Trích dẫn Nguyên văn bởi tukt73_37 Xem Bài Gởi
tôi biết và tôi không sợ, vì sự thật không phải là cái "tánh không" hết mức như vậy :)

nói như vậy, tức là nghiệp lực chi phối và "gây ra" tội lỗi chứ "ta" không liên quan gì cả? vậy nếu một hành động nào đó do nghiệp lực gây ra, và đến lượt ta lại chịu "nghiệp của hành động đó, vậy công bằng nhân quả ở đâu???

nếu nghiệp hết, cũng không gây ra nghiệp mới, vậy cái gì còn lại để gọi là "nghiệp" ?

còn vị phu nhân kia, tôi thực sự không nhớ, có thể là đã biết nhưng đã quên, nhưng chuyện đó tôi thấy không liên quan đến việc ala hán có còn nghiệp hay không :)
nói như vậy, tức là nghiệp lực chi phối và "gây ra" tội lỗi chứ "ta" không liên quan gì cả? vậy nếu một hành động nào đó do nghiệp lực gây ra, và đến lượt ta lại chịu "nghiệp của hành động đó, vậy công bằng nhân quả ở đâu???

==> thưa chú, thầy cháu có nói, tuy nghiệp lực chi phối nhưng nếu "ta" không phản ứng với những lực chi phối đó, thì "ta" đâu có bị quả bảo bởi "hành nghiệp."

Vì ta vẫn còn phản ứng với nó, cho nên "ta" vẫn còn phải chịu. Cũng như thế này nè:

H2 + 2Cl ==> 2HCl nếu phản ứng dừng lại ở đây thì không có chuyện gì nữa

Còn nếu tiếp tục, thì phản ứng tiếp:

HCl (acid) + NaOH(base) ==> NaCl(Muối) + H2O(Nước)

bởi vì "mình" còn phản ứng cho nên chu trình đó vẫn còn tiếp tục.

Dạ, cháu không nói là chú "sân," nhưng nếu câu hỏi đại loại như "ta lại chịu "nghiệp của hành động đó, vậy công bằng nhân quả ở đâu???"

Nếu chuyện gì xảy ra cho mình, mình không thích hay không muốn rồi tự vấn, rồi than trời trách đất, không thích hay không muốn cũng là một dạng của "sân." Đây lại là một cái "nhân" của một cái quả có thể có nếu mình tác nhân mà hành nghiệp.

Mình đã và đang đi trên chuyến tàu tốc hành của ngàn đời, muốn thoát ra đâu phải là dễ, dĩ nhiên vẫn phải chịu ảnh hưởng của nhiều tícha lũy nghiệp. Nhiều người xuất xa, hành thiện tích đức vẫn phải chịu bao tai ương khổ nạn, vị quả đã trổ.

Tuy nhiên quy luật vô thường, cái gì rồi cũng sẽ bị diệt cả. "Ta" vẫn còn chịu bởi vì đã có những cái đã sanh, và trổ quả. Nếu "ta" hiểu, không đồng hóa không tiếp tục phản ứng nữa, cái gì trổ rồi hay sắp trổ thì không nói, còn những cái chưa trổ ta vẫn có thể cho nó trổ theo kiểu khác, bằng cách gieo những nhân thiện để lèo lái cái quả thành quả tượng trưng.

Ví dụ như vector -A -->
Mình cho thêm vector +B mà giá trị của B lớn hơn A, |B| > |A|

Kết quả sẽ là vector +C, nhưng kết quả thế nào mình cũng không tương tác với nó cứ để cho nó hoại diệt.

Cứ thế một lúc nào đó sẽ không còn quả "ác" trổ nhiều nữa, dù quả thiện cũng để tự hoại diệt theo quy luật vô thường.

Thế là sẽ có một điểm dừng triệt tiêu của phương trình đó chú. Mình biến một phương trình vô hạn thành một phương trình hữu hạn triệt tiêu.

Đó là tất cả những gì cháu hiểu từ lời thầy dạy. Nếu chú có hỏi cháu đã làm được chưa, dạ thưa chú là vẫn còn rất xa, vì cuộc đời dù sao cũng trải qua bao kiếp mà cháu thì chưa thật sự tinh tấn. Tuy biết còn xa, nhưng cháu vẫn đang thực hành từ từ, từng chút từng chút đó chú.

Xin chú tha lỗi cho 'nhóc tì' còn hơi sữa mà đã nói nhiều nha. Đôi lúc bố la mầy "quậy" quá trời, có khi mẹ lại nói "sao hôm nay em im thế." Cũng may là cháu gặp thầy không chê cháu phá mà dạy dỗ.

Cám ơn chú nhiều cho cháu cơ hội tâm sự. Không hiểu sao những câu hỏi của chú rất hay, làm cho cháu nghĩ ngợi rất nhiều. Cám ơn chú, chú là thiện tri thức có những câu hỏi và trả lời, và hỏi rất trí tuệ, như những vị thiền sư ngày xưa vậy.