14 - NHÃN THỊ CHỦ TÂM


Tòa Thánh Tây Ninh dạy thờ Đức Cao Đài với hình Thiên Nhãn. Nên cả Thiên Phong hải chúng giờ tụng niệm"Thần cư tại nhãn" Nhãn ấy chủ của tâm ta với câu "Tâm giả hình chi quân giả" cái phần đại thể.lưỡng quang chủ tể là ngôi Thái Cực, cái phần tiểu thể lưỡng quang chủ tể là linh tâm," Quang thị Thần, Thần thị Thiên, Thiên giả ngã dả". ( Sự sáng ấy là Thần. Thần chính là Trời, Trời ấy là ta vậy). Đúng như câu "Cát hữu Thái Cực" mỗi Chúng sinh mỗi linh lực Thiên địa vạn vật đồng nhất thể, bởi bửu vật của Phật Pháp là Thiên Nhãn một trong ngũ Nhãn của Đức Di Đà đã dạy Chúng sinh cùng Chư Bồ Tát dầu không còn nhục nhãn đã đạt đến Huệ Nhãn, Pháp Nhãn, Phật Nhãn, nhưng phải luyện được Thiên Nhãn tức phải mở con mắt vô vi ở giữa, đó là ngưỡng cửa Thiên lương ở con người để hiệp cùng Trời mới thấy xa ngoài muôn ức dặm. Đức Di Đà thuyết nguyện độ hết Chúng sanh ta sẽ thành Phật, đó là Khối sanh vật trong người của Phật đã hướng theo con đường Chánh giác tức không còn phiền não, chớ chúng sanh ở cõi ta bà, Đức Tạo Hóa đã an bài loài vật phải nuôi loài vật không thể độ hết được, ví như thảo mộc, côn trùng cầm thú lỡ chịu nạp mình đó phép cộng sinh, dầu phẩm tối linh ăn nuôi phần tinh để dưỡng khí. Nên buổi Hạ Nguơn Đức Chí Tôn đến mở đạo kỳ ba mới dạy chúng ta thờ Thiên Nhãn là căn bản của chúng sanh mới là cơ tận độ, chớ Thiên Nhãn đã có từ ngàn xưa. Chẳng phải cơ qui nhứt nên Đức Chí Tôn chưa dạy thờ. Như vậy Cao Đài là một triết lý nhân bản thờ Thiên Nhãn là bửu vật của Phật Pháp để thống hợp phần Tăng ở sự sùng niệm. Với đạo Thánh Ky Tô đã tượng lý ở Đức Chúa Trời thể hình nơi ngực một Thiên Nhãn đó là "Nhãn thị chủ Tâm". Nên Chúa Cứu Thế cũng tượng thể nơi ngực một quả tim ở con người là tâm linh, nên trong cơ lập đạo Đức Hộ Pháp đứng ra tạo Tòa Thánh Đức Ngài thuyết thế gian nầy có 3 Đền Thánh để thờ Đức Chí Tôn
- 1/ Đền Thánh ở Tây Tạng
- 2/ Đền Thánh Rome ở Ý,
-3/ Đền Thánh Cao Đài Tây Ninh được thể hình Bạch Ngọc Kinh tại thế thờ Trời với khối đức tin để phục sinh cái Thiên lương ở con người biết hướng về Thượng Đế.

Nên ngôi Đền Thánh đạo pháp được thể hiện trong cũng như ngoài với chức sắc khi hành lễ bước lên 5 cấp tại cửa chánh Tịnh Tâm Đài tiêu biểu cho những ai có sứ mạng, ra thì vai tuồng phổ độ ngũ châu, vào phải trọn câu ngũ nguyện, mỗi cấp 1tấc 8, cộng là 9, 5 lần 9: 45, cũng 9, đó là con số định vị cho Thiên Phong trong cơ truyền giáo Ngũ Châu (phần nổi ở trên là 5 cấp, phần dưới còn 2 cấp). Chừng bước tới mí Hiệp Thiên có 3 cấp nối liền với Cửu Trùng ngang qua chí chân tường bên nam cũng như bên nữ, để chứng tỏ cả Thiên phong hải chúng phải tùng pháp Tam Qui Thường Bộ Hiệp Thiên Đài Phật Pháp Tăng. Thay vì Thế Đạo Pháp, còn hai cửa đôi bên để cho Bàn Trị Sự nam nữ và tín đồ bước vào đền mỗi bên có 6 cấp đá mài màu xanh. Khác mấy cửa kia, mỗi cấp 1 tấc 8 cộng là 9, 6 lần 9 là 54, cũng 9 đó là pháp định vị cho 2 phẩm Nhơn Thần và Địa Thần đạp trên đó có nghĩa phải chuyển định lục căn để dằn lấy lục trần khi vào hành lễ, nên trong Tứ Thời chúng ta sùng bái Thiên Nhãn chính đó là cơ bản Thần Thiên Lương của nhơn loại, Thiên Lương của ta còn, mới mở được con mắt giữa ấy là ngưỡng cửa Hiệp Thiên mà Thánh Ngôn Đức Chí Tôn nói có nghĩa đối với chúng ta Hiệp Thiên còn tức Đạo còn, bởi nền văn minh vật chất làm cho con người quá hung dữ họ bị chết mất cái bản tánh Thiên Lương, mà Công Giáo Tây Ninh lấy lời của Chúa Cứu Thế đề nơi cổng Nghĩa Trang 10 chữ lớn, "Tin chắc xác loài người ngày sau sẽ sống lại ", thật vậy khi có thế chiến thứ 3 thì thân xác con người ta sẽ sống lại phần Thiên Lương ấy, Chúa đã đi mà còn tiên tri với hiện tại buổi Hạ nguơn nầy, nên các đạo giáo cho là Long Hoa Tận Thế, hai chữ Long Hoa có nghĩa cơ phán xét của Thượng Đế một phần nhơn loại để trả nghiệt đền oan mà thôi, danh từ Tận Thế có nghĩa không còn đời vì nhơn loại biết thuận theo lẽ Trời ở vào thời Thánh Đức tức là Đạo vậy.

Gần đây có một thời kỳ văn minh về tâm linh đạo đức còn hiển hiện trước mắt nhơn loại đó là 2 kỳ quan trên thế giới Đế Thiên và Kim Tự Tháp, mà các nhà khoa học hiện đại còn chưa khám phá nỗi, dầu có bộ óc thông minh trí tuệ về khoa học, nhưng khoa học cũng như cơ bút có lợi mà cũng có hại, rất ân ích cho khoa học biết phụng sự nhơn loại, nhưng rất tai hại cho khoa học biết phụng sự về chiến tranh, có khác nào buổi Tam Kỳ lập đạo, lập pháp đều do cơ bút, rồi chia phe phân phái cũng do cơ bút, vậy ta thử định thần suy tư đôi phút để tìm hiểu nguyên do, cơ bút và khoa học giữa cái lợi và cái hại cũng tại nhơn tâm thế đạo mà ra, chính Đức Hộ Pháp tạo Tòa Thánh Tây Ninh cũng nhờ mặt huyền linh cơ bút với ngôi đền kể là độc nhứt vô nhị lối kiến trúc mô hình con Long Mã với pháp tướng có cả tứ linh trong ngũ hình biến sinh Long Lân Qui Phụng, nhưng cái dụng của ngôi đền thờ Đức Thượng Đế ở thế gian nầy còn chưa có cái thể của nó, kể là một kỳ quan, chúng ta nhìn vào đó không còn là đá gạch nữa coi như Khí Chất của Chí Linh. Rồi đây tất cả vạn linh sẽ trụ khối đức tin vào đó để chiêm ngưỡng Đại Từ Phụ, bởi đạo Trời ngôi thờ có tượng đủ 12 đài. Hiệp Thiên Đài, Lôi Âm Cổ Đài, Bạch Ngọc Chung Đài, Thông Thiên Đài, Phi Tưởng Đài, Tịnh Tâm Đài, Bán Nguyệt Ngũ Lôi Đài là 7 đài ở phần đầu, đối với con người tai mắt mũi miệng cũng 7 thể hiện cho Thất Khiếu để tiếp điển lực sanh quang, Hiệp Thiên thuộc về Chơn Thần nên Bán Nguyệt Ngũ Lôi Đài nằm một phần ở phẩm phàm tục cấp chót của Cửu Trùng Đài để giữ gìn xác thể đó là chơn tướng hữu vi của Cửu Thiên Khai Hóa.

Còn Cửu Trùng Đài có Nghinh Phong Đài là đài tiếp giá, Lưỡng Long Đài là đài giảng đạo, Tịch Địa Đài là chỗ Hành Pháp Độ Thăng, Cửu Trùng là phần xác thể kể có 4 đài đối với con người là thân Tứ đại giả hợp. Tòa Bát Quái tiêu biểu cái đại nhứt thể ở Thượng Đế là ngôi Thái Cực nơi thờ ThầnThiên Lương của nhơn loại.Với hiện tại về con người là cái bản tâm được tượng thể. Bởi số 12 là con số thập nhị Khai Thiên của Đại Từ Phụ, nên chúng ta lạy 1 lạy 4 gật trong ba lần là 12 lạy, mỗi gật niệm danh của Đại Từ Phụ cũng 12 (Nam Mô Cao Đài Tiên Ông Đại Bồ Tát Ma Ha Tát), khi thượng sớ phong bì cũng đề 12 chữ "Nam Mô Ngọc Hoàng Thượng Đế Ngọc Hư Cung Linh Tiêu Điện" Nên nơi khai sinh nền Chơn đạo đâu phải chuyện ngẩu nhiên mà có, buổi nọ Tỉnh Tây Ninh cũng số 12. Về địa danh có 6 rồng tả ngạn sông Vàm Cỏ. Có 5 xã Long Thuận, Long Khánh, Long Giang, Long Chữ, Long Vĩnh, còn hữu ngạn đối diện Long Vĩnh có xã Long Thành, là nơi Đại Từ Phụ chọn cất Toà Thánh, ngôi đền nằm trên pháp Lục Long phò ấn. Khối đá Lục Long có 6 long mạch tủa ra như rồng đoanh phần nội tâm ngôi đền bên trên có 10 khuôn lục long du hành, phần kỳ trung ở nhơn sanh tứ thời chiêm ngưỡng có lục thông chuyển định thần khí, Bát Quái Đài là nơi thờ Thiên Nhãn tức Thần Thiên Lương của nhơn loại. Kế trước là Cung Đạo nơi Đức Chí Tôn thường giáng dạy đạo chúng ta. Mỗi lần về cơ đều xưng "Thầy các con". Thầy là với danh Đại Bồ Tát, các con là với danh Đại Từ Phụ. Đúng như 2 câu thơ lục bát của Đức Chưởng Đạo mô tả để trả lời cùng Đức Hộ Pháp như sau:
"Làm cha nuôi dưỡng âm thầm,
"Làm Thầy lại nhượng phẩm Thần ngôi Tiên"

Vì lẽ đó Đức Chí Tôn mới đến lập đạo kỳ ba để tạo phẩm vị Thần Thánh Tiên Phật cho chúng ta.

Với ngôi Tòa Thánh Tây Ninh về tôn chỉ đã thể hình một triều đại thiêng liêng tại thế của cơ qui nhứt về lý số và sắc phái Tam giáo đồng nguyên ở Thượng Đế. Nên các nền Tôn Giáo cõi Á Đông không ngoài 3 con số Tam Ngũ Bát của Đạo Trời.