Thưa quý anh chị và các bạn.
Mình cũng có nghe phong phanh về việc dinh rắn, cũng từ “mòn đầu” lên Thất Sơn và tận mắt nhìn thấy chiếc Dinh rắn của đạo sĩ Ba Lưới.
Hiện tại, một số lương y Việt Nam cũng có Dinh rắn như một gia bảo chân truyền dung để trị bách độc, cũng có lương y dung nó để chữa trị sốt và các bệnh thần kinh, bệnh thuộc về tạng can, hành mộc. Và họ nói đó là dinh rắn, nhưng cũng có một số nhà lương y khẳng định rằng dinh rắn không hệ có thật, vậy thực hư của chuyện này thế nào? Mình đã tìm hiểu và được một anh bạn làm guide ở Ấn Độ giải thích như sau (trong một lần anh dẫn đoàn inbound sang Việt Nam chúng ta)
1. DINH RẮN – DƯƠNG GIÁC
Quả thực dinh rắn chỉ là cái tên đồn thổi vì từ dinh đôi khi là từ đọc trại của từ dương mà ra, con dương có sừng và sừng đó là dương giác, cả con cái và con đực đều có.
Nhưng dương giác cho dinh khác con dương bình thường.
Ở Ấn Độ, những con dương giác bọ bệnh mới cho dinh, giống như ngưu hoàng ở Việt Nam vậy.
Có thể nó thuộc họ Linh Dương nhưng nó là một phần loại nào đó, và trong phân loại đó, có con bị bệnh, hoặc bẩm sinh, hoặc trong quá trình sống.
Giống như loài Vẹt ăn đất sét để trừ độc. Nhưng con dương này khi sinh ra đã bị nhiểm độc tố nào đó mà nó rất cằn cỗi, sống rất khó và bị bầy đàn xa bỏ. Do vậy, nó bị tách khỏi đàn và tự kiếm sống. Để hạn chế độc tố, hoặc dung độc tố để tiêu sạch tế bào ung thư, tế bào u bướu đang lớn dần trong cơ thể, những con dinh này phải lấy độc trị độc, nên chúng thường ăn kèm rắn độc trong quá trình ăn của mình do những lần rắn ở trong cỏ bị dương ăn và nó cảm thấy nó khỏe hơn.
Sau đó, nó thường ăn rắn để hạn chế độc tố hoặc mầm bệnh trong người lớn lên, nhưng thực đơn của nó vẫn là cenlulozo chứ không phải nó ăn hoàn toàn rắn và rắn.
Những hoạt tính của độc rắn vào cơ thể đã bị dư thừa được dương đào thải ra ngoài bằng cách đưa về móng và sừng, tuy nhiên, quá trình đưa đọc tố từ các mạch về sừng của dương lại làm quá trình này đảo ngược, khi đi đến các tế bào, cơ thể dương đã dung hoạt chất kích thích để “bao” tính đọc còn dư này lại và nó trở thành vô hại đối với dương và có hại với rắn sắp được tiêu hóa, cho nên, dương đã biết biến độc rắn của con trước thành khắc tinh của độc rắn con sau thông qua quá trình tiêu hóa và bài tiết. Sau dần, con dương này cho dinh (hợp chất trị độc trong sừng dương)
Và người ta đồn thổi nó kỳ dị.
2. TÁC DỤNG TRỊ ĐỘC CỦA DINH RẮN
Trước hết, không phải chỉ có dinh mới trị được độc, bản thân sừng các loài móng guốc cũng trị được độc, sau khi khai thác sừng, người ta đem bọc đất sét và nung chiếc sừng này, làm điều này để chiếc sừng tăng tuổi tho và biến thành một loại than hoạt tính cực kỳ khô.
Chính vì vậy, khi bị rắn cắn, người ta cắt một miếng sừng đem áp vào chổ về thương thì vết thương hít miếng sừng vào, miếng sừng có áp suất cao hơn áp suất máu trong cơ thể gấp nhiều lần nên nó bắt đầu hút nước – mà biểu hiện gần nhất là máu – trong cơ thể ra.
Cơ thể con người cũng có cách kháng cự trở lại, tuy nhiên, những mạch máu nằm gần vết thương (là những mạch máu nhiễm độc) sẽ chảy ngược ra ngoài kèm theo đó là độc rắn, rết…. và sau khi hút nó nước, sừng tự động rớt ra nhưng điều đó không có nghĩa là đã hết độc hoàn toàn. Do vậy cần điều trị tiếp
Dinh cũng tuân theo cơ chế này, tuy nhiên do sừng dinh có yếu tố đặt biệt là chứa chất khắc chế độc rắn nên hiệu suất nó cao hơn, nhưng điều đấy cũng không có nghĩa là nó trị được bá đôc.
(bữa nào nói nữa, bây giờ bận, thông cảm nha mọi người)