kết quả từ 1 tới 14 trên 14

Ðề tài: Bát chánh đạo

Hybrid View

Previous Post Previous Post   Next Post Next Post
  1. #1

    Mặc định Bát chánh đạo

    Chúng ta có 3 loại phiền não là những phiền não kịch liệt, những phiền não trung bình và những phiền não vi tế ngủ ngầm.
    Thế nào là những phiền não kịch liệt ?
    Chẳng hạn như trộm cắp, giết người phải sống chui nhủi, lo sợ bị bắt, làm ăn gian dối sợ bị phát hiện, dối trá, lừa đảo phải lén lén lút lút hoặc làm những chuyện xấu xa sợ người ta dèm pha, nói ra nói vào .....
    Đây là những dạng phiền não kịch liệt, thô nặng.

    3 chi đầu tiên của bát chánh đạo thuộc về phần Giới (Sīla): chánh ngữ, chánh ngiệp, chánh mạng
    nhằm đoạn trừ những phiền não thô nặng, kịch liệt này như câu nói: ban ngày không làm chuyện gì sai trái thì ban đêm có thể ngủ ngon lành.
    Chánh ngữ: lời nói chân chánh, không nói lời gây hại, gây chia rẽ, không nói dối, nói lời hai lưỡi ...
    Chánh ngiệp: tạo tác nghiệp thiện, không tạo các ngiệp bất thiện, các hành vi gây hại mình, hại người hay hại cả hai ...
    Chánh mạng: nuôi mạng chân chánh, không kiếm sống bằng cướp của, trộm cắp ...

  2. #2

    Mặc định

    Sau khi đã đoạn trừ những phiền não kịch liệt thì vẫn còn lại những phiền não trung bình và những phiền não ngủ ngầm.
    Thế nào là những phiền não trung bình ?
    Ví như nóng giận, buồn rầu, căng thẳng, lo lắng, stress ..... đây là những dạng phiền não rất hay gặp trong cuộc sống hiện đại ngày nay của chúng ta.

    3 chi tiếp theo của bát chánh đạo thuộc về phần Định ( Samādhi): chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định
    nhằm đoạn trừ những phiền não trung bình này.

    Trong kinh tạng đức Phật nói rằng chánh định bao gồm định của 4 tầng thiền: sơ thiền, nhị thiền, tam thiền, tứ thiền
    Tuy nhiên luận sư Buddhaghosa - tác giả của Thanh tịnh đạo- lại đưa ra các lập luận, suy diễn rằng chánh định bao gồm cả cận định, định của 4 tầng thiền, định của 4 tầng thiền vô sắc: không vô biên xứ, thức vô biên xứ, vô sở hữu xứ và phi tưởng phi phi tưởng xứ.
    Không rõ đúng sai thế nào ?

    Có hơn 40 đề mục thiền định khác nhau trong phạm vi Phật giáo và rất nhiều phương pháp khác bên ngoài phạm vi Phật giáo, các bạn có tùy ý lựa chọn phương pháp thích hợp với bản thân nhưng lưu ý tới phương pháp này: Định niệm hơi thở - Anapanasati

    Đây là phương pháp mở đầu và xuyên suốt cả quá trình thực hiện 4 niệm xứ - Con Đường Độc Nhất - Ekāyano maggo - đem đến sự giải thoát giác ngộ, đây cũng là phương pháp vừa có thể dùng nó để phát triển tâm định bình an lại vừa có thể dùng nó để phát triển trí tuệ minh sát.
    Vì vậy hãy lưu ý tới định niệm hơi thở - anapanasati

  3. #3

    Mặc định

    Sau khi đã thanh tịnh tâm, đoạn trừ những phiền não trung bình, tạm thời đè nén các triền cái bằng thiền định thì vẫn còn lại những phiền não vi tế ngủ ngầm.
    Thế nào là những phiền não vi tế,ngủ ngầm ?
    Ví như một người có cuộc sống thảnh thơi, an nhàn hạnh phúc, người này không lo lắng, căng thẳng, khổ sở, stress ....
    Vậy thì người này đã hết những phiền não này ? Hay là do cuộc sống thảnh thơi quá đỗi hạnh phúc nên những phiền não này chưa có dịp xuất hiện ?

    2 chi còn lại của bát chánh đạo thuộc về phần Tuệ (paññā): chánh tư duy, chánh kiến
    nhằm nhổ bỏ tận gốc những phiền não vi tế,ngủ ngầm này.

    Có 2 con đường để thực hành Thiền tuệ ( trước đây thường gọi là thiền quán hay thiền minh sát)

    Con đường định tuệ: thực hành thiền định trước, sau đó dựa vào định lực của thiền định để tiến hành thiền tuệ.
    Ví như một người ăn uống bồi dưỡng sức khỏe, mài rìu bén, sau đó mới bắt đầu đi chặt đốn cây.
    Ưu điểm là chặt đốn cây nhanh do có sức khỏe, rìu bén - do có định hỗ trợ.
    Khuyết điểm là mất thời gian bồi bổ sức khỏe, mài rìu - mất thời gian luyện tập thiền định.

    Con đường thuần tuệ: bỏ qua thiền định, bắt tay ngay vào việc thực hành thiền tuệ. Thiền tông thường gọi con đường thuần tuệ là đốn ngộ - chỉ thẳng vào tâm
    Ví như một người ngay lập tức xách rìu ra chặt đốn cây.
    Ưu điểm là không cần phải tốn công ăn uống bồi dưỡng sức khỏe, mài rìu bén - không cần mất công luyện tập thiền định
    Khuyết điểm là thời gian chặt cây lâu, mệt nhọc do sức khỏe kém, rìu cùn - do không có định lực hỗ trợ.
    Thiền tông thường ca ngợi con đường thuần tuệ mà không nắm rõ hoặc cố ý che giấu những khuyết điểm này của nó

    Con đường định tuệ: chậm trước, nhanh sau và con đường thuần tuệ: nhanh trước, chậm sau nhưng cuối cùng chúng đều hướng đến cùng một mục đích: nhổ tận gốc rễ những phiền não vi tế còn ngủ ngầm trong tâm. Các bạn thoải mái lựa chon con đường đi phù hợp với bản thân mình

  4. #4

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi 7654321 Xem Bài Gởi

    Con đường thuần tuệ: bỏ qua thiền định, bắt tay ngay vào việc thực hành thiền tuệ. Thiền tông thường gọi con đường thuần tuệ là đốn ngộ - chỉ thẳng vào tâm
    Ví như một người ngay lập tức xách rìu ra chặt đốn cây.
    Ưu điểm là không cần phải tốn công ăn uống bồi dưỡng sức khỏe, mài rìu bén - không cần mất công luyện tập thiền định
    Khuyết điểm là thời gian chặt cây lâu, mệt nhọc do sức khỏe kém, rìu cùn - do không có định lực hỗ trợ.
    Thiền tông thường ca ngợi con đường thuần tuệ mà không nắm rõ hoặc cố ý che giấu những khuyết điểm này của nó

    Con đường định tuệ: chậm trước, nhanh sau và con đường thuần tuệ: nhanh trước, chậm sau nhưng cuối cùng chúng đều hướng đến cùng một mục đích: nhổ tận gốc rễ những phiền não vi tế còn ngủ ngầm trong tâm. Các bạn thoải mái lựa chon con đường đi phù hợp với bản thân mình
    Hiện nay có 2 trường phái trong Phật Giáo Nguyên Thủy về hành thiền Minh Sát: Định Tuệ song hành và phương pháp Thuần Tuệ. Thuần Tuệ thực chất là sự cải cách cóp nhặt một ít Nguyên Thủy, một ít Thiền Tông cho những vị hành giả đã hoàn toàn mất pháp hành hoặc không thể thực hành được thiền Định một cách nghiệm túc. Vấn đề này sẽ tiếp tục còn gây tranh cãi lâu dài, không dứt trong thời mạt phát (vắng bóng của các vị A La Hán).

    Riêng quan điểm cá nhân tôi có 2 ví dụ về 2 bậc đạo sư là Đức Phật và ngài Mục Kiên Liên để nhấn mạnh về việc thực hiện Đinh Tuệ song hành quan trọng ra sao.

    Ví dụ 1: Đức Phật trước khi nhập Niết Bàn bị kiết lỵ suốt 3 tháng. Ngài vẫn tiếp tục thiền hành trên đường tới những ngày cuối cùng và thuyết các bài pháp cuối cùng đầy Trí Tuệ và Lòng Bi Mẫn. Không có sự sân hận, phiền não nào khổ đâu sinh lên trong Tâm Trí cho dù Thân đang bị kiệt lỵ và cảm Thọ mệt mỏi do Thân đưa đến rất khốc liệt (ai đã từng bị đi ngoài liên tục 3-4 ngày sẽ thấy biết điều này, lưu ý là riêng Đức Phât kéo dài 3 tháng). Tiếp theo là ngài nhập Niết Bàn bằng cách đi qua Sơ thiền, Nhị Thiền, Tam Thiền, Tứ Thiền rồi lại lộn lại từ Tứ Thiền, Tam Thiền, Nhị Thiền, Sơ Thiền, rồi lại nhập trở lại từ sáng cho đến trưa rồi mới nhập Niết Bàn.

    Như vậy với hành giả Minh Sát bằng phương pháp Thuần Tuệ không biết sẽ ra đi bằng cách nào khi thân hoại mạng chung và chẳng may có thân bệnh thì biết làm thế nào ?

    Ví dụ 2: Khi ngài Mục Kiền Liên bị ngoại đạo lăn đá đè chết, sự khổ thọ khốc liệt do Thân gây ra nhưng do sống với Tâm XẢ của một bậc Thánh A La Hán nên khi cảm thọ khốc liệt thình lình đến nhưng ngài không có sự sân hận, phiền não khởi lên trong tâm, ngài dùng thần thông đứng dậy, chạy về với máu me đầy người đảnh lễ Đức Phật trước khi nhập Niết Bàn.

    Muốn đắc thần thông trong Đạo Phật phải đi qua thiền Định Hữu Sắc và Vô Sắc. Nghĩa là ngài Mục Kiền Liên đã thực hành Định Tuệ song hành.

    * Như vậy với một hành giả thuần Tuệ Quán trong pháp hành Minh Sát khi có KHỔ THỌ thình lình và khốc liệt xảy ra trên Thân Tâm thì không có cách gì giúp vị đó vượt qua được. Chính vì thế Đức Phật đã từng nói:

    Những Sa-môn hay những Bà-la-môn sống không xả ly các dục về thân, những gì đối với chúng thuộc các dục như dục tham, dục ái, dục hôn ám, dục khát vọng, dục nhiệt não, về nội tâm chưa được khéo đoạn trừ, chưa được khéo làm cho nhẹ bớt, nếu những Tôn giả Sa-môn hay Bà-la-môn này thình lình cảm thọ những cảm giác chói đau, khổ đau, kịch liệt, khốc liệt, các vị ấy không có thể chứng được tri kiến, vô thượng Chánh Ðẳng Giác, và nếu những Tôn giả Sa-môn hay Bà-la-môn này không thình lình cảm thọ những cảm giác chói đau, khổ đau, kịch liệt, khốc liệt, các vị ấy cũng không có thể chứng được tri kiến, vô thượng Chánh Ðẳng Giác

    2 ví dụ trên là những ví dụ quan trọng của ĐỊNH trên con đường giải thoát. Hơn nữa trong Giới - Định - Tuệ về mức độ từ THẤP đến CAO, từ DỄ đến KHÓ thì thực hành Giới dễ hơn Định, thực hành Định dễ hơn Tuệ. Vì vậy không thể nói là một vị hành giả nào thực hành thành tựu Tuệ mà lại không thể thực hành được Định hay phải bỏ qua Định..

    Một lý luận nữa để bù đắp cho khoảng trống không có Định của hành giả thuần Tuệ Quán là sát -na Định. Đây là một khái niệm Định trong Tuệ hay nói cách khác là Định trong từng sát na, tức là mọi đối tương sinh lên và mất đi đều được hành giả ghi nhận chặt chẽ và rõ ràng. Tức là đề mục thiền trong thiền Tuệ liên tục thay đổi nhưng hành giả hoàn toàn nắm bắt đề mục thay đổi này giống nhưng người thợ săn giỏi luôn chỉ bắn các mục tiêu thay đổi nhưng lại không thể bắn các mục tiêu cố định (đề mục cố định trong thiền Định). Lẽ thông thường người thợ tập bắn phải bắn mục tiêu cố định trước (đề mục trong Định) rồi mới có khả năng bắn mục tiêu di động (các niệm xứ trong thiền Tuệ), đến đây đã có câu trả lời cho các hành giả chỉ bắn mục tiêu di động mà không thể bắn mục tiêu cố định thì mức độ trúng đích hay thành công ra sao rồi.
    Last edited by delightdhamma; 02-02-2013 at 12:23 PM.
    "Đừng tìm lỗi người. Nếu khi bạn chỉ cho họ thấy sai lầm của họ mà họ vẫn không sửa đổi, hãy để yên như thế. Ajahn Chah"

  5. #5

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi 7654321 Xem Bài Gởi

    Trong kinh tạng đức Phật nói rằng chánh định bao gồm định của 4 tầng thiền: sơ thiền, nhị thiền, tam thiền, tứ thiền
    Tuy nhiên luận sư Buddhaghosa - tác giả của Thanh tịnh đạo- lại đưa ra các lập luận, suy diễn rằng chánh định bao gồm cả cận định, định của 4 tầng thiền, định của 4 tầng thiền vô sắc: không vô biên xứ, thức vô biên xứ, vô sở hữu xứ và phi tưởng phi phi tưởng xứ.
    Không rõ đúng sai thế nào ?
    Xin được trao đổi thêm với bạn về ý trên:

    Trong kinh tạng Đức Phật không nói chánh định chỉ có 4 tầng thiền hữu sắc (từ sơ thiền đến tứ thiền) mà Đức Phật còn nói rõ và hướng tới phương pháp tu tập Định tuần tự của 9 tầng thiền (4 tầng hữu sắc, 4 tầng vô sắc và thiền Diệt Thọ Tưởng Định). Xin được trích dẫn trong Tương Ưng Thiền:

    8. VIII. Ngọn Ðèn (S.v,316)

    1-2) Sàvatthi... nói như sau:

    3) -- Ðịnh niệm hơi thở vô, hơi thở ra, này các Tỷ-kheo, được tu tập, được làm cho sung mãn thời có quả lớn, có lợi ích lớn. Và này các Tỷ-kheo, tu tập định niệm hơi thở vô, hơi thở ra như thế nào, làm cho sung mãn như thế nào thời có quả lớn, có lợi ích lớn?

    4-10) Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đi đến khu rừng, hay đi đến gốc cây, hay đi đến căn nhà trống... "Quán từ bỏ, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập. "Quán từ bỏ, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập.

    11) Ðịnh niệm hơi thở vô, hơi thở ra, này các Tỷ-kheo, tu tập như vậy, làm cho sung mãn như vậy thời có quả lớn, có lợi ích lớn.

    12) Này các Tỷ-kheo, Ta trước khi giác ngộ, chưa chứng Chánh Ðẳng Giác, khi còn là Bồ-tát, Ta trú nhiều với trú này. Này các Tỷ-kheo, do Ta trú nhiều với trú này, thân Ta và con mắt không có mệt nhọc; và tâm Ta được giải thoát khỏi các lậu hoặc, không có chấp thủ.

    13) Do vậy, này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo ước muốn rằng: "Mong rằng thân và mắt khỏi bị mệt mỏi, và mong rằng tâm tôi được giải thoát khỏi các lậu hoặc, không có chấp thủ", thời định niệm hơi thở vô và hơi thở ra này cần phải khéo tác ý.

    14) Do vậy, này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo ước muốn rằng: "Mong rằng các niệm, các tư duy của ta được đoạn tận", thời định niệm hơi thở vô, hơi thở ra này phải được khéo tác ý.

    15) Do vậy, này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo ước muốn rằng: "Mong rằng ta sẽ trú với tưởng nhàm chán đối với các pháp không nhàm chán", thời định niệm hơi thở vô, hơi thở ra này cần phải được khéo tác ý.

    16) Do vậy, này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo ước muốn rằng: "Mong rằng ta sẽ trú với tưởng không nhàm chán đối với các pháp nhàm chán", thời định niệm hơi thở vô, hơi thở ra này cần phải được khéo tác ý.

    17) Do vậy, này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo ước muốn rằng: "Tôi sẽ trú với tưởng nhàm chán đối với các pháp không nhàm chán và nhàm chán", thời định niệm...

    18) Do vậy, này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo ước muốn rằng: "Tôi sẽ trú với tưởng không nhàm chán đối với các pháp nhàm chán và không nhàm chán", thời định niệm...

    19) Do vậy, này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo ước muốn rằng: "Mong rằng sau khi từ bỏ cả hai không nhàm chán và nhàm chán, tôi sẽ trú xả, chánh niệm, tỉnh giác", thời định niệm...

    20) Do vậy, này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo ước muốn rằng: "Mong rằng ly dục, ly pháp bất thiện, tôi sẽ chứng đạt và an trú Thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, có tầm, có tứ", thời định niệm...

    21) Do vậy, này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo ước muốn rằng: "Mong rằng làm cho tịnh chỉ tầm và tứ, tôi sẽ chứng đạt và an trú Thiền thứ hai, một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm, không tứ, nội tĩnh, nhất tâm", thời định niệm...

    22) Do vậy, này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo ước muốn rằng: "Mong rằng ly hỷ trú xả, chánh niệm tỉnh giác, thân cảm sự lạc thọ mà các bậc Thánh gọi là xả niệm lạc trú, tôi sẽ chứng đạt và an trú Thiền thứ ba", thời định niệm...

    23) Do vậy, này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo ước muốn rằng: "Mong rằng đoạn lạc, đoạn khổ, chấm dứt hỷ ưu đã cảm thọ trước, tôi chứng đạt và an trú Thiền thứ tư, không khổ, không lạc, xả niệm thanh tịnh", thời định niệm...

    24) Do vậy, này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo ước muốn rằng: "Vượt qua sắc tưởng một cách hoàn toàn, chấm dứt đối ngại tưởng, không tác ý các tưởng sai biệt, nghĩ rằng: "Hư không là vô biên", chứng đạt và an trú Không vô biên xứ", thời định niệm...

    25) Do vậy, này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo ước muốn rằng: "Vượt qua Không vô biên xứ một cách hoàn toàn, nghĩ rằng: "Thức là vô biên", tôi có thể chứng đạt và an trú Thức vô biên xứ", thời định niệm...

    26) Do vậy, này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo ước muốn rằng: "Vượt qua Thức vô biên xứ một cách hoàn toàn, nghĩ rằng: ‘Không có vật gì’, tôi sẽ chứng đạt và an trú Vô sở hữu xứ", thời định niệm...

    27) Do vậy, này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo ước muốn rằng: "Vượt qua Vô sở hữu xứ một cách hoàn toàn, tôi sẽ chứng đạt và an trú Phi tưởng phi phi tưởng xứ", thời định niệm hơi thở vô, hơi thở ra này cần phải được khéo tác ý.

    28) Do vậy, này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo ước muốn rằng: "Vượt qua Phi tưởng phi phi tưởng xứ một cách hoàn toàn, tôi sẽ chứng đạt và an trú Diệt thọ tưởng định", thời định niệm hơi thở vô, hơi thở ra này cần phải được khéo tác ý.


    29) Trong khi tu tập định niệm hơi thở vô, hơi thở ra như vậy, này các Tỷ-kheo, trong khi làm cho sung mãn như vậy, vị ấy cảm giác lạc thọ. Vị ấy rõ biết: "Thọ ấy là vô thường". Vị ấy rõ biết: "Không có chấp trước thọ ấy". Vị ấy rõ biết: "Không có hoan duyệt thọ ấy". Nếu vị ấy cảm giác khổ thọ, vị ấy rõ biết: "Thọ ấy là vô thường". Vị ấy rõ biết: "Không có chấp trước thọ ấy". Vị ấy rõ biết: "Không có hoan duyệt thọ ấy". Nếu vị ấy cảm giác bất khổ bất lạc thọ. Vị ấy rõ biết: "Thọ ấy là vô thường". Vị ấy rõ biết: "Không có chấp trước thọ ấy". Vị ấy rõ biết: "Không có hoan duyệt thọ ấy".

    30) Nếu vị ấy cảm giác lạc thọ, thọ ấy được cảm thọ không bị trói buộc. Nếu vị ấy cảm giác khổ thọ, thọ ấy được cảm thọ không bị trói buộc. Nếu vị ấy cảm giác bất khổ bất lạc thọ, thọ ấy được cảm thọ không bị trói buộc. Khi vị ấy đang cảm giác một cảm thọ tận cùng sức chịu đựng của thân, vị ấy rõ biết: "Tôi cảm giác một cảm thọ tận cùng sức chịu đựng của thân". Khi vị ấy cảm giác một cảm thọ tận cùng sức chịu đựng của sinh mạng, vị ấy rõ biết: "Tôi cảm giác một cảm thọ tận cùng sức chịu đựng của sinh mạng". Khi thân hoại mạng chung, vị ấy rõ biết: "Ở đây, tất cả mọi cảm thọ đều không có gì được hân hoan, và sẽ trở thành mát lạnh".

    31) Ví như, này các Tỷ-kheo, do duyên dầu, duyên tim, một cây đèn dầu được cháy sáng. Nếu dầu và tim của ngọn đèn ấy đi đến tiêu diệt, nhiên liệu không được mang đến, thời ngọn đèn sẽ tắt. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, khi Tỷ-kheo cảm giác một cảm thọ tận cùng sức chịu đựng của thân, vị ấy rõ biết: "Tôi cảm giác một cảm thọ tận cùng sức chịu đựng của thân". Khi Tỷ-kheo cảm giác một cảm thọ tận cùng sức chịu đựng của sinh mạng, vị ấy rõ biết: "Tôi cảm giác một cảm thọ tận cùng sức chịu đựng của sinh mạng". Khi thân hoại mạng chung, vị ấy rõ biết: "Ở đây, tất cả những gì được cảm thọ đều không có gì được hân hoan, và sẽ trở thành mát lạnh".
    "Đừng tìm lỗi người. Nếu khi bạn chỉ cho họ thấy sai lầm của họ mà họ vẫn không sửa đổi, hãy để yên như thế. Ajahn Chah"

  6. #6

    Mặc định

    Đã lâu trong Box PG Nguyên Thủy mới có mấy bài viết ngắn gọn , xúc tích nhưng rất hay. Xin được tán thán công đức của bạn ! Lành thay !
    "Đừng tìm lỗi người. Nếu khi bạn chỉ cho họ thấy sai lầm của họ mà họ vẫn không sửa đổi, hãy để yên như thế. Ajahn Chah"

  7. #7

    Mặc định

    @ delight: Ngài Mục Kiền Liên bị đá đè hồi nào, và ngài chạy về hồi nào? học ở đâu bậy bạ vậy. xuyên tạc bậc thánh à ???

    *
    Hoa Sen Ngàn Cánh*

  8. #8

    Mặc định

    Cảm ơn bạn, trong kinh tạng Nguyên Thủy thì ngài bị cướp giết chết. Còn trong văn nói ở mọt số bài giảng Bắc Tông thì thường nói ngài bị ngoại đạo lăn đá chết. Có lẽ do thói quen dùng văn nói từ thời nghiên cứu giáo lý Bắc Tông nên tôi hay nói ngài bị đá lăn chết nên khi viết cũng dùng như vậy. Ngài đã dùng thần thông đến đảnh lễ Đức Phật lần cuối. Các bạn đọc lại phần này ở trích dẫn dưới đây coi như là phần đính chính cho bài viết đc chính xác và đầy đủ. Một lần nữa cảm ơn bạn HS nhé.

    "Nhưng Ðại đức Mahà Moggallàna là một Thánh Tăng đại cao thủ thần thông, người không thể nhập Niết Bàn trong tình trạng như thế. Mahà Moggallàna trong khi bị đâm chém đã hoàn toàn nhập định, nên mọi đau đớn không chi phối được Ngài. Bây giờ, Ngài chỉ vận dụng thiền lực tập trung sức mạnh tinh thần điều hợp với thể chất, rồi tái hiện thành một Sa Môn như cũ. Mahà Moggallàna cố gắng đem tấm xương thịt đầy thương tích đến yết kiến đức Phật lần chót. khi hiện diện trước mặt Thiên Nhơn sư, rồi ngồi yên, nhắm mắt lìa đời, biến địa điểm gặp gỡ lần cuối của Ngài và đức Phật thành một khung cảnh vô cùng ảm đạm và thánh thiện (theo Jàtaka 522E)."

    http://www.budsas.org/uni/u-muckienl...ienlien-04.htm
    "Đừng tìm lỗi người. Nếu khi bạn chỉ cho họ thấy sai lầm của họ mà họ vẫn không sửa đổi, hãy để yên như thế. Ajahn Chah"

  9. #9

    Mặc định

    được đấy Delight !

    *
    Hoa Sen Ngàn Cánh*

  10. #10

    Mặc định

    Tán thán delightdhamma về sự am hiểu về Thiền .
    Đúng như delightdhamma nói thực sự chẳng có một vị Alahan nào giải thoát mà chẳng đi qua con đường Chánh Định cả . Và chẳng có ai đến được với Thiền Tuệ mà chẳng đạt được Chánh Định cả .
    Tu tắt đón đường là một cách tu của những ai chưa từng trải nghiệm qua con đường tu hành , vẫn còn mãi mê với những giả thuyết vô căn cứ mà thôi .
    Không biết rõ ( sắc,sắc tập khởi, sắc đoạn diệt, con đường đưa đến sắc đoạn diệt, thọ... tưởng... các hành...con đường đưa đến thức đoạn diệt). Đây gọi là vô minh .

  11. #11

    Mặc định Khổ cần phải được thấy

    Khổ cần phải được thấy

    Tại sao ta đi tìm an vui bằng hành thiền mà cứ giáp mặt hoài với sự đau, sự khổ ? Đó là vì xưa nay ta đã lầm lạc chấp thân này là tôi, là ta nên chăm chút nuông chiều nó, luôn sợ đau đớn, sợ thay đổi, sợ vô thường, không dám buông bỏ nó.

    Trong thân, tâm này chỉ có sự thay đổi và khổ. Khổ do bị áp chế liên tục bởi thay đổi. Nếu kinh nghiệm như vậy là ta đã thấy đúng, tu đúng. Thấy cái nào khác ngoài hai cái đó là tu tập sai pháp hành thiền quán. Thấy tiên, thấy trời, thấy Phật, thấy cảnh đẹp núi non là kết quả của những loại thiền định khác chuyên về sự an lạc, vắng lặng, đưa đến tiên cảnh, đi đến cõi người. Nếu theo nó, chấp nó ta trở lại già, đau, chết.

    Phải kinh nghiệm được vô thường qua thân tứ đại này. Phải kinh nghiệm cái chết của thân, tâm trong từng giây phút hành thiền. Đất, nước, gió, lửa đến dạy chúng ta về bản chất thiên nhiên của chúng. Tư tưởng, suy nghĩ, cảm giác đến rồi đi, đừng bám níu chúng. Bằng chánh niệm, hãy để chúng đến rồi đi... Khi không còn chấp chúng là ta, là của ta, ta mới có được cái quý giá khác không ai lấy được. Đó là trí tuệ, là giải thoát.

    Vậy ta phải kinh nghiệm già, đau, chết từng sát-na một để có được sự giải thoát trong từng khoảnh khắc. Đó là công việc, là nhiệm vụ của người Phật tử có chánh kiến, chánh tư duy, có duyên lành biết được cái thật, cái giả, thấy rõ được tục đế cũng như chân đế. Chính vì vậy, Đức Phật dạy trong Tứ Niệm Xứ "Khổ cần phải được thấy".

    Theo: Vài làn hương Pháp - HT Thiền sư Kim Triệu
    Trích soạn: Thitasīla Thùy Khanh, ban Tu Thư Như Lai Thiền Viện hiệu đính


    http://www.phapamnguyenthuy.org/inde...kim-trieu.html
    "Đừng tìm lỗi người. Nếu khi bạn chỉ cho họ thấy sai lầm của họ mà họ vẫn không sửa đổi, hãy để yên như thế. Ajahn Chah"

  12. #12

    Mặc định

    Niệm và niệm nữa

    Khi ngồi thiền, cơn đau đến, thiền sinh ghi nhận. Quán thọ trong thọ, thiền sinh niệm cảm giác và chỉ ghi nhận cảm giác đau, tê, nhức v.v... không suy nghĩ đây là da đau, thịt tê hay xương nhức.

    Đau là cảm giác phát sinh trước những thay đổi không ngừng nghỉ trong thân. Đức Phật dạy sắc uẩn chỉ là sắc uẩn, cảm thọ chỉ là cảm thọ. Cảm thọ chỉ là một trạng thái của tâm mà thôi. Vì vậy, sau khi chết, dù người ta đem thân đi thiêu đốt hay chôn vùi nhưng cảm giác đau đớn đâu có phát sinh vì không còn tâm.

    Bình thường ta cũng biết đau. Nhưng trong khi thiền tập, tâm càng tĩnh lặng, minh mẫn, cảm giác đau đớn càng dữ dội. Thiền sinh vẫn nỗ lực, kiên trì chịu đựng để tiếp tục ghi nhận cảm giác đau. Chánh niệm như thuốc tê dùng trong cuộc giải phẩu cắt bỏ một ung nhọt đau nhức.

    Chỉ niệm cảm giác đau mà không suy tưởng có phải đau đến từ da ta, thịt ta, xương ta hay không... Dần dà, cái thường tưởng "cơn đau là tôi, tôi đau, cơn đau của tôi" bắt đầu lung lay, loại trừ. Tưởng điên đảo đi rồi, cảm giác dễ chịu đến. Thiền sinh tiếp tục ghi nhận cảm giác dễ chịu mới sinh.

    Tâm dần êm dịu. Niệm và niệm nữa. Niệm cả tâm dễ chịu và êm dịu.

    Theo: Vài làn hương Pháp - HT Thiền Sư Kim Triệu
    Trích soạn: Thitasīla Thùy Khanh, ban Tu Thư Như Lai Thiền Viện hiệu đính
    Last edited by delightdhamma; 04-02-2013 at 07:20 PM.
    "Đừng tìm lỗi người. Nếu khi bạn chỉ cho họ thấy sai lầm của họ mà họ vẫn không sửa đổi, hãy để yên như thế. Ajahn Chah"

  13. #13

    Mặc định

    nó sẽ giúp chúng ta "cắt đuôi" được cảm thọ đau đớn 1 cách dễ dàng
    http://www.thegioivohinh.com/diendan...d.php?t=427498

  14. #14

    Mặc định

    Sự am hiểu về pháp hành của các bạn thật quá tốt, lành thay lành thay

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. PHƯƠNG TU THỜI TAM KỲ PHỔ ĐỘ
    By kinhvotu in forum Đạo Cao Đài
    Trả lời: 5
    Bài mới gởi: 22-07-2012, 12:50 AM
  2. Bát Chánh Đạo( Ai chưa hiểu thì vào đọc nha)
    By Nicholas268 in forum Đạo Phật
    Trả lời: 0
    Bài mới gởi: 26-12-2011, 11:36 PM
  3. ĐẠO ĐỨC LÀ SIÊU CHÁNH TRỊ
    By dienthoai in forum Đạo Cao Đài
    Trả lời: 1
    Bài mới gởi: 16-08-2011, 08:06 PM
  4. Việt dịch đạo đức kinh và bàn luận
    By nhaply in forum Đạo Giáo ( Lão giáo, Khổng giáo, Nho giáo )
    Trả lời: 152
    Bài mới gởi: 09-05-2011, 04:19 PM

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •