Trích dẫn Nguyên văn bởi hacbachvothuong Xem Bài Gởi
Sai rồi thưa bác thọ. Chẳng qua là mình học được thêm 1 điều: ko thể tranh luận với người luôn luôn đúng. Vì thế mình dừng, chỉ vậy thôi.
@hacbachvothuong: Là "người luôn luôn đúng" hay "người luôn luôn cho rằng mình đúng"? Nghe bạn nói câu này tôi thấy cũng hơi nản, không biết có nên làm theo bạn hay không nhỉ?

Trích dẫn Nguyên văn bởi doxuantho Xem Bài Gởi
1/Không có gì là lạ cả day t1',t2',t3',...,tn' đúng là có vô hạn nhưng khi
t2->t1 thì chúng gần như trùng nhau
2/ Đây là khái niệm MỜ. Với lôgic cổ điển thì A vận động (1) hoặc không vận động (0). Đối với logic mờ thì giữa 0 và 1 có vô hạn giá trị. "A Có xu hướng vận động" có nghĩa là A vận đông với độ tin cậy là 0.3 chẳng hạn
1. Khái niệm "gần như trùng nhau" không có bất cứ một ý nghĩa gì trong Toán học cũng như trong Vật lý. Chỉ cần là 2 thời điểm khác nhau thì giữa nó luôn có vô số các thời hạn khác, bạn có thể tưởng tượng nó như việc bạn sẽ phóng lớn 1 khoảng nào đó để chen các điểm khác vào. Do vậy, nếu bạn đã chấp nhận nó rằng có vô hạn các thời điểm cùng với việc dùng cụ từ "gần như" thì có thể khẳng định "tức thời" của bạn là không còn (thậm chí ngay từ đầu là không có) giá trị.

2. Điều bạn nói là xác suất để A vận động hay là theo logic mờ? Theo logic mờ thì giữa vận động và không vận động có vô hạn các giá trị khác, đó là những giá trị như thế nào? (tốt nhất là bạn không nên dùng cụm từ "xu hướng vận động" vì bạn phải làm rõ điều này thì cụm từ đó mới có ý nghĩa).

Tôi sẽ giúp bạn mở rộng tất cả các khái niệm, định nghĩa của bạn một cách tương ứng để cuối cùng bạn sẽ thấy là không được gì cả!