DANH TỪ THIỀN HỌC

NGỮ VỰNG PHẬT HỌC (76 - 100)

76. HÓA THÀNH : Thanh Văn, Duyên Giác ưa pháp Tiểu thừa, chẳng tin Đại thừa nên Phật phương tiện thuyết Niết Bàn Tiểu thừa (Hóa Thành) để an ủi họ được tạm yên, rồi mới bảo bỏ Hóa Thành xu hướng Đại thừa để đạt đến Bảo Sở (quả Phật).

77. HÒA THƯỢNG : Dịch là Thân Giáo Sư, nghĩa là Bổn sư xuống tóc cho người xuất gia trong Phật giáo gọi là Hòa Thượng.

78. HỘT CẢI NẠP TU DI, TU DI NẠP HỘT CẢI : Hột cải rất nhỏ,Tu Di rất lớn. nơi thế giới tương đối,Tu Di nạp hột cải thì được, hột cải nạp Tu Di thì khơng được. Nhưng nếu vào cảnh giới tuyệt đối thì lớn nhỏ cĩ thể dung nạp lẫn nhau. Đây chứng tỏ sau khi ngộ rồi thì chẳng cịn phn biệt tương đối nữa.

79.HỮU LẬU : Có tập khí phiền não là hữu lậu.

80. HỮU TÌNH : Sinh vật có hai thứ: động vật thuộc hữu tình, thực vật thuộc vô tình. Phật nói độ chúng sanh với cấm sát sanh đều là đối với chúng sanh hữu tình mà nói.

81. HỶ XẢ : Hỷ là tự mình hoan hỷ làm việc thiện, thấy người khác làm việc thiện cũng phát tâm tùy hỷ. Xả là xả bỏ, tất cả sự chướng ngại giải thoát của thân tâm đều xả bỏ hết.

82. KHẾ CƠ : Sự dạy bảo khai thị của Tông sư khế hợp căn cơ, trình độ của người học là khế cơ.

83. KHÔNG CHẤP : Phá được ngã chấp, pháp chấp rồi, thấy vũ trụ vạn vật đều không, bèn chấp cái không này cho là tất cả đều không có, gọi là không chấp.

84. KIỀN ĐỘ : Dịch là tụ, uẩn, kết v.v… một kiền độ tức là một bài, một chương, một phẩm, hoặc một đoạn.

85. KIẾN HOẶC : Chấp thật cái kiến giải sai lầm là kiến hoặc.

86. KIẾN TÁNH : Tham thiền đến chỗ cùng tột, “Ồ” lên một tiếng, trong sát na tự tánh bỗng hiện, liễu chứng các pháp vô sanh, chẳng phải có năng kiến sở kiến.

87. KIẾN, VĂN, GIÁC, TRI : Tức là trong lục căn: mắt chủ sự kiến, tai chủ sự văn, mũi, lưỡi và thân chủ sự giác, ý chủ sự tri (biết). Nói chung là kiến văn, giác, tri.

88. KIẾP : Là thời gian rất dài.

89. KIẾP HỎA THIÊU ĐÁY BIỂN, GIÓ THỔI NÚI ĐỤNG NHAU : Là hình dung bản thể của đại Niết Bàn như như bất động, kiếp hỏa chẳng thể thiêu hủy, gió bảo chẳng thể lay động.

90. KIẾT ĐÔNG : Thiền tông ngoài kiết hạ (mùa hạ) còn có kiết đông (mùa đông) để cho hành giả tham thiền tập trung đả thiền thất suốt mùa đông.

91. KIẾT HẠ : Theo giới luật, Tỳ kheo mỗi năm đều phải nhập hạ ba tháng, từ 15 tháng 4 đến 15 tháng 7, cấm túc không được đi ra ngoài, gọi là Kiết hạ. Khi mãn hạ phải cử hành một cuộc tự kiểm thảo liên tiếp ba ngày. Mỗi vị Tỳ kheo phải đứng ra hỏi đại chúng về kiến, văn, nghi. Về kiến nghĩa là “Có thấy tôi phạm giới?”, về văn nghĩa là “Có nghe tôi phạm giới?”, về nghi nghĩa là “Không thấy, không nghe, nhưng có lý do nghi tôi phạm giới”. Ấy gọi là tự mãn hạ tự tứ.

92. LÌA TỨ CÚ, TUYỆT BÁCH PHI : Tứ cú là : có, không, chẳng có chẳng không, cũng có cũng không. Tất cả tư tưởng đều chẳng ra ngoài tứ cú này, nếu trụ thì chướng ngại sự dụng của bản thể tự tánh mà sanh ra bách phi (đủ thứ sai lầm), nếu lìa thì hiển bày đại dụng của tự tánh mà tuyệt bách phi.

93. LUẬT SƯ : Tu sĩ thông suốt giới luật của nh Phật gọi l Luật sư (chẳng phải là luật sư ngoài đời).

94. LỤC CĂN, LỤC TRẦN, LỤC THỨC : Lục căn (nhn, nhĩ, tỹ, thiệt, thn, ý) tiếp xc với lục trần (sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp) mà sanh khởi sự phân biệt của lục thức như xấu đẹp của sắc, tiếng lớn nhỏ của âm thanh, thơm thúi của mùi, ngọt đắng của vị, lạnh nóng của xúc, sanh diệt của pháp v.v…

95. LỤC DIỆU MÔN : 1.Số tức môn: Tức là khéo điều hòa thân tâm, sở tức (đếm hơi thở) từ một đến mười để nhiếp loạn tâm; 2. Tùy môn: tức là không miễn cưỡng tức là tùy theo hơi thở dài ngắn, lạnh ấm thảy đều biết cả; 3. Chỉ môn: tức là ngưng tâm tịch lự (lắng niệm). Tâm an nhàn, sáng sủa, trong sạch, không chút lay động; 4.Quán môn: Cần phải quán tâm rõ ràng, biết ngũ ấm là hư vọng, phá tất cả tri kiến điên đảo và chấp ngã v.v… 5.Hoàn môn: tức xoay tâm phản chiếu cái tâm năng quán, biết tâm năng quán là hư vọng chẳng thật; 6.Tịnh môn: Tâm chẳng chỗ dựa, chẳng trụ chẳng khởi, chẳng chấp trước, trống rỗng trong sạch. Y theo sáu môn này tu tập sẽ đạt đến diệu cảnh của Niết Bàn Tiểu thừa nên gọi là Lục diệu môn.

96. LỤC HÒA KÍNH : 1.Thân hòa đồng trụ (ở); 2.Khẩu hòa vô tranh; 3.Ý hòa đồng duyệt (vui); 4.Giới hòa đồng tu; 5.Kiến hòa đồng giải (kiến giải); 6.Lục hòa đồng quân (chia đều nhau), gọi chung là Lục hòa, là quy ước căn bản của Tăng chúng cùng sống chung trong Tăng đoàn.

97. LỤC MÔN : Tức là cửa của lục căn, Lục Tổ nói: “Lục thức ra lục môn, nơi lục trần vô nhiễm vô tạp gọi là Vô niệm”.

98. LỤC NHÂN : Nhân đương có, nhân đương tục, nhân hình tướng, nhân tạo tác, nhân hiển thị, nhân truyền nhau.

99. LỤC PHÁP GIỚI : Là sáu giới nên học cho mạnh thêm của Sa di Ni để tiến thọ Thức xoa. Sáu pháp là không dâm dục, không trộm cắp, không sát hại, không vọng ngữ, không ăn phi thời và học pháp bát kỉnh.

100. MẠT HẬU CÚ : Tức là lời nói của chư Tổ, cũng như nói: “Một câu cuối cùng (mạt hậu) mới đến lao quan (ngộ triệt để)”, để kẻ đã ngộ nghe rồi tự biết, kẻ chưa ngộ nghe rồi không hiểu thì từ đó khởi lên nghi tình để đi đến chỗ ngộ.