Tiếp đoạn 3 nè. Khó hiểu vì không bít đủ bộ veda và các khái niệm chuyên môn của nó. Dù sao cũng xem xem 'ngoại đạo' nó là cái gì
KHANDA THỨ 3
1. Giờ hãy theo sự thiền quán udgitha liên hệ với thánh thần. Người hãy quán udgitha bằng vị đã gửi hơi ấm (mặt trời). Khi mặt trời mọc, nó hát cho lợi ích của mọi tạo vật. Khi mặt trời mọc, nó xoá tan sự sợ hãi bóng tối. Kẻ nào biết điều này sẽ tiêu diệt được sự sợ hãi bóng tối.
2. Đây (hơi thở trong miệng) và đó (mặt trời) giống nhau. Đây nóng và đó nóng. Đây được gọi là âm thanh (svara), và đó được gọi là tiếng vọng (pratyasvara). Cho nên, người hãy quán udgitha bằng đây và đó.
3. Rồi người hãy quán udgitha bằng vyana. Khi ta hít vào, đó là prana, hơi thở vào. Khi ta thở ra, đó là apana, hơi thở ra. Sự kết hợp của prana và apana là vyana, hơi thở đàng sau hay sự cầm giữ hơi thở. Vyana đó là sự nói. Thế nên khi ta thốt ra lời nói, ta không hít vào cũng không thở ra.
4. Sự nói là Rik, khi một người xướng lên một Rik, người đó không hít vào, cũng không thở ra.
5. Rik là Saman, bởi vậy khi một người xướng lên một Saman, người đó không hít vào, cũng không thở ra.
6. Và những công việc đòi hỏi sức mạnh khác, ví như tạo ra lửa từ cọ xát, chạy đua, kéo cây cung cứng, đều được làm khi không hít vào, không thở ra. Vậy nên, người hãy quán udgitha bằng vyana.
7. Người hãy quán các âm tiết của từ ‘udgitha’. Ut là hơi thở (prana), vì rằng nhờ có thở mà con người lớn lên (uttishthati). Gi là nói, vì rằng những lời nói được gọi là girah. Tha là thức ăn, vì rằng nhờ thức ăn mà tất cả tồn tại (shita).
8. Ut là thiên đường, gi là bầu trời, tha là mặt đất. Ut là mặt trời, gi là không khí, tha là lửa. Ut là Sama-veda, gi là Yagur-veda, tha là Rig-veda.
9. Lời nói tạo ra sữa, cái sữa của bản thân lời nói, với kẻ theo đó mà biết quán những âm tiết của từ udgitha, kẻ đó trở nên giàu có về lương thực và biết ăn.
10. Giờ hãy theo sự hành trì của người nguyện cầu. Hãy theo đó mà quán các Upasarana, những đối tượng cần tiếp cận bằng thiền quán. Hãy để người đó nhanh chóng quán chiếu lên Saman mà anh ta sắp ca ngợi.
11. Hãy để người đó nhanh chóng quán chiếu lên Rik mà Saman đó hiện lên, lên nhà thơ (Rishi) kẻ đã được thấy và sáng tác ra nó, lên cái đối tượng (devata) mà anh ta sắp ca ngợi;
12. Trên nhịp thơ mà anh ta sắp ca, trên giai điệu mà anh ta sắp ca cho mình;
13. Trên phần thế giới mà anh ta sắp ca ngợi. Và cuối cùng, tiến tới bản thân người đó (tên, gia đình) bằng thiền quán, hãy để anh ta hát bài ca tụng phản ánh sự khát khao của bản thân, và tránh mọi lỗi phát âm. Sự khao khát đó sẽ được nhanh chóng thực hiện, bởi đó là lợi ích của việc anh ta trao lời hát nguyện, phải, bởi đó anh ta đã trao lời hát nguyện.
Bookmarks