CON NGƯỜI LÀ TIỂU-THIÊN-ÐỊA

Bởi con người là Chơn-Thần, có đủ quyền năng của Ðức-Thượng-Ðế mặc dầu chưa hoàn toàn khai mở và xử dụng và cũng bởi những thể của con người dùng đều làm bằng chất khí đã cấu tạo ra những cõi của Thái-dương-hệ cho nên các Thánh kinh trên Ðịa-Cầu mới gọi con người là Tiểu-Thiên-Ðịa và đồng công nhận rằng: có sự tương quan giữa con người và Vũ-trụ. Thật đúng như vậy.

III. THÔNG-THIÊN-HỌC CÓ GIẢI THOÁT CHO CON NGƯỜI ÐƯỢC KHÔNG?

Các nhà Ðạo học uyên-thâm đều biết rằng có hai con đường đắt đến mục tiêu của Ðức Thái-Dương Thượng-Ðế đã định sẳn cho con người trong Tiểu Vũ-trụ của chúng ta, nhiều kinh sách đã nói bóng dáng về hai con đường nầy.

CON ÐƯỜNG THỨ NHỨT
Con đường thứ nhứt đi vòng quanh khu ốc 7 lần như vậy mới tới chót núi, nơi đó có một tòa Thánh-Ðiện ngày đêm chiếu ra muôn Ðạo Kim-Quang.
Con đường nầy rộng thinh thinh, rất mát mẽ và êm dịu vô cùng. Hai bên tòng bá sum-sê, cỏ hoa tươi tốt phô bày hương sắc để quyến rủ khách lữ hành. Những người hành hương đều dừng chơn lại để thưởng thức những thú vui vô tận. Họ trửng giởn, nô-đùa, hái bông, bắt bướm, nằm dài trên những bải cỏ xanh, thả hồn theo mộng, chớ không thiết tha với sự tiến bộ của họ. Họ thích nghỉ ngơi hơn là bước đi.
Trong một thời gian mấy trăm triệu năm, trải qua muôn kiếp luân-hồi mà họ chưa đi tới Tòa Thánh-Ðiện ở mút con đường.

CON ÐƯỜNG THỨ NHÌ
Con đường thứ nhì rất chật hẹp, gồ-ghề, dốc đứng, đầy những đá lởm chởm bén như lưỡi dao cạo; hai bên thì vực sâu hố thẩm, nếu không khéo bước thì đứt chơn và té lên, té xuống.
Con đường nầy rất vắng-vẻ, từ thế-hệ nầy qua thế-hệ kia, người ta chỉ thấy vài ba nhóm người hành hương đi lai rai trên những chặng đường trống trơn. Họ cố gắng leo trèo mệt nhọc, nhưng không bao giờ nãn lòng.
Trong một thời gian sau, lối ba bốn chục kiếp, họ đi tới Tòa Thánh Ðiện trước chúng bạn đồng hành chọn lựa con đường thứ nhứt êm đẹp hơn.
Hai con đường nầy là hai con đường nào?
Thông-Thiên-Học dạy rằng:
Con đường thứ nhứt là con đường Ðời, con đường tấn hóa bình thường của nhơn-loại, tràn ngập những khách hành-hương. Nó dài lắm. Dường như chạy tới tận chơn trời. Ði theo con đường nầy rất dễ dàng nhưng thường bị thất bại.
Con đường thứ nhì là con đường tắt, dắt dẫn đến cửa Ðiểm-Ðạo, người ta gọi là con đường Ðạo. Ít ai muốn đi theo con đường nầy, vì nó bắt buộc khách lữ hành phải trường trai, khổ hạnh, tu tâm, khắc kỷ, giờ phút nào cũng phải chiến đấu với bản thân cho tới chừng nào được hoàn toàn tự chủ. Cứ cho ra mãi mà không thâu vô, chỉ lo phụng sự mà không đòi hỏi công đức hay cầu xin lợi lộc cho mình.
Con đường nầy là con đường hy sanh. Bãn ngã thấp hèn, dứt bỏ hạnh phúc phù du, giả tạo, cái mà tất cả người đều quí chuộng, triều mến, đặng bước vào cửa Ðạo.

TẠI SAO PHẢI BƯỚC VÀO CỬA ÐẠO
Phải bước vào cửa Ðạo bởi vì trong đó mới có sự dạy dỗ về Cơ Tiến-hóa đúng với sự thật. Người ta giải cho sanh-viên biết lần lần tất cả những sự bí mật của Tạo-công về sự sanh hóa các loài vật trên dãy Ðịa-cầu. Có những phương pháp luyện tập đặng mở mang và xử dụng những quyền-năng còn tiềm tàng trong mình. Những quyền-năng nầy biến đổi con người thành ra một vị Tiểu-Thượng-Ðế, toàn năng, toàn thiện, toàn giác để phụ-tá Thiên-cơ, trong một thời gian ngắn ngủi chín, mười ngàn năm, thay vì phải chờ đợi năm, sáu trăm triệu năm như người thường mới phát triển tột bực được. Bước vào cửa Ðạo tức là thâu ngắn con đường hành-hương của mình.

MUỐN BƯỚC VÀO CỬA ÐẠO
PHẢI HỘI ÐỦ NHỮNG ÐIỀU KIỆN NÀO
Muốn bước vào cửa Ðạo, kẻ chí-nguyện phải hội đủ bốn đức tánh đã giải rành rẽ trong hai quyển:
Dưới Chơn-Thầy (Aux pieds du Maitre) và
Con đường của người Ðệ-Tử (Le sentier du disciple ấy là:
1) Ðức tánh thứ nhất: Phân-biện
2) Ðức tánh thứ nhì: Ðoạn-tuyệt
3) Ðức tánh thứ ba: Hạnh-kiểm tốt. Ấn-giáo gọi là Shatsampatti (6 tánh tốt)
4) Ðức tánh thứ tư: Lòng từ-ái. Ấn-giáo gọi là Moumouksha: muốn được giải-thoát.

ÐIỂM ÐẠO LẦN THỨ NHỨT (1ere Initiation)
Thí sanh phải phát triển bốn đức tánh nầy tới một mức độ do Luật-Trời qui định mới được điểm đạo lần thứ nhứt.
Vị đệ-tử được điểm-đạo lần thứ nhứt, Phật-giáo gọi là Sotapanna- Tu-đà-Huờn có nghĩa là nhập-lưu, tiếng pháp là Entre dans le courant. Anh đã vào dòng tiến hóa của những bực siêu-phạm.
Ấn-giáo gọi anh là Parivrajaka- Người đi ta bà, Vô trú.

ÐIỂM ÐẠO LẦN THỨ NHÌ (2e Initiation)
Vị Tu-Ðà-Huờn phải chặt đứt 3 xiềng xích hay là 3 chướng ngại sau nầy mới được điểm-đạo lần thứ nhì
Chướng ngại thứ nhứt-- Phàm nhơn là ảo ảnh.
Chướng ngại thứ nhì-- Hoài nghi hay là mơ hồ (không tin có Luân-Hồi Nhân-quả),
Chướng ngại thứ ba-- Mê-tín Dị-đoan.
Vị Ðệ-tử được điểm-đạo lần thứ nhì, Phật-giáo gọi là Sakridagamin Tư-đà-hàm hay là Nhứt Lai. Anh chỉ trở lại thế gian một lần nữa mà thôi, bởi vì kiếp sau anh lên tới địa vị La-Hán và được quyền ở lại cõi Bồ-Ðề tu luyện, khỏi xuống trần đầu thai nữa.
Ấn-giáo gọi anh là Koutichaka, nghĩa là người đã dựng được một túp lều.

ÐIỂM-ÐẠO LẦN THỨ BA (3e Initiation)
Giữa hai kỳ điểm-đạo, lần thứ nhì và lần thứ ba không có chướng ngại nào phải dứt bỏ. Tuy nhiên vị Tu-đà-hàm phải lo phát triển những đức tánh đả có càng ngày càng thêm rộng lớn, nhứt là tánh Khiêm-tốn. Phải tận tâm, tận lực giúp đời và sống một đời sống tinh-thần nghĩa là biết mình chẵng những là một với Thượng-Ðế mà cũng còn là một với chúng sanh, từ loài kim thạch, thảo mộc, cầm thú, cho tới con người. Ðúng công phu rồi thì anh được điểm-đạo lần thứ Ba.
Phật-giáo gọi vị đệ-tử được điểm đạo lần thứ Ba là Anagamin-A-na-hàm--- Bất Lai, nghĩa là anh không trở lại thế gian nữa.
Nội kiếp nầy anh lên tới địa vị La-Hán khỏi phải tái sanh.
Ấn-giáo gọi anh là Hamsa Thiên-Hạc. Tục truyền rằng đứng trước một chậu đựng sữa pha nước, con Hạc biết phân-biệt cái nào là sữa, cái nào là nước.

ÐIỂM-ÐẠO LẦN THỨ TƯ (4e Initiation)
Vị A-na-hàm phải chặt đứt hai chướng ngại sau nầy mới được điểm-đạo lần thứ tư,
4 Chướng ngại thứ tư Dục tình do giác quan sanh ra hay là Dục vọng Hồng-trần.
5 Chướng ngại thứ năm Oán-ghét, thù hận.
Mới nghe qua thì ta lấy làm lạ lắm. Tu hành tới bực nầy rồi mà còn oán ghét, giận hờn, đắm mê sắc dục ư ? Nhưng vật-chất có quyền-năng quyến rủ lạ thường, nếu ơ hờ thì sẽ sa vào cạm bẩy. Phải đề phòng từ chút mới được.
Vị đệ-tử được 4 lần điểm-đạo, Phật-giáo gọi là Arhat La-Hán có nghĩa là Ðại-Ðức Tôn-giả.

ÐIỂM-ÐẠO LẦN THỨ NĂM (5e Initiation)
Vị La-Hán mới đi có phân nữa Ðường-Ðạo Ngài còn phải lo chặt đứt 5 chướng ngại chót là:
Chướng ngại thứ sáu Muốn sống trong cõi hữu hình.
Chướng ngại thứ bảy Muốn sống trong cõi vô hình.
Chướng ngại thứ tám Kiêu-căng.
Chướng ngại thứ chín Tâm trí còn xao động.
Chướng ngại thứ mười Vô-minh.
Mười chướng ngại nầy Phật-Giáo gọi là Samyo Jana. Phá tan bức màn vô-minh rồi vị La-Hán trở nên hoàn toàn sáng suốt. Ngài không còn cái chi học hỏi trong dãy địa-cầu nầy nữa.
Ngài được 5 lần Ðiểm-Ðạo làm một vị Siêu-phàm. Phật-giáo gọi Ngài là A-sơ-ca (Aseka). Aseka có nghĩa là không còn làm đệ-tử nữa.
Ấn-giáo gọi là Jivanmoukta, nghĩa là Linh-hồn đã được giải-thoát.
Bực trung vị Tu-đà-hườn phải đầu thai 7 kiếp mới lên tới bực La-Hán và vị La-Hán cũng phải tu luyện trong 7 kiếp nữa mới làm được một vị Chơn-Tiên. Tất cả là mười bốn kiếp, song thời gian nầy có thể thâu ngắn lại.
Ở đây, tôi chỉ nói một cách tổng quát mà thôi, còn nhiều chi tiết khác nữa, phải vào cữa Ðạo rồi mới hiểu. Tuy nhiên muốn làm sáng tỏ vấn đề tôi cũng phải nói vài lời về câu chuyện:
Ðiểm-đạo là gì?
Ðiểm-đạo tại đâu?
Ai điểm-đạo?

ÐIỂM-ÐẠO LÀ GÌ?
Ðiểm đạo là chỉ máy huyền-vi, nói một cách bóng dáng là giao chìa khóa mở cửa cõi Trời. Ðiểm-đạo cũng có nghĩa là khởi đầu một cuộc đời mới trong đó Phàm-nhơn lần lần trở nên phản ảnh của Chơn-nhơn và Chơn-nhơn bắt đầu vận dụng những quyền-năng của Chơn-thần.
Sau mỗi kỳ Ðiểm-đạo tâm thức đều mở rộng hơn trước rất nhiều, vị đệ-tử thành một người mới.

ÐIỂM-ÐẠO TẠI ÐÂU?
Ðiểm-đạo lần thứ nhứt tại cõi Trung-giới.
Ðiểm-đạo lần thứ nhì tại cõi Hạ-Thiên gồm 4 cảnh thấp của cõi Thượng-giới hay là cõi Trí-Tuệ.
Ðiểm-đạo lần thứ ba tại cõi Thượng-Thiên gồm 3 cảnh cao của Thượng-giới hay là cõi Trí-Tuệ.
Ðiểm-đạo lần thứ tư tại cõi Bồ-đề.
Ðiểm-đạo lần thứ năm tại cõi Niết-Bàn.
Ðiểm-đạo lần thứ sáu, thứ bảy, thứ tám ở mấy thế giới khác ngoài Ðịa-cầu của chúng ta.

AI ÐIỂM-ÐẠO?
Tại quả địa-cầu của chúng ta chỉ có một Ðấng Chí-Tôn được phép Ðiểm-đạo mà thôi, ấy là Ðức Ngọc-Ðế. Ngài là vua của quả Ðịa-Cầu nầy và chủ tể của Quần-Tiên-Hội. Ngài thay mặt cho Ðức Thái-Dương Thượng-Ðế đặng cai trị và coi sóc sự sanh hóa và sự tiến hóa của các loài vật cho đúng với cơ-Trời.
Hào quang của các Ngài bao trùm quả Ðịa-cầu, không có một con kiến nào chết hay là một sự bất công nào xảy ra mà Ngài không hay biết. Nhưng Ngài để cho Luật Nhân-Quả định đoạt.
Ngài là Ðấng Duy Nhứt Chí-Tôn cầm quyền Ðiểm-đạo. Không có sự ưng thuận của Ngài, không một ai được thâu nhận vào Quần-Tiên-Hội. Nhưng trong hai kỳ điểm-đạo đầu tiên, lần thứ nhứt và lần thứ nhì, luôn luôn Ngài cậy Ðức Bồ-Tát hay là một vị Ðế-quân thay mặt Ngài, nhơn danh Ngài đặng Ðiểm-đạo.

BẢY ÐƯỜNG TIẾN HÓA TRƯỚC MẶT CHƠN-TIÊN
Sự tiến hóa chấm dứt ở 5 lần Ðiểm đạo hay sao? Không. Trước mặt Chơn-Tiên có 7 đường tiến hóa khác nhau. Ngài được quyền chọn lựa con đường nào hạp với Ngài.
1) Hoặc Nhập Niết Bàn ở vào một trạng thái thiêng-liêng gọi là mặc áo Sam-bô-ga-cai-da (Sambhogakaya) không biết là cái chi vì có nhiều nghĩa.
2) Hoặc Nhập vào Niết-Bàn rồi vài tỷ năm sau làm một vị Avatar hay là Hiện thân của Ðức Thượng-Ðế trong một Vủ-trụ khác, người ta gọi là mặc áo Ðạt-ma-Cai-da (Dharmakaya). Phải chăng Phật-giáo gọi là Pháp-Thân.
3) Hoặc Vào hàng những vị Nirmanakaya (Niệt-ma-na-Cai-da) sanh ra thần-lực để cho Quần Tiên Hội dùng đặng độ đời.
4) Hoặc Dự vào việc thành lập dãy Hành-Tinh thứ năm để sau thay thế cho dãy Ðịa-Cầu chúng ta là dãy Hành-Tinh thứ tư.
5) Hoặc Vào Hàng các vị Ðại-Thiên-Thần.
6) Hoặc Giữ xác phàm ở lại Trần lãnh một nhiệm vụ trong Quần-Tiên-Hội đặng coi sóc sự tiến hóa của các loài vật.
7) Hoặc Vào Bộ Tham-Mưu của Ðức Thái-Dương-Thượng-Ðế đem chỉ dụ của Ngài khắp các dãy Hành-Tinh.

CHƠN-TIÊN NHỮNG VỊ Ở LẠI CỎI TRẦN
Những vị ở lại cõi Trần một mặt thì lo thi hành nhiệm-vụ của mình, một mặt thì lo tu luyện thêm.
Khi được 6 lần điểm đạo thì làm một vị Ðế-Quân (Chohan) cai quản một cung, hoặc lãnh một nhiệm-vụ khác.

Ðược 7 lần điểm-đạo thì làm.
a) Hoặc một vị Bàn-Cổ (Manou) coi sóc sự sanh hóa một giống dân.
b) Hoặc một vị Bồ-Tát (Bodhisatva) lo giáo hóa một giống dân và lập những tôn-giáo mới.
c) Hoặc một vị Văn-Minh Ðại-Ðế (Maha Chalam) coi sóc sự văn-minh tiến bộ (hoặc lảnh một nhiệm-vụ mới).

Ðược 8 lần điểm-đạo thì làm một vị Phật.
a) Hoặc Ðộc-Giác-Phật (Pratyeka Bouddha)
b) Hoặc Phật-Ðạo-Ðức.

Ðược 9 lần Ðiểm Ðạo thì làm một vị Ngọc-Ðế cai quản một bầu Hành-Tinh, vân vân.
Càng ngày càng lên cao, rồi tới một ngày kia, không biết mấy tỷ năm nữa, mỗi vị Chơn-Tiên sẽ thành một vị Thái-Dương Thượng-Ðế và sẽ chọn lựa trên không gian vô tận một chỗ riêng biệt đặng sanh hóa một Thái-Dương-Hệ giống như Thái-Dương-Hệ của chúng ta vậy

TẠI SAO KHOA MINH-TRIẾT
THIÊNG-LIÊNG ÐEM RA PHỔ BIẾN.

Từ ngàn xưa, các vị Huấn sư dạy khoa Minh-Triết Thiêng-Liêng cũng gọi là Thông-Thiên-Học hay là Huyền-bí Học, một cách kín đáo trong các tu viện ở Trung-Hoa, Ấn-Ðộ, Tây-Tạng, Ba-Tư, Ai-Cập, Hi-Lạp. Nó là Khoa-Mật hay là Khoa-Bí-Truyền (Enseignement ésoterique) của các Tôn-Giáo lớn. Nhưng Thiên-đình sai hai vị Ðệ Tử là Bà Blavatsky và Ðại-Tá Olcott lập Hội Thông-Thiên-Học tại Nhiêu-Do (New York) ngày 17 tháng 11 năm 1875 dặng phổ biến vài chương đầu của khoa Minh-Triết Thiêng-Liêng thuộc về Hạ bí Pháp (Mysteres mineurs) vì 3 lý do sau đây:

LÝ DO THỨ NHỨT

Phải mau thức tỉnh quần chúng đặng cho ai nấy đều biết bản tánh Thiêng-Liêng của mình hầu quay về đường ngay nẻo thẳng, biết thương yêu nhau, vùa giúp nhau và cùng nắm tay nhau đặng bước lên đài giác.

Bởi vì bắt đầu từ thế kỷ thứ 19 tới nay, thiên hạ quá say mê những sự phát minh kỳ diệu của khoa học vật chất vô-thần cho nên không tin có Trời, Phật, Thánh, Thần, Luân-Hồi, Nhân-Quả. Cứ đinh ninh rằng con người là xác thân nầy, thác rồi thì tiêu tan ra tro bụi chớ không có linh-hồn đi đầu thai từ kiếp nầy qua kiếp kia và phải lãnh lấy hậu quả những việc không hay của mình đã làm. Vì thế mà nuôi mãi tánh ích-kỹ chia rẻ, càng ngày càng thêm rộng lớn. Tranh nhau vì miếng ăn, lấn nhau vì đất ở, đánh nhau vì chỗ đứng, giết nhau vì nơi ngồi. Dựa vào sức mạnh của cơ khí gây ra những chiến-tranh giặc giả, bắt những kẻ yếu đuối cô thế làm tôi mọi đặng phục vụ những quyền lợi của cá nhận. Cang thường đảo ngược, đạo đức suy đồi, con sống nghịch-luân ầm-ầm nổi dậy, tà khí xông đến sao Ngưu-Ðẫu làm cho Trời giận đất hờn.

Nếu không cứu vản tình thế cho kịp thì hai châu Âu-Mỹ sẽ bị lửa Trời thiêu đốt cũng như 80,000 năm trước châu Át-Lăng-Tích bị nhận chìm xuống đáy biển Ðại-Tây-Dương. Luật Nhân-Quả không dung tha những ai đã làm nghịch với Thiên-ý. Lưới Trời tuy thưa lắm song không ai lọt khỏi được.

LÝ DO THỨ NHÌ
Năm 1975 một kỷ nguyên mới, Kỷ nguyên Huyền-bí Học hay là kỷ nguyên Tinh-thần sẽ mở màn, phải chuẩn bị ít nhứt là một thế-kỷ trước. Tưởng phải nói trắng ra là Thiên-Ðình đã sắp sẳn một chương trình ghi trước những công việc phải thực hành trong một thời kỳ 10,000 năm và mỗi thế-kỷ đều có sự thay đổi mới cho hạp với cơ-Trời và giúp nhân loại tiến lên một bực.

LÝ DO THỨ BA
Lối 6 hay 700 năm nữa, một giống dân mới, giống dân chánh thứ sáu (sixieme Race mère) sẽ ra đời. Giống dân nầy sẽ mở Bồ-đề-tâm hay là Trực giác.

Vì thế phải gấp rút vén lên một gốc màn vô-minh, đem ánh sáng chơn-lý dọi khắp hang cùng ngỏ hẻm đặng cứu vớt quần sanh còn đương chìm đắm nơi bến-mê sông khổ.

Hội Thông-Thiên-Học đã thành công trong sứ mạng thiêng-liêng của nó. Từ năm 1875 tới nay năm 1970, còn năm năm nữa, năm 1975 thì đúng một thế kỷ, Thông-Thiên-Học đã giúp cho hàng triệu người bắt đầu tự biết mình. Họ sửa đổi cách sanh sống hàng ngày lần lần ra tốt đẹp, tình thương mở rộng và hướng về đường tinh thần nhiều hơn trước mặc dầu họ chưa xin gia nhập vào Hội Thông-Thiên-Học.

SỰ KHẢO CỨU THÔNG-THIÊN-HỌC ÐEM LẠI CHO QUÍ BẠN NHIỀU ÐIỀU HỬU ÍCH.

Sự hảo cứu Thông-Thiên-Học đem lại cho quí bạn nhiều điều hửu ích, đại khái như sau đây:

Một là: Biết được Cơ Trời là Luật Tiến-Hóa.
Hai là: Thật con người là Chơn-Thần, bản tánh vốn thiêng-liêng.
Ba là: Sanh ra cỏi Trần, con người có nhiệm-vụ mở khai Tâm-Trí cho điều hòa đặng tiến mau đến mục tiêu đã định sẳn cho con người trong Thái-Dương-Hệ nầy tức là làm một vị siêu-phàm.
Bốn là: Xác thân; ý muốn, tư tưởng không phải thật là con người. Chúng nó là những khí cụ của con người dùng đặng học hỏi, kinh nghiệm và Phụng-Sự.
Năm là: Có những phương pháp tinh luyện chúng nó, làm chủ chúng nó, thay vì đồng hóa với chúng nó sai khiến như bấy lâu nay.
Rồi lần lần xử dụng được những quyền năng còn tiềm tàng trong mình, như Thần-nhãn, Thiên-nhãn, Tiên-nhãn và Phật-nhãn đặng quan sát những cõi Trời.
Sáu là: Về phương diện tuyệt đối, tất cả các giống dân tộc trên địa cầu, dầu cho sắc da khác nhau, đen hay đỏ, vàng hay trắng cũng vậy, đều là anh em bởi vì cả thảy đồng là con Ðức Thượng-Ðế.
Bảy là: Hiểu được ý nghĩa của các Thánh Kinh và biết rằng các Tôn-Giáo lớn đều do Ðức-Bồ-Tát lập ra. Chúng nó trình bày Chơn-Lý một cách khác nhau tùy theo tánh tình, phong tục và trình độ tiến hóa về phương diện-trí-thức và tinh-thần của dân chúng trong một thời đại. Thế nên chúng nó là anh em vì đồng chung một gốc.
Tám là: Vài công việc của các Tiểu-Thần.
Hiểu được 8 điểm đạo đại khái nầy thì quí bạn cầm vận-mạng của quí bạn trong tay. Quí bạn tiến mau hay chậm tùy theo quí bạn cố gắng nhiều hay ít mà thôi. Sự thành công là vấn đề thời gian.