17 - PHẬT CHÚA
NGUYÊN LÝ ĐẠO TRỜI
Đó là Đại Bi Chú mở đầu với câu 12 chữ "Thiên Thủ. Thiên Nhãn vô ngại đại bi Tâm đà la ni" Để tượng lý số Thập Nhị Khai Thiên của Đức Chí Tôn mà Phật dùng vào pháp môn tụng niệm, "Thiên Thủ Thiên Nhãn" có nghĩa ngàn tay ngàn mắt để ám chỉ huyền năng của đấng tạo đoan Càn Khôn Vũ Trụ ngàn tay nắm vững cân công bình, ngàn mắt quan sát họa phúc khắp quần linh (vô ngại đại bi) có nghĩa sự thương sanh bủa khắp không ngừng, "Tâm đà la ni" có nghĩa vườn lòng khéo vun trồng cây Công đức nhờ đó phát xuất ánh diệu quang vô tận để vận hành cái tiểu thể Vũ Trụ cho Khối Sanh vật điều hòa trật tự biết tùng cơ chuyển hóa để tấn hóa, do bản tâm kết thành tánh đức tốt, chủ bản tâm là Thần Thiên Lương của con người. Nên con người phải giữ lấy linh tâm nơi mình đặng làm Kho Chí bửu của Trời tức thị sự hằng sống ở trong chúng ta.
Với con số 12 của Đức Thích Ca là khi tăng đồ đến thỉnh giáo để đi truyền đạo, thì Phật dạy 12 điều Tâm Niệm để hóa độ Tăng đồ. Cũng là pháp hóa độ quần linh, cũng như Hoa Nghiêm Kinh, Phật Phổ Hiền vì chúng sinh lập 12 Hạnh Nguyện, còn cuối phẩm Phổ Môn Kinh Diệu Pháp Liên Hoa có Thập Nhị Nguyện, với Đức Di Đà là vị Giáo Chủ Tây Phương cũng lập Tứ Thập Bát Nguyện, chung qui pháp giới của Phật có tám vạn tư, kể như chúng ta cộng thành chữ số 12 với lý Khai Thiên của Đức Chí Tôn đã lồng vào pháp môn ở Phật tự ngàn đời, còn ở đạo Thánh Ky Tô chính Chúa Cứu Thế hóa bánh lần thứ nhất tại Nagareth cũng thể hiện nguyên lý đó. Năm chiếc bánh hai con cá cầu nguyện xong bẻ chia cho 5 ngàn người ăn no, họ lượm mảnh vụn dư lại được 12 giỏ đầy nếu chữ số cộng 12 với 12 là 24 chia ra thì ba số bát của 3 ngôi.
Tôn Giáo Cao Đài chủ trung là thờ Thiên Nhãn còn Phật dạy luyện Thiên Nhãn, nên Phương Luyện Kỷ Đức Hộ Pháp đề ngày 14-1 Đinh Hợi dạy chúng ta tập tánh không không, đừng nhiễm, vui cũng vui, buồn cũng buồn nhưng đừng để nọc buồn vui nhiễm vào chơn tánh, như vậy với triết lý Cao Đài người tu ngoài khỏi bế ngũ quan nhưng bên trong phải diệt tận sanh niệm ở hàm tàng thức tức thị tâm không, sẽ được khai thông ngũ nhãn như triết lý của Phật vậy, nhục nhãn vốn của bản thân, Thiên Nhãn là thần của nguơn linh vốn con mắt Thiên lương vật vô hình ngưỡng cửa giữa trán là Thiên đình, còn Huệ nhãn của chơn khí, Pháp nhãn của chơn tâm, Phật nhãn của chơn tánh. Với nền triết lý đạo Trời hiện thời Cao Đài là Phật Giáo Chấn hưng, phẩm chót của Phật là Đại Bồ Tát nên trong nguơn bảo tồn Đức Chí Tôn đến với phép hạ mình để qui nguyên cả triết thuyết làm cơ tận độ, nên chúng sanh niệm danh Thượng Đế " Đại Bồ Tát Ma Ha Tát " hai chữ Ma Ha có nghĩa lớn rộng của đạo pháp bao la, Ma Ha Tát khác Ma Ha Thủy, Trời mở cơ tận độ kỳ ba đem đạo ra để giáo hóa chúng sanh là "Ma Ha Tát" còn "Ma Ha Thủy" là pháp hóa giải tội tình cho một Chơn linh được phục sinh Chơn tánh như lai, đúng như câu kinh trong bài Giải oan của Đức Hộ Pháp (gội mê đồ tắm nước Ma Ha). Hiện chúng ta tu khi thọ khảo kể như rơi vào trận mê đồ nếu mất đức tin sẽ bị chìm đắm trong mê đồ, bằng đủ tinh thần chịu đựng thắng khảo mê đồ sẽ hóa giải thành nước Ma Ha, cũng như Chúa Cứu Thế bị đóng đinh nhờ ở đức tin mà máu của Thánh linh mới hóa giải Thập Tự Giá thành vật báu để cho nhơn sanh nguỡng mộ.
Bookmarks