TIỂU SỬ ÐỨC THƯỢNG SANH
CAO HOÀI SANG
Ghi lại cuộc đời của một nhà lãnh đạo tinh thần như Ðức THƯỢNG SANH CAO HOÀI SANG, muốn cho đầy đủ thì phải lắm công phu và cần có đủ thì giờ sưu tầm mới mong hoàn tất.
Ở phạm vi của THÔNG TIN, một khi đã đậy nắp Liên đài của Ngài, soạn giả xin ghi lại một cách trung thực những gì tai nghe mắt thấy của một vị trong ba vị mà buổi ban sơ Ðức CHÍ TÔN đến lập Ðạo. Chúng tôi không dám gọi là hoàn toàn, nhưng nhờ đó quý vị đọc qua thấy điều sơ sót, lần lượt bổ chính thêm cho hoàn mỹ để trang Ðạo sử được dồi dào phong phú hơn.
Nơi đây, chúng tôi xin chia tiểu sử của Ðức Ngài ra làm hai giai đoạn:a)-PHẦN ÐỜI CỦA ÐỨC NGÀI
*/ PHẦN ÐỜI CỦA ÐỨC NGÀI
*/ PHẦN ÐẠO CỦA ÐỨC NGÀI
Ðức Ngài sanh trong gia đình họ Cao. Cụ thân sinh là CAO HOÀI ÂN giúp việc Tòa Án, Cụ bà HỒ THỊ LỰ (tức nữ Ðầu sư HỒ HƯƠNG LỰ).
Sanh ngày 11 tháng 9 năm 1901 (Al, 29 tháng 7 năm Tân Sửu), Tại Thái Bình - Tây Ninh.
Cụ ông và cụ bà sanh được ba người con, gồm 2 trai và 1 gái;
Người anh cả (thứ hai) CAO ÐỨC TRỌNG - Thiên phong TIẾP ÐẠO, là một trong 12 vị Thời Quân Hiệp Thiên Ðài.
Thứ ba: CAO THỊ CƯỜNG (hiện tại- (năm 1971) - là Giáo Hữu CAO HƯƠNG CƯỜNG, Giám Ðốc Cô Nhi Viện Tây Ninh). Ðức Ngài ngôi thứ trong gia đình vào hàng thứ tư. Cụ Ông và cụ Bà là người hiền hậu gia đình nề nếp Nho phong, giàu lòng từ thiện, hay giúp khó trợ nghèo, người tâm đức như thế mới trổ sanh con Thánh.
Ông Cao Hoài Sang học trường Sư Phạm (Ecole Normale) đổ bằng Thành chung, ra làm việc nơi sở Thương chánh Sài Gòn, lần lên đến cấp bậc Tham tá.
Bạn đời của Ông là Bà Võ Thị Giáo, sanh được 9 người con gồm 5 trai và 4 gái:Hiện còn đủ mặt tại thế, đã lập thành gia thất và cũng đang là Quân nhân, Công chức, ngoại trừ Ông Cao Xuân Phong sống độc thân.Cao Hoài Hà,
Cao Thị Ngọc Thanh,
Cao Xuân Phong,
Cao Hoài Thoại,
Cao Thị Ngọc Lan,
Cao Thị Cúc,
Cao Văn Tùng,
Cao Thị Thu,
Cao Minh Tâm.
TÁNH ÐỨC CỦA ÐỨC NGÀI:
Nói đến tánh đức của Ðức Ngài ở trong giới công chức cũng như đồng bào tại Thủ đô đều hiểu rõ thanh danh của Ngài là một bực Công chức thanh liêm cương trực, Ngài đã được bề trên giao nhiều nhiệm vụ quan trọng, nhưng không vì đó mà hối mại quyền thế, khoát nạt kẻ dưới hoặc bắt ép người khi có việc cần đến phận sự của Ngài. Gặp việc bất bình thì Ngài thẳng thắn hùng biện một cách chuẩn thằng đanh thép mà hàng ngày Ðức Ngài đã mục kiến.
Ngài nhờ ở chốn quan trường, hằng ngày phải chứng kiến những điều tai nghe mắt thấy nhân tâm thế sự mà buồn tủi cho con người, Ngài tìm lãng quên trong các thú phong lưu, khi mượn cung đàn để xuất phát tâm tư ai oán, hoặc lúc kinh phú hòa thơ, mượn hồn thơ tỏ niềm u uất, lại mượn nước trí non nhân gởi hồn cùng phong nguyệt mơ ước thần uy xoay chuyển thế cuộc.
Nỗi niềm ưu hương, ái chủng của Ngài đã thúc đẩy Ngài cần giao du với bạn bè hầu tìm người tri kỷ, tri âm, trong số ấy có Ông Cao Quỳnh Cư và Phạm Công Tắc, Võ Văn Sang..v.v...
Vào tháng 6 năm 1925, Ông Cao Quỳnh Cư vô nhà Ông Cao Hoài Sang chơi ở dãy phố hàng Dừa, lối chợ Thái Bình Sài Gòn, thì thấy Ông Phạm Công Tắc cũng có mặt (vì nhà Ông Tắc ở gần đó), Ông Cư rủ hai ông xây bàn chơi, hai ông đồng ý.
Ba Ông đem cái bàn ra, cả ba cùng để tay lên, một lúc sau cái bàn chuyển động, một chơn linh nhập vô, rồi kế một người khác, thôi thì đủ hạng người, viết đủ thứ không đâu ra đâu.
Qua đêm sau, nhằm ngày mùng 6 tháng 6 năm Ất Sửu (dl. 26/7/1925) sắp đặt tổ chức đàng hoàng hơn thì có ông thân của Ông Cao Quỳnh Cư là Cụ Cao Quỳnh Tuân về cho một bài thi bát cú.
Ngày mùng 10 tháng 6 năm Ất Sửu (dl. 30/7/1925) ba ông lại rủ nhau xây bàn nữa, thì một vong linh nhập vô, cái bàn tự nhiên rung chuyển một cách khoan thai uyển chuyển, cho một bài thi:
Nỗi mình tâm sự tỏ cùng ai,
Mạng bạc còn xuân uổng sắc tài.
Những ngỡ trao duyên vào ngọc các,
Nào dè phủi nợ xuống tuyền đài.
Dưỡng sinh cam lỗi tình sông núi,
Tơ tóc thôi rồi nghĩa trúc mai.
Dồn dập tương tư oằn một gánh,
Nỗi mình tâm sự tỏ cùng ai.Ký tên ÐOÀN NGỌC QUẾ.
Ba ông hỏi Cô Ðoàn Ngọc Quế đau bịnh gì mà thác, cô cho hai bài thi tiếp theo:Ba ông mỗi người họa một bài, chúng tôi xin trích lục bài họa của ông Cao Hoài Sang:Trời già đành đoạn nợ ba sinh,
Bèo nước xẻ hai một gánh tình.
Mấy bửa nhăn mày lâm chước quỉ,
Khiến ôm mối thảm lại Diêm đình.
***Người thì ngọc mã với kim đàng,
Quên kẻ dạ đài mối thảm mang.
Mình dặn lấy mình, mình lại biết,
Mặc ai chung hưởng phận cao sang.Từ ấy, ban ngày làm việc tối lại xây bàn, thi qua họa lại. Nhưng trong ba ông chỉ có Ông Cao Hoài Sang và Ông Phạm Công Tắc hoài nghi vấn đề xây bàn. Có một bửa Ông làm sẳn một bài thi Tự Thuật để trong túi, khi vong linh cô Ðoàn Ngọc Quế vô thì Ông nhờ họa.Nửa chừng xuân gãy tủi thân ai,
Nông nỗi nghĩ thôi tiếc bấy tài.
Ngọc thốt dám bì trang tuấn kiệt,
Vàng rơi riêng chạnh khách chương đài.
Những ngờ duyên thắm trao phòng bích,
Hay nỗi xương tàn xủ giậu mai.
Một giải đồng tâm bao thuở nối,
Nửa chừng xuân gãy tủi thân ai.
Bài thi của Ông Cao Hoài Sang:Cô Ðoàn Ngọc Quế họa nguyên vận:Sầu dài ngày vắn dễ chi vui,
Toan tính thâu đêm ruột rối nùi.
Ngược gió thuyền đầy cơn gió dập,
Xuôi giòng nước lớn giạt bèo trôi.
Bước đường danh lợi thêm gay trở,
Ngảnh lối tang thương luống ngậm ngùi.
Lần lựa xuân hè năm tháng lụn,
Thôi thôi đến thế, thế thì thôi.
Cũng chưa tin, bửa sau bất thần Cơ đang vô, Ông xin ra đề thi: "Tiễn biệt tình lang", Cơ liền cho:Chung tình đoạn gánh khó làm vui,
Lần gỡ chưa xong chỉ rối nùi.
Lời hẹn xưa còn vầng nguyệt chứng,
Hương thề nay thả giữa dòng trôi.
Kim rời cải rụng lòng ngao ngán,
Ðá nát vàng phai dạ ngậm ngùi.
Một khối tuyền đài tình khó dứt,
Ráp gương kiếp khác quyết chờ thôi.
Ngày 4/8/Ất Sửu (21/8/1925)Chia gương căn dặn buổi trường đình,
Vàng đá trăm năm tạc tấm tình.
Bước rõ ngùi trông cơn ác xế,
Lời trao buồn nhớ lối trăng thinh.
Ngày chờ mây án ngàn dâu khuất,
Ðêm bặt đèn khuya một bóng nhìn.
Lần lựa cô phòng xuân thỏn mỏn,
Xa xuôi ai thấu nỗi đinh ninh.Và rồi từ đó, ban ngày tận tụy với công việc, đêm về lại xây bàn để cùng vui thú thi qua họa lại với các vong linh nơi siêu giới mông lung.HỚN LIÊN BẠCH
Ngày 5/8/Ất Sửu (22/8/1925)
THỜI KỲ NGỘ ÐẠO
b)-PHẦN ÐẠO:
Mượn việc thi qua họa lại giữa kẻ dương gian cùng người âm cảnh làm thú tiêu khiển, dè đâu nó lại là đầu mối khơi nguồn để lập thành nền Ðạo ngày nay. Lần lần có các vị Tiên Nương Diêu Trì Cung giáng, cùng Phật Mẫu dẫn dắt. Khoảng tháng 7 có một chơn linh về Cơ xưng là A, Ă, Â cho thi văn dạy Ðạo và các Ðấng Thiêng Liêng cao trọng lần hồi đều có giáng cơ luận Ðạo.
VỌNG THIÊN CẦU ÐẠO:
Ngày 27 tháng 10 Ất Sửu (dl.12/12/1925) Bà Cửu Thiên Huyền Nữ giáng Cơ mách bảo ba ông ngày mùng 1 nầy tam vị Ðạo hữu VỌNG THIÊN CẦU ÐẠO. Ba ông mới bàn với nhau, không hiểu cầu Ðạo là gì mà Bà dạy vậy. Bữa sau ba ông hỏi Thất Nương dạy giùm cầu Ðạo là Ðạo gì?
Thất Nương trả lời : -Không phải phận sự của Em, xin hỏi Ông A Ă Â.
Ngày 29 tháng 10 Ất Sửu, Ông A Ă Â giáng cơ dạy ba ông: Giờ Tý ngày 30 tháng 10 rạng 1 tháng 11 Ất Sửu phải VỌNG THIÊN CẦU ÐẠO, phải tắm gội tinh khiết ra quì giữa trời cầm 9 cây nhang mà vái rằng:
Ba tôi là CAO QUỲNH CƯ, PHẠM CÔNG TẮC, CAO HOÀI SANG vọng bái CAO ÐÀI THƯỢNG ÐẾ ban ơn cho đủ phúc lành, cho ba tôi cải tà qui chánh.
Ba ông nhứt nhứt vâng lịnh Ông A Ă Â làm y như vậy, thì Ðức CAO ÐÀI THƯỢNG ÐẾ giáng cơ: [Ba ông vì không biết chữ Nho, nên không hiểu nghĩa bài thi tứ cú của Ðức Cao Ðài, ba ông mới cầu Ông A Ă Â Ðại Tiên về hỏi cho rõ nghĩa. Ông về cho bài thi tứ cú:Vọng niệm phân thùy sự sự phi,
Cá lý thiên tâm thường thế nhẫn.
Thiên tâm tu hướng cá trung cầu,
Quân vấn thiên tâm mạc tri tường.Ông A Ă Â giáng dịch nghĩa xuôi bốn câu thi của Ðấng Cao Ðài cho:Cứ níu theo phan Ðức Thượng Hoàng,
Tự nhiên tu tánh đặng bình an.
Nguyệt hoa căn tội tua xa lánh,
Vịn lấy nhành dương hưởng đạo nhàn.Rằm tháng 8 năm Ất Sửu (21/10/1925), ba ông thiết lễ HỘI YẾN DIÊU TRÌ tại nhà Ông Cao Quỳnh Cư lần đầu tiên. Ngày thì bận rộn với công việc, tối lại phò cơ phổ độ mãi mãi.Cần ước phần thửa việc việc,
Chẳng phải nơi lẽ Trời lòng thường thế nhịn.
Trời lòng tua ngó theo nơi giữa khẩn,
Bây hỏi Trời lòng chẳng biết rõ.
Nghĩa xuôi:
Việc cầu ước điều chẳng phải,
Mỗi lẽ do lòng Trời phải đợi lịnh,
Lòng Trời tua ngó theo mỗi việc vừa khẩn cầu,
Bây hỏi lương tâm chưa biết rõ sao?
• Trời lòng (Concience)
Ngày 23 tháng 8 Bính Dần (dl. 29/9/1926) Ông Lê Văn Trung vâng Thánh ý của Ðức CHÍ TÔN hiệp với chư Ðạo hữu hết thảy là 247 vị tại nhà Ông Nguyễn Văn Tường, đứng tên vào Tịch Ðạo để khai Ðạo với Chánh phủ. Tờ khai Ðạo đến ngày 1 tháng 9 năm Bính Dần (dl. 17/10/1926), mới gởi lên Chánh phủ, Quan Nguyên soái Nam kỳ là Ông LE FOL. Trong tờ có 28 người đứng tên thay mặt cho cả Ðạo hữu có tên trong Tịch Ðạo, tờ ấy có tên Ông, Ông lại được phân công chung cặp cơ phổ độ với Ông Cao Quỳnh Diêu nơi các tỉnh thuộc Miền Ðông như: Tây Ninh, Thủ Dầu Một, Gia Ðịnh, Biên Hòa, Bà Rịa.
Ngày 15 tháng 10 năm Bính Dần Lễ Khai Ðạo tại Chùa TỪ LÂM TỰ (Gò Kén) Tây Ninh, Ngày nầy Ðức CHÍ TÔN phong cho Ông chức THƯỢNG SANH một lượt với Ðức HỘ PHÁP Phạm Công Tắc và Ðức THƯỢNG PHẨM Cao Quỳnh Cư.
Ngày 16 tháng 12 Bính Dần (dl. 20/11/1926) Ðức CHÍ TÔN giáng cơ lập Pháp Chánh Truyền Cửu Trùng Ðài.
Ngày 9 tháng 1 năm Ðinh Mão (dl. 10/2/1927) Ðức LÝ THÁI BẠCH giáng cơ lập Pháp Chánh Truyền Nữ phái.
Ngày 12 tháng 1 năm Ðinh Mão (dl. 13/2/1927) Ðức CHÍ TÔN giáng cơ lập Pháp Chánh Truyền Hiệp Thiên Ðài.
Từ khi dời về Từ Lâm Tự (Gò Kén) Ông thường lên xuống chung lo việc Ðạo, chưa trọn phế Ðời.
Vì lúc mới khai Ðạo mượn Chùa Từ Lâm của Hòa Thượng Giác Hải, sau vị Hòa Thượng nầy đòi chùa lại, nên chi đến ngày 20 tháng 2 năm Ðinh Mão (dl. 23/2/1927) thì được dời chùa về đất mới mua là Tòa Thánh hiện nay.
Khi Ðức CAO THƯỢNG PHẨM bị khảo phải về Thảo Xá Hiền Cung, nỗi niềm ưu Ðạo ái nhơn chỉ gởi vào thi văn, Ðức THƯỢNG SANH nhân dịp đến thăm Ðức THƯỢNG PHẨM có làm bài thi để họa lại bài thi của Ðức CAO THƯỢNG PHẨM.Châu tri số 42 của Thượng Chánh Phối Sư đề ngày 1/2/1932 nói về phận sự hiện thời của Cơ Bút cũng như Chức sắc Hiệp Thiên Ðài theo lời giải của Ðức HỘ PHÁP.Dập dìu nào buổi Thất Tây Ninh,
Hiu quạnh hôm nay ngó rập rình.
Trước Ðiện lai rai ba chú Ðạo,
Sau hiên meo mốc mấy pho kinh.
Rừng xơ vẻ thắm chim khôn đỗ,
Cảnh cũ màu xanh khách biếng nhìn.
Rường cột Ðạo mầu bao thuở dựng,
Sụt sùi để bước khó làm thinh.
Buổi mới lập Ðạo Thánh ý đã định giao trách nhậm Phò loan cho bốn cặp Cơ và mỗi cặp đều có phận sự đặc biệt là:1) HỘ PHÁP và THƯỢNG PHẨM là CƠ LẬP ÐẠO:1)- CƠ LẬP ÐẠO (Enseignement Réligiaux)
2)- CƠ LẬP PHÁP (Législation Sacordoce)
3)- CƠ PHỔ ÐỘ (Prepagande de la Foi)
4)- CƠ BÍ PHÁP CỦA ÐẠO (Enseignements Esotériques)
Tiên khởi Ðức CHÍ TÔN đã dùng đặng rửa lỗi cho chúng sanh xây nền Ðạo, dựng Hội Thánh, lập Tân Luật và Pháp Chánh Truyền mà thể cho Thiên Ðiều và Hiến Pháp Thiên Ðạo. Khi Ðức THƯỢNG PHẨM qui vị rồi, thì Cơ Phong Thánh đã xong phận sự và nền Ðạo cũng đã lập hoàn toàn thì Chức sắc phải chịu luật lệ công cử và duy có tuân y Tân Luật mà đạt lần phẩm vị.
Cho nên về Cơ bút của Cơ Lập Ðạo, tức là Hộ Pháp và Thượng Phẩm, đã trọn vẹn phận sự rồi.
2} HẬU và ÐỨC là CƠ LẬP PHÁP:
Chuyên về Hiến Pháp của Ðạo {Législation Réligieux}
Hiến Pháp của Ðạo là Tân Luật và Pháp Chánh Truyền thì không ai đặng phép canh cải, thêm bớt mà Cơ Lập Pháp không biết và nhứt là không có Hội Thánh Cửu Trùng Ðài và Hiệp Thiên Ðài công đồng nhìn nhận, cũng như buổi lập Tân Luật Thánh ý đã muốn cho cả Hiệp Thiên Ðài và Cửu Trùng Ðài phải công đồng nhìn nhận.
3} MỸ NGỌC và SANG là CƠ PHỔ ÐỘ:
Dẫn dắt chúng sanh vào cửa Ðạo.
4} NGHĨA và TRÀNG là CƠ BÍ PHÁP của ÐẠO:
Nhưng hiện thời Tịnh Thất của Ðạo chưa thành lập thì phận sự chưa đến.
Những lời chú thích chép trên đây là do theo lời của Ðức HỘ PHÁP đã giải ngày 21 tháng 3 năm 1932 {Âl, Rằm tháng 2 năm Nhâm Thân} Thành lập Hiến Pháp và Nội Luật Hiệp Thìên Ðài, ban hành do Châu tri số 60 đề ngày 4/12/1932 của Ðức HỘ PHÁP và Quyền GIÁO TÔNG Thượng Trung Nhựt phê kiến.
Phần đông Chức Sắc Hiệp Thiên Ðài là Công Chức ở Sài Gòn, thỉnh thoảng cũng thư từ góp ý về việc Ðạo mà thôi.
Mãi đến năm 1956 (Bính Thân) Ðức HỘ PHÁP bị một nhóm phản đồ về phản loạn Tòa Thánh, Ðức HỘ PHÁP ra đi Campuchea.
Ðức HỘ PHÁP vắng mặt, không người lèo lái con thuyền Ðạo, nên chi Hội Thánh yêu cầu Ðức THƯỢNG SANH về cầm giềng mối Ðạo do vi bằng ngày 10 tháng 3 Ðinh Dậu (dl. 9/4/1957). Ngài triệu tập phiên họp Hội Thánh Hiệp Thiên Ðài ở Sài Gòn tại nhà Ông Hiến Thế và Ông Bảo Sanh Quân ngày 15 tháng 4 Ðinh Dậu (dl. 14/5/1957) Ðức Ngài và chư vị Thời Quân về Tòa Thánh cầm giềng mối Ðạo. Khi ấy trào Ngô Ðình Diệm nhã ý muốn cho một phái đoàn đưa Ðức Ngài về Tòa Thánh, nhưng Ðức Ngài từ khước, Hội Thánh định rước Ngài bằng một nghi lễ vô cùng long trọng, nhưng Ðức Ngài cũng từ khước luôn.
Kể từ đây Ðức Ngài đã phế đời hành Ðạo, từ ngày về làm Ðạo tính đến ngày Qui Thiên là 14 năm thiếu 20 ngày.
Con thuyền Ðạo đương hồi sóng gió của bạo quyền, nhơn tâm xao động, Ðức Ngài là con người trầm tĩnh, liêm khiết. Nhờ đức trầm tĩnh tùy thời của Ngài trấn an được nhân tâm và uyển chuyển tùy cơ bảo thủ nghiệp Ðạo, mỗi mỗi đều cân nhắc lợi hại nên hư. Với đức thanh liêm đã tiềm ẩn trong con người phi thường ấy, đã làm cho danh Ðạo khỏi hoen ố, mà trái lại còn được đời kính nể là khác.
Thời kỳ Ðức Ngài cầm quyền đã tiếp tục kiến thiết nhà Hội Thánh Ngoại giáo, tức là Hội Vạn Linh bây giờ, làm vòng rào và các cửa. Xây dựng được Văn Phòng Cơ quan Phát Thanh Phổ Thông Giáo Lý, Văn phòng Ban Thế Ðạo, Bắc Tông Ðạo, Ðường Nhơn, Ðầu Sư Ðường, Tần Nhơn, Văn Phòng Ban Chấp Hành Ðại Ðạo Thanh Niên Hội Trung Ương, Học Ðường Bộ Nhạc, Xây cửa Chánh Môn cùng mở Ðại lộ Chánh Môn, ngoài ra Ðức Ngài còn đôn đốc kiến thiết dãy lầu Ðạo Ðức Học Ðường, trường Trung học Lê Văn Trung và hiện đang xúc tiến việc xây cất Ðại Học Ðường của ÐẠI ÐẠO TAM KỲ PHỔ ÐỘ. Lại nữa, Ðức Ngài là một Nhạc sư vào hàng Hậu Tổ, nên chi Ðức Ngài quyết tâm chấn chỉnh Bộ Nhạc theo Thánh ý của Ðức CHÍ TÔN và lời ủy thác của Ðức HỘ PHÁP.
Huấn luyện các Nhạc sĩ nơi Cơ Quan Phát Thanh về Cổ nhạc để bảo tồn quốc hồn quốc túy, viết bài Giáo lý, sáng tác văn nghệ khuyến tu, chấn chỉnh Văn đàn thi thơ.
Như chúng ta thường để ý thì Ðức Ngài ít tiếp xúc với Bổn Ðạo, là áp dụng đúng theo Ðạo nghị định thứ 9 của Ðức HỘ PHÁP và Ðức Quyền GIÁO TÔNG đề ngày 19 tháng 7 năm Quí Dậu (dl. 8/9/1933), nơi điều thứ nhất: Chức sắc Cửu Trùng Ðài từ phẩm ÐẦU SƯ, CHƯỞNG PHÁP, GIÁO TÔNG và Chức sắc Hiệp Thiên Ðài THƯỢNG SANH, THƯỢNG PHẨM, HỘ PHÁP chẳng đặng giao thiệp, hoặc tiếp rước những Chức việc và Tín đồ đến viếng, cùng là tư thông thơ từ chi mà không có Hội Thánh biết. Nên chi có một số không được hài lòng.
Tuổi già sức yếu, việc Ðạo lại quá đa đoan, nên chi Ðức Ngài khởi chứng mất ngủ, lần sang bịnh thận tiểu máu, rồi biến dần đến bịnh trạng huyết áp cao, nhưng nhờ sự chạy chữa tận tình nên Ðức Ngài đã dần dần bình phục. Nào ngờ chỉ một chứng cảm xoàng thôi, đã giúp Ðức Ngài thoát nơi trần lụy mà qui hồi Tiên cảnh.
Vào đầu năm 1964, trước cảnh cơ đời nghiêng ngửa, cửa Ðạo bị ảnh hưởng ít nhiều, khi Ðức Ngài về Sài Gòn thăm gia đình, Ðức Ngài đã sáng tác một bài thơ Tâm Sự gởi lên cho Ngài HIẾN PHÁP H.T.Ð. Chúng tôi xin trích lục nguyên văn bài thơ ấy như sau:
TÂM SỰChất mối sầu tư ruột nát bầm,
Thời thôi đành phải giả làm câm.
Thiệt thòi cam chịu mình đau xót,
Tranh cạnh để chi kẻ hiểu lầm.
Hắc bạch phú cho vầng nhựt nguyệt,
Thị phi chờ thoát bóng quang âm.
Sóng trần bể khổ mây mờ mịt,
Nghĩ nỗi gần xa lệ ứa dầm.Con chim khi chết còn thốt tiếng kêu thảm thiết, con người trước khi thoát xác, để linh hồn hòa đồng cùng Tạo hóa thường cảm ứng; qua các bài sau cũng như bài giảng ngày 24 tháng 12 Canh Tuất và bài Huấn Từ nhân lễ khoản đãi Chức sắc và Ðạo hữu vào dịp đầu Xuân của Hội Thánh Cửu Trùng Ðài nhằm ngày 18 tháng Giêng Tân Hợi.THƯỢNG SANH
tự HUỆ GIÁC
Mới hôm Rằm tháng 3 Ðức Ngài còn dự cúng Ngọ thời tại Ðền Thánh và cũng lo lắng công việc Ðạo như mọi khi, kế đến ngày 21 tháng 3, trước khi về Sài Gòn dưỡng bịnh, Ðức Ngài lại đi thăm các vị yếu nhân trong Ðạo lần cuối cùng, Ðức Ngài nói cùng Ngài KHAI ÐẠO: Anh không đi Pháp là Thiên ý để Anh ở nhà lo công việc cho tôi.
Những ngày cuối cùng của Ðức Ngài tại Tòa Thánh, Ðức Ngài đã họa nguyên vận bài thơ "Giỗ Tổ HÙNG VƯƠNG" của Ngài HIẾN PHÁP, nguyên văn bài họa ấy như vầy:Việt chủng vì chưng rõ gốc nguồn,
Ðua nhau lễ giỗ Ðức HÙNG VƯƠNG.
Tiền nhân bố đức khai cơ nghiệp,
Hậu đại nhớ ơn dựng thổ cương.
Văn hiến tạo nền còn chói rạng,
Lạc Hồng roi giống há khinh thường?
Hiềm đang tranh chấp chia bờ cõi,
Cầu nguyện Bắc Nam hiệp nhứt phương.HUỆ GIÁC
Ðức CHÍ TÔN đến khai Ðạo thì chi Ðạo do Ðức CAO THƯỢNG PHẨM làm cho nổi bậc ánh Ðạo mầu, bứng chồi phá gốc vai tuồng vừa xong thì Ðức Ngài Qui Tiên.
Kế thời kỳ chấn hưng Ðạo pháp, Ðức HỘ PHÁP cầm quyền chi Pháp, Pháp luật đâu vào đấy được nghiêm minh, tạo qui củ chuẩn thằng cho cả Hội Thánh, gầy dựng khối đức tin cho nhơn loại, Ðạo có tiếng vang khắp năm châu bốn bể, tôn chỉ của Ðạo Ðức Ngài phát huy vừa xong thì Ðức Ngài Qui Thiên.
Tiếp tục vai tuồng chi Thế do Ðức THƯỢNG SANH cầm quyền, Ðời loạn chi Thế nắm quyền đã đúng Thiên cơ dĩ định, nguồn gốc của sự loạn là tham dục, thời kỳ Ðức Ngài cầm quyền nhận xét rõ ra thì chính Ðức Ngài đã đè nén tham dục con người không dấy động. Ðức CHÍ TÔN dạy: "Quỉ vương chỉ kiên oai HỘ PHÁP, THƯỢNG PHẨM và THƯỢNG SANH mà thôi".
Ðức Ngài thường chỉ dùng hai bút hiệu là HUỆ GIÁC và THANH THỦY để ký các sáng tác phẩm của Ðức Ngài.
Ðể kết luận, chúng tôi xin lấy đôi liễn Ðức THÁI THƯỢNG đã cho Ðức THƯỢNG SANH (Thanh Thủy) như sau:
- THANH BẠCH VẸN LÒNG VÌ TRỜI MỞ ÐẠO VỮNG PHONG CƯƠNG
- CHÁNH TRỰC GÌN TÂM CẢI THẾ DÌU NHÂN LÒA BÍCH THỦY.
(Hai câu đối nầy do Ngài BẢO SANH QUÂN Lê Văn Hoạch nói ra ghi lại).
Nghiệp Ðạo đến thất ức niên, nhơn tài còn lắm, trước qua sau tới, bảo thủ cây cờ Ðạo được rạng rỡ năm châu, khắp cùng thế giới là sứ mạng của người Tín hữu Cao Ðài.
Tận tụy với Ðạo nghiệp của CHÍ TÔN, gian nguy chẳng quản, bần khó không đổi chí, đức MINH CANG LIÊM KHIẾT luôn vằng vặc như trăng Thu, lo Ðạo hơn lo cho thân mình, thân thể của mình gắn liền với Ðạo.
Ðược vậy là chúng ta đã đền đáp công ơn của chư vị tiền bối nói chung và Ðức Thượng Sanh nói riêng đã dầy công khai sáng nền ÐẠI ÐẠO TAM KỲ PHỔ ÐỘ và cũng là để báo hiếu cho CHÍ TÔN, PHẬT MẪU./.
(Trích Ðặc San Thông Tin số 28, ngày 19/5/1971)
Bookmarks