà không thay đổi ý định, nên cuối cùng, sau 2 ngày suy nghĩ, bà Bích mới quyết định viết đơn cầu cứu lên Công an tỉnh Tiền Giang.
    Phát biểu ở tòa, bà Trần Ngọc Bích - Giám đốc Công ty Tân Hiệp Phát phủ nhận thông tin việc mình đã báo cho lực lượng Công an tới đúng thời điểm nhân viên của Tân Hiệp Phát giao tiền cho anh Minh, để bị cáo này bị bắt quả tang ngay sau khi vừa nhận tiền. (Ảnh: P.L).


    Tuy nhiên, bà Bích phủ nhận thông tin việc mình đã báo cho lực lượng Công an tới đúng thời điểm nhân viên của Tân Hiệp Phát giao tiền cho anh Minh, để bị cáo này bị bắt quả tang ngay sau khi vừa nhận tiền.
    Nói tới đây, vị Hội thẩm nhân dân này tiếp tục chất vấn trong gay gắt: “Nếu không ai báo, thì lý do vì sao cơ quan Công an lại có mặt ngay đúng vào lúc đang giao tiền?". Bà Bích hoàn toàn im lặng, không thể trả lời câu hỏi này.
    Ngay sau khi kết thúc phần xét hỏi, đại diện Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Tiền Giang giữ quyền công tố tại phiên tòa đã đọc bản luận tội của vụ án này.

    Theo đó, đại diện cơ quan công tố đã cho rằng, Võ Văn Minh đủ nhận thức để biết rằng, hành vi của mình la sai, nhưng vì tham lam, nên đã có hành vi đe dọa, phát tán, làm mất uy tín của Tân Hiệp Phát, làm cho nhà sản xuất này thiệt hại về mặt kinh tế, làm ảnh hưởng đến sức khỏe của nhân dân, mất trật tự tại địa phương.

    Tuy nhiên, cơ quan công tố cũng đề nghị hội đồng xét xử xem xét một phần các tình tiết giảm nhẹ cho bị cáo Minh trong vụ án này như: nuôi cha mẹ già và con nhỏ, tài sản phạm tội đã được thu hồi đầy đủ, gia đình có hoàn cảnh khó khăn.
    Vì vậy, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Tiền Giang đề nghị hội đồng xét xử tuyên Võ Văn Minh mức án từ 12 – 13 năm tù giam cho tội “Cưỡng đoạt tài sản”.
    Quang cảnh buổi xét xử vụ án của Võ Văn Minh ở Tiền Giang (ảnh: P.L)


    Sau phần luận tội của cơ quan công tố đối với hành vi phạm tội của Võ Văn Minh, trong phần tranh luận, luật sư Nguyễn Tấn Thi – người bào chữa cho bị cáo Võ Văn Minh cho rằng: Vụ án này đã được “gọt chân cho vừa giày", bởi tất cả các cơ quan tố tụng đều có sai sót.


    Luật sư Thi đề nghị hội đồng xét xử đánh giá toàn diện lại vụ án. Bởi lẽ, theo quan điểm của vị luật sư này, đáng lý ra, vụ án không nên được đưa ra xét xử trong thời điểm này.
    Nguyên nhân là vì toàn bộ thông tin điều tra của vụ án đều đã bị tiết lộ bởi luật sư của bên nguyên đơn dân sự là Tân Hiệp Phát, do luật sư lại được dự các buổi lấy cung của luật sư bị cáo, nên không loại trừ khả năng thông cung.
    Đặc biệt, một số buổi lấy cung bị cáo, luật sư bị cáo không được dự, nhưng phía luật sư nguyên đơn dân sự lại được dự, nên đây cũng là sai phạm nghiêm trọng nhất của vụ án này trong quá trình điều tra vụ án.

    Trong bài bào chữa của mình, luật sư Thi cũng đã đặt vấn đề: Liệu Võ Văn Minh trong vụ án này có phải bị Tân Hiệp Phát gài bẫy hay không? Luật sư Thi nhấn mạnh: Tân Hiệp Phát hoàn toàn không lo sợ vì hành vi tống tiền, mà họ chỉ sợ dư luận.
    “Cần phải xem lại quy trình xử lý của Tân Hiệp Phát. Vụ việc như kiểu của Võ Văn Minh đã là lần thứ 4 báo chí đăng có liên quan đến Tân Hiệp Phát, nên họ có cả 1 bộ phận để giải quyết, nên không hề gì phải lo sợ cả", Luật sư Thi nêu vấn đề.
    Luật sư Thi cho biết, theo lời khai của chủ quán, nơi xảy ra việc trao đổi tiền giữa Minh và Tân Hiệp Phát, trước khi Minh bị bắt thì có cả xe cứu thương, xe Cảnh sát chạy đến ầm ầm, lại có xe của truyền hình, chờ sẵn… thì có việc bắt quả tang đối với Võ Văn Minh hay không?

    "Tất cả những việc này đều đã được sắp đặt sẵn từ trước" - Luật sư Thi nói tiếp.
    Còn luật sư Phạm Hoài Nam – người bào chữa cho Võ Văn Minh cũng khẳng định, rõ ràng, trong vụ án này, cơ quan điều tra đã hình sự hóa một quan hệ dân sự.
    Hôm nay (18/12), phiên tòa sẽ vẫn tiếp tục được làm việc.

    ​Những sự trùng hợp không ngẫu nhiên?

    Như đã nêu ở trên, tại phiên tòa xét xử Võ Văn Minh, Luật sư Thi nhấn mạnh: “Cần phải xem lại quy trình xử lý của Tân Hiệp Phát. Vụ việc như kiểu của Võ Văn Minh đã là lần thứ 4 báo chí đăng có liên quan đến Tân Hiệp Phát, nên họ có cả 1 bộ phận để giải quyết, nên không hề gì phải lo sợ cả".
    Nhìn lại những vụ việc đã từng xảy ra liên quan đến quy trình xử lý thông tin về chất lượng sản phẩm Tân Hiệp Phát, dễ thấy có những sự trùng hợp kỳ lạ và vụ việc Võ Văn Minh không phải là duy nhất.

    Thông tin trên Tuổi trẻ cho biết, ngày 5/6/2012, anh Nguyễn Quốc Tuấn (ngụ quận Bình Thạnh, TP HCM) mua chai trà xanh không độ của Công ty Tân Hiệp Phát, chai nước còn nguyên nhãn mác, nắp chưa khui nhưng bên trong có con gián.

    Anh Tuấn đã gặp phía doanh nghiệp sản xuất, thỏa thuận với phía doanh nghiệp bằng biên bản có nội dung: “Phía công ty yêu cầu xem sản phẩm, anh Tuấn cung cấp sản phẩm (sản xuất ngày 14/11/2011, hạn sử dụng 14/11/2012). Công ty cảm ơn anh Tuấn, đề nghị anh cho đổi sản phẩm, tặng 2-4 thùng trà cảm ơn. Anh Tuấn không chấp nhận đề nghị và giữ nguyên yêu cầu công ty trả 50 triệu đồng, nếu không sẽ công bố thông tin cho nhiều người biết...”.

    Theo đại diện của doanh nghiệp, biên bản giao nhận tiền có nội dung: anh Tuấn nhận 50 triệu đồng, trả lại cho công ty chai nước có con gián. Anh Tuấn cam kết không công bố chuyện này cho người khác biết, công ty cũng không làm khó dễ anh Tuấn. Sau cuộc giao nhận, ghi biên bản, ký tên thì công an bắt anh Tuấn, thu giữ luôn biên bản này.

    Ngày 17/7/2013, TAND quận Bình Thạnh xét xử sơ thẩm vụ án, tuyên phạt Nguyễn Quốc Tuấn 3 năm tù về tội cưỡng đoạt tài sản.

    Song, câu chuyện người tiêu dùng của Tân Hiệp Phát phải ngồi tù vẫn chưa thể dừng lại ở đó. Cũng theo tin tức trên Tuổi trẻ cho biết, sau thông tin vụ án Võ Văn Minh, một người đàn ông ngoài 40 tuổi, tên C.H là một kỹ sư đã lên tiếng kể về câu chuyện ngồi tù vì "đòi" Tân Hiệp Phát (THP) bằng một chai nước Dr Thanh.

    Theo bản án, vào tháng 2/2012, trong lần đi chơi cùng gia đình, anh H. đã mua nhiều chai nước Dr Thanh để uống trong đó, có một chai nước anh phát hiện ra bên trong có lợn cợn nên đã không mở ra mà mang về nhà và yêu cầu phía Tân Hiệp Phát ]phải bồi thường bằng hiện kim là 70 triệu đồng. Tuy nhiên, phía công ty "trả giá" anh bằng hai thùng nước ngọt nhưng anh từ chối.

    Trong lần gặp gỡ tiếp theo, đại diện công ty đồng ý trả anh 1/3 số tiền này nhưng anh H. nhất định đòi 35 triệu đồng. Phía công ty cũng yêu cầu anh đưa chai nước cho họ giám định nhưng anh không đồng ý. Sau đó, anh H. đã liên lạc lại với phía công ty, yêu cầu họ phải giải quyết nếu không sẽ thông tin lên báo.

    Tới 15h ngày 14/4/2011 anh H cũng bị công an bắt quả tang khi đang nhận 35 triệu đồng của Tân Hiệp Phát.

    Tại phiên tòa sơ thẩm ngày 17/8/2011, TAD quận Gò Vấp đã tuyên phạt anh H 1 năm tù. Theo anh H, hiện anh đã ra tù nhưng cho đến tận bây giờ không ai trả lời cho anh là chai nước Dr Thanh đó có bị hỏng hay không.
    Bà Nguyễn Thị Thu Hà (chủ quán ăn uống Thác Vàng ở phường Trảng Dài, Thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai) được cho là người ‘theo đuổi’, kiện Tân Hiệp Phát dài hơi nhất, trong vòng gần 6 năm để đòi lại công lý, công bằng và danh dự cho mình.
    Bà Nguyễn Thị Thu Hà ở Đồng Nai, một nạn nhân đã từng bị bắt bởi có sự tác động của Tân Hiệp Phát (ảnh: Tuổi Trẻ).

    Sau nhiều lần đàm phán, thỏa thuận, giữa bà Nguyễn Thị Thu Hà và Tân Hiệp Phát cũng đi đến tiếng nói chung, đó là bà Hà được nhận 49 triệu đồng tiền bồi thường thiệt hại doanh thu sau nhiều ngày nghỉ bán, từ việc phát hiện 5 chai nước (1 chai nước Number 1, 4 chai sữa đậu nành Soya Number 1) của Tân Hiệp Phát bị phát hiện có lỗi.

    Trưa 16/12/2011, khi bà Hà đang nhận tiền từ phía đại diện Công ty Tân Hiệp Phát, thì có một nhóm thanh niên mặc thường phục tự xưng là Công an thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai ập vào bắt giữ, còng tay bà Hà.
    Bà Hà kể lại, khi về đến Công an thành phố, điều tra viên xác minh lại rằng, về phìa Tân Hiệp Phát đã có biên bản thỏa thuận với khách hàng là bà Hà, nên đã thả bà Hà ra ngay trong ngày.

    Thế nhưng, mãi tới ngày 10/1/2013, lực lượng công an mới ra quyết định không khởi tố vụ án hình sự, đồng thời xác định bà Hà nhận 49 triệu đồng từ Tân Hiệp Phát, là do hai bên đã gặp nhau nhiều lần để thương lượng, có sự đồng ý từ phía công ty.

    Phương Linh
    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

  10. #10

    Mặc định

    Thu giữ thêm gần 50 chai Dr Thanh có vật thể lạ ở Cà Mau

    MAI ANH (TỔNG HỢP)
    18/12/15 10:09 THẢO LUẬN (14)


    (GDVN) - Chi Cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Cà Mau phối hợp với Công an TP. Cà Mau kiểm tra phát hiện thêm hàng chục chai trà xanh thảo mộc Dr Thanh có lợn cợn.


    Như Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam đã thông tin, ngày 14/12, khách hàng ở quán cafe Đất Mũi (Cà Mau) phát hiện trong chai trà thảo mộc Dr Thanh có chứa nhiều vật lạ giống như những cục men giấm, nên đã thông báo với chủ quán và báo cơ quan chức năng.
    Tiếp nhận thông tin, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Cà Mau đã tiến hành lập biên bản, niêm phong 2 chai trà Dr Thanh có phát hiện dị vật và các chai khác cùng lô để giao cơ quan chức năng xử lý theo thẩm quyền.
    Trà thảo mộc Dr Thanh chứa vật lạ, lợn cợn bị thu giữ - ảnh Trần Tiến Hưng
    Được biết, cả 2 chai Dr Thanh nói trên đều là loại chai nhựa 350ml, nhãn hiệu thể hiện là sản phẩm của Công ty TNHH TMDV Tân Hiệp Phát (địa chỉ đại lộ Bình Dương, tỉnh Bình Dương), vẫn còn hạn sử dụng đến tháng 7/2016.

    Đại diện quán café Đất Mũi cho hay sản phẩm Dr Thanh bán tại cà phê Đất Mũi được mua từ tiệm tạp hóa Thanh Tòng (địa chỉ phường 5, TP.Cà Mau).

    Tại đại lí Thanh Tòng, qua rà soát kiểm tra cũng phát hiện 3 thùng sản phẩm Dr Thanh 350ml cùng date với chai sản phẩm ở quán Đất Mũi (OZ29HSD070716), bên trong chứa 1-2 chai có dấu hiệu lợn cợn.

    Ngay sau sự việc xảy ra tại quán cà phê Đất Mũi ngày 16/12, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Cà Mau chủ trì cuộc họp với các lực lượng và các chủ cơ sở mua bán trà thảo mộc Dr Thanh của Tân Hiệp Phát để truy tìm lô hàng có chứa vật lạ, lợn cợn.
    Tại cuộc hợp đại diện Công ty Tân Hiệp Phát - nhà sản xuất các sản phẩm Dr Thanh, cho biết trên địa bàn TP.Cà Mau hiện có 3 đại lý cấp 1 là Công ty cổ phần Thương nghiệp Cà Mau, Việt Loan, Chiêu Hưng.
    Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Cà Mau yêu cầu lực lượng chức năng phải kiểm tra ngay, thống kê số lượng Dr Thanh tại 3 đại lý cấp 1 này.
    Theo đó qua kiểm tra hơn 150 thùng thảo mộc Dr Thanh, lực lượng liên ngành phát hiện và thu giữ 2 thùng (mỗi thùng 24 chai) xuất hiện lợn cợn tại đại lý cấp 1- Việt Loan, phường 8 (thành phố Cà Mau).

    Mai Anh (Tổng hợp)
    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

  11. #11

    Mặc định

    Vụ Number 1 có ruồi: Vì sao anh Minh lĩnh án 7 năm tù?

    - Phiên tòa xét xử vụ án “con ruồi” đã khép lại, anh Võ Văn Minh (SN 1980, Tiền Giang) bị tòa tuyên phạt mức án 7 năm tù.

    Tại sao lại là 7 năm tù mà không là một con số hay một kết cục nào khác?

    Áp lực từ dư luận?
    Như đã thông tin, ngày 27/1, sau khi nhận 500 triệu đồng từ Tân Hiệp Phát để đổi lấy chai nước có ruồi và sự im lặng, anh Minh đã bị Cơ quan CSĐT bắt quả tang. Đây không phải là lần đầu một khách hàng Tân Hiệp Phát “dính đòn” khi đưa ra yêu cầu công ty này phải chi tiền để nhận lại sản phẩm có lỗi và sự im lặng.
    Anh Võ Văn Minh nghe tòa tuyên án

    Tại phiên tòa, luật sư bào chữa cho anh Minh đã nhắc lại 4 vụ việc tương tự trước đó cũng xảy ra tại Tân Hiệp Phát. Ngày 17/7/2013, anh N.Q.T. (ngụ quận Bình Thạnh, TP.HCM) bị TAND quận Bình Thạnh xử phạt 3 năm tù về tội “cưỡng đoạt tài sản”.

    Lý do cũng vì anh đã yêu cầu Tân Hiệp Phát giao 50 triệu đồng để đổi lại chai trà xanh không độ có con gián chết và sự im lặng.Trong vụ việc khác, ngày 17/8/2011, anh H. (ngụ quận Gò Vấp) cũng phải lãnh án 1 năm tù sau khi bị bắt quả tang vì nhận của Tân Hiệp Phát 35 triệu đồng để đổi lấy chai nước Dr Thanh chưa mở nắp nhưng đã lợn cợn bên trong...Hàng loạt vụ việc trên đã vấp phải sự phản ứng gay gắt từ dư luận. Dù vậy, tại phiên tòa xét xử anh Minh, chị Bùi Thị Tiên (ngụ ấp 1, xã Đô Thạnh, TP Mỹ Tho, Tiền Giang) vẫn mang theo những bức xúc đến dự tòa.

    Chị cho biết, sau khi anh Minh bị bắt, tháng 2 vừa qua chị vẫn phát hiện sản phẩm của Tân Hiệp Phát có lỗi. Công ty cũng ngỏ ý “thương lượng”. Chị bảo rằng nếu không đọc thông tin báo chí về trường hợp anh Minh thì có khi chị cũng bị đi tù. Sau hàng loạt sự việc, chẳng lẽ Tân Hiệp Phát vẫn không tìm ra được một cách hành xử khác?
    Tại tòa, bà Trần Ngọc Bích - Giám đốc công ty đưa ra rằng sau vụ anh Minh, công ty đã bị thiệt hại hàng ngàn tỷ đồng.

    “Công ty chúng tôi tổn thất rất lớn, con số thiệt hại gián tiếp do doanh thu giảm sút có thể tới vài ngàn tỷ đồng. Thế nhưng, anh Minh cũng đã phải gánh chịu hậu quả nặng nề nên xin tòa xem xét cho anh ấy”, bà Bích nói.Không thể phủ nhận việc anh Minh dùng chai nước trị giá 10 ngàn đồng đề nghị đổi lấy 1 tỷ đồng sau đó giảm xuống 500 triệu đồng là có sự tham lam. Nhưng xem xét cách thức mà Tân Hiệp Phát giải quyết vụ việc cũng thật bất bình.

    Dù đưa ra lời đề nghị thiện chí xin giảm nhẹ cho anh Minh nhưng Tân Hiệp Phát vẫn không thể xoa dịu dư luận. Mỗi bài báo nhận được hàng trăm phản hồi của độc giả. Đa số họ - những người tiêu dùng, những khách hàng trong quá khứ, hiện tại và cả tương lai của Tân Hiệp Phát đồng loạt lên tiếng tẩy chay sản phẩm của doanh nghiệp này. Có thể nói đây là một áp lực ghê gớm.

    Vì sao mức án không thấp hơn?

    Tòa án xét xử độc lập trên cơ sở các quy định của pháp luật. Thế nhưng ngoài việc đúng luật thì một bản án làm sao để hợp lòng người cũng là điều luôn được quan tâm.
    Theo điều 135 BLHS quy định: “khoản 1: người nào đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ một năm đến 5 năm”...Khoản 3 điều 135 quy định: Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ 7 năm đến 15 năm: a) chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng; b) gây hậu quả rất nghiêm trọng.Tại điểm a, khoản 4 của điều luật này quy định: “Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm: Chiếm đoạt số tiền có giá trị từ 500 triệu đồng trở lên”.
    Bản án 7 năm tù đối với anh Minh là một kết quả không quá bất ngờ. Bởi lẽ, ngoại trừ kịch bản tòa án tuyên anh Minh không phạm tội thì không thể có một mức hình phạt thấp hơn.


    Anh Võ Văn Minh đã nhận 500 triệu đồng nên bị truy tố theo khoản 4 điều 135 BLHS với khung hình phạt từ 12-20 năm tù. Tại tòa, HĐXX nhận định anh Minh có nhiều tình tiết giảm nhẹ như nhân thân tốt, số tiền chiếm đoạt đã được thu hồi và trả lại cho bị hại, hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, bị hại xin HĐXX xem xét giảm án cho bị cáo nên cũng cần xem xét, giảm nhẹ một phần hình phạt.Dù vậy, việc giảm nhẹ cũng phải tuân thủ theo quy định của pháp luật.

    Điều 47 BLHS quy định khi có ít nhất 2 tình tiết giảm nhẹ theo quy định, tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt mà điều luật đã quy định (ở đây là thấp hơn 12 năm - PV) nhưng phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật (nghĩa là phải trong khoản 3 Điều 135).Nếu tòa kết luận anh Minh có tội thì mức hình phạt thấp nhất phải là 7 năm tù. Nếu mức án thấp hơn là đã vi phạm nghiêm trọng quy định tố tụng và bản án trên ắt sẽ bị hủy.

    Tham gia bào chữa cho anh Minh, các luật sư đã đưa ra hàng loạt quan điểm bào chữa.Tại phiên tòa phúc thẩm, nếu kịch bản anh Minh được tuyên vô tộikhông xảy ra thì đây cũng là mức hình phạt cuối cùng, không thể thấp hơn.Một con ruồi đã khiến hai bên đều phải trả giá đắt. Đây cũng là bài học đắt giá với những người trong cuộc.

    M.Phượng
    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

  12. #12
    Đai Nâu Avatar của bebong
    Gia nhập
    Apr 2011
    Nơi cư ngụ
    Không rõ
    Bài gởi
    294

    Mặc định

    Sao con thấy ko hợp lý.

    THP bán sản phẩm ko hợp vệ sinh mà ko ai bắt hết.

  13. #13

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi bebong Xem Bài Gởi
    Sao con thấy ko hợp lý.

    THP bán sản phẩm ko hợp vệ sinh mà ko ai bắt hết.
    Rồi lúc nào đó, bạn sẽ tìm thấy sự hợp lý trong cái bất hợp lý.
    Nếu bạn nghiên cứu "Định lý bất toàn" của Kurt Gödel, bạn sẽ hiểu được phần nào về sự khiếm khuyết của mọi hệ thống (có cái bất hợp lý), nhưng những hệ thống đó vẫn tồn tại (hẳn vì có sự hợp lý). Ở đây là nói về các hệ thống do con người đề xuất.
    Như giáo phái Aum Shinrikyo ở Nhật, tụ tập toàn những người có trình độ đại học trở lên là chính. Khi dùng khí Sarin đầu độc hành khách ở ga tàu, ngày 20/3/1995, lúc đó nó có khoảng 10.000 thành viên ở Nhật và 30.000 thành viên ở Nga. Nhưng bây giờ nó không bị tàn lụi, mà còn phát triển lên hàng trăm ngàn người, đổi tên thành Aleph. (theo số liệu của an ninh Nhật) Nếu người ngoài nhìn vào thì chẳng có lý tẹo nào.
    Giới giang hồ đồn đại rằng, tay chơi nào xăm hình Quán Thế Âm Bồ Tát (thường gọi là Phật Bà), hình Rồng, ắt sẽ xảy ra sự không hay. Ở ngoài nghe không có lý, nhưng họ tin điều đó ắt hẳn có lý do.
    Nom chủ THP mặc áo thêu rồng vàng có 5 móng, cũng chưa hiểu là ý gì....

  14. #14

    Mặc định

    "Dr Thanh chứa dị vật, Tân Hiệp Phát không thể vô can"
    Phương Nhi | 19/12/2015 14:02




    "Dr Thanh chứa dị vật, Tân Hiệp Phát không thể vô can"

    LS Phạm Công Út cho rằng, việc Tân Hiệp Phát “đổ lỗi” cho đại lý trong bảo quản gây ra sự cố lên men của hơn 79 chai Dr Thanh tại Cà Mau là đang “né” tránh nhiệm.

    “Đổ lỗi” cho đại lý, Tân Hiệp Phát phải chứng minh

    Suốt mấy năm qua, sản phẩm Dr Thanh của Tân Hiệp Phát liên tục bị phát hiện lỗi “dị vật lạ” như nước bị lên men, sủi bọt, lợn cợn ở bên trong.
    Năm 2011, đã có hàng nghìn chai Dr Thanh bị “tố” không đảm bảo chất lượng dù còn nguyên đai, nguyên kiện.
    Mới đây, tại TP.Cà Mau, tỉnh Cà Mau, cơ quan chức năng phát hiện tổng cộng đến 79 chai Dr Thanh có dấu hiệu bất thường. Cụ thể, tại quán cà phê là 7 chai, còn ở tiệm tạp hóa là 72 chai Dr Thanh có chứa chất lợn cợn, có chai như chứa men giấm…

    Điều đáng nói là: Trong hầu hết các sự cố liên quan tới “dị vật lạ” lợn cợn bên trong chai nước như trên, đại diện của Tân Hiệp Phát thường loại bỏ nguyên nhân từ quá trình sản xuất.
    Câu trả lời của Tân Hiệp Phát luôn xoay quanh nguyên nhân của khâu bảo quản và trách nhiệm thuộc về đại lý.



    Cả ngàn chai Dr Thanh đã từng bị lỗi "vật thể lạ" vào năm 2011 (Ảnh: Dân Việt)


    Trao đổi với chúng tôi, LS Phạm Công Út – Trưởng VP LS Phạm Nghiêm (Đoàn LS Tp.HCM) – người có kinh nghiệm 20 năm trong vai trò thẩm phán, cho rằng: “Đây thực chất là cách né tránh trách nhiệm của họ hay né lỗi do họ”.
    “Anh có vô can không khi sản phẩm này còn hạn sử dụng? Anh đổ thừa cho môi trường và các vấn đề khác nhưng anh không thể nói miệng được. Quy trình bảo quản, cần lưu ý gì (như phải để ở nhiệt độ bao nhiêu, ảnh hưởng như thế nào) phải có trong diện cảnh báo.

    Nếu không cảnh báo, đó hoàn toàn là lỗi tại anh. Anh phải chịu trách nhiệm” – LS Út nhấn mạnh.
    Thêm vào đó, theo LS Út: Tân Hiệp Phát muốn “đổ lỗi” cho đại lý, Tân Hiệp Phát phải chứng minh.
    “Khi khách hàng mang chai tới, họ nói đây là chứng cứ - chai nước đang có “vật thể lạ”, Tân Hiệp Phát khi thừa nhận: “Đây là sản phẩm của tôi”, mặc nhiên Tân Hiệp Phát đã có lỗi rồi.

    Còn Tân Hiệp Phát nói ngược lại: Đại lý đã làm không tốt trong khâu bảo quản, Tân Hiệp Phát phải chứng minh quy trình với bên đại lý.
    Nếu doanh nghiệp này chỉ nói miệng, kết luận suông “tại đại lý” mà không chứng minh được là điều khó chấp nhận” – LS Út nói.
    Theo LS Út: Việc kinh doanh thực phẩm phải đảm bảo an toàn tuyệt đối với người tiêu dùng.

    Bộ luật hình sự đã có những quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm, nếu gây hậu quả, thiệt hại - hành vi nguy hiểm cho xã hội có thể bị khởi tố.
    Tuy nhiên, đối với Tân Hiệp Phát, “hành vi nguy hiểm” ở đây, ta thấy chưa có trường hợp nào bị ngộ độc, gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng do lỗi của sản phẩm gây ra.

    Vì vậy, bộ luật hình sự có thể loại trừ, không được áp dụng trong tình huống này.
    Ngoài bộ luật hình sự còn có các bộ luật khác, liên quan tới mảng hành chính, quản lý Nhà nước như quản lý an toàn thực phẩm hoặc các tổ chức hội đoàn như Hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; Bộ luật dân sự liên quan tới vấn đề mua bán – sản phẩm.
    Mặc dù vậy, tại Việt Nam, hệ thống pháp lý này chưa hoàn thiện, quyền lợi của người tiêu dùng bị xâm hại, ảnh hưởng do chất lượng sản phẩm không đảm bảo.

    Sản phẩm lỗi, Tân Hiệp Phát không thể “vô can”

    Đối chiếu vào luật dân sự, để xác định “lỗi” của nhà sản xuất Tân Hiệp Phát, theo LS Út cần xem xét 4 điều kiện:

    Thứ nhất, cần xem xét hành vi, quy trình sản xuất có đảm bảo an toàn theo chất lượng đã đăng ký hay không.
    Tân Hiệp Phát loại bỏ nguyên nhân gây ra “vật thể lạ” từ lỗi của nhà sản xuất, vậy Tân Hiệp Phát phải chứng minh chất lượng an toàn, tốt, hương liệu, nguồn nước và các nguyên liệu hình thành khác đều đảm bảo an toàn…
    Muốn chứng minh điều đó: Họ không có “hành vi” tức là được cấp giấy phép.


    LS Phạm Công Út – Trưởng VP LS Phạm Nghiêm (Đoàn LS Tp.HCM) – người có kinh nghiệm 20 năm trong vai trò thẩm phán.


    Thứ hai,
    cần xem xét hậu quả. Hậu quả ở đây là trong chai nước Dr Thanh của Tân Hiệp Phát có “vật thể lạ” ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng. Tuy nhiên, hậu quả gây hại sức khỏe người dùng như thế nào chưa được làm rõ.
    Tuy vậy, theo LS Út: Vẫn có thể chứng minh được là trong quy trình sản xuất của doanh nghiệp này đã để lại rất nhiều sản phẩm có lỗi ảnh hưởng tới sức khỏe người dùng.

    “Để nói lỗi của nhà sản xuất phải thông qua giám định. Giám định các “vật thể lạ” này từ khâu sản xuất hay sau sản xuất hoặc nằm ngoài thời gian hạn sử dụng.
    Và các giám định này phải thực hiện khi sản phẩm còn nguyên đai, nguyên kiện không bị tác động bởi bên ngoài sau khi sản phẩm được đóng nắp” – LS Út lưu ý.

    Trước đó, ngay khi nhận được thông tin sản phẩm có hiện tượng bợn giấm tập trung tại cùng một địa điểm tại Cà Mau, Tân Hiệp Phát đã tiến hành rà soát hồ sơ quản lý sản xuất và quản lý chất lượng của lô hàng, kiểm tra mẫu lưu sản phẩm cùng lô.
    Tân Hiệp Phát thông báo: Kết quả cho thấy quá trình sản xuất bình thường, mẫu lưu đạt chuẩn, ngoại quan đạt, kiểm tra hóa lí đạt, vi sinh đạt, từ đó doanh nghiệp này loại bỏ nguyên nhân từ khâu sản xuất.

    Tuy nhiên, LS Út cho rằng: Cho dù có mẫu lưu đi chăng nữa, Tân Hiệp Phát vẫn phải kiểm tra các vật chứng thông qua kết quả giám định. Bởi giám định nhằm mục đích chứng minh: “vật thể lạ” này không phải bị tác động từ bên ngoài.
    “Lúc đó kết quả giám định mới là câu trả lời chứ không phải mẫu lưu là câu trả lời” – LS Út nhấn mạnh.

    Thứ ba, phải xem xét mối liên hệ nhân – quả giữa hành vi và hậu quả, tức là mối liên hệ giữa khâu sản xuất tạo ra sản phẩm lỗi.
    Ví dụ: Tân Hiệp Phát sản xuất ra sản phẩm này nhưng lỗi xuất hiện sau thời điểm hạn chuẩn hoặc lỗi này do tác động từ bên ngoài thì nó không có mối liên hệ giữa việc sản xuất của công ty và lỗi sự cố.

    Thứ tư, người khiếu nại hoặc khởi kiện phải chứng minh được yếu tố lỗi của nhà sản xuất.
    “Khi Tân Hiệp Phát biết dây truyền sản xuất của họ bị nhiều lần như vậy mà không khắc phục, họ vẫn tiếp tục sản xuất theo quy trình đó tức là họ có lỗi. Trong pháp lý, điều này thể hiện lỗi cố ý về mặt ý thức chủ quan.
    Hơn nữa, sản phẩm này không bị tác động từ phía ngoài hay do chủ đích nào khác của đối thủ, Tân Hiệp Phát đã chấp nhận đây là sản phẩm của họ.

    Nếu rũ bỏ trách nhiệm, Tân Hiệp Phát sẽ vấp phải phản ứng gay gắt vì trong một thời gian dài các sản phẩm tiêu dùng khác không bị hiện tượng tương tự” – LS Út nói.


    Cà Mau: Có đến 79 chai Dr Thanh bị lợn cợn bất thường.


    Theo LS Út: Tân Hiệp Phát cần phải chịu trách nhiệm nếu khách hàng kiện hay đòi bồi thường.
    Nhưng LS Út lưu ý: Đòi bồi thường hay đàm phán phải thông qua Hội bảo vệ người tiêu dùng. Người phát hiện sản phẩm lỗi không nên tự ý chủ động gây sức ép với bên Tân Hiệp Phát.

    “Việt Nam không giống như nước ngoài, sản phẩm lỗi với người nước ngoài rất hệ trọng, luật pháp bảo vệ người dân rất nghiêm ngặt.
    Ở Việt Nam, luật pháp chưa hoàn thiện để bảo vệ người tiêu dùng, vì vậy, nếu khách hàng tự ý thương thảo sẽ rơi vào tình huống giống vụ “con ruồi 500 triệu”.

    Do đó, tôi khuyên: Người tiêu dùng khi gặp sự cố cần thông qua Hội bảo vệ người tiêu dùng và báo chí – Với cách này sẽ gây thiệt hại rất lớn cho nhà sản xuất mà thiệt hại này thì không bao giờ có điểm dừng” – LS Út kết luận.


    Trưởng Văn phòng Luật sư Chính Phát
    LS. Đặng Văn Cường


    Khi lưu thông trên thị trường, Tân Hiệp Phát phát hiện ra sản phẩm Dr Thanh bị lỗi thì phải triệu hồi về hoặc thiêu hủy cũng giống như sản phẩm ô tô vậy. Còn nội bộ công ty sẽ phải rút kinh nghiệm.


    theo Trí Thức Trẻ
    Last edited by Bin571; 20-12-2015 at 01:22 PM.
    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

  15. #15

    Mặc định

    Vụ chai nước ngọt có ruồi: Bắt bẻ luật sư nguyên đơn dự cung

    Hoàng Điệp | 20/12/2015 12:27

    Tuyên án vụ "con ruồi trong chai nước ngọt" - Ảnh: H.Điệp

    Luật sư Nguyễn Tấn Thi, bào chữa cho bị cáo Võ Văn Minh, cho rằng vụ án đã vi phạm tố tụng từ giai đoạn điều tra khi điều tra viên cho phép luật sư bảo vệ quyền lợi của Tân Hiệp Phát dự cung.

    Phiên tòa xét xử bị cáo Võ Văn Minh (Cái Bè, Tiền Giang) tội “cưỡng đoạt tài sản” - người được cho là đã dùng chai nước ngọt có ruồi để cưỡng đoạt 500 triệu đồng của Công ty Tân Hiệp Phát - đã kết thúc với mức án 7 năm tù dành cho bị cáo Minh.

    Tuy nhiên, phiên tòa đã để lại nhiều dấu hỏi trong dư luận.
    Luật sư Nguyễn Tấn Thi, bào chữa cho bị cáo Võ Văn Minh, cho rằng vụ án đã vi phạm tố tụng từ giai đoạn điều tra khi điều tra viên cho phép luật sư bảo vệ quyền lợi của nguyên đơn dân sự (Tân Hiệp Phát) dự cung.


    Luật sư Thi cho rằng đây là hành vi vi phạm tố tụng rất nghiêm trọng và đáng lẽ phiên tòa này không được xử bởi cần phải trả hồ sơ để điều tra, xét xử lại theo đúng thủ tục tố tụng.
    Tuy nhiên, đáp trả những tranh luận này của luật sư, đại diện viện kiểm sát giữ quyền công tố tại phiên tòa khẳng định luật pháp không cấm và điều tra viên có quyền dùng mọi biện pháp để điều tra.


    Trong khi đó, Bộ luật tố tụng hình sự không có điều khoản nào qui định về việc luật sư của bị hại được tham dự những buổi lấy cung của bị can.
    Sau phần đối đáp của đại diện Viện KSND tỉnh Tiền Giang trong phiên tòa, chúng tôi liên hệ với lãnh đạo Viện KSND tỉnh Tiền Giang để hỏi về ý kiến của lãnh đạo viện, nhưng vị lãnh đạo này đã từ chối đưa ra ý kiến đúng - sai với vai trò giám sát hoạt động tư pháp bởi đang trong thời gian nghỉ phép.


    Trong khi đó, một lãnh đạo Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an cho rằng pháp luật quy định như thế nào thì điều tra viên chỉ được làm như vậy, không thể làm khác được.
    Luật không quy định cho luật sư bảo vệ quyền lợi của nguyên đơn dự cung thì luật sư này không thể có mặt trong buổi dự cung. Đó là quy định của pháp luật, buộc tất cả người tiến hành tố tụng phải tuân thủ.


    Ông Nguyễn Thanh Sơn, phó viện trưởng Viện KSND cấp cao tại TP.HCM, khẳng định rằng hành vi cho luật sư của nguyên đơn dân sự tham dự các buổi lấy cung bị can là vi phạm thủ tục tố tụng.
    Kể cả khi điều đó pháp luật không cấm thì điều tra viên cũng không được phép làm, bởi điều tra viên chỉ được làm những gì pháp luật quy định.


    Lấy ví dụ cụ thể về việc vi phạm tố tụng nghiêm trọng này, ông Phạm Công Hùng, nguyên thẩm phán TAND tối cao, khẳng định nếu cho rằng điều tra viên áp dụng mọi biện pháp nghiệp vụ để phục vụ công tác điều tra thì Bộ luật tố tụng hình sự không còn ý nghĩa gì trong hoạt động điều tra.


    Bởi nếu muốn, điều tra viên hoàn toàn có thể cho người lạ, người không liên quan đến gặp và cùng hỏi cung bị can.
    Mà lời khai của bị can là những bằng chứng để làm rõ hành vi của bị can, mục đích của bị can, lỗi của bị can trong vụ việc.
    Trong đó, bí mật điều tra là một trong những yếu tố quan trọng nhất của công tác điều tra vụ án hình sự.


    Ông Hùng cũng cho rằng việc điều tra viên cho luật sư bên nguyên đơn dân sự tham gia hỏi cung làm ảnh hưởng đến quyền lợi của bị can và có thể ảnh hưởng đến kết quả điều tra vụ án.
    Khi xảy ra vụ án này, ông Hùng nhận định hành vi của Võ Văn Minh có dấu hiệu của tội cưỡng đoạt tài sản. Tuy nhiên, việc có cấu thành tội cưỡng đoạt tài sản hay không còn phụ thuộc kết quả điều tra.


    Ông Hùng băn khoăn rằng “nếu chai nước đó không phải của Tân Hiệp Phát thì lý do gì Tân Hiệp Phát phải sợ anh Minh?
    Thực tế tòa đã tuyên rằng không thể khẳng định chai nước đó có phải của Tân Hiệp Phát hay không, vậy thì dù anh Minh làm gì đi chăng nữa cũng không thể đe dọa và uy hiếp được Tân Hiệp Phát.
    Như vậy liệu có đủ cấu thành tội “cưỡng đoạt tài sản” hay chưa?”.


    Ông Phạm Công Hùng cũng cho rằng với những yếu tố đã phân tích thì các cơ quan tố tụng cần đánh giá, xem xét cặn kẽ tất cả các chi tiết để có được một bản án phù hợp với pháp luật và được dư luận chấp nhận.
    “Một bản án tuyên xong mà không nhận được sự đồng thuận của dư luận xã hội thì bản án đó không tải đủ được hết ý nghĩa của luật pháp” - ông Hùng nhận định.
    * PGS.TS ĐỖ VĂN ĐẠI (trưởng khoa Luật dân sự Trường đại học Luật TP.HCM):

    Anh Võ Văn Minh có thể kháng cáo

    Theo dõi vụ án cưỡng đoạt tài sản đối với bị cáo Võ Văn Minh cho thấy đây là một vụ việc đang gây nhiều tranh cãi trong dư luận dù bản án đã được tuyên.
    Về tội cưỡng đoạt tài sản đối với Tân Hiệp Phát thì cũng đã có những bản án khác, những tình huống xử lý khác diễn ra trước đó.

    Dư luận cũng đang chia thành hai ngả, một bên cho rằng đó là giao dịch dân sự giữa người tiêu dùng và doanh nghiệp cung ứng sản phẩm.
    Nhưng một luồng ý kiến khác cho rằng hành vi của anh Minh đủ cấu thành tội cưỡng đoạt tài sản và buộc phải xử lý hình sự.

    Đây là một vấn đề còn nhiều tranh cãi ngay cả trong giới chuyên gia chứ không chỉ người dân, khách hàng nói chung. Tôi thấy rằng có thể còn có những vụ việc tương tự như vậy xảy ra.

    Vậy nên cần có một cái nhìn thống nhất về luật pháp để xem xét tất cả yếu tố liên quan.
    Hiện nay, bản án đã được tuyên và chưa có hiệu lực pháp luật, tôi cho rằng anh Minh có thể kháng cáo để xét xử phúc thẩm ở tòa cấp cao nhằm được xem xét lại toàn bộ vụ án này. Và thậm chí có thể là một quyết định giám đốc thẩm.

    Khi có một quyết định giám đốc thẩm thì nó tương tự một án lệ để được áp dụng rộng rãi. Còn ở các cấp sơ thẩm, họ có quyền đưa ra bản án độc lập, không bị ảnh hưởng bởi cấp trên.


    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

  16. #16

    Mặc định

    Tân Hiệp Phát và nghi án "gài bẫy", oan Thị Mầu!

    Nguyễn Huy Sơn | 21/12/2015 08:20





    Võ Văn Minh bị bắt giữ khi nhận 500 triệu do Tân Hiệp Phát mang đến

    Nghi án Tân Hiệp Phát "gài bẫy" để dằn mặt “Thượng đế”, góp phần khiến họ hoàn thành việc phạm pháp là hành động ứng xử thiếu văn minh và kém nhân văn của một doanh nghiệp lớn.

    Khi khách hàng không hiểu biết pháp luật

    Khi phát hiện chai nước, anh Minh nên thông báo sự việc có con ruồi trong chai nước cho Hội bảo vệ người tiêu dùng, cho các cơ quan truyền thông, hay cho doanh nghiệp để làm rõ nguyên nhân.
    Hành động thông báo vì mục đích tốt cho sức khỏe của cá nhân, sức khỏe của cộng đồng thì là điều rất đáng khen ngợi.
    Nếu thực sự lỗi sản phẩm do quy trình sản xuất, doanh nghiệp ắt sẽ phải cám ơn và hậu tạ anh khách hàng này
    Khi DN có sản phẩm lỗi, gây thiệt hại tới sức khỏe, tài sản của NTD thì họ có quyền yêu cầu công ty phải bồi thường thiệt hại. (Khoản 6, Điều 8, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng).

    Như vậy anh Minh được quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại và được thương lượng với doanh nghiệp về việc bồi thường đó nếu anh này chứng minh được sản phẩm gây hại tới sức khỏe của mình.
    Điều này là khó và với một người dân không nhiều hiểu biết về luật pháp, như anh Minh.
    Anh Minh đã không lựa chọn cách ứng xử theo quy định pháp luật mà lựa chọn cách ứng xử mang động cơ cá nhân.
    Và với bất kỳ giải pháp nào theo ý anh, DN cũng bị thiệt hại: hoặc tiền (500 triệu) hoặc uy tín

    Luật pháp hiện hành nghiêm cấm việc chuyển dịch quyền sở hữu tài sản một cách trái pháp luật.
    Hành vi gian dối, lén lút, đe dọa hoặc uy hiếp tinh thần người khác nhằm chuyển giao quyền sở hữu tài sản từ chủ thể này, sang chủ thể khác là những hành vi trái pháp luật.

    Ở đây có thêm thông tin: chai nước về sau được Viện Khoa học Hình sự Bộ Công an kiểm định và có kết luận là có dấu hiệu bị mở(???).
    Chi tiết này cần phải làm rõ vì nó rất quan trọng, góp phần quyết định vụ án.
    Nhất là, chai nước có được niêm phong ngay khi Tân Hiệp Phát và cơ quan công an thu từ tay Võ Văn Minh hay không.
    Nếu không niêm phong thì việc có ra kết quả gì cũng không thể thuyết phục được.

    Người tiêu dùng cần hiểu rõ quyền lợi và trách nhiệm của mình. Trong quan hệ dân sự, kinh doanh thương mại, pháp luật khuyến khích việc thỏa thuận, thương lượng giữa các bên để giải quyết tranh chấp.
    Việc thương lượng, thỏa thuận phải được thực hiện trên cơ sở tự nguyện, tránh việc sử dụng những hành vi có tính chất uy hiếp, đe dọa người khác để đạt được mục đích của việc thương lượng.

    Hành vi đe dọa, uy hiếp người khác để người khác phải bàn giao tài sản của họ cho mình là hành vi vi phạm pháp luật.
    Và nếu không thương lượng được thì một trong các bên có thể khởi kiện tới tòa án để được giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự chứ không được phép "tự xử" qua các hành vi đe dọa, uy hiếp làm ảnh hưởng tới quyền lợi của chủ thể khác, gây mất ổn định trật tự xã hội.

    Tại sao anh Minh không hiểu luật? Và còn bao nhiêu người dân không hiểu luật như anh Minh để rồi chính họ cũng đã từng vào tù vì lý do tương tự?
    Câu trả lời thuộc về chính quyền. Hãy phổ biến pháp luật và định hướng cách ứng xử đúng pháp luật cho người dân thay vì để người dân ghi vào lý lịch của họ những tiền án tiền sự như thế này.


    Đừng để khách hàng tự ghi vào lý lịch của mình những tiền án tiền sự

    Thiếu thiện chí ngay từ đầu

    Xem xét về phía Tân Hiệp Phát: Khi anh Minh liên hệ, DN đã cho người xuống làm việc nhưng khi đó không thấy thuyết phục anh Minh mang chai nước đi kiểm định.
    Như vậy, có phải bằng mắt thường, nhân viên của Tân Hiệp Phát đã công nhận là sự việc Con ruồi trong chai nước là đúng?
    Xét trên khía cạnh ứng xử thông thường của DN, nếu DN tự tin vào chất lượng sản phẩm, họ nên thuyết phục khách hàng mang sản phẩm tới cơ quan kiểm định để xem xét thực sự sản phẩm có bị lỗi thật hay không?

    Và nếu bị lỗi là do đâu, khâu nào trong quá trình sản xuất?
    Và cách thức khắc phục ra sao để lấy lại niềm tin nơi khách hàng?
    Nếu DN có thiện chí thì ngay từ khi bắt đầu thương lượng, họ nên cho người tiêu dùng biết rằng: hành vi đe dọa tung tin kia có thể vi phạm pháp luật và họ sẽ nhờ sự can thiệp của chính quyền.

    Nếu thực sự họ đảm bảo được chất lượng hàng tiêu dùng của mình thì ngay từ đầu đã không “xuống nước” để đàm phán.
    Đây chính là khởi nguồn của những nghi ngờ và tẩy chay từ phía những khách hàng.

    Giúp khách hàng... hoàn thành hành vi phạm tội

    Ở đây cần khẳng định rằng Tân Hiệp Phát không có ý định thỏa thuận với anh Minh.
    Đại diện DN này đưa ra là một biên bản làm việc ghi rõ những lần gặp gỡ trao đổi, giải thích thuyết phục của DN với anh Minh, biên bản này không phải thỏa thuận.
    Xem biên bản có thể thấy rõ quá trình anh Minh đòi Tân Hiệp Phát thanh toán từ 1 tỷ giảm xuống còn 600 triệu rồi 500 triệu VND…
    Do vậy có thể tạm coi là không có thỏa thuận.

    Trên thực tế DN này chỉ coi việc gặp gỡ và mang tiền ra quán cà phê để anh Minh hoàn thành hành vi vi phạm, và những việc sau đó là của cơ quan điều tra và tòa án!
    Doanh nghiệp có nhiều cách để ứng xử thân thiện hơn thay vì mật báo với cơ quan công an để "xử" người tiêu dùng sau khi đã (giả) đàm phán bồi thường.
    Ngày 17/12/2015 vụ việc được đưa ra xét xử. Bản án dành cho anh Minh là 7 năm tù và bản án này đã làm dư luận nổi sóng với bao chỉ trích nhắm vào DN
    Vụ án tạm khép lại với rất nhiều bài học cho người tiêu dùng, DN, thực tiễn pháp lý



    Dằn mặt "Thượng Đế" cũng là tự giết mình?

    "Dằn mặt Thượng đế" cũng là tự giết mình

    Cách ứng xử của Tân Hiệp Phát đã giáng xuống chính DN này một đòn chí mạng.
    Thay vì xử sự một cách đàng hoàng, khiến người tiêu dùng tâm phục khẩu phục, họ đã lựa chọn cách nhờ đến chính quyền, trong khi người tiêu dùng mới giữ vai trò quyết định cho sự tồn tại của doanh nghiệp.

    Doanh nghiệp đơn giản nghĩ rằng sau vụ việc này đố khách hàng nào dám đòi bồi thường - một hành động được cho là "dằn mặt" Thượng đế.
    Trước vụ xử, Tân Hiệp Phát này cũng gửi tới báo chí thông cáo mà lời lẽ được đánh giá là thiếu thiện chí trước phản ứng của dư luận và truyền thông
    Từ sai lầm này tới sai lầm khác, Tân Hiệp Phát đã đánh mất quyền đối thoại với khách hàng, và giờ phải hứng chịu sự quay lưng của khách hàng.
    Đây thực sự là điều đáng tiếc cho DN hàng đầu VN này.

    Nếu DN thực sự muốn thay đổi, vẫn chưa muộn. DN nên cho dư luận thấy sự quyết tâm thay đổi, lắng nghe trên tinh thần nhân văn và cầu thị.
    Cần xin lỗi công khai tất cả những người tiêu dùng Việt Nam về những thiếu sót trong thời gian vừa qua trong việc giải quyết khiếu nại của khách hàng.
    Tân Hiệp Phát cũng cần cam kết đảm bảo an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng trên cơ sở thông tin minh bạch, được cơ quan, đơn vị có uy tín bảo chứng.
    theo Trí Thức Trẻ
    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

  17. #17

    Mặc định

    Nhà hàng, quán ăn phía Nam nói “không” với sản phẩm Tân Hiệp Phát

    Nguyễn Thanh Nhã | 21/12/2015 15:42
    2350







    Để phản đối cách hành xử của Tân Hiệp Phát và thể hiện sự lo ngại chất lượng đồ uống, nhiều nhà hàng, quán xá ở TP. Hồ Chí Minh đã ngừng bán các sản phẩm của tập đoàn này.

    Ba ngày, sau phiên tòa sơ thẩm xét xử anh Võ Văn Minh về hành vi cưỡng đoạt tài sản của TAND tỉnh Tiền Giang, nhiều cơ sở kinh doanh ăn uống phía Nam đã không nhập, không bán các sản phẩm của tập đoàn Tân Hiệp Phát.
    Theo ghi nhận của PV, thậm chí, nhiều nhà hàng, quán xá, họ treo tấm biển bên ngoài về việc nói “không” này.
    Lý do nói "không", theo những người này là ở cách hành xử của Tân Hiệp Phát với người tiêu dùng, và họ đặt nghi vấn về chất lượng các sản phẩm khi liên tiếp bị người dân "tố", nên tạm thời ngưng kinh doanh để chờ các cơ quan chức năng kiểm định.

    Tỏ thái độ cương quyết

    Trong một thông báo được treo lên để gửi tới khách hàng, anh Khanh, chủ hồ câu Út Phương, ở quận Bình Tân ghi rõ: Hồ câu cá Út Phương không phục vụ các loại thức uống của Tân Hiệp Phát.
    Danh sách các loại thức uống này là sữa đậu nành Soya, trà thảo mộc Dr. Thanh, trà xanh không độ, number one…

    Ngày 21.12, trao đổi với phóng viên, anh Khanh cho biết, tấm bảng trên anh đã treo từ khi Võ Văn Minh bị bắt do "thương lượng" chuyện con ruồi 500 triệu.
    Anh Khanh giải thích, việc anh treo bảng thông báo là để bày tỏ thái độ không đồng tình với cách hành xử của một tập đoàn lớn đối với một người yếu thế như Võ Văn Minh.

    Hơn nữa, trong cách xử lý truyền thông của Tân Hiệp Phát, anh Khanh cho rằng họ thể hiện sự trịch thượng và "đạo đức giả" trước và sau khi vụ án Võ Văn Minh xảy ra.
    “Lẽ ra vụ việc (con ruồi trong chai nước – PV) đã theo một chiều hướng khác đơn giản hơn là tống người ta vào tù chỉ vì một chút lòng tham của họ”. Anh Khanh nói.
    Sau khi treo bảng một thời gian và quay luôn đoạn clip tải lên mạng để tỏ thái độ, anh Khanh đã tháo bảng xuống để chờ xem cách hành xử của Tân Hiệp Phát.
    Tuy nhiên, sau phiên tòa ngày 17.12, khi đọc thông tin anh Minh bị TAND tỉnh Tiền Giang xử phạt 7 năm tù giam, anh Khanh đã treo tấm bảng trên trở lại.

    Đến nay, tấm bảng thông báo cùng đoạn clip không phục vụ nước uống của tập đoàn Tân Hiệp Phát của hồ câu Út Phương được chia sẻ hàng trăm ngàn lần trên mạng.
    Anh Khanh cho biết, anh treo bảng không nhằm mục đích quảng cáo cho hồ câu của mình mà là để tỏ một thái độ, thực hiện một hành động phản đối trực tiếp.

    Bà bầu bóng đá Huỳnh Trang Nhi nói không với sản phẩm của Tân Hiệp Phát

    Nghỉ bán vì nghi vấn chất lượng sản phẩm


    Ngoài ra, mới đây khi cơ quan chức năng tỉnh Cà Mau ra thông báo về 70 chai nước Dr. Thanh có dị vật cũng là lý do để anh Khanh không kinh doanh các sản phẩm này để bảo vệ khách hàng của mình.
    Cũng trong sáng ngày 21.12, trò chuyện với phóng viên, cựu người mẫu, bà bầu bóng đá Huỳnh Trang Nhi chủ cafe Kasa cho biết sẽ không kinh doanh bất cứ sản phẩm nào của Tân Hiệp Phát.

    Người mẫu, diễn viên Huỳnh Trang Nhi cho biết thêm, chị phẫn nộ với cách hành xử của tập đoàn Tân Hiệp Phát và rất đau lòng khi thấy con trai anh Minh ở phiên tòa.
    Chị Nhi viết trên trang cá nhân: Tôi không cần biết anh giàu có thế nào, anh đúng ra sao, nhưng nguyên tắc của tôi là không đứng chung với thể loại giàu hiếp nghèo, to hiếp nhỏ, nhà sản xuất coi thường người tiêu dùng…

    Những dòng trạng thái trên của người mẫu Huỳnh Trang Nhi ngay lập tức được gần 500 người chia sẻ cùng với hàng ngàn bình luận.
    Một nhà hàng kinh doanh mì Quảng cũng treo biển nói không với các sản phẩm của Tân Hiệp Phát.
    Người chủ nhà hàng này cho rằng, họ treo thông báo không chỉ vì cách hành xử của Tân Hiệp Phát với Võ Văn Minh, mà vì những nghi vấn về thuốc bảo quản, và thành phần một số thứ ghi trong sản phẩm của Tân Hiệp Phát.

    “Chúng tôi luôn ủng hộ những sản phẩm của Việt Nam và luôn tự hào. Nhưng chúng tôi cần sự trung thực.
    Sau khi xem phóng sự các lương y nói về thành phần thảo dược của một loại trà của Tân Hiệp Phát, chúng tôi cần cho khách hàng của chúng tôi tạm nghỉ dùng các sản phẩm này một thời gian, khi có kết luận từ các cơ quan giám định”.
    Vị quản lý nhà hàng trên (xin được giấu tên) cho biết.



    Từ ngày 1.7.2011, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng có hiệu lực pháp luật. Người tiêu dùng có quyền khởi kiện các sản phẩm gây nguy hại cho sức khỏe của mình.
    Bên cạnh đó, luật cũng cấm và có những chế tài nghiêm khắc với các hành vi quảng cáo không đúng sự thật, cung cấp thông tin không đúng về sản phẩm tiêu dùng…
    Được biết, Tân Hiệp Phát thường xuyên quảng cáo một loại trà thảo mộc được làm từ 9 loại thảo dược cung đình, càng uống càng tốt…

    Tuy nhiên theo một lương y tại TP. HCM cho biết, không có thứ thảo dược nào càng uống càng tốt. Mọi thứ phải điều độ và theo cơ địa của mỗi người.
    “Thành phần nước uống của Dr. Thanh tôi thấy rất ngạc nhiên về số lượng 9 loại thảo dược. Tôi chỉ lấy ví dụ là hoa gạo thôi thì tại Việt Nam làm thế nào đủ để Dr. Thanh sản xuất hàng trăm ngàn chai nước ra thị trường?” Vị lương y nói.
    theo Trí Thức Trẻ



    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

  18. #18

    Mặc định

    Vụ án chai nước Number 1 chứa ruồi: "Tôi thua, tôi buồn, tôi xấu hổ!"

    HỒNG MINH
    21/12/15 10:22 THẢO LUẬN (6)
    (GDVN) - Trước bản án 7 năm tù dành cho thân chủ của mình, Luật sư Nguyễn Tấn Thi - bào chữa tình nguyện cho Võ Văn Minh - bày tỏ: "Tôi thua, tôi buồn, tôi xấu hổ".
    500 triệu đồng là cái cớ để bắt người

    Như Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam đã đưa tin, chiều ngày 18/12 Tòa án nhân dân tỉnh Tiền Giang chính thức tuyên phạt bị cáo Võ Văn Minh (35 tuổi, ngụ Cái Bè, Tiền Giang) mức án 7 năm tù về tội “cưỡng đoạt tài sản”.
    Dù phiên xét xử kết thúc, mức án đã được tuyên tuy nhiên vụ án vẫn còn nhiều vấn đề chưa được làm sáng tỏ.
    Ngay khi phiên tòa sơ thẩm kết thúc, Luật sư Nguyễn Tấn Thi - một trong hai luật sư tình nguyện bào chữa cho Võ Văn Minh bày tỏ: "Tôi bào chữa cho thân chủ tôi với quan điểm vô tội, nhưng vẫn bị tòa án tuyên phạm tội. Tôi thua, tôi buồn, tôi xấu hổ".
    Võ Văn Minh tại phiên tòa xét xử ngày 17/12
    Luật sư Nguyễn Tấn Thi cũng đề nghị làm rõ chi tiết pháp lý quan trọng: Diễn biến phiên tòa và hồ sơ cho thấy Công an Tiền Giang đã có sự chuẩn bị bắt người. Như vậy số tiền 500 triệu đồng được Tân Hiệp Phát chi ra bản chất chỉ là để làm "tang vật" của vụ án, để có lý do bắt người.
    Chúng ta cần phân tích xem số tiền này có được coi là tài sản bị chiếm đoạt không? Việc thực hiện chi tiền như vậy và việc công an bắt người nhờ vào việc chi tiền như thế có đúng pháp luật không?

    Tường thuật lại thời gian vụ án, LS. Thi cho rằng ngay thời điểm giao nhận tiền, Võ Văn Minh không có hành vi nguy hiểm như dùng vũ lực cưỡng ép đe dọa, uy hiếp... được thể hiện ra bên ngoài.
    “Hai bên ôn hòa cười nói vui vẻ giao nhận tiền và có lập biên nhận. Như vậy tại thời điểm này không có hành vi phạm tội xảy ra. Như vậy việc bắt quả tang là không đúng theo quy định của Điều 82 Bộ luật Tố tụng hình sự. Trong trường hợp này cũng không phải là bắt tạm giam hay bắt khẩn cấp”, LS. Thi cho biết.

    Trước câu hỏi được LS. Nguyễn Tấn Thi đặt ra, trao đổi với phóng viên báo điện tử Giáo Dục Việt Nam, LS. Trương Anh Tú – Trưởng văn phòng Luật sư Trương Anh Tú (Hà Nội) phân tích: Để buộc Võ Văn Minh tội cưỡng đoạt tài sản các cơ quan tiến hành tố tụng cần chứng minh được hai nội dung: Một là, con ruồi trong chai nước là do Minh ngụy tạo mà có; Hai là, Võ Văn Minh đã đe dọa dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản.

    Kết luận giám định số 505/C54B ngày 05/02/2015 của phân Viện Khoa học hình sự tại TP.Hồ Chí Minh chưa làm rõ được nội dung này, mà chỉ mới kết luận “phát hiện thấy dấu vết biến dạng nắp chai nước…” không giải thích là biến dạng như thế nào?!, “phát hiện thấy dấu vết trượt xướt lạ bên tong nắp chai nước…” và “mực nước trong chai nước gửi đi giám định thấp hơn mực nước trong các chai nước gửi làm mẫu so sánh”.
    LS. Trương Anh Tú – Trưởng văn phòng Luật sư Trương Anh Tú (Xã Đàn, Hà Nội)

    “Với những kết luận này chưa đủ để khẳng định việc con ruồi vào chai nước từ khi nào, có việc ai đó mở nắp chai hay chưa. Như vậy, kết quả giám định không chứng minh, làm rõ được căn cứ quan trọng của vụ án nhằm buộc tội “Cưỡng đoạt tài sản” đối với anh Minh”, LS. Trương Anh Tú nhận định.

    Nói Tân Hiệp Phát bị uy hiếp tinh thần là không thỏa đáng

    Bên cạnh đó, LS. Trương Anh Tú cho biết, khi dư luận đang đặt nghi vấn rất lớn vào kết luận giám định này, vì theo các chuyên gia pháp luật nhận định: “Nếu Võ Văn Minh tạo ra con ruồi rồi tống tiền doanh nghiệp thì mới có dấu hiệu hình sự của tội Cưỡng đoạt tài sản”, thì vào ngày 04/08/2015 phân viện Khoa học hình sự tại TP.Hồ Chí Minh có công văn số 148/CV/C54B để giải thích nội dung kết luận giám định của Kết luận giám định số 505/C54B.

    Tức sau gần 6 tháng giám định cơ quan này có công văn giải thích nội dung kết luận giám định để đáp lại thắc mắc của dư luận, và với các nội dung kết luận giám định được trích dẫn ở trên thì liệu có đủ cơ sở khoa học để khẳng định “nắp chai nước Number 1 gửi đi giám định … đã được mở ra khỏi chai nước và đóng lại nắp”.
    Tuy nhiên, khoản 1 Điều 29 Luật giám định tư pháp quy định: “Giám định bổ sung được thực hiện trong trường hợp nội dung kết luận giám định chưa rõ, chưa đầy đủ hoặc khi phát sinh vấn đề mới liên quan đến tình tiết của vụ án, vụ việc đã được kết luận giám định trước đó. Việc trưng cầu, yêu cầu giám định bổ sung được thực hiện như giám định lần đầu”.

    Như vậy, nếu kết luận giám định số 505/C54B chưa rõ hoặc chưa đầy đủ thì Cơ quan cảnh sát điều tra công an tỉnh Tiền Giang phải trưng cầu giám định lại, việc giám định lại phải thực hiện như giám định lần đầu và được thể hiện bằng Kết luận giám định lần 2. Việc ban hành một công văn để giải thích cho nội dung giám định chưa rõ, chưa đầy đủ là trái với quy định của Luật Giám định tư pháp.

    Theo LS. Trương Anh Tú, trong vụ việc này Tân Hiệp Phát được xác định là bị hại. Tuy nhiên, Tân Hiệp Phát là pháp nhân, mà pháp nhân thì không thể bị uy hiếp tinh thần. Do đó, việc kết luận Võ Văn Minh dùng thủ đoạn uy hiếp tinh thần Tân Hiệp Phát là không thể.
    Hơn nữa, việc Võ Văn Minh nói không thương lượng giao tiền thì sẽ khiếu nại đến Cơ quan vệ sinh an toàn thực phẩm, Cơ quan bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tỉnh Bình Dương, đồng thời in 5000 tờ rơi có hình ảnh và nội dung có con ruồi trong chai nước Number 1 để cho người tiêu dùng biết đều là những việc làm không trái quy định của pháp luật.

    Việc tinh thần của đối phương (Tân Hiệp Phát – PV) hoang mang (nếu là có thật)chỉ là điều kiện cần, còn phải có yếu tố Võ Văn Minh sử dụng thủ đoạn (hành vi trái pháp luật) là điều kiện đủ mới thỏa mãn dấu hiệu sử dụng thủ đoạn khác nhằm uy hiếp tinh thần người khác.
    Phân tích toàn bộ sự việc, LS. Tú cho rằng số tiền 500 triệu đồng không phải tiền ông Minh chiếm đoạt mà kết quả của cuộc thương lượng giữa ông Minh và Tân Hiệp Phát.

    Đồng quan điểm, TS.LS Vũ Thái Hà – Chủ tịch Công ty Luật YouMe cho rằng, bản chất việc thương lượng giữa ông Minh và Tân Hiệp Phát là quan hệ dân sự giữa người tiêu dùng với nhà sản xuất.
    Việc Tân Hiệp Phát và ông Minh thỏa thuận rồi giao tiền là hoàn toàn bình thường trong quan hệ dân sự khi hai bên đã đạt được thỏa thuận. Yếu tố Tân Hiệp Phát phải đưa tiền cho ông Minh vì bị ông Minh đe dọa, uy hiếp là không thỏa đáng.

    Vì, nếu như sản phẩm của Tân Hiệp Phát không có lỗi thật, thì ông Minh có uy hiếp hay dùng thủ đoạn nào đi chăng nữa thì cũng không thể gây khó dễ cho Tân Hiệp Phát.
    “Hành vi nhận 500 triệu đồng của ông Minh chỉ có thể xem xét cấu thành tội cưỡng đoạt tài sản khi làm rõ được việc ông Minh đã có mục đích chiếm đoạt tiền và dùng thủ đoạn nào đó, khiến cho chai nước Number 1 có ruồi để rồi đe dọa Tân Hiệp Phát”, LS Hà nhận định.

    Cần thiết hủy án, điều tra lại

    Trước đó tại phiên tòa, sau phần luận tội của cơ quan công tố đối với hành vi phạm tội của Võ Văn Minh, trong phần tranh luận, bào chữa cho Võ Văn Minh, Luật sư Nguyễn Tấn Thi cho rằng: Vụ án này đã được “gọt chân cho vừa giày", bởi tất cả các cơ quan tố tụng đều có sai sót từ giai đoạn điều tra khi điều tra viên cho phép luật sư bảo vệ quyền lợi của nguyên đơn dân sự (Công ty Tân Hiệp Phát) dự cung.

    Luật sư Thi đề nghị hội đồng xét xử đánh giá toàn diện lại vụ án bởi lẽ, vụ án không nên được đưa ra xét xử trong thời điểm này.

    Nguyên nhân là vì toàn bộ thông tin điều tra của vụ án đều đã bị tiết lộ bởi luật sư của bên nguyên đơn dân sự, do luật sư lại được dự các buổi lấy cung của luật sư bị cáo, nên không loại trừ khả năng thông cung.

    Đặc biệt, một số buổi lấy cung bị cáo, luật sư bị cáo không được dự, nhưng phía luật sư nguyên đơn dân sự lại được dự, nên đây cũng là sai phạm nghiêm trọng nhất trong quá trình điều tra vụ án.
    Phân tích trên báo Tuổi trẻ, một lãnh đạo Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an cho rằng pháp luật quy định như thế nào thì điều tra viên chỉ được làm như vậy, không thể làm khác được.

    Luật không quy định cho luật sư bảo vệ quyền lợi của nguyên đơn dự cung thì luật sư này không thể có mặt trong buổi dự cung. Đó là quy định của pháp luật, buộc tất cả người tiến hành tố tụng phải tuân thủ.

    Ông Nguyễn Thanh Sơn, phó viện trưởng Viện KSND cấp cao tại TP.HCM, khẳng định rằng hành vi cho luật sư của nguyên đơn dân sự tham dự các buổi lấy cung bị can là vi phạm thủ tục tố tụng. Kể cả khi điều đó pháp luật không cấm thì điều tra viên cũng không được phép làm, bởi điều tra viên chỉ được làm những gì pháp luật quy định.

    Từ những phân tích này, trao đổi với phóng viên báo Giáo Dục Việt Nam, LS. Nguyễn Tấn Thi nhấn mạnh: Thủ tục tố tụng trong vụ án Võ Văn Minh, có hai vấn đề. Về nội dung như trong phiên tòa chúng tôi khẳng định, hành vi của Vo Văn Minh không vi phạm pháp luật. Riêng thủ tục tố tụng trong rất nhiều sai phạm, tại tòa luật sư bị cáo đã đề nghị hủy bản án và điều tra lại.
    Cũng theo dõi phiên xét xử vụ án chai nước có ruồi, Ths.LS Trương Anh Tuấn – Ủy ban Đào tạo Liên đoàn Luật sư Việt Nam cho rằng, nếu vụ án có nhiều vi phạm về thủ tục tố tụng cần hủy bản án để điều tra lại.

    Hồng Minh
    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

  19. #19

    Mặc định

    taay chat thp duoc ui ba con oi
    :hee_hee:........... thanh phần bất hảo...................:hee_hee:

  20. #20

    Mặc định

    Là Dr Thanh, không phải linh mục Mirien!

    Diễn đàn "Nếu tôi là Chủ tịch Tập đoàn Tân Hiệp Phát" do báo điện tử PetroTimes lập nên đã thu hút được sự quan tâm, tham gia đóng góp ý kiến, phản biện của nhiều độc giả. Sau những tranh cãi về vụ án con ruồi là những tiếc nuối và tất cả những người trong cuộc đều thốt lên chữ "giá như". Chẳng biết 7 năm sau vụ án "con ruồi nửa tỷ", cả Tân Hiệp Phát, Võ Văn Minh sẽ như thế nào? Nhưng hiện tại: Cơ hội để cả hai bên tốt lên đã tan theo mây khói!


    Chẳng biết 7 năm sau vụ án "con ruồi nửa tỷ", cả Tân Hiệp Phát, Võ Văn Minh sẽ như thế nào? Nhưng hiện tại: Cơ hội để cả hai bên tốt lên đã tan theo mây khói!

    Hẳn những người đam mê tiểu thuyết còn nhớ Jean Valjean, nhân vật chính trong tác phẩm nổi tiếng “Những người khốn khổ” của đại văn hào Victor Hugo, vốn là một người tù khổ sai do ăn cắp một mẩu bánh mì. Sau 19 năm ngồi tù, Jean Valjean được thả.Tuy nhiên anh phải mang theo giấy thông hành vàng, dấu hiệu của những người có tiền án, tiền sự. Jean Valjean bị chủ quán trọ từ chối và buộc phải ngủ ngoài đường. Giám mục Miriel, một người nổi tiếng vì những công tác từ thiện đã cho Jean Valjean nương náu.

    Tuy vậy, khi đêm xuống, mọi người chìm vào giấc nồng, Jean Valjean lại ăn cắp mấy thứ đồ bạc của Giám mục Miriel và chạy trốn.Cảnh sát bắt được anh và đem đến hỏi Giám mục Myriel. Nhưng Giám mục Miriel nói với cảnh sát rằng: đó là những đồ ông tặng cho Jean Valjean. Một câu nói của Giám mục đã cứu thoát một người khốn khổ. Lúc chia tay Giám mục Miriel khuyên nhủ Jean Valjean phải trở thành người lương thiện lương thiện, sống tốt với mọi người.

    Jean Vanjean sau đó đã sống tốt cho đến ngày nhắm mắt, mặc dù quá khứ luôn theo đuổi anh, nhất là trong giây phút sắp sửa lìa đời. Nhưng quá khứ ấy luôn khiến anh sống tốt hơn. Quá khứ ấy như một lời cảnh báo giúp anh chẳng phạm sai lầm nào nữa.
    Sau vụ án "con ruồi nửa tỷ" cả Tân Hiệp Phát và Võ Văn Minh được gì?

    Anh Võ Văn Minh, bị kết án 7 năm tù vì thỏa thuận với Tân Hiệp Phát về chai nước ngọt có ruồi với giá 500 triệu có dấu hiệu tội cưỡng đoạt tài sản. Anh đã không may mắn như người khốn khổ Jean Valjean trong câu chuyện hồi thế kỷ 19 của nước Pháp.

    Sự thỏa thuận của anh Minh với Tân Hiệp Phát chỉ có lợi cho anh nếu sự việc không bị công an bắt quả tang, còn rõ ràng không có lợi cho cộng đồng.

    Cũng chả biết tự bao giờ, người tiêu dùng Việt Nam khi thấy một sản phẩm có lỗi thì thường mặc cả với nhà sản xuất để… bán “sự im lặng”. Những sự việc tương tự liên quan đến sản phẩm nước ngọt của Tân Hiệp Phát từ trước khi anh Võ Văn Minh bị bắt đã có.Anh Nguyễn Quốc Tuấn (Bình Thạnh, TP. HCM) đã chịu mức án 3 năm tù cho tội Cưỡng đoạt tài sản hồi năm 2013 khi anh này nhận 50 triệu đồng để đưa lại cho Tân Hiệp Phát chai nước trà xanh không độ có gián bên trong. Trước khi nhận 50 triệu đồng, anh Tuấn cũng nói nếu Tân Hiệp Phát không mua lại chai nước, anh sẽ công bố để cảnh báo người tiêu dùng.

    Trong cả hai sự việc, người ta có thể thương cảm hoàn cảnh anh Minh, anh Tuấn. Nhưng một điều đã bị bỏ quên: lợi ích của cộng đồng đã bị anh Minh, anh Tuấn đặt sau lợi ích cá nhân. Vì lòng tham hay vì một điều gì khác, đó là điều mỗi người có cách nhìn nhận riêng khi đặt mình vào vị trí của hai anh.

    Chỉ có điều: nếu dùng lợi ích cộng đồng, hay sự phản ứng của cộng đồng để tạo ưu thế khi thỏa thuật, cò kè với nhà sản xuất về những sản phẩm lỗi, có ảnh hưởng tiêu cực đến cộng đồng, đó là điều khó chấp nhận.Tại sao mọi người lại không đồng tình với Tân Hiệp Phát khi những người như anh Minh, anh Tuấn bị kết án vì tội cưỡng đoạt tài sản? Điều này Tân Hiệp Phát cần phải tự vấn. Dù anh Tuấn, anh Minh có tội như phán quyết của tòa, thì công luận vẫn không hài lòng. Nguyên nhân có thể do cách hành xử của Tân Hiệp Phát.

    Công luận chỉ thấy rằng: Những người mặc cả với Tân Hiệp Phát và bị công an bắt quả tang. Tại phiên tòa xử anh Võ Văn Minh, phía Tân Hiệp Phát cũng không trả lời câu hỏi của luật sư bào chữa cho anh Võ Văn Minh: Tại sao đã thỏa thuận rồi lại còn đi báo công an?

    Thái độ im lặng của đại diện Tân Hiệp Phát trước câu trả lời này khiến công luận càng có nghi ngờ về việc doanh nghiệp này đã đẩy người tiêu dùng vào vòng lao lý mà hậu quả pháp lý sẽ còn ám ảnh họ cả đời.

    Mặt khác, tội cưỡng đoạt tài sản được quy định tại điều 135 BLHS rằng: "Người nào đe doạ sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm”.Tranh tụng tại tòa, những yếu tố cấu thành nên tội cưỡng đoạt tài sản dường như vẫn chưa được làm rõ cũng khiến công luận không hài lòng.
    Bởi vậy, công luận không nhìn thấy một Tân Hiệp Phát tội nghiệp, cố gắng phấn đấu vì một thương hiệu Việt, mà chỉ nhìn thấy một doanh nghiệp, với sức mạnh kim tiền, đã đẩy một người nông dân khốn khổ vào bước đường cùng với hoành cảnh “nhất nhật tại tù, thiên thu tại ngoại”.

    Anh Minh, anh Tuấn và Tân Hiệp Phát, xét cho đến cùng đều đang thực hiện cùng một hành vi: “Giấu diếm thông tin về vệ sinh, an toàn thực phẩm, có tác động tiêu cực đến sức khỏe cộng đồng”.

    Giả sử công an không nhận được tin báo, và thỏa thuận giữa anh Minh, anh Tuấn với Tân Hiệp Phát được thực hiện, thì những vụ việc nước ngọt của Tân Hiệp Phát có ruồi, có gián, không đạt chất lượng… chắc khó, hoặc ít bị phanh phui. Và cộng đồng tiêu dùng vẫn sẽ an tâm dùng những loại nước ngọt mà về bản chất, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm vẫn chưa có một kết luận minh bạch, khả tín.

    Có những ý kiến cho rằng: công luận và truyền thông đang “bức tử” một thương hiệu Việt, và rằng: việc bức tử này sẽ tạo điều kiện cho các hãng nước ngọt ngoại quốc chiếm lĩnh thị trường Việt Nam.

    Tuy nhiên, cần phải nhìn nhận rằng: sức sống của một thương hiệu, một doanh nghiệp chính là quá trình sản xuất phải nhân văn, công tác tiếp thị tốt, giá cả hợp lý, đồng thời, thái độ đối xử với người tiêu dùng cần phải trân trọng, có văn hóa.Bởi vậy, cả người tiêu dùng và nhà sản xuất cần có một thái độ ứng xử văn minh, phù hợp với lợi ích cộng đồng. Có như thế mới tránh được tình trạng đối đầu không cần thiết, dẫn tới những thiệt hại khôn lường.

    Chẳng biết sau 7 năm tù, anh Minh có trở thành người tốt như Jean Valjean được không? Và cũng chẳng biết sau 7 năm nữa, Tân Hiệp Phát có hành xử với người tiêu dùng theo các chuẩn mực văn minh hay không? Chỉ biết hiện tại: Cơ hội để cả hai bên tốt lên đã tan theo mây khói!
    Last edited by Bin571; 23-12-2015 at 10:56 PM.
    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Bí mật về chai nước trong và bệnh điên kỳ dị
    By Bin571 in forum Phương thuật của các dân tộc thiểu số
    Trả lời: 0
    Bài mới gởi: 02-04-2012, 07:00 PM
  2. BÍ MẬT VỀ CHAI NƯỚC TRONG VÀ BỆNH ĐIÊN KỲ DỊ
    By biettatca in forum Tâm linh – Tín ngưỡng – Siêu hình học – Ngoại cảm
    Trả lời: 1
    Bài mới gởi: 13-09-2011, 09:29 AM
  3. xin chào mọi người trong tgvh
    By djminhtuan in forum Hội Viên mới tự giới thiệu
    Trả lời: 1
    Bài mới gởi: 23-04-2010, 09:04 PM
  4. Bí mật về chai nước trong và bệnh điên kỳ dị
    By KhangThien in forum Tâm linh – Tín ngưỡng – Siêu hình học – Ngoại cảm
    Trả lời: 0
    Bài mới gởi: 02-08-2008, 10:52 PM
  5. Bí mật về chai nước trong và bệnh điên kỳ dị
    By học trò in forum Tâm linh – Tín ngưỡng – Siêu hình học – Ngoại cảm
    Trả lời: 0
    Bài mới gởi: 19-05-2008, 09:57 AM

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •