Bác Richard 7x thế mà xưng hô khiêm tốn vậy, những comment của bác là đúng rồi. không nên bàn sâu về cảnh giới hay lý thuyết thiền định.

Hiện nay, em thấy có nổi lên 1 vị alahan " Thích Thông Lạc", nghe qua em cũng nhàm vì không biết đã có bao nhiêu " Alahan online" kiểu này. Tuy nhiên, sau khi phân tích chú ý và tìm hiểu kỹ cộng với quan sát tất cả từ hành vi, lịch sử, giới luật và tìm hiểu sâu những lời Thầy Thích Thông Lạc đã giảng bày, em thấy là Chuẩn. Em thấy tiếc, nếu biết sớm hơn, có lẽ em đã gặp được Thầy lúc còn sống.

Cái Chuẩn lớn nhất và cơ bản mà với trí của mình em biết đó là : Những đường lối và tư duy rất rõ ràng, có ý thức, không có mù mờ, viễn vông. Cả anh và em những người đã ngoài 30 rồi, chúng ta cũng chẳng thấy có cái gì Có, chắc thực mà lại không có cái Ý thức của mình trong đó cả.

Đây có lẽ cũng là thắc mắc của 1 số bạn : tại sao trong kinh điễn Khi thi nói Ý làm chủ, Ý tạo tác, dẫn đầu các Pháp, khi lại nghe Tâm.

" Ý thức mạnh, làm chủ, không có mù mờ " là khởi đầu của mọi giáo lý. Có điều là giữa Ý thức và tư tưởng cảm xúc ( thường là tạo nên từ Tưởng thức) lại rất khó phân định và chưa kể lực của Tưởng thức thường được tạo nên từ những yếu tố từ lịch sử tập quán rất mạnh khiến tâm trí ta lung lay và rơi vào cái gọi là " Vô minh "

Thầy Thông Lạc không như thầy Minh Đăng Quang, nói thẳng và đôi khi " đụng chạm ", là điểm yếu hay mạnh tùy có người có thể gọi là điểm mạnh, ở đây tùy duyên do các Thầy có "phương tiện" và nhìn nhận thích ứng khác nhau, tuy nhiên với những ai hiểu thì cũng chỉ là cùng nói về 1 điều, 1 thứ ấy, 1 đường lối ấy. Thầy nói " CÓ " , thầy nói " Không" nhưng tới lúc nào đó bạn hiểu " Có " " Không " với ý nghĩa truyền đạt của nó thì cũng như nhau vậy.

" Dù sao mình thấy điều trước mắt là chúng ta tự an tâm được đến mức nào" em chỉ muốn thay lại thành như này " Dù sao mình thấy điều trước mắt là chúng ta đối với mọi việc nên luôn giữ Ý thức làm chủ, không có mù mờ, Ý thức đi đầu các Pháp và Ý thức sẽ đi trước Niềm Tin" hihi