kết quả từ 1 tới 6 trên 6

Ðề tài: Kỳ quan Phật Giáo lớn nhất thế giới: Đền Borobudur

  1. #1
    Tam Đẳng Avatar của kinhvotu
    Gia nhập
    Mar 2012
    Nơi cư ngụ
    Cai quản cỏi A Tỳ
    Bài gởi
    3,182

    Mặc định Kỳ quan Phật Giáo lớn nhất thế giới: Đền Borobudur

    Đền Borobudur - kỳ quan Phật Giáo lớn nhất thế giới


    Borobudur là một kỳ quan Phật giáo tinh xảo và lớn nhất thế giới, xây dựng vào thế kỷ thứ VIII, tọa lạc cách 42 km về phía Bắc thành phố Yogyakarta, trung tâm của đảo Java, quốc gia Indonesia, và đã được UNESCO xếp vào di sản thế giới vào năm 1991.

    “Borobudur” trong tiếng Indonesia có nghĩa là “Tháp Phật trên đồi cao". Toàn bộ tháp do 300 nghìn viên đá xếp thành, được xây dựng trên một mặt bằng hình vuông rộng 2 500 m², theo mô hình của một Mạn-đà-la, tức sơ đồ về khái niệm vũ trụ của Phật giáo Tây tạng. Đền cao 42 m, bao gồm 12 tầng to, nhỏ, vuông, tròn xem kẽ, kế tiếp nhau. Chiều dài mỗi mặt ở chân đền là 123 m. Móng tháp là một đài hình vuông có cạnh là 123m. Phía trên là 6 tầng hình vuông cắt góc mỗi cạnh lần lượt là 120, 89, 69, 61, 54, 58m, tượng trưng mặt đất mênh mông. Ba tầng còn lại hình tròn có đường kính lần lượt là 51, 38, 26m tượng trưng cho vũ trụ bao la hùng vĩ. Trên ba tầng này còn có rất nhiều tháp nhỏ trông giống như những cái sọt, nên có người con gọi đến tháp Borobudur là “Sọt Phật Java". Lúc hoàn thành Borobodur có 602 pho tượng Phật, nhưng một số đã bị mất cắp, ngày nay còn 504, một số bị lấy mất phần đầu.



    Đền cao 42 m, bao gồm 12 tầng to, nhỏ, vuông, tròn xem kẽ, kế tiếp nhau
    .

    Nguồn gốc của đền Borobudur đến nay vẫn còn là một điều bí ẩn? Có ý kiến cho rằng, nguồn gốc của đền tháp Borobudur bắt nguồn từ Campuchia nước cổ Phật giáo. Đó là vào đầu thế kỷ thứ VIII, hoàng triều Sanjaya theo Ấn giáo và thờ thần Shiva, đóng đô ở vùng Bắc trung tâm Đảo Java. Một hoàng thân người Campuchia được hoàng triều này che chở, nhưng sau đó ông trở về Campuchia vào năm 802 và lên ngôi vua. Có thể chính ông đã đem theo về nước dự án đầu tiên của Borobudur, vì người ta tìm thấy trên đất Campuchia một ngôi đền nhỏ xây bằng gạch hình tháp tương tợ với mô hình của Borobudur



    Borobudur là một kỳ quan Phật giáo tinh xảo và lớn nhất thế giới.

    Năm 850 có thể xem là năm hoàn thành Borobudur. Nhưng vào khoảng đầu thế kỷ XIII, những người buôn bán Á rập đã đưa Hồi giáo vào Indonesia. Chỉ trong vòng hai trăm năm, cả quần đảo Inđônêxia gần như hoàn toàn bị Hồi giáo hoá. Borobodur trở nên hoang tàn.

    Mãi đến sau chiến tranh thế giới lần thứ 2 kết thúc ( năm 1945), Indonesia mới ý thức được tầm quan trọng của Borobudur liền mời nhiều nhà khảo cổ trên thế giới đến nghiên cứu, đồng thời yêu cầu UNESCO giúp sức để trùng tu. Một chương trình cấp thời vào năm 1948 do Liên Hiệp Quốc đưa ra đã giúp cho Borobudur thoát khỏi cảnh hoang tàn và quên lãng. Tiếp theo là một chương trình trùng tu rộng lớn hơn kéo dài từ 1973 đến 1982 do UNESCO đảm trách với sự hợp tác của 27 quốc gia trên thế giới đã hồi phục cho Borobudur. Chương trình trùng tu tốn 17 triệu đô-la



    Đền được xây dựng và tạc bằng một loại đá núi lửa màu xám khai thác trên đảo Java.

    Nhìn từ xa, ngôi đền giống như một ngọn đồi hay một kim tự tháp với nhiều tượng Phật và bảo tháp, công trình hoàn toàn được xây dựng và tạc bằng một loại đá núi lửa màu xám khai thác trên đảo Java.

    Kiến trúc tổng quát của ngôi đền có thể chia làm ba phần từ thấp lên cao, tượng trưng cho ba cảnh giới của Ta-bà : các tầng thấp nhất là Dục giới, tiếp theo là Sắc giới và những tầng trên hết là Vô sắc giới. Đối với các tín đồ Phật giáo dưới vương triều Sailendra, thì Borobudur là đại diện cho Phật giáo thực nghiệm. Họ có thể dễ dàng hình dung quá trình tu luyện của bản thân qua kiến trúc đền.



    Trên đỉnh ngôi Đền có rất nhiều tháp nhỏ trông giống như những cái sọt, nên có người con gọi đến tháp Borobudur là “Sọt Phật Java".

    Viếng Borobudur bắt đầu từ cổng phía Đông, đi theo chiều kim đồng hồ, mỗi tầng đều có bậc thang để trèo lên tầng cao hơn, hết tầng này đến tầng khác. Trên vách đá hiện ra các cảnh tượng điêu khắc của Dục giới, phô bày những cảnh tượng của thế giới tham dục (kamadhatu), gồm đủ loại chúng sinh như quỷ đói, súc sinh, loài người, các cảnh tượng tham lam, những xung năng thấp kém, tham dục và hận thù. tiếp theo là cảnh tượng của Sắc giới gồm những bậc thánh nhân, và sau hết là các thiên nhân thuộc Vô sắc giới. Những tầng cao hơn hết kể lại sư tích tiền thân của Đức Phật trong nhiều kiếp trước, sau đó là ngày đản sinh, ngày Đức Phật từ bỏ cung điện đi tìm đạo, ngày đạt được Giác ngộ, và ngày đức phật thành đạo…

    Ngày nay, Borobudur là thắng cảnh thu hút nhiều khách du lịch nhất tại Indonesia. Borobudur không chỉ là một kỳ quan đáng ngưỡng mộ của Indonesia mà còn là công trình nghệ thuật kiến trúc vĩ đại nhất và giá trị nhất của thế giới Phật giáo và của cả nhân loại.

    nguồn phattuvietnam
    Tâm vốn bất sinh bất diệt, chỉ tại chúng sinh vọng thức lại tưởng là Tâm nên hóa Tâm mê

  2. #2
    Tam Đẳng Avatar của kinhvotu
    Gia nhập
    Mar 2012
    Nơi cư ngụ
    Cai quản cỏi A Tỳ
    Bài gởi
    3,182

    Mặc định Kỳ quan Phật Giáo

    VÃN CẢNH GIỚI ĐÀI ĐẦU TIÊN ĐƯỢC DÁT VÀNG Ở SÀI GÒN


    Tổng cộng, có hơn 21 ngàn chữ của hai bộ kinh phật là Giới Kinh Tỳ Kheo và kinh Phạm Võng được dát vàng 24k. Chùa Huệ Nghiêm tọa lạc đường Đỗ Năng Tế, phường An Lạc A, quận Bình Tân, TP.HCM sở hữu rất nhiều sự độc đáo.

    Ngoài hai bộ kinh được dát vàng và áp trên tường, chùa còn giữ hai kỷ lục Guinness Việt Nam: Bộ cửa bằng gỗ lim khắc nổi Bát Bộ Kim Cương và Thập Nhị Địa Chi Thần lớn nhất, pho tượng phật A Di Đà cao 8 mét, nặng 16 tấn được chế tác từ nguyên khối gỗ Giáng hương bông lớn nhất.

    Chùa cũng là nơi xây dựng Giới Đài truyền giáo đầu tiên của hơn 2.000 năm lịch sử phật giáo Việt Nam...

    Theo Hòa thượng Thích Minh Thông, phó Tăng sự Trung ương, phó Trụ trì chùa Huệ Nghiêm, người đặc trách khu Giới Đài, Giới Đài là nơi thụ giới, tu học, nghiên cứu sâu và hành trì giới luật đúng mực theo tinh thần của người xuất gia.

    Đặc biệt, Giới đài được xem là nơi nghiên cứu, truyền dạy và đào tạo nên những bậc làm thầy chuyên về gìn giữ giới luật đầu tiên ở nước ta...


    Cổng tam quan Giới Đài Viện…

    Giới Đài là quần thể kiến trúc hình chữ “Sơn” độc đáo, bao gồm nhiều hạng mục trang nhã. Ngự trên cổng tam quan là vị Hộ Pháp, hai bên cổng là hai câu đối ý nghĩa cao sâu, huyền bí được chạm khắc trực tiếp lên cột gỗ, các chữ được thếp vàng lóng lánh


    Tòa Giới Đài Viện trang nghiêm, thanh tịnh


    Đức phật Tỳ Lô ngự giữa trung tâm của Giới Đài Viện

    Tượng phật Tỳ Lô cao 2,3 mét, nặng 1,8 tấn ngự trên đài sen có 200 cánh, mỗi cánh sen có khắc nổi hình đức phật Thích Ca. Tam thân phật tựa lưng nhau hướng ba cõi, cao 2,1 mét nặng gần 7 tấn.

    Bốn tượng phật được nâng bởi đài sen cao 2,2 mét, nặng 2 tấn, trên đó có 1.000 cánh sen, trên mỗi cánh cũng khắc nổi hình phật Thích Ca. Các tượng phật và đài sen đều được tạo tác từ những khối gỗ nguyên (gõ đỏ) nhập từ Nam Phi.


    Giới Kinh Tỳ Kheo được chạm khắc tinh tế trên đỉnh mái vòm của đức phật Tỳ Lô. Có 5.400 chữ của 250 Giới Kinh Tỳ Kheo được dát vàng 24k

    Phật đài ngự trên bậc tam cấp vòng thành xây từ đá hoa cương. Trên mỗi bậc tam cấp đều chạm nổi hình Hộ Pháp. Tổng cộng có 72 vị Hộ Pháp được chạm khắc tinh tế, đường nét thanh thoát, uy nghi, mỗi vị mỗi vẻ...


    Bộ kinh Phạm Võng đang được dát vàng và hoàn thành

    Trên bốn mặt tường bao quanh Giới Đài có tổng cộng hơn 16.000 chữ của bộ kinh Phạm Võng được khắc vuông vắn, đều đặn, hàng lối ngay ngắn. Các chữ đều được dát vàng 24k tươi sáng, nét chữ hài hòa, trang nhã.




    Tượng phật A Di Đà được chế tác từ loại gỗ quý Giáng hương bông, cao lớn kỷ lục

    Sau Giới Đài là khu Tịnh Nghiệp đường. Theo Hòa thượng Thích Minh Thông, Tịnh Nghiệp đường là nơi chư tăng, chúng sanh sám hối về tội lỗi mình đã gây ra, từ đó giúp thân tâm thanh tịnh, rời bỏ bến mê quay về bờ giác...

    Bên trong Tịnh Nghiệp đường có Cửu thể Di Đà, tượng trưng cho chín phẩm của người tu Tịnh Độ được vãng sanh về thế giới Cực lạc của Đức phật A Di Đà. Cửu thể Di Đà có 8 pho tượng cao 3,6 mét, nặng 2 tấn được đặt dọc hai bên gian phòng Tịnh Nghiệp đường và 1 pho tượng phật A Di Đà cao 8 mét, nặng 16 tấn được chế tác từ nguyên khối gỗ đường kính 2,6 mét và tuổi thọ có thể lên đến ngàn năm.

    Đây là pho tượng được sách Kỷ lục Guinness Việt Nam công nhận là pho tượng phật A Di Đà bằng gỗ cao lớn nhất Việt Nam.








    4 vị Thiên Vương trấn giữ tứ phương Giới Đài Viện. Mỗi vị cao 4 mét, nặng 5 tấn, tạo tác từ chất liệu đồng. Mỗi vị mang pháp khí khác nhau, dáng vẻ oai nghi, thần sắc hùng hồn

    Mặt trước Chánh điện là bộ cửa 5 ô, dài hơn 15 mét, cao hơn 3 mét, làm bằng 20 tấm gỗ lim, mỗi tấm cao hơn 3 mét và chiều ngang gần 8 tấc
    Bộ cửa có khắc nổi Bát Bộ Kim Cương và Thập Nhị Địa Chi Thần
    Bộ cửa được chạm khắc rất điêu luyện, đường nét công phu, chi tiết sống động, nhìn vào rất có hồn khí, kỳ ảo.
    Sách Kỷ lục Guinness Việt Nam đã công nhận bộ cửa bằng gỗ lim khắc nổi Bát Bộ Kim Cương và Thập Nhị Địa Chi Thần là lớn nhất Việt Nam.












    Thích Ca Tam Tôn

    Giữa Chánh điện thờ Thích Ca Tam Tôn, gồm Phật Thích Ca (cao 4,7 mét, nặng 9 tấn ), Văn Thù Bồ Tát, Phổ Hiền Bồ Tát (mỗi tượng cao 3,6 mét và nặng 5 tấn).


    Đức phật Di Lặc với nụ cười đại lượng




    Hai vị Hộ Pháp uy nghi trấn giữ hai bên Chánh điện

    Tất cả các tượng được tạo tác từ các loại gỗ quý nguyên khối như: giáng hương bông, gõ đỏ, xuyên mộc.


    Tháp chuông giữa hoa viên trầm mặc, lắng đọng

    Chùa Huệ Nghiêm do Hòa thượng Thích Thiện Hòa khai lập vào ngày 11/11/1962. Hòa thượng sinh năm 1907, người làng Tân Nhựt (Chợ Lớn), xuất gia thọ giới tổ Khánh Hòa tại Phật học đường Lưỡng Xuyên (Trà Vinh) vào năm 1935.

    Sau đó ngài theo học nhiều Phật học đường ở miền Trung và miền Bắc từ năm 1936 đến 1948. Ngài là một danh tăng lỗi lạc của Việt Nam về truyền giới, kiến thiết và trước tác. Hòa thượng Thích Thiện Hòa viên tịch ngày 7/2/1978
    Tâm vốn bất sinh bất diệt, chỉ tại chúng sinh vọng thức lại tưởng là Tâm nên hóa Tâm mê

  3. #3
    Tam Đẳng Avatar của kinhvotu
    Gia nhập
    Mar 2012
    Nơi cư ngụ
    Cai quản cỏi A Tỳ
    Bài gởi
    3,182

    Mặc định Kỳ quan Phật Giáo

    Chùa Kuthodaw – "cuốn sách" lớn nhất thế giới



    Có lẽ ít ai biết rằng có một “cuốn sách” khổng lồ, độc đáo được làm từ… đá! Nó có tới 1.458 tờ giấy. Đó là chùa Kuthodaw ở Mandalay, Myanmar.

    Nhắc đến sách, chúng ta thường nghĩ đến những trang giấy trắng in chữ đen còn thơm mùi mực, hay hiện đại hơn là e-book, những cuốn sách điện tử rất nhiều trên internet, tuy nhiên còn có một "cuốn sách" vô giá - cuốn kinh Tam Tạng được khắc chữ, đổ vàng ròng lên phiến đá cẩm thạch.


    Chùa Kuthodaw là một quần thể gồm những đền, tháp nhỏ bằng đá cẩm thạch trắng được gọi là kyauksa gu. Phía trong mỗi tháp có một tấm biển đá ghi chép lại kinh phật. Mỗi phiến đá cẩm thạch trắng cao 1,5 mét, rộng 1 mét.
    Ngôi chùa được xây dựng như một phần của hoàng cung Mandalay từ năm 1857. Vua Mindon Min, lo lắng trước sự xâm lăng của người Anh cả về lãnh thổ lẫn tôn giáo đã quyết định để lại một công trình hoàng gia để truyền bá Phật giáo: một bộ kinh Tam Tạng tiếng Pali khắc trên đá.


    Công việc ghi chép lại kinh Phật trên mặt đá hoàn toàn không đơn giản và phải mất tới ba ngày để một người thợ khắc kín hai mặt của một tấm biển. Sau khi khắc chữ lên bề mặt đá, các rãnh chữ được đổ khuôn vàng. Tuy nhiên, trải qua một thời gian dài và nhiều lần phục chế, nhiều chữ vàng đã không còn, chỉ còn lớp muội đen hay những vệt khắc đá.
    Tương truyền, dù đọc miệt mài 8 tiếng mỗi ngày, du khách cũng phải mất đến 450 ngày mới có thể đọc và hiểu toàn bộ cuốn sách






    Lối vào chùa đầy ấn tượng

    nguồn phattuvietnam.net
    Tâm vốn bất sinh bất diệt, chỉ tại chúng sinh vọng thức lại tưởng là Tâm nên hóa Tâm mê

  4. #4
    Tam Đẳng Avatar của kinhvotu
    Gia nhập
    Mar 2012
    Nơi cư ngụ
    Cai quản cỏi A Tỳ
    Bài gởi
    3,182

    Mặc định

    Có bạn nào có tư liệu về các kỳ quan Phật Giáo thì poste lên cho mọi người cùng xem với
    Tâm vốn bất sinh bất diệt, chỉ tại chúng sinh vọng thức lại tưởng là Tâm nên hóa Tâm mê

  5. #5
    Tam Đẳng Avatar của kinhvotu
    Gia nhập
    Mar 2012
    Nơi cư ngụ
    Cai quản cỏi A Tỳ
    Bài gởi
    3,182

    Mặc định KỲ QUAN PHẬT GIÁO

    NÉT ĐẸP VĂN HÓA NGÔI CHÙA ĐỘC NHẤT VÔ NHỊ ĐẤT SÀI GÒN



    Với mong muốn tìm cho mình một nửa còn lại, tìm cho mình thoát khỏi sự cô đơn nghèo khổ, hàng ngàn người dân đổ về chùa Bát Bửu Phật Đài, hay còn gọi là Chùa Phật Cô Đơn để cầu nguyện cho mình.

    Cho đến nay, vẫn có nhiều người biết đến Chùa Phật Cô đơn với nhiều sự tích khác nhau. Có người cho rằng, họ đi chùa thấy có một bức tượng Phật ngồi một mình mà không có bề trên bề dưới hầu hạ nên gọi Phật cô đơn. Còn nhiều người tìm hiểu kỹ hơn, họ truyền tai nhau rằng, ngày trước do cảnh chiến tranh loạn lạc, người dân nơi đây chạy trốn bom đạn, còn riêng một tượng Phật vẫn ngồi lại đó, trơ trọi giữa cánh đồng hoang.

    Tâm vốn bất sinh bất diệt, chỉ tại chúng sinh vọng thức lại tưởng là Tâm nên hóa Tâm mê

  6. #6
    Tam Đẳng Avatar của kinhvotu
    Gia nhập
    Mar 2012
    Nơi cư ngụ
    Cai quản cỏi A Tỳ
    Bài gởi
    3,182

    Mặc định KỲ QUAN PHẬT GIÁO

    NÉT ĐẸP VĂN HÓA NGÔI CHÙA ĐỘC NHẤT VÔ NHỊ ĐẤT SÀI GÒN



    Với mong muốn tìm cho mình một nửa còn lại, tìm cho mình thoát khỏi sự cô đơn nghèo khổ, hàng ngàn người dân đổ về chùa Bát Bửu Phật Đài, hay còn gọi là Chùa Phật Cô Đơn để cầu nguyện cho mình.

    Cho đến nay, vẫn có nhiều người biết đến Chùa Phật Cô đơn với nhiều sự tích khác nhau. Có người cho rằng, họ đi chùa thấy có một bức tượng Phật ngồi một mình mà không có bề trên bề dưới hầu hạ nên gọi Phật cô đơn. Còn nhiều người tìm hiểu kỹ hơn, họ truyền tai nhau rằng, ngày trước do cảnh chiến tranh loạn lạc, người dân nơi đây chạy trốn bom đạn, còn riêng một tượng Phật vẫn ngồi lại đó, trơ trọi giữa cánh đồng hoang.



    Tượng Phật Cô Đơn, nơi cầu duyên nhiều nhất

    Sự thật về phật Cô Đơn

    Sau này, người dân thấy tượng Phật ngồi giữa mưa nắng không có ai che chắn nên lấy bạt dậy lên tượng mỗi khi trời mưa, gió. Điều làm cho họ bất ngờ là mỗi khi che chắn xong thì tự nhiên tấm bạt bay mất mặc cho mưa gió vẫn ào ào đổ xuống. Việc này khiến người dân vẫn vô cùng sửng sốt. Hình ảnh đó làm cho người ta nghĩ đến một sự ly kỳ khó hiểu. Họ lại mường tượng về một hiện tượng siêu nhiên. Cũng từ đó, người dân lại càng tin vào đức linh thiêng của Phật. Sau này, nơi đây được xây thành chùa để thờ cúng.

    Ngày ngày người dân TP.HCM và các tỉnh lân cận vẫn nườm nượp đổ xô lên chùa Bát Bửu Phật Đài (Phật Cô Đơn) để đi cầu phúc, cầu an, cầu duyên... Người ta vẫn đồn thổi nhiều sự tích về chùa này nhưng chưa tìm được lời giải thích chính xác. Theo nhiều tài liệu, chùa Phật Cô Đơn còn có tên Bát Bửu Phật Đài (nằm tại ấp 1, xã Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh, TP.HCM). Ngôi chùa này được xây dựng trên một khu đất rộng hơn 10 hecta, trước mặt là cánh đồng trồng dứa mênh mông. Phật đài của chùa được thiết kế theo kiến trúc hình bát giác, cao 3m, tầng trên tôn trí tượng Phật Thích Ca cao 7m, nặng khoảng 4 tấn do điêu khắc gia Nguyễn Thanh Thu tạc năm 1957 và cư sĩ Ngô Chí Bình thỉnh từ chùa Xá Lợi về.

    Trải qua những năm tháng chiến tranh, bom đạn đã tàn phá xóm làng, thiêu rụi cả chùa. Chỉ riêng ngôi Phật đài với kim thân Đức Phật vẫn sừng sững nơi hoang vắng. Chính vì thế, người dân địa phương đã gọi tòa di tích này là “Phật Cô Đơn”. Năm 1988. Thành hội Phật giáo TP.HCM đã giao cho thượng tọa Thích Thiện Bổn nhiệm vụ trụ trì, từng bước chỉnh trang và xây dựng khu di tích. Đến nay, Bát Bửu Phật Đài đã trở thành một khu tham quan, chiêm bái hấp dẫn, thu hút hàng vạn người đến mỗi ngày.



    Cổng Chùa Bát Bữu Phật Đài tức chùa Phật Cô Đơn

    Tìm đến cửa chùa để “kén vợ, chọn chồng”

    Thời gian sau giải phóng, người dân vẫn tin tưởng vào sự thiêng liêng của chùa này. Chính vì thế, ngày ngày người dân vẫn đến đây cầu nguyện. Có mặt tại chùa, chúng tôi được nghe những người đến cầu phúc cầu duyên ở đây tâm sự. Mỗi người một cảnh đời khác nhau, song họ luôn tin tưởng vào một phép màu sau khi đi đến chùa phật Cô Đơn.

    Anh Lê Tài (37 tuổi, nhà ngụ Long An) cho biết: Chủ nhật tuần nào anh cũng dẫn vợ con lên đây cầu nguyện cho gia đình. Anh Tài cho biết: “Gia đình tôi dưới quê nghèo lắm. Hai vợ chồng tôi suốt ngày đi làm công nhân. Con cái phải gửi cho ông bà ngoại trông dùm. Ngày trước tôi nghe bà con dưới quê kể chuyện về chùa phật Cô Đơn khiến tôi vô cùng tò mò. Chuyện là hồi tôi 30 tuổi, do hoàn cảnh nghèo khó nên chỉ biết vùi đầu kiếm tiền để lo chi phí thuốc thang, tiền viện cho mẹ. Tuổi thanh xuân rồi cũng trôi qua mau, tôi 30 tuổi mà không có ai thương. Mấy bà hàng xóm thấy tôi cứ thui thủi làm ăn nên khuyên đi cầu duyên ở chùa Phật Cô Đơn ở TP.HCM.

    Ngày ấy, mẹ anh Tài cũng muốn con trai xây dựng gia đình. Đang nằm trên giường bệnh bà ghé tai con nói nhỏ nói nhỏ: “Con cứ nghe bà Năm, đi thử lần xem sao. Biết đâu cầu cho mẹ khỏi bệnh nữa cũng nên”. Thế rồi tranh thủ ngày Chủ nhật, anh Tài đón xe đò lên TP.HCM đi chùa. Trong thâm tâm anh chủ yếu cầu cho mẹ mau khỏi bệnh. Trên đường về, khi ngồi trên xe, tôi thấy một thanh niên lăm le giật lấy túi xách của một cô gái. Lúc sau, hắn giật túi xách rồi chạy lẫn vào đám đông. Cô gái chỉ đứng kêu gào còn tôi và mấy người trên xe đuổi theo tên cướp. Chúng tôi chạy mãi vào một con hẻm tóm cổ được hắn, bắt hắn trả lại túi xách cho cô gái.

    Thật tình cờ, sau đó năm tháng, công ty tôi tuyển công nhân, cô gái ấy lại vào làm cùng. Thậm chí là cùng tổ với tôi. Thế rồi tình yêu nảy sinh từ đó. “Chẳng bao lâu, tôi nên duyên vợ chồng cùng cô gái từng được mình giúp. Còn căn bệnh đau ruột thừa của mẹ cũng thuyên giảm hẳn. Nay chúng tôi đã có con gái 7 tuổi. Chính vì vậy, cứ Chủ nhật là tôi lại dẫn vợ con lên chùa Phật cô đơn cầu nguyện sự bình an cho gia đình. Mặc dù thấy việc tìm được vợ sau khi đến chùa chỉ là ngẫu nhiên nhưng tôi nhớ đến chuyến đi mà vợ chồng được gặp nhau”.

    Còn Vân Anh (22 tuổi, sinh viên một trường cao đẳng trên địa bàn TP.HCM) lại có quan điểm khác: “Em thì quan niệm đến với chùa để tìm niềm vui cho chính mình. Gia đình em ở Gia Lai. Trong một tai nạn xe máy đầu năm, ba mẹ đã ra đi, để lại em đơn độc một mình. Còn lại bà ngoại, người cuối cùng mà em nương tựa cũng mới mất. Em ráng học hành để mong sau này tìm được công việc làm tại TP.HCM. Những ngày rảnh rỗi, em hay lên chùa tìm cho mình một cảm giác bình yên sau những ngày học tập và công việc làm thêm mệt mỏi. Và biết đâu em lại tìm được một nửa của chính mình”.

    Nơi dừng chân của những mảnh đời bất hạnh

    Đến với chùa phật Cô Đơn, nhiều người nghèo nghĩ đơn giản rằng mình cũng cô đơn như bức tượng Phật. Họ đến đây để tìm sự an ủi động viên cho chính mình. Bước vào chùa, người ta dễ dàng nhận thấy có hàng chục mảnh đời bất hạnh đang trú ngụ. Họ hành nghề bán vé số, nhiều người già không đi đứng được thì ngồi bên cửa chùa mong một sự bố thí của khách thập phương. Bà Mơ, năm nay đã 80 tuổi trên tay lúc nào cũng cầm chiếc gậy tre và cái giỏ xách cũ kĩ. Nói chuyện với PV, bà kể về chuyện đời long đong của mình: “Bằng này tuổi, người ta con cháu đầy đàn, còn mình phải lang thang xin ăn. Thật buồn tủi với số phận. Ngày trước tôi vô phúc lấy phải người chồng bê tha rượu chè. Một thời gian chồng bỏ đi, để lại cho bà đứa con nhỏ, rồi con cũng bệnh ra đi sớm”. Một mình bà mưu sinh đủ thứ nghề như bán vé số, làm phụ hồ.... Khi về già, bệnh tật triền miên, được đồng nào bà dốc hết chữa bệnh. Bây giờ hết tiền, sức khỏe yếu, bà phải nhờ sự bố thí của khách thập phương khi họ đi chùa.

    Còn ông Hai, gần 70 tuổi, có gia đình và vợ con ở quận 8, TP.HCM. Ông quyết định lên ở hẳn ở chùa làm công quả. Ông Hai chia sẻ: “Cuộc sống bon chen bên ngoài làm tôi mệt mỏi lắm. Nay đã về già, muốn tìm cho mình một nơi yên tĩnh, không mưu toan vụ lợi gì nữa. Tôi quyết định về đây những ngày cuối đời và mong với sự linh thiêng của Phật Cô Đơn, những người có hoàn cảnh hay tâm sự trắc trở sẽ được giải thoát”. Ngoài ông Hai, bà Mơ, còn có hàng chục mảnh đời khác cũng đến chùa như một lẽ tự nhiên. Đó là những em bé bị viêm não Nhật Bản ở miền Tây được gia đình cho hành nghề ăn xin lên nương nhờ cửa Chùa, là những cụ già tóc bạc lơ phơ bán vé số....

    Theo Nguoiduatin.vn
    Tâm vốn bất sinh bất diệt, chỉ tại chúng sinh vọng thức lại tưởng là Tâm nên hóa Tâm mê

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA NÓI VỀ CHÚA GIÊSU
    By vohinh69 in forum Đạo Thiên Chúa
    Trả lời: 52
    Bài mới gởi: 30-12-2015, 10:54 AM
  2. Trả lời: 5
    Bài mới gởi: 31-05-2012, 12:09 AM
  3. Tây Phương Cực Lạc Du Ký (Tế Công - Thái sinh)
    By lyquochoang in forum Tịnh Độ Tông
    Trả lời: 0
    Bài mới gởi: 07-12-2011, 05:22 PM
  4. TỬ BÌNH CHÂN THUYÊN
    By thaiduong162 in forum Tử Bình, Tướng, Số, Khác...
    Trả lời: 4
    Bài mới gởi: 20-04-2011, 11:29 AM
  5. NIỆM PHẬT VÔ TƯỚNG -PHÁP MÔN THIỀN-TỊNH
    By linh_tinh_85 in forum Đạo Phật
    Trả lời: 7
    Bài mới gởi: 22-02-2011, 08:47 AM

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •