XIN HÃY THÍ NGHIỆM
Chúng tôi không hề bảo quí bạn hảy tin chắc những giáo lý Thông-Thiên-Học, nhưng chúng tôi nói: quí bạn đả từng quan sát cuộc đời, quí bạn hãy đọc những sách Thông-Thiên-Học rồi quí bạn suy nghĩ coi những giáo-lý Thông-Thiên-Học có đúng với sự thật phần nào chăng?
Nhưng trước hết tôi xin hiến cho quí bạn ba sự thí nghiệm sau đây:
I
Quí bạn hãy ngồi yên lặng, đừng suy nghĩ chi hết trong hai phút thôi, chưa đầy một phút sau quí bạn đã nghe trong lòng có tiếng nhắc nhở quí bạn làm việc nầy, việc kia, năm, sáu chuyện không ăn nhập vào nhau. Vậy thì Tiếng nói đó của ai? chắc chắn nó không phải là của quí bạn, bởi vì quí bạn không tưởng nhớ cái chi cã. Mà nó cũng, không phải là tiếng nói của ngoại nhơn, bởi vì nó ở trong lòng quí bạn mà.Tiếng nói đó là tiếng nói của cái Trí của quí bạn Mà tại sao cái Trí làm như vậy? ấy tại cái Trí tánh rất lao chao, nó tưởng cái nầy rồi bắt qua cái kia, liền liền không ngớt. Nay quí bạn không tưởng chi hết tức là bắt nó định lại một chỗ, nó đâu có chịu ở yên, nó phải tìm lối thoát ra bằng cách dục quí bạn nhớ lại quá khứ.
Có thí nghiệm nầy quí bạn mới biết quí bạn không phải là cái Trí và nhờ đó quí bạn mới hiểu muốn thành công trong sự Tham-Thiền thì trước hết phải tập định Trí. Chưa làm chủ được cái Trí thì không khi nào Tham-Thiền mà có hiệu quả tốt đẹp.
II
SỰ THÍ NGHIỆM THỨ NHÌ
Sự thí nghiệm thứ nhì là: Những làn sóng-rung động truyền nhiễm và sự thí nghiệm thứ ba là Ðào luyện tánh nết.
Tôi xin chép lại những lời của Bà A. Besant dạy về 2 điểm đó như say đây.
NHỮNG LÀN SÓNG RUNG-ÐỘNG TRUYỀN-NHIỄM
Chư huynh hãy nhớ lại những kinh nghiệm của mình. Chư huynh gặp một người vui vẻ sung-sướng chư huyn liền nói: Khi người nầy bước vào thật giống như một tia sáng mặt trời chiếu rạng. Một người khác đến gần chư huynh, mang theo mình một đám mây u-uất buồn chán. Tất cả chúng ta đều phát buồn và chán nản. Tại sao vậy? Tất cả những điều nầy đều có một lý do. Sự vui hay sự buồn đều hay lây, chúng tăng tiến giống như một mầm bệnh hay một sức khỏe cường tráng. Tất cả những gì khiến cho vật chất rung động thì đều có tính cách hay lây vì những sự rung-động của vật-chất vẫn được tái diển và làm nổi dậy những cảm xúc tương tự nơi khác.
Ðây là một thí dụ cuối cùng. Chư huynh gặp một người có tánh xấu hay tức giận. Trong trường hợp nầy, chư huynh có bao giờ để ý thấy rằng mình bị lây, chư huynh cũng tức giận, tuy rằng trước đó chư huynh rất thơ thới và đầy thiện chí hay không? Những làn rung động của cái vía của người nầy đả truyền sang chư huynh và khiến chư huynh tức giận nổi cáu.
TẠI SAO PHẢI LẤY ÂN ÐÁP OÁN
Vì thế cho nên những vị Ðại-Giáo-Chủ thường khuyên chư huynh lấy ân đáp oán, lấy tình thương yêu mà đáp lại lòng thù-hận. Nếu một con người kia tới chư huynh mà trong lòng rất thù-hận chư huynh, và nếu chư huynh cũng rất thù-hận y, thì những làn sống thù-hận nầy vì giống nhau nên trợ sức cho nhau và trở nên mảnh liệt tàn bạo. Sự tức giận khêu gợi sự tức giận, lòng thù-hận nầy sanh lòng thù-hận, hai người sẽ cải lộn với nhau và có thể trở thành những kẻ thù địch đời đời. Bởi thế cho nên mỗi vị Ðại Giáo-Chủ khuyên ta rằng: Các con đừng đem cái ác mà trả lại cho cái ác, các con hãy đem cái lành mà đáp lại cái ác Ðức-Phật có nói Lấy oán trả oán thì oán không dứt, lấy ơn trả oán thì oán mới tiêu. Ðức Chúa Ki-Tô dạy chư huynh phải chúc phước lành cho những kẻ oán ghét chư huynh.
Ấy đó thánh huấn của các vị Ðại Minh-Triết, Giáo-chủ nhân loại ban ra vốn có lý do khoa học. Vừa mới đây một người có tánh hoài nghi nói với tôi rằng: Tại sao tôi lại lấy ân đáp oán. Như vậy thật là phi lý. Tôi không bàn cải với y trên quan điểm Ðạo đức. Tôi chỉ trình bày cho y thấy cái kết quả cụ thể, khiến cho y chú ý đến những làn rung động của sự tức giận và những làn rung-động đối lập phát sinh tự lòng thương yêu; tôi cắt nghĩa cho y rõ vì làm sao những làn sóng yêu thương dập tắt được những làn sóng thù hận, tránh được những sự cải vả và mang lại niềm hòa khí. Lúc đó y trả lời rằng: Ơi bây giờ Bà nói đúng lý, tôi mới hiểu rõ tại sao tôi phải dĩ ơn báo oán.
Vậy phải nhớ điều nầy, chư huynh có thể tự ý mình mở mang những cảm tình tốt đẹp, thanh cao và do đó mà giúp những kẻ khác chiến thắng được những cảm tình xấu xa thấp hèn của họ. Chư huynh có thể trở thành một nguồn ân huệ, làm cho người tức giận nguôi ngoai, người quạu quọ dịu giọng, chư huynh ban rải xung quanh mình sự hài lòng an phận, nhiều hạnh phúc, nỗi vui mừng bằng cách tuân theo định-luật thiên nhiên vửng vàng và không bị vi phản. Trước khi chấm dứt đề tài nầy, tôi phải nói cho chư huynh biết cái trách nhiệm của chư huynh đối với kẻ khác. Không những một mối cảm xúc tốt lành làm nổi dậy nơi chư huynh một làn rung-động của thanh khí mà nó còn lan ra chung quanh và cảm đến cái vía của kẻ khác. Mối cảm xúc xấu xa cũng tác động như vậy. Vậy thì không phải tự chủ ở bề ngoài mà thôi dằn xuống, không ngó, không nhìn một cách giận dữ, không ăn nói quạu quọ, không phát sanh một cử chỉ đe dọa, cũng chưa đủ đâu, chư huynh phải trừ tận gốc rể cái tánh giận dữ hảy còn tiềm tàng mặc dầu không thấy được. Do những dục vọng, những sự đấm mê của chư huynh, chư huynh nhiểm xã hội và ngay lúc đó chư huynh phải chịu trách nhiệm về cái ảnh hưởng mà chư huynh ban rải ra. (Trích trong quyễn Ðời Sống Huyền bí của Con Người trương 38 39-40.)
III
SỰ THÍ NGHIỆM THỨ BA
TẬP RÈN TÁNH NẾT
Theo một định-luật Thiên-Nhiên, khi trí khôn chú ý vào một đức tính nào thì đức tánh đó sẽ dần dần thành một phần tử của tánh nết mình; về sau đức tánh nầy biểu lộ ra một cách tự động, không khó nhọc chút nào. Vậy một người có thể tự ý mình mà xây dựng tánh nết mình một cách thích đáng chỉ cần phải hành động đúng với luật đó, tuân theo nó và kiên tâm trì chí tùy theo những sự kinh nghiệm đòi hỏi.
Ðây là phương pháp phải theo. Chư huynh hảy tìm hiểu tánh nết mình, và chư huynh hảy ngưng lại ở một nhược điểm của mình như thiếu thành thực, hèn nhát, hay nóng giận, hoặc một tật xấu hay là một thói xấu tệ hại nào đó. Khi chư huynh thấy rằng mình thường sa ngã trước tật xấu xa đó, thí dụ nếu một người làm trái ý chư huynh thì chư huynh nổi giận, nếu chư huynh phải đương đầu với một sự nguy hiểm, thì chư huynh tỏ ra hèn nhát, nếu gặp sự khó khăn thì chư huynh lại nói dối để thoát thân; chư huynh hảy dẹp tất cả mọi việc ấy qua một bên và đừng nghĩ đến chúng nữa. Chư huynh hãy nhấn mạnh vào cái tánh tốt đối lập là đừng bao giờ nghĩ đến tật xấu nữa. Mỗi khi cái Trí trụ vào một nhược điểm nào thì nhược điểm đó sẽ tăng trưởng, vì tư tưởng đã thêm sức cho nó; nó còn mãi; thay vì biến mất đi. Dẫu chư huynh chỉ hối tiếc thôi thì sinh lực của tư tưởng cũng khiến cho nhược điểm hóa ra mạnh mẽ; sự hối tiếc của chư huynh tăng cường cho nhược điểm và làm cho nó bám chặt vào tánh nết mình. Hãy để nó ở lại phía sau. Ðừng bao giờ chư huynh để cho Trí mình ngưng lại nơi đó cả, dù chỉ trong một lát thôi, nhưng chư huynh hãy nghĩ đến tánh tốt đối lập lại. Chỉ thình lình nghĩ đến tánh tốt thì không đủ đâu. Mỗi sáng khi ngủ dậy, trước khi đi ra ngoài và xen lẫn với người đời, chư huynh hãy định trí trong năm ba phút vào tánh tốt mà chư huynh muốn xây dựng, tùy theo cái sức chú ý của mình.
TẬP TÁNH KIÊN NHẨN
Mỗi sáng chư huynh hãy làm như vậy một cách kiên nhẫn, đừng nghỉ một ngày nào cả; nếu không thì hình tư tưởng mà chư huynh muốn có sẽ tan ra và hườn lại chất Thượng thanh khí (1. Thượng thanh khí là chất khí làm cỏi Trí tuệ hay là Thượng giới) như trước. Rồi mỗi ngày, một cách tự nhiên, chư huynh lại phạm vào cái lỗi mà chư huynh đang tìm cách sửa chửa; chư huynh đừng lo chi điều đó, chư huynh cứ tiếp tục định trí mỗi buổi sáng chư huynh hãy tập trung tư tưởng vào tánh tốt mà chư huynh muốn có. Thí dụ chư huynh đang tìm cách hoạch đắc tánh kiên nhẫn, buỗi sáng chư huynh nghĩ đến tánh đó, nếu có ai làm cho chư huynh bực mình, chư huynh sẽ đáp lại một cách quạu quọ, nhưng khi đang trả lời, chư huynh bổng nghĩ rằng: Ôi, tôi muốn được kiên nhẫn biết bao. Ðiều nầy không quan hệ gì cả. Khi nào chư huynh đả tham-thiền về tánh kiên-nhẫn được bốn năm ngày, thì ngay khi lời nói tức giận tự miệng chư huynh sắp thốt ra, chư huynh tự nhủ: Tôi muốn kiên nhẫn. Chư huynh cứ tiếp tục một cách bền chí, và chẳng bao lâu, cái tư tưởng kiên-nhẫn, sẽ hiện ra trước khi câu trả lời sắc bén được thốt ra. Cứ bền chí mà tiếp tục như thế đi, kết quả sẽ thu thập được nhanh hay chậm là tùy theo sự chú ý của chư huynh, tùy theo quyền lực của tư-tưởng chư huynh, nhưng chẳng sớm thì muộn tánh hay tức giận sẽ biến mất và sẽ có tánh kiên-nhẫn thay thế vào. Chư huynh sẽ nhận thấy rằng chư huynh tự động lấy sự kiên-nhẫn mà đáp lại, sự khiêu khích, lấy sự dịu dàng mà đáp lại sự tức giận. Chư huynh đã xây dựng nơi mình tánh tốt mong muốn. Chư huynh có thể tham thiền nhiều cách, chư huynh tùy theo sự khéo léo của mình mà tự phát họa cho mình một chương trình. Khi còn trẻ, tôi rất hay tức giận nên một trong những phương-pháp ưa thích của tôi là cố gắng làm tượng trưng cho tánh kiên-nhẫn; trong khi tôi tham-thiền, chư huynh không bao giờ gặp một vị Thánh-Mẫu nào như tôi vậy. Dù ở ngoài giờ tham-thiền ra, tánh tôi như thế nào đi nữa, nhưng trong giờ tham-thiền đó, tôi là một người hoàn toàn triệt để, tuyệt đối kiên-nhẫn. Trong trí, tôi tưởng tượng xung quanh tôi có đủ những hạng người đáng ghét, những người đáng bực mình nhứt mà tôi đã biết; rồi trong trí tưởng tượng tôi phát họa một cách quá đáng những cử chỉ khiêu khích của họ; và cùng một lúc tôi cũng tìm cách tăng tưởng tánh kiên-nhẫn của tôi theo cái đà đó. Tôi tưởng tượng trong trí một tấn bi kịch nhỏ trong đó người ta làm hết cách để chọc giận tôi, tôi trả lời những sự khiêu khích đó như là một Griselda (1. Griselda là người đàn bà gương mẫu về đức kiên nhẫn và vâng lời chìu lụy chồng. Bà là vợ của hẩu tước Saluzzio. Hẩu tước bắt bà làm những công việc khổ sở mệt nhọc, Bà luôn luôn tuân theo không bao giờ than van hay oán trách. Trong cuốn Decameron của Boccacio và cuốn Canterbury Tales của nhà văn hào Chaucer cũng có thuật lại chuyện nầy. Giang sơn dễ ÐỔI- tánh nết khó THAY. Nếu không biết phương pháp rèn luyện thì e cho trọn một đời người cũng chưa tập được một tánh tốt, mà cũng trọn một đời người chưa bỏ được một tánh xấu. Ta nên suy nghĩ về điều nầy cho lắm, kẻo tới già thì đã muộn rồi, không còn ngày giờ đặng sửa đổi nữa. Chớ đợi tới già mới niệm Phật, Thiếu chi mồ trẻ đã qua đời.) kim thời. Sau một thời gian, tôi nhận thấy rằng khi tôi gặp những người đó, họ không còn có thể làm cho tôi nổi giận được nữa. Tôi tự hỏi rằng: Sao trước kia tôi lại cho rằng họ là những người đáng ghét. Một cách vô tâm, nhờ những cố gắng của tôi, tánh kiên-nhẫn đã trở thành một phần tử cố hữu cữa hạnh kiểm tôi rồi. Mỗi người trong chư huynh đều có thể làm như vậy. Chư huynh hãy làm thử coi, vì một kinh nghiệm bé nhỏ do chư huynh làm còn có giá trị bằng một trăm bài diển thuyết được nghe trong sự ngờ vực, không tin là đúng. Vì định luật là bất di bất dịch thì lẽ tự nhiên thế nào chư huynh cũng thành công. Theo lối đó chư huynh có thể hoạch đắc hết tánh tốt này đến tánh tốt nọ, cứ chú ý đến mổi nét đặc biệt cho đến khi chư huynh thấy rằng mình giống với lý tưởng của mình thêm được đôi chút; tuy bây giờ chư huynh hãy còn xa lý tưởng nhưng rồi chư huynh cũng biết rằng mình đang leo lên núi, lý tưởng ở trên đỉnh núi đang chiếu sáng rực rở và vì thế cho nên chư huynh không chịu dừng bước ở chân núi. Tôi không đủ thời giờ để đưa ra những thí dụ khác nữa. (Trích trong quyển Ðời Sống Huyền Bí của Con Người, trương 61 62-63-64).
Trong quyển Con đường của Người Ðệ-Tử, Bà A. Besant có nói về cách tinh luyện những sự dục vọng thấp hèn của con người. Bà có đưa ra ba thí dụ như:
1) Sự nóng giận
2) Tình yêu
3) Sự tham lam.
Tưởng quí bạn cũng nên xem qua, nhưng chỉ đọc xuông, chưa phải là đủ. Muốn thí nghiệm phải thực thi những lời của Bà chỉ dạy trong một thời gian, đừng gián đoạn, đặng coi cái kết quả thế nào, rồi sẽ tin. Những sự thí nghiệm nầy không có hại, chúng đem cái lợi ích lại cho quí bạn là quí bạn trau dồi tánh nết ra tốt đẹp làm cho kẻ khác cãm mến mà quí bạn chỉ tốn công, mỗi ngày chừng chín mười phút thôi, chớ không tiêu hao tiền bạc chi cả.
NHỮNG SÁCH THÔNG-THIÊN-HỌC NÊN XEM
Muốn khảo cứu Thông-Thiên-Học, bạn hãy lựa chọn những sách sau đây tùy theo sở thích của quí bạn.
A_ VỀ PHƯƠNG DIỆN TỔNG-QUÁT NHỮNG SÁCH CHỬ PHÁP
Muốn hiểu sự thành lập Hội Thông-Thiên-Học Quốc-Tế-Histoire authentique de la Societe Théosophique-Olcott (3 volumes)
ÐẠI CƯƠNG
1.—Cle de la Theosophie—H.P. Blavatsky
2.—La Sagesse antique—Annie Besant
3.—Lois fondamentales de la Theosophie—Annie Besant.
4.—La vie occulte de l’homme. ----
5.—Le secret de la vie. ----
6. – Karma Réincarnation ----
7.—Precis de Theosophie. Leadbeater.
8. Evolution occulte de l’humanite. Jinarajadasa- trước kia quyển nầy đề tên là Principes de la Theosophie rồi sau không biết vì lẽ nào đổi lại là Evolution occulte de l’humanite.
9.—En son nom --
10.—Vous --- Arundale.
B- BÊN KIA CỬA TỬ
1.-L’autre côte de la mort. Leadbeater
2.—Le Plan astral ---
3.-Le monde céleste
C- LUYỆN TẬP DÔ GA
1.—Introduction au Yoga A. Besant
2.—Le Pouvoir de la pensee. ---
D-HỌC CÁCH THAM-THIỀN
1. La Méditation à l’usage des commencants Wedgwood.
Ð MUỐN BIẾT HÓA HỌC HUYỀN BÍ
1.—La Chimie occulte. A. Besant et Leadbeater
E CÁC TÔN-GIÁO ÐỐI CHIẾU VỚI NHAU
1.—Precis universel de religion et de morale. A. Besant.
2.—Les grandes religions pratiquees dans l’Inde.
3.—Bhagavad Gita. A. Besant.
4.—Neuf Upanishads.
F-HUYỀN BÍ HỌC TRONG THIÊN-NHIÊN
1.—L’occultisme dans le nature. 2 tomes—Leadbeater
2.-Le côte cache des choses. 2 tomes-- ----
G-LUYỆN TẬP TÁNH TÌNH ÐẶNG BƯỚC VÀO CỬA ÐẠO
1.—Aux Pieds du Maitre
2.—La voix du Silence
3.—La Lumiere sur le Sentier
4.—Commentaires sur Aux Pieds du Maitre.
5.—Commentaires sur la Voix du silence,
6.—Commentaires sur la Lumiere sur le Sentier.
7.—Vers le Temple. A.Besant.
8.—Le sentier du disciole. A. Besant.
9.—Les Maitres et le Sentier. Leadbeater.
10.—Le serviteur. Lazenby.
H-MUỐN BIẾT THẦN NHÃN LÀ GÌ?
1.—De la Clirvoyance. Leadbeater
2.—La science de la voyance. G. Hodson.
I- MUỐN HIỂU NHIỀU VỀ 4 THỂ PHÁCH, VÍA, HẠ-TRÍ, THƯỢNG-TRÍ VÀ THÁI-DƯƠNG-HỆ
5 Quyển của A E. Powel
1.- Le double étherique
2.—Le corps astral.
3.—Le corps mental
4.—Le corps causal.
5.—Le systeme solaire.
Quí bạn giỏi Anh văn xin đọc những quyển nầy viết bằng Anh văn bản chánh. Những quyển chữ Pháp là bản dịch.
II. NHỮNG SÁCH VIỆT-VĂN
( SÁCH DỊCH)
1.Trước thềm Thánh-Ðiện. (Vers le Temple) A. Besant
2.Con đường của Người Ðệ-Tử (Le Sentier du disciple). A. Besant
3.Ðời sống Huyền Bí của Con Người (La vie occulte de l’homme)
4. Bí quyết của nhơn sanh (le secret de la Vie)
5. Vài điều khó khăn của đời sống nội tâm (Quelques difficltes de la vie interieure)
6. Quyền năng tư tưởng (le pouvoir de la pensee)---A. Besant
7.Thông-Thiên-Học khái lược. (Une esquisse de la Théosophie) Leadbeater.
8. Chơn nhơn và phàm nhơn (L’Ego et la Personnalite)
9. Chơn-Sư và Thánh-Ðạo. (Les Maitres et le Sentier) Leadbeater
10. Nhơn danh Sư-Phụ (En son nom) Jinarajadasa.
11. Hoa và Vườn (Fleurs et Jardins) -----
12. Dưới Chơn Thầy.
13. Tiếng nói vô thinh (La voix du silence)
14. Ánh sáng trên đường Ðạo (La Lumiere sur le Sentier)
15. Những lời vàng ngọc (Trích dịch những diễn văn của Ðức Sri-Ram)
16. Tư tưởng dành cho kẻ chí nguyện (Thoughts for aspirants) Sri-Ram
17. Tiên mắc Ðọa (Dieux en exil) Van der Lew
18. Ánh Ðạo Phương-Ðông (La Lumiere de l’Asie) Edwin Arnold
19. Muốn được vào Hàng Ðệ-Tử Chơn Sư. Krishnamurti.
20. Người Phụng Sự (Le Serviteur). ---Lazenby
21. Con Ðường đi đến Chơn Tiên
22. Chơn Sư và Thánh-Thể
23. Ðức Thầy thâu nhận Ðệ-Tử
24. Lời dạy của Chơn-Sư
III. NHỮNG SÁCH VIỆT
1. Minh Triết Thiêng-Thiêng 5 quyển toát yếu
Quyển I: Con người là ai? _ Từ đâu đến? _7 cõi của Thái-Dương hệ -
4 thể: Xác thân, Phách, Vía, và Trí.
Quyển II: Bên kia của Tử.
Quyển III: Luân-Hồi
Quyển IV: Nhân-Quả
Quyển V: Sự sanh hóa các giống dân trên dãy Ðịa cầu
2. Con người thác rồi về đâu?
3. Nhân-Quả
4. Ðạo Lý thực hành (phương pháp luyện mình đặng làm một vị Thiện nhân) Ðịnh trí-tham thiền và 12 đức tánh.
5. Nói chuyện với Ma (Chuyện Hồn Ma cô Katie King và nhà Bác-học William Crookes (Chuyện hồn ma 30 thủy thủ Nhựt ở Ma Lai. Chuyện hồn ma ở trường Quốc Học Huế)
6. Tại sao chúng tôi lập Hội Thông-Thiên-Học Việt-Nam.
7. Người Thông-Thiên-Học tiến tới cách nào?
8. Nhân-Quả và Ðời Người
9. Ðại Tá Olcott và sự Phục hưng của Phật Giáo.
10. Bí quyết của Tình Huynh Ðệ
Nói tóm lại Thông-Thiên-Học là Khoa-học Tâm-Hồn, nó tiết lộ cho con người ba điều tối quan trọng như sau đây:
Một là: Trời có một cái Cơ, Cơ đó là sự tiến hóa
Hai là: Con người là Chơn Thần, một điểm Linh-Quang của Ðức Thượng-Ðế, sự phát triển của con người sẽ vô cùng tận, vô biên.
Ba là: Có một con đường vắn tắt dắt dẫn con người đến mục tiêu của Ðức Thái-Dương Thượng-Ðế đã định sẵn cho con người trong Tiểu Vũ-Trụ nầy: Ấy là con Ðường Ðạo.
Vậy xin cầu những quyển kể ra trên đây giúp ích được quí bạn phần nào trong công việc tìm hiểu lý do sanh hóa con người trên Ðịa-Cầu và tầm kiếm con Ðường Giải-Thoát.
Lành thay. Lành thay
Viết xong tại Châu-Ðốc ngày mồng một tháng Tư Năm Canh-Tuất,
nhằm ngày mồng năm tháng năm 1970 (5 Mai 1970).
BẠCH LIÊN
Ví tham ngàn tứ muôn chung
Con chim bay mãi cũng trong khuôn Trời
http://www.thongthienhoc.com/sach%20tthlagi.htm
Bookmarks