3.1. TRÙNG QUÁI – BÁT QUÁI HIỆP BÁT QUÁI – THÍ DỤ VỀ MỘT ĐẲNG PHÁP CÀN KHÔN
Thái Cực + Lưỡng Nghi là hình ảnh của tính nhất quán của phần tâm linh Cửu Thiên Khai Hóa chủ tể các tầng sinh tồn. Tứ Tượng D Bát Quái là con đường nhất vảng nhất lai của Cửu Phẩm Thần Tiên muốn ngấp nghé vào ra chỗ có " không, không " có. Bát Quái + Bát Quái là hình ảnh của sự tương tác giữa các đơn vị có cái sống trong không gian.
Trùng Quái là cách diễn đạt việc Bát Quái tương tác với Bát Quái. Có rất nhiều thế tiếp cận khác nhau vì mỗi đơn vị sống là một Tứ Tượng tại một mốc lịch sử hóa sanh đặc thù.
Trước nhất, hãy xem một trường hợp hai đẳng pháp Càn Khôn đầu tiên, giữa hai ngôi Thiên nhất sinh Thủy và Thiên tam sinh Mộc. Thủy Dương vì là thiêng liêng. Mộc cũng là một hào Dương xạ xuống nhưng vì là hữu hình nên thuộc Âm.
Thiên nhất sinh Thủy trong A nhưng Địa lục có thể thành cho cả A lẫn B. Thiên tam sanh Mộc nhưng Địa bát có thể thành cho cả A lẫn B.
Khi Thiên tam sanh Mộc trong B thì theo bảng ở mục 1.4, lẽ ra Địa tứ sanh Kim Thiên cửu thành chi chỉ xảy ra bên nam (B) mà thôi nhưng ở đây khi có trùng quái, 4 của Nam đã hiệp được với 9 của Nữ (A). Từ Địa tứ sinh Kim của B mà có được Thiên cửu thành chi của A. Địa nhị sinh Hỏa trong B nên Thiên thất thành trong A. Và Thiên cửu thành chi trong B cũng hiệp được với Địa tứ trong A nữa.
Những tương tác giữa các Tiên Thiên Bát Quái tại các hướng tiếp cận khác nhau đã lần hồi tạo ra Khảm Ly Hậu Thiên. Vận dụng Khảm Ly Hậu Thiên ấy, việc vợ chồng Hàm Hằng đã tạo nên những tập Chấn (số 51 trên tổng số 64 trùng quái), tập Cấn (52), tập Tốn (57), tập Đoài (58)… cho đến Ký Tế (63), Vị Tế (64).
Bookmarks