Phần này dienbatn cũng đã viết lâu rồi , xin chép lại và bổ xung một số tin tức mới .
PHỎNG VẤN CỤ TRITRIAnh Laido đã có cuộc phỏng vấn cụ TriTri về vấn đề này như sau :
Hỏi:
Kính thưa Cụ Tri Tri!
Nếu một làng mà xây miếu thờ Thành hoàng năm 2005, toạ Tỵ hướng hợi kiêm nhâm bính 3 độ thì thế nào ạ? Xin Cụ cho con vài lời luận đoán ạ. Làng này hiện nay đang có vấn đề về chăn nuôi gia súc CỤ ạ.
Kính
Laido
Trả lời
Theo tọa độ Thiên tinh và Hào quẻ thì không được tốt trong 10 năm đầu, qua năm thứ 11 mới khá dần tới năm 20, từ năm 30 sẽ hung bại luôn. (Tị sơn cũng không phải là tọa sơn nên xây cất miễu đình.)
Hỏi:
Dạ thưa Cụ. Dân làng ở đây hiện nay không thể chăn nuôi được gia súc, nó cứ chết hàng loạt CỤ à. KHONG biết là sao nữa. Con trích hiện tượng này do báo đài đăng tải để Cụ xem ạ.
Trên báo An Ninh Thế Giới số 592, ra ngày 30/9/2006 có đăng tiếp phần 2 một phóng sự dài kỳ về " Bí ẩn làng Ma ám" ở xóm Đầu, Lương Phong, Hiệp Hoà, Bắc Giang. Sự việc bí ẩn về cái chết hàng loạt không biết nguyên nhân của trâu, bò, lợn chó khiến hàng chục hộ dân với 200 nhân khẩu vốn đã nghèo đói lại trở nên đói nghèo hơn nữa. Dân làng hết sức lo lắng và đã tự đi tìm nhiều biện pháp giải quyết mang tính mê tín dị đoan.
Ban đầu, một số ông thầy cúng bảo làng bị " động long mạch" do tự động thay đổi hướng ngôi miếu thờ Thành Hoàng ở đầu làng. Năm đó, dân tỏng làng mong làm ăn khấm khá nên bàn nhau góp tiền xây ngôi miếu thêm hai gian nữa cho to hơn, đàng hoàng hơn và xoay hướng ngôi miếu ra hướng Đông, nơi có mặt đường cái. Khi khánh thành thì cũng chính là thời điểm diễn ra hiện tượng gia súc, gia cầm chết hàng loạt. Để trấn trạch long mạch, các hộ dân trong xóm lại góp tiền, người bảy chục, người một trăm để mời ông thầy cúng "nổi tiếng" nhất huyện về cúng giải hạn. Đàn tế được lập ngay trước ngôi miếu. Thầy cúng vung con dao phay sắc ngọt chém đứt đầu hai con chó mực, vứt xuống hai cái giếng gần miếu thờ rồi lấp giếng lại để yểm. Yểm xong, thầy cúng tuyên bố "Nếu gia súc, gia cầm trong làng còn chết, thầy thề không thay trời hành đạo, cứu nhân độ thế nữa". Tuy nhiên ông thầy cúng vừa rời khỏi làng hôm trước, hôm sau gia súc lại tiếp tục nổi điên nổi đoá, chết hàng loạt, chết nhiều đến nỗi chuồng trại nhà nào cũng trống hơ trống hoác. Khắp làng chỉ còn thấy giống loài hai chân là gà, vịt, ngan và loài 4 chân là mèo, chuột.
Sau cuộc "trấn long mạch" không thành, người dân xóm Đầu còn 3 lần lập đàn tế mời 3 thầy cúng nổi danh và 3 lần nữa mời sư ông, sư bà về cúng bái, nhưng cũng chẳng ăn thua. Cực chẳng đã, người dân trong làng thuê người về phá dỡ 2 gian miếu xây mới, trả lại hiện trạng ngôi miếu như cũ với mong ước cuộc sống được trở lại như xưa. Nhưng rồi, đâu vẫn hoàn đấy, vận hạn vẫn đổ lên đầu cái " làng ma ám" này. Theo trưởng xóm Lưu Văn Lần, hiện tại đàn ông trong làng chỉ còn anh và vài ba người nữa, còn lại đã bỏ ra thành phố hoặc đi các vùng khác làm thuê làm mướn kiếm sống cả. Một số túng quẫn thì đi buôn ma tuý. Trong làng giờ chỉ còn người già và trẻ con. Thậm chí đã có 2 hộ chuyển nhà đến làng khác sinh sống, đó là gia đình ông Hoạt, ông Duyên. Tuy nhiên, cũng như gia đình anh Hùng, dù họ sống ở làng khác, gia súc vẫn chết thẳng cẳng như thường. Người dân giờ đây chỉ còn biết trông chờ vào các nhà khoa hoạc mà thôi. Mặc dù ngôi làng nằm co cụm giữa những giồng đất pha cát trên tổng diện tích 10ha, song khắp làng cây cối rậm rì, tuơi tốt, điều đó chứng tỏ đất làng rất tốt, không xuất hiện những tia chất độc hại, có thể tác động lên sự sống trên mặt đất. Ngoài ra, cách xóm Đầu một con đường rộng 1,5m là các xóm Thượng, xóm Hạ, xóm Đông, thế nhưng, chuyện gia súc ở xóm này đột tử không hề xảy ra, kể cả trong thời gian cả nước xảy ra dịch lở mồm long móng. Qua tìm hiểu thì thấy các xóm bên cạnh cũng có cách chăn thả, chăm sóc và những kinh nghiệm nuôi gia súc tương tự xóm Đầu. Hơn nữa, mọi nguồn nước, ngồn thức ăn, môi trường sống đều chẳng cso gì khác biệt. Việc tìm ra nguyên nhân không phải là chuyện đơn giản.
Cuối năm 2005, khi các đại biểu Quốc hội tỉnh Bắc Giang xuống xã Lương Phong tiếp xúc cử tri, người dân thôn Đầu phản ánh hiện tượng lạ này và đề nghị các ban ngành chức năng của tỉnh giúp đỡ. Lập tức UBND tỉnh triệu tập các ban ngành có liên quan cùng trao đổi, bàn bạc, tìm hiểu về hiện tượng gia súc chết hàng loạt ở thôn Đầu để tìm cách giúp bà con vượt qua khó kăhn. Việc quan trọng nhất là ổn định tâm lý, tránh để lực lượng dị đoan cố ý đưa tin sai lệch, gây bất ổn trong dân chúng. Nhiệm vụ này được giao cho Sở KH-CN tỉnh Bắc Giang cùng với các ban ngành liên quan. Tháng 5/2006, Sở KH-CN Bắc Giang đã giao cho Trung tâm ứng dụng tiến bộ KH-CN triển khai đề tài " Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp khôi phục, phát triển chăn nuôi gia súc tại xóm Đầu, thôn Sơn Qủa, xã Lương Phong, huyện Hiệp Hoà, tỉnh Bắc Giang".
Ngay khi đề tài triển khai, lãnh đạo Sở KH-CN, Trung tâm ứng dụng tiến bộ KH-CN đã cùng một số cán bộ thuộc các cơ quan chuyên môn Trung Ương với thiết bị hiện đại về xóm Đầu tiến hành nghiên cứu.
Mỗi lần thấy những chiếc xe sang trọng đỗ ở đầu xóm, người dân xóm Đầu lại bỏ hết công việc đồng áng tập trung theo dõi, càng làm việc với các nhà khoa học. Đợt dầu là các cán bộ thuộc Trung tâm Môi trường của Bộ Tư Lệnh Hoá Học về lấy mẫu đất ngoài đồng, trong làng, lấy mẫu nước sinh hoạt, nước giếng khơi, nước ao hồ, kênh rạch để phân tích tại chỗ và bảo quản mang đi. Chiếc máy hút bụi từ không khí dặt ở trong các chuồng lợn, chuồng bò nổ phành phạch suốt cả buổi. Theo anh Thân Ngọc Hoàng, Giám đốc Trung tâm ứng dụng tiến bộ KH-CN, Sở KH-CN Bắc Giang, cơ quan trên kết luận rằng, cả mẫu nước trong ao tù, kênh rạch, dưới lòng đất, giếng khơi, đất cát trong làng, đến những mẫu bụi hút từ không khí đều không có khác biệt so với những ngôi làng bên cạnh, không nhiễm độc, chưa tìm thấy vi rút lạ và đều nằm trong tiêu chuẩn cho phép. Thực tế, Trạm thú y huyện Hiệp Hoà, Chi cục thú y Bắc Giang cũng đã từng vào cuộc từ năm 1999 và đưa ra một kết luận: Do lượng vi khuẩn Ecoli ở khu vực xóm Đầu vượt quá mức quy định. Ngay lập tức diễn ra công cuộc tẩy uế chuồng trại, phun hàng tạ thuốc diệt khuẩn, tiêm thuốc phòng bệnh Ecoli cho động vật....Thế nhưng, tất cả những cố gắng trên đều vô vọng. Về sau, hai cơ quan này phải thừa nhận đã đưa ra kết luận vội vàng, hời hợt, vì rất nhiều nơi tồn tại lượng vi khuẩn Ecoli lớn hơn mức bình thường, nhưng cũng không gây nên hậu quả gì nghiêm trọng. Sau khi cơ quan thú y, bó tay thì Sở NN và PTNT cử cán bộ xuống tận nơi điều tra, múc nước của 13 ao tù trong xóm đi phân tích song cũng không phát hiện ra hiện tượng gì đặc biệt. Thậm chí, các cán bộ còn cùng nhân dân tát cạn cả 13 ao trong làng, rồi rắc Alohit, vôi bột, phun thuốc sát trùng khắp làng, nhưng gia súc chết vẫn hoàn chết.
Kính thưa Cụ Tri Tri. Trên là sự việc có thật ở Bắc Gaing Cụ ạ, hiện nay dân làng đang khốn khổ. Xin Cụ cho một vài ý kiến ạ, nếu có thể được con sẽ liên lạc với những người có trách nhiệm để họ có quyết định đúng, nhằm làm cho dân bớt khổ.
Con xin cảm ơn Cụ Tri Tri.
Kính
Laido
Trả lời:
1) Thời kỳ 1940 ông hương cả nơi xả kế xả tôi,vì muốn thuận tiện xổ nước ruộng và chuyên chở nên đào con kinh nơi ruộng ổng rồi cắt đứt con giồng,khi kinh đào xong bày trâu cũa ổng hơn 100 con bị ôn chết hết, từ đó về sau gia đình sa sút lụn bại luôn.
2) Khoảng năm 1944 cũng nơi kế xả tôi nhờ người cha biết phong thủy nên táng ông ngoại rồi cháu ngoại phát giàu có, ông hương quản ở kế bên ganh tị nên cho người đào đứt long mạch năm đó bày trâu mấy mươi con cũa gia đình này cũng bị ôn chết sạch.
3) Trở lại vấn đề nầy không biết dân sở tại có ai đào đứt long mạch nơi con giồng đó không, nếu không thì phải kiểm lại địa thế miễu ấy, và cả ngày khởi công,ngày thượng lương, ngày khánh tán tạ thổ, nơi bệ thờ dưới đất đó có trấn yễm gì không.
Hỏi:
Dạ thưa Cụ. Theo như lời Cụ nói thì chắc là thủ phạm đây rồi ạ :
"Giếng của thôn Đầu , có người đã dùng cảm xạ xác định là nằm trên đường hành Long của một Long mạch đi từ Tây bắc xuống Đông Nam ( Càn- Tốn ). Xác định cho thật chính xác thì Long mạch này chạy ngay sau lưng của Miếu Thành Hoàng còn sót lại hiện nay. Ngày xưa , đây là giếng nước sinh hoạt chung của cả Thôn Đầu. Giếng này có đặc điểm kỳ lạ là không bao giờ cạn nước , ngay cả những năm khô hạn , khắp cả vùng đều phải dùng nước tại giếng này. Điều kỳ lạ nữa là nước của giếng này luôn trong vắt , ngay cả vào mùa mưa. Khoảng đầu năm 1996 (Người cung cấp tin không nhớ chính xác tháng , nhưng là thời điểm TRƯỚC KHI XẨY RA VIỆC CHẾT GIA SÚC HÀNG LOẠT ) , có một người , vì thấy trong giếng có nhiều cá quá nên ném một quả mìn xuống giếng để bắt cá ( giếng sâu nên không đánh lưới được ). Từ khi quả mìn đó được ném xuống , nước giếng không bao giờ trong lại nữa và giờ đây nước trở nên đỏ quạch như màu sắt gỉ"
Thưa Cụ! nếu đúng là do đánh mìn làm đứt long mạch (làm tổn thương giồng) thì có cách gì hóa giải không ạ? Làng này 10 năm nay gia súc chết liên tục và hàng loạt rồi, không ai nuôi được con nào ra hồn. Còn trấn yểm thì hàon toàn không Cụ ạ.
Xin Cụ chỉ giúp cách hoá giải hiện tượng này ạ.
Kính chúc Cụ và gia đình an khang thịnh vượng.
Kính
laido
Con kính chào Cụ Tri Tri ạ.
Thưa Cụ! Kính mong Cụ cho cách để hoá giải hiện tượng cho làng trên ạ !
Con cảm ơn Cụ Tri Tri.
Kính
Laido
Trả lời:
Nếu do sự việc của giếng gây ra, thì thử dùng 1 mâm trái cây 5 bộ giấy ngũ sắc 99 tờ giấy vàng bạc đem đên đó cúng vái huyền nữ nương nương giáng lâm chứng giám rồi đọc Thiên môn khai, Địa môn khai, cung thỉnh long thần thổ địa lai,cầu giúp hoàn thiện hàm rồng lại, để dân làng yên cư lạc nghiệp,lục súc mạnh khoẻ đầy đàn, nay chúng đệ tử thành tâm đảnh lể khẩn mong chư vị phúc thần cứu giúp cho,cúng rồi giấy ngũ sắc thì đốt,còn 99 tờ giấy vàng bạc thì rải xuống giếng, 7 ngày sau xem có gì khác không.
Bookmarks