CHÚ THÍCH
-----------------------------------
Theo lời truyền khẩu trong bổn đạo Bửu Sơn Kỳ Hương thì Đức Phật Trùm có để lại một bản Sấm Giảng, nhưng cho đến nay chưa ai sưu tầm được bản Sấm Giảng đó.
Trong 10 năm qua một đạo sĩ Bửu Sơn tại Thất Sơn đã đi tìm, may mắn gặp được bản Cơ Pháp của Đức Phật Trùm, với tên gọi Dưới Bóng Cội Tùng, đã hé mở rất nhiều điều mầu nhiệm về Bửu Sơn Kỳ Hương. Xinn giới thiệu để mọi người cùng tìm hiểu.
-----------------------------------
1. Cung Bạch Ngọc: Bạch – trắng sáng, Ngọc – cao quý, cung Bạch Ngọc là thiên đình nơi ngự trị của Ngọc Hoàng Thượng Đế.
2. Thế Tôn: Ngọc Hoàng Thượng Đế
3. Hồng Quân: Hồng Quân Lão Tổ, Hồng Quân Lão Tổ là một hóa thân của Đức Ngọc Hoàng Thượng Đế. Theo Truyện Phong Thần, Hồng Quân Lão Tổ có ba người học trò: Lão Tử, Nguơn Thủy, Thông Thiên.
4. Lão Tử: theo sử sách Trung Hoa, Lão Tử sống vào thế kỷ thứ 6 trước CN, tác giả sách Đạo Đức Kinh, được xem như Kinh Thánh của Đạo Giáo.
Tuy nhiên theo tâm linh, Lão Tử ở nước Trung Hoa chỉ là một giai đoạn hóa thân của ông tại trần gian. Lão Tử thực ra là một vị đại tiên, ông còn được gọi là Thái Thượng Lão Quân, là một trong 4 quân sư của Ngọc Hoàng Thượng Đế.
Ông hóa thân nhiều lần, tại nhiều nơi khác nhau, cho nên chúng ta không bất ngờ khi có nhiều truyền thuyết về ông vào những thời kỳ lịch sử khác nhau. Việc ông hóa thân xuống trần gian chỉ với mục đích khai đạo giáo dục chúng sanh. Đạo Đức Kinh của ông đã trở thành quyển sách chính đạo của Đạo giáo được xem như Kinh Thánh, gồm có 81 chương với khoảng 5000 từ, chia làm 2 phần: Thượng Kinh và Hạ Kinh.
+ Thượng Kinh gồm 37 chương, bắt đầu bằng câu: "Đạo khả Đạo phi thường Đạo". Thượng Kinh luận về chữ Đạo nên được gọi là Đạo Kinh.
+ Hạ Kinh gồm 44 chương, bắt đầu bằng câu: "Thượng Đức bất Đức thị dĩ hữu Đức". Hạ Kinh luận về chữ Đức nên được gọi là Đức Kinh.
Tham khảo:
http://chanhkien.org/2010/03/cau-chu...ca-mau-ni.html
5. Thiên, Địa, Nhơn: nói về không gian vũ trụ của Trời, Đất và Con Người.
Tý, Sửu, Dần: nói về thời gian phát triển vũ trụ.
6. Lưỡng Nghi, Tứ Tượng, Bát Quái: tên gọi các khái niệm phân chia Âm Dương và sự vận động phát triển của vũ trụ, theo lý thuyết Dịch Học.
7. Ngũ Hành: gọi tên theo năm dạng vật chất Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Tuy nhiên thuyết Ngũ Hành không nghiên cứu các dạng vật chất, mà chính là quy luật Tương Sinh, Tương Khắc của vũ trụ nói chung, tìm ra mối quan hệ nội sinh ngoại lực giúp cho sự vận động và phát triển của vũ trụ Thiên – Địa – Nhân.
8. Tam Hoàng: ba vị vua đầu tiên của lịch sử Trung Hoa theo truyền thuyết gồm Thái Hạo Phục Hi, Viêm Đế Thần Nông và Huỳnh Đế Hiên Viên.
9. Vua Nghiêu, Chúa Thuấn: hai vị vua trong truyền thuyết Trung Hoa khoảng 2000 năm trước CN, rất được nhân dân Trung Hoa kính trọng.
10. Ngũ Đế: năm vị vua thời kỳ đầu tiên gồm Tam Hoàng cùng với vua Nghiêu, vua Thuấn theo truyền thuyết Trung Hoa.
Tuy nhiên theo tư liệu sử sách chính thống kết hợp sách trời dưới hình thức ngoại cảm, người ta thấy rằng trong các vị Tam Hoàng Ngũ Đế, tên của các vị như Đế Nghiêu, Đế Thuấn, Thần Nông không giống cấu trúc ngôn ngữ của người Hán phương Bắc (tính từ đặt trước danh từ) mà giống với cấu trúc của ngôn ngữ phương Nam (tiếng Quảng Đông, tiếng Việt...). Do đó, có thể các vị vua này có xuất xứ từ vùng đất Bách Việt ở phương Nam.
Ngoài ra, vua Thần Nông được gọi là Viêm Đế. Viêm có nghĩa là nóng ấm, có thể vua Thần Nông đến từ miền nóng ấm, tức là phương Nam, tức là đất Bách Việt, từ đó suy ra văn minh Trung Quốc bắt nguồn từ Bách Việt, Việt Nam ngày nay.
11. Thượng lai: thời kỳ đầu, căn nguyên.
12. Nhà Châu: hay nhà Chu, từ năm 1122 trước CN đến 256 trước CN, nối tiếp sau nhà Thương và trước nhà Tần, là triều đại tồn tại lâu dài nhất trong lịch sử Trung Hoa.
13. Nam Kỳ: Nam Bang, Nam Quốc, phương Nam v.v… là những tên gọi khác theo thiên định của nước Việt Nam ngày nay.
14. Kỳ Hương: Phật Giáo Bửu Sơn Kỳ Hương.
15. Long Hoa: theo quan niệm tâm linh, là giai đoạn tổng kết quá trình tiến hóa của nhân loại theo chu kỳ phát triển.
16. Thất Sơn: còn có tên là Bảy Núi gồm bảy ngọn núi không liên tục, trên vùng đồng bằng miền Tây Nam Bộ, thuộc hai huyện Tri Tôn và Tịnh Biên, tỉnh An Giang. Theo sách Thất Sơn Mầu Nhiệm của Dật Sĩ và Nguyễn Văn Hầu, kể tên Thất Sơn gồm có các núi: Tượng, Tô, Cấm, Trà Sư, Két, Dài, Bà Đội Ôm. Đây là vùng đất thánh linh, là nơi phát xuất đạo Bửu Sơn Kỳ Hương.
17. Bửu Sơn: Bửu Sơn Kỳ Hương.
18. Tây An: Phật Thầy Tây An người khai đạo Bửu Sơn Kỳ Hương tại Thất Sơn. Ngài có 12 đại đệ tử, gọi là Thập Nhị Hiền. Ngài cũng là Thái Thượng Lão Quân hóa thân. Ngài hành đạo từ năm 1849 và tịch diệt năm 1856.
19. Trùm: Phật Trùm, vị Phật thứ tư trong Bửu Sơn Kỳ Hương. Ngài hành đạo từ năm 1868 và tịch diệt năm 1875.
20. Tà Lơn: tên gọi vùng núi tây Nam Bộ kéo dài sang đông nam Campuchia, nơi phát tích của các vị Cổ Phật. Ngày nay Tà Lơn là nơi các đạo sĩ Bửu Sơn Kỳ Hương thường đến hành hương.
21. Bổn Sư: Đức Bổn Sư (1831-1909), vị Phật thứ ba trong Bửu Sơn Kỳ Hương, người khai đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa, hành đạo từ năm 1851.
22. Các vị Phật Bửu Sơn Kỳ Hương tuy hóa thân trong 4 vị trong 4 thời kỳ khác nhau để truyền đạo, nhưng căn nguyên cùng một gốc tái lai nhiều lần.
23. Sư Vãi: Sư Vãi Bán Khoai, vị Phật Bửu Sơn Kỳ Hương hóa thân trong người chèo đó bán khoai, tác giả Sấm Giảng Người Đời gồm 11 chương. Ngài hành đạo từ những năm đầu thế kỷ 20.
24. Họ Huỳnh: Đức Huỳnh Phú Sổ (1920-1947), được biết là người khai đạo Phật Giáo Hòa Hảo theo tinh thần Bửu Sơn Kỳ Hương.
25. Chơn không: pháp vô vi, đặc trưng của Bửu Sơn Kỳ Hương.
Bookmarks