12- LỄ ĐẠI ĐÀN VÀ CHƠN PHÁP ĐẠO


Quí vị Hiệp Thiên Đài mặc Đại phục cũng sắp hàng bên ngoài như Chức sắc Hội Thánh Cửu Trùng và Phước Thiện. Chừng thấy vị đội Nhựt Nguyệt Mạo màu vàng mặc áo vàng cầm cờ lịnh, cũng màu vàng, buộc dây sắc lịnh thả mối ngay giữa ra thỉnh thánh Thể Đức Chí Tôn nhập đàn. Đó là vị Hộ Đàn Pháp quân dẫn đầu hết để Hoán Đàn. Xong đâu đó tại vị, liền phất cờ lịnh thì vị Ngọc Đàn khởi xướng theo nghi thức, mỗi mỗi đều tuân lịnh, thì giảng đài bên nữ có vị Tiếp Lễ Nhạc Quân hoặc Nhạc sư cầm bông sen trắng, nếu phẩm kế thì cầm bông sen đỏ. Để tâm quan sát nghi tiết hành lễ diêu động hoa sen cho vị Ngọc Đàn nhìn đó mà chấp hô, vị Nhạc sư tùy lúc mà nhóa đèn làm hiệu cho nhạc công trên Nghinh Phong Đài đặng tiết tấu.

Hành lễ cúng Đại Đàn quan trọng nhứt có 3 vị : Nhạc sư chủ về Nhạc đàn, Ngọc đàn chủ về Lễ đàn, Hộ đàn chủ về Pháp đàn. Nhạc là điều hòa, lễ là tôn nghiêm, pháp là trật tự, lúc nhạc tấu Huân Thiên nơi đàn tiền cả thiên phong, tín hữu đứng yên. Nhạc phát xuất âm thinh , Lễ bảo trì linh lực. Khi nghe Ngọc Đàn hô "Chỉnh sát cúng phẩm" liền có vị Chức sắc Hiệp Thiên thừa lịnh lên Phi Tưởng Đài hành pháp. Xong thì thấy 6 Lễ Sĩ cầm lồng đèn tuần tự 2 bên thang lầu đi xuống với vị Giáo sư phái Ngọc mang trấp tam bữu nối bước theo sau. Đến Ngay đài ngự của Đức Hộ Pháp hiệp lại làm một thành ra 3 cặp vàng trước, xanh giữa, đỏ sau theo sắc phái, lồng đèn vàng chữ Thái với bình Bát Vu, lồng đèn xanh chữ Thượng cây Phất chũ, lồng đèn đỏ chữ Ngọc Bộ Xuân Thu. Ba sắc thái thể hiện Tinh-Khí-Thần cho nam và nữ, Thái là thần, Thượng là khí, Ngọc là tinh nhưng trước mắt Đức Chí Tôn nhìn có một, còn 3 ngọn đèn trong 3 chiếc lồng đèn của 3 phái tiêu biểu cho 3 nguơn Thần của ba ngôi Phật-Pháp-Tăng của Đức Chí Tôn cùng Đức Phật Mẫu. Lễ sĩ cầm lồng đèn đi đến cấp Phối sư là ngoại nghi, chia 2 mỗi bên 3 vị đứng hầu đối diện theo sắc phái, Thái trước, Thượng giữa, Ngọc sau. Trấp tam bửu ở bên tả, đến lượt Ngọc Đàn xướng thì một Chức sắc khi nãy vào Cung Đạo thỉnh hương ra ngoại nghi xong trở lại tại vị, Lễ điện hương vào Chánh Điện, phái chủ trung tiếp Thượng Hương kế thỉnh Thánh rồi đồng nhi khởi đọc bài Niệm Hương Chú.

Tất cả thần trí mọi người kết tụ thành khối tín ngưỡng phóng luồng tư tưởng theo khói nhang thỉnh các đấng hạ giáng chứng đàn ban ân điển cho thần tinh tấn, tâm thanh tịnh, khí điều hòa, ngôi thờ Đức Chí Tôn tượng hình một đại thể Vũ Trụ, còn ở con người là một tiểu thể cũng biểu hiện cho đạo pháp. Tòa ngự của Đức Chí Tôn là Linh Tiêu Điện , tầng Trời thứ 12 mà bài Niệm Hương tại sao chúng ta đọc tụng chỉ cầu ở câu "Chín tầng Trời đất thông truyền chứng tri". Bởi Cung Tạo Hóa của Đấng Thiên Hậu ngự tầng Trời thứ chín, về lý ở kinh cũng như lời của Đức Hộ Pháp đã phán : Mấy em mấy con muốn cầu xin điều gì thì xin với Đức Phật Mẫu là Đấng Đại Bi Đại Aùi có đủ quyền ban ân bố phước cho chúng sanh, còn Ngọc Hư Cung là Thiên Điều chỉ cầm cơ thưởng phạt với phép công bằng thiêng liêng. Nhưng trong các Đấng đó thừa lịnh nơi Đức Chí Tôn ở hệ Phật Mẫu nên ngự tầng thứ tám là Phi Tưởng Thiên để cầm quyền Tạo Đoan Càn Khôn Vũ Trụ loài người.

Nên sự hiến lễ với câu kinh "Mùi hương lư ngọc bay xa..." thực tại do khói bốc lên tượng ngũ khí trong người triều nguyên nơi cung nê hoàn là phần tiên thiên lập đảnh, với ngũ khí phát xuất do sự kỉnh thành, còn ngũ hành tượng thể 5 cây nhang, ở con người là tâm can tỳ phế thận, để tiêu biểu cho Hậu Thiên an lư nơi đan điền mới là Lư Ngọc.

Người tu với phép dọn mình cho đấng chơn linh nhập thể mượn con kỵ vật này kể như "Hạc nãi tiên xa" đặng làm phương độ rỗi chúng sanh "Xin Thần Thánh ruổi dong cỡi hạc, xuống phàm trần vội gác xe tiên" ý nghĩa là vậy bởi hai hạng đó dễ gần gủi với nhơn sanh, nên ta phải biết hiến mình cho các đấng làm xe, làm bè trong cơ tận độ.

Tiếp "Khai Kinh Chú"ù, ý nghĩa không lạy ở bài Khai Kinh nhưng phải trụ tinh-khí-thần để thỉnh pháp tam giáo dạy bảo, để vận hành tam qui thường bộ ở trong người. Phật là linh hồn, Tiên là chơn thần, Thánh là bản thân, thì mọi lẽ sống ta phải hành động theo Đức Thánh, với tâm tín ngưỡng gom mọi tư tưởng trong sạch vào bổn thiện theo lẽ từ bi của Đức Phật. Miệng vừa đọc kinh, tâm linh chờ xưng tụng mới lạy. Hiện tại nhìn Thiên Nhãn tác dụng để trụ pháp tánh đó là phương cứu cánh với phép tu chơn của Tiên Đạo, với Phật không dục vọng không phiền não, với Lão không danh lợi không thị phi, với Nho không thái hóa không bất cập, để triệu tập cả ý chí đặng phát huy chơn lý, chỗ thường hằng với Nho là trung dung, chỗ thường tại với Thích là trung đạo, chỗ thường chuyển với Lão là trung hòa.

Kể như giờ phút tâm chúng ta phải an định đặng khởi tụng Ngọc Hoàng Kinh cho cả chư Thần Thánh Tiên Phật cùng vạn loại chiêm ngưỡng đức háo sinh của Trời là ngôi Chủ Tể Vũ Trụ, kế 3 bài Tam Giáo Tâm Kinh để chúng ta xiễn dương oai linh của Tam giáo đó là 3 ngôi báu ở trong con người, Phật là Thần, Tiên là Khí, Thánh là Tinh, tam bữu tượng trưng tinh khí thần, ta thành tâm cung hiến kể như thần khí của Vạn linh sẽ hiệp cùng Chí linh. Lễ điện đồng nhi thài tuần hoa nơi Đài Ngũ Lôi Đức Hộ Pháp tay hữu cầm bửu pháp Kim Tiên đứng lên đưa ra sau, mũi ký ngay trên phần đầu chữ Khí, chữ Khí nguyên lý mệnh sanh của vạn loại, bởi Đức Ngài chủ về pháp dâng hoa thể hiện cho nguơn tinh. Nên Đức Ngài hành chơn pháp để đưa cả khối nguơn tinh của Vạn Linh hiệp cùng nguơn khí sanh quang ở Chí linh đặng bảo tồn cơ hóa trưởng Càn Khôn vàø Vạn Vật, tay tả Đức Ngài bắt ấn Thượng Nguơn chủ nguơn Khí "Thiên Khai ư Tý", chơn vẽ bùa Thất Tinh để trấn áp thất tình của nhơn loại, đặng dằn phần âm không cho lừng lên hầu bảo tồn cơ tấn hóa, làm cho xác thể vạn linh biết tùng hình ảnh thiên lương của đấng Chí Linh; đến tầng rượu khởi dâng Đức Ngài hành pháp Trung Nguơn bắt ấn Hiệp chưởng để trước ngực bửu pháp Kim Tiên gác nằm ngang khẩu tay mũi quay bên Thế cán bên Đạo có nghĩa Đạo Trị Thế, bí pháp Kim Tiên vận hành thành hệ ngang. Còn kim thân Đức Ngài là hệ dọc thể hình Pháp Tứ Tượng chuyển định nguơn khí chúng sinh đặng đưa vào đại ngã tâm linh nơi Bát Quái Đài để hiệp cùng Thần, với chơn pháp khí tức thị thần, hễ tán là Khí, tụ là Thần, lý Vô Cực phát xuất nguơn thần.

Nên dâng tuần trà kể là Pháp Hạ Nguơn, Đức Ngài cầm bửu Pháp Kim Tiên quơ một vòng với chiều thu liễm để gom Thần dâng cho Đức Chí Tôn nhờ đó mà người tu mới đoạt pháp huờn hư, Đức Ngài quơ giáp vòng rồi chống xuống cấp thứ nhứt Ngũ Lôi Đài vòng bán nguyệt 3m6 tức là 9, tay tả thuộc dương, áp trên tay hữu thuộc âm ở dưới, cả đôi tay úm trên cán Cửu Khúc Kim Tiên thành hai con 9 tức là số định vị cho nguơn thần trời đất và vạn vật.

Đức Hộ Pháp hành Pháp xong, đến thượng sớ 3 Chánh Phối Sư quì trong Cung Đạo để dâng tam bửu, mỗi vị chưởng quyền 3 viện kể như 3 với 9 là12, vốn con số khai thiên của Đại Từ Phụ. Thái: Hộ-Lương-Công, Thượng: Học-Y-Nông, Ngọc: Hòa-Lại-Lễ, cả 3 đồng quì chỉ có một vị đứng sớ đặng trình tấu lời cầu nguyện chung dâng lên hai Đấng Phụ Mẫu Vạn Linh cùng các đấng thiêng liêng ân xá tội tình cho nhơn loại thế giới sớm hòa bình hạnh phúc, Lễ viện đảm trách đọc sớ, dứt "Cung Phần Sớ Văn", bái lễ là xong.

Khởi thỉ hành lễ dâng 5 cây nhang chung kết đàn tràng đồng nhi nữ tiếp tụng 5 Câu Nguyện, với hiện tại 5 Câu Nguyện đó là Chơn Pháp Thế Đạo để cầu xin khổ nạn cho nhơn loại đang lặn hụp theo lằn sống văn minh vật chất.


Nam Mô Nhứt Nguyện đạo Trời con đường mỡ rộng.
Nhì Nguyện thật hành cơ phổ độ bởi chúng sanh còn nặng danh với lợi,
Tam Nguyện tâm tu giác ngộ xét mình quá lầm lỗi nên cầu xin xá tội.
Tứ Nguyện ân giảm cho nhơn loại đang trả nghiệt đền oan sớm được thái bình,
Ngũ Nguyện cho đời lẫn đạo bớt đau khổ bởi chiến tranh không nhường chỗ tôn nghiêm nơi thờ tự mới cầu được sự an ninh.
Chừng bước qua đời thánh đức rồi thì 5 Câu Nguyện trở thành Chơn Pháp Thiên Đạo ý nghĩa như sau:


Nhứt Nguyện tạo khối đức tin lớn để khai minh con đường Chánh Giác,
Nhì Nguyện diệt tận phiền não tức độ tận chúng sinh.
Tam Nguyện Trời là đức háo sinh. ta là hiện sinh, sống dùng vật hữu sinh tức hữu chủ nên cầu xin tội,
Tứ Nguyện giữ tiểu thiên địa thần khí điều hòa, tức Thiên hạ thái bình,
Ngũ Nguyện đem Thần Thiên Lương vi chủ bản Tâm tạo một tòa Thánh Thất vững chắc để dìu dắt cả Vạn Linh trở về cùng Chí Linh, tuy đạo Trời được rộng mở khắp toàn cầu, với sự tự do các nước cho truyền giáo, nhưng chúng sanh còn trong vòng danh cương lợi tỏa nên ta gắng công phổ độ họ vào đường tu, là khi chịu nhập môn rồi Đức Chí Tôn đã định vị cho ta vào hàng Địa Thần trong Cửu Phẩm Thần Tiên đâu còn là chúng sanh, nên cầu nguyện chung xá tội đệ tử là vậy.

Hành lễ cúng Đại Đàn với phép Hoán Đàn, khi đi cả thiên phong hải chúng nam nữ vòng dương choàng lấy vòng âm thể hiện nguơn khởi thỉ , còn tụng niệm tâm kinh trên lầu Bát Quái vàø Nghinh Phong Đài tiêu biểu cho Nguơn Vô Thỉ, nên đồng nhi nữ 36 em đứng tại Nghinh Phong Đài nhìn vô Bát Quái, đồng nhi nam cũng 36 em đứng ở lầu Bát Quái nhìn ra đối diện với nữ, nhạc ở tại Nghinh Phong Đài. nữ khởi đọc 2 bài giọng ai Niệm Hương và Khai Kinh dứt rồi, nam khởi đọc 4 bài giọng xuân Ngọc Hoàng Kinh và Tam Giáo Tâm Kinh khi dứt, nữ tiếp thày 3 bài dâng Tam Bửu và tụng Ngũ Nguyện giọng xuân tức thị âm sanh dương, đồng nhi nam nữ phải 36 nếu thiếu mỗi bên 18 em cộng cũng 36 để thể hiện cho con số Tam Thập Lục Thiên cộng là 9 số định vị đạo pháp. Đồng nhi nam nữ thể hiện lý số âm dương khi khởi đọc, hễ âm động thì dương tịnh, hễ dương động thì âm tịnh, về đạo pháp động để sinh, tịnh để dục.
Đó là nền minh triết của đạo Trời nguơn Vô Thỉ thì âm sanh dương tượng lý đạo sanh nhứt, chừng khởi thỉ, dương chủ lấy âm, Thái Cực cũng là Huyền Cực "Thiên Huyền Địa Huỳnh", Vô Cực cũng là Hoàng Cực tức thị Diêu Trì Kim Mẫu với danh Hoàng Cực Chủ Nhân, mầm mống Lưỡng Nghi. Thái Cực nhi Vô Cực do sự tương hòa phát xuất khối đại linh quang về ánh Thái Cực của lý nhứt nguyên biến sanh vạn vật là thuyết nhị nguyên của âm dương, chúng ta nhờ tu mà đoạt huyền năng ở tạo hóa nên được chen vào ngôi Thái Cực với công đức tham thiên. Có nghĩa cao ngất Trời ngang hàng cùng Trời, bằng chứng từ xưa tới nay ai ai cũng biết : Nhiên Đăng "Công tham Thái Cực", Thái Thượng "Đức hoán Hư Linh". Nhờ ở con người góp phần pháp giới tạo đoan, nên cái của nhơn sanh quan thăng là tham thiên, giáng thì lưỡng địa do hai nguơn chất cấu tạo ra đất, nước bốc thành hơi, hơi đông tụ rơi thành nước, thủy và khí vốn nguyên lý dưỡng sinh vạn vật, luật định hữu hình tức hữu hoại, vì đó mà xác vạn loại trở thành đất. Nó là thể chất của vạn linh phải trả lại cho đất là lẽ tất nhiên, cái phần bay lên là tham thiên, cái phần rơi xuống là lưỡng địa.Đó là 2 danh từ triết học tự ngàn xưa chưa ai định nghĩa giống ai, đã triết học thì mọi người có quyền triết lý dầu đúng hay không miễn luận, triết có nghĩa triệt...,

Nếu triệt hạ bẻ gãy xuống để tiềm tàng cái ở trên, còn triệt thượng co quáp lên đặng quan sát sự vật ở mé dưới.Vì lẽ đó đối với nền Đạo học, chúng ta phải phát huy tận nguồn gốc triết lý từ hữu thể đến siêu thể thế nào là nhị nguyên thế nào nhứt nguyên bởi chữ "Thiên sử ư tánh" nhưng nhứt thuyết chúng sinh nhứt điểm linh. Cái linh ở Vạn linh do đấng Chí Linh ban mà có, vì lẽ đó cái linh là nhứt nguyên, có nghĩa cùng điểm quang minh của khối nguơn linh. Còn nhị nguyên là hai đầu mối sinh với tử, tử ấy để rồi sinh do huyền phép Chí Linh trên đã dục tấn "sinh sinh bất tuất". Tại sao con người phủ nhận cái linh bởi họ mất thiên lương. Chỉ biết nhìn ở cái vật cho là tuyệt đối quên con người là phẩm tối linh. Còn lẽ sinh với tử luật tương đối tạo hóa đã an bày, quý hóa thay con người đã ý thức biết quân bình giữa linh và vật, ở Trời đất dương chủ lấy âm, ở con người tâm chủ lấy vật.

Thể theo cấp bậc tôn giáo, ơn trên đã định vị để tạo giá trị cho con người với phẩm tối linh thay Trời đặng truyền đạt những lời phổ hóa trước tòa Thiên Lương của Thượng Đế và nhơn loại. Nhìn vào hiện tại một ân huệ của Chí Linh đối với Vạn Linh ở Pháp Tắm Thánh Giải Oan và Xả Tang, đương sự là hiện sanh phải quì tại cấp Thiên Thần đó là lợi sanh của Trời để thọ Pháp phúc lợi của đất, ở cấp Địa Thánh là cấp được quyền cầu nài giảm chế luật lệ mới là phúc lợi của chúng sanh.

Còn nơi Bát Quái Đài tả cung Càn, hữu cung Khôn, giữa cung Đoài tức là Cung Đạo, ở Trời đất đạo là cái lý trung hòa Càn Khôn trong cơ biến dịch, về mặt tôn giáo Đạo là Thần, Pháp là Khí, Thế là Tinh, nên 3 chi được thể hình nơi Ngũ Lôi Đài, Pháp là lý trung hòa ở Đạo và Thế. Với cơ định vị Pháp trị đạo tức là Phật.

Còn ở con người khi bái lễ cái trước mắt là Thần, cái sau thân là Khí, cái kỳ trung là Đạo, cũng như ngôi Đền Thánh: Trong Bát Quái là Phật, ngoài Hiệp Thiên là Pháp, giữa Cửu Trùng là Tăng, Đạo thể hình cơ tận độ. Nhưng tòa Hiệp Thiên ở chính giữa có 3 đài, Thông Thiên Đài là Phật, nắm khuôn luật Hư Linh đặng bảo tồn Khối đức tin của nền Đại Đạo. Phi Tưởng Đài là Pháp, của các đấng cầm quyền tạo đoan, loài người nơi cõi đất đồng thể với Phật tức là Phật. Tịnh Tâm Đài là Tăng thuộc của chúng sanh được đồng danh với Trời tức là Trời về phần yếu nhiệm; nên Cửu Trùng Đài biểu tượng cho Cửu Phẩm Thần Tiên để Cửu nhị nguyên nhân lập vị. Với cơ định vị có Tam Thừa : phẩm Nhơn ở giữa làm lý trung hòa của trời đất. Để chứng tỏ đạo người là tối trọng nên cấp Nhơn Tiên thể hình Chi Nhơn Đạo với 7 chiếc Ngai dụng ý lấy lý tượng cho số thất Tinh của Đức Chí Tôn bởi Trời là Đấng Giáo Chủ Nhơn Đạo. Khi sáng tạo Càn Khôn và vạn vật xong mới lấy đất biến ra loài người với phẩm tối linh để thay Trời. Nên trên hết là Thượng Thừa cấp Nhơn Tiên thể hình 7 chiếc Ngai; kế Trung Thừa cấp Nhơn Thánh có nam nữ Giảng Đài; còn Hạ Thừa cấp Nhơn Thần phần hành ở địa phương để bảo tồn cơ sanh hóa giúp cho tấn hóa đến chỗ tận thiện, tận mỹ.

Nội tâm Đền Thánh có 9 cấp tượng trưng Cửu Phẩm Thần Tiên. Nhưng Nhứt Cửu là phẩm phàm tục, dầu cấp bậc nào lúc sống cũng như thác khi vào bái lễ Đức Chí Tôn phải đi ngang qua đó. Nhị Cửu là phẩm Địa Thần, Tam Cửu là phẩm Nhơn Thần, Tứ Cửu là phầm Thiên Thần, Ngũ Cửu là phẩm Địa Thánh, Lục Cửu là phẩm Nhơn Thánh, Thất Cửu là phẩm Thiên Thánh, Bát Cửu là phẩm Địa Tiên, Cửu Cửu là phẩm Nhơn Tiên. Như vậy ở Pháp dục tấn với phẩm Thiên Tiên tức nhiên Phật vị, phải là tầng thứ 10 của Cung Đạo.

Bản thân chúng ta là nửa người nửa Phật. Khi thác xác thì hoàn nguyên phật vị, nên Khai Cửu có câu "Đã quá chín tầng trời đến vị". Tức phật vị ở Cung Đạo, với bài kinh Nhứt Cửu có câu "Thoát ba thần phẩm đứng đầu tam thiên" Chơn Thần phải vượt qua ba Thừa của Phẩm Thiên Thần, Thiên Thánh, Thiên Tiên tức nhiên đắc phật vị.

Với hàng Thánh Thể dĩ chí Đại Thiên Phong hễ qui thiên đến Tòa Thánh hành lễ thì để cấp Địa, ở phẩm Trung Thừa. Lúc chung qui được di quan tài vào Đền Thánh vô cửa hông hành Pháp Độ Thăng, nam vào cửa tả, nữ hữu ở cấp Địa Thánh. Còn phẩm Thượng Thừa khi qui thiên được di liên đài vào Đền Thánh để cấp Địa Tiên trì tụng Di Lạc Chơn Kinh một đêm, 7 chiếc Ngai của quí Ngài chỉ được ngự trong giờ làm lễ đăng điện mà thôi. Thờ để tượng trưng cho Chi Nhơn Đạo, nên quí Ngài chầu lễ cũng ở cấp Địa Tiên dầu sanh tiền hay thoát tục cũng vậy.

Còn Tam vị tiền bối Hiệp Thiên Đài cùng quí Ngài Thời Quân lúc chung qui được di liên đài vô cửa chánh vào Đền Thánh để Cấp Địa Thần; bởi quí Ngài là hiện thân của Pháp giới Bát Nhã Thuyền để đưa rước nguyên nhân ở cõi trần, nên liên đài đểø cấp chót của Hạ Thừa là vậy.

Phẩm Thượng Thừa bên Cửu Trùng cùng các cấp tương đương ở Hiệp Thiên khi qui vị Thánh hài đuợc liệm vào tòa liên đài hình bát giác để khép một linh thể của bậc đại Thiên Phong được công đầy quả đủ. Trên nắp thể hiện một bông sen biểu tượng phép tam huê tụ đỉnh ở cơ đạt đạo với câu kinh "Liên đài mai nở thêm hoa" là Tinh, "Lão Đam cũng biết" là Khí, "Thích Già đã quen" là Thần. Trên nắp liên đài đốt 9 ngọn đèn với phép Bát Quái biến thành Cửu Thiên Khai Hóa, bởi tám góc 8 ngọn, giữa tòa sen một ngọn là 9, cũng như giá đèn nơi cổ áo quan trước 3 ngọn, giữa 3 ngọn, sau 3 ngọn là 9 cùng một ý nghĩa của Tôn giáo Cao Đài dầu Đầu Sư nam phái cũng đốt 9 ngọn trên nắp liên đài. Trước đây có vài địa phương vị Đầu Hương khi hành lễ tang nếu nữ đốt đủ 9, còn nam thì bớt hai ngọn chỉ có 7 bởi áp dụng câu nam thất nữ cửu, cho người ta nhìn vào dễ biết, chớ giá đèn một đầu chạm rồng một đầu chạm phụng tùy nam hay nữ mà trở giá đèn thì cũng đủ hiểu rồi.

Phẩm Địa Tiên trở lên, Liên đài kỵ long mã đến Báo Ân Từ cúng tế, có đọc kinh Thế Đạo. Đồng nhi thài dâng Tam bửu, có 2 lễ xướng 4 lễ điện đều mặc áo xanh. Bởi Đức Chí Tôn đến khai Thanh Đạo tức thị Tiên Đạo chủ trung, chỉ có cúng tế Đức Hộ Pháp lễ sĩ mới mặc áo vàng. Đặc biệt hàng Tiên vị hay Phật vị Lễ điện khác hơn Thánh vị. Trước khi đi, đứng bộ chữ nhơn bụa một chữ Tâm rồi mới quì ở ngoại nghi, chừng đi cũng bụa một chữ Tâm, xây bộ sắp quì tại nội nghi, cũng bụa một chữ Tâm, khi đứng dậy xây bộ vô để đổi hàng cũng bụa một chữ Tâm, chừng trở bộ lại để tay ngay ngực cũng bụa một chữ Tâm, khi không bụa chữ Tâm thì đứng bộ chữ đinh như vậy mỗi lần điện là 5 chữ Tâm, còn Lễ điện dâng tam bửu cho Đức Chí Tôn cùng Đức Phật Mẫu với các đấng luôn luôn đứng bộ chữ Nhơn, sắp bước thì bụa chữ Tâm, ở tầm mắt phàm của chúng ta nhìn là ngược, nhưng bửu ảnh Đức Hộ Pháp còn lưu niệm khi Đức Ngài quì thượng sớ cho Đức Chí Tôn phong bì sớ để nơi trán cầu nguyện cũng trở ngược. Chỉ có Đức Ngài nắm pháp mới hiểu được nguyên lý đó mà thôi.

Riêng chúng ta cho sự hành lễ thể hiện cơ hợp nhứt âm dương tức là Đạo, với chữ Nhơn ngược, chữ Tâm ngược bì sớ cũng ngược, chữ Đạo mũi giày Đức Cao Thượng Phẩm cũng ngược, nhưng thuận cùng Ơn trên cái trước mắt đó làø Thần, về phần Lễ điện phẩm Địa Tiên đổ lên trước khi bụa chữ Tâm thì đứng bộ chữ đinh hành lễ xong quàn lại nơi Báo Ân Từ một đêm có hòa tấu nhạc và tụng Di Lạc Chơn Kinh, sáng ngày liên đài kỵ Long mã đến Tòa Thánh, đồng nhi luân phiên tụng Di Lạc một đêm, sáng ngày liên đài kỵ Long mã ra Cửu Trùng Thiên là nơi mở lối qui nguyên cho những chơn linh cao cả. Nên sự hành lễ có phần quan trọng, Ngoại nghi có 4 Lễ sĩ mặc áo đỏ điện chuyền tam bửu đến Trung nghi có 4 Lễ sĩ mặc áo xanh điện chuyền đến Nội nghi, thì có 4 Lễ sĩ mặc áo vàng tiếp điện tam bửu đến bàn linh, có 2 vị Chức sắc tiếp lễ với cặp lễ xướng là14 Lễ sĩ.

Chức sắc luân phiên hầu Liên đài, đồng nhi phân ban tụng Di lạc trong đêm. Đến sáng ngày liên đài kỵ Long mã nhập bửu tháp là xong. Phần người đưa đám tang của tôn giáo Cao Đài luôn luôn Chức sắc Nữ đi trước Chức sắc Nam, Đạo hữu đi tiếp theo cũng nữ trước nam. Bởi chúng ta là khách phàm khi một Chơn thần từ trong giới cảnh được giải thể để trở vào Hư Vô Chi Khí nên phần tượng lý âm trước dương của nguơn vô thỉ, hầu đưa một bạn đồng sanh của chúng ta trở về nơi khởi thỉ là Kim Bồn của Đức Mẹ.

Cho nên cái ngôi thờ của Tôn giáo những gì được phô bày ở hình thể cốt yếu để tượng trưng cho pháp, dầu ai có thông đạo chưa ắt là thạo pháp. Đừng lấy ý phàm định nghĩa cho là chân lý sai tông chỉ đạo. Bởi đạo như một đóa hoa nếu ta luận đến chỗ tinh thần của hương vị sẽ bị ở con người hiểu về màu sắc chống đối. Nhưng đó cũng là đầu mối của bản thể để đi vào bản tâm rồi sẽ thấy, ngược lại tâm không học khó thấy được cái dốt cũng như tánh không tốt đâu biết được cái xấu của ta, chỉ có người chung quanh thấy. Nên cái thấy lấy mình không bằng cái nhìn ở kẻ khác cũng như tài nghệ diễn xuất của con hát phải nhờ cặp mắt của khán giả mới quyết định được sự dở hay. Thật vậy có những cái mà loài người đã tìm hiểu nên có dụng ý tượng lý cho cơ khởi thỉ.

Điều đó để chứng tỏ ta là người Á Đông lấy 3 rằm lớn thể hiện cho Tam Nguơn, khi đã qua thì hết một năm rồi trở lại Thượng Nguơn là rằm tháng giêng, đó là nguơn của thời gian về năm tháng có tối sáng. Bằng cớ hiển nhiên không gian bao choàng lấy thời gian vô tận cứ vận chuyển theo cơ tuần huờn có định luật của Càn Khôn .

Còn không gian là nguơn của Vũ Trụ trong cơ khởi thỉ bắt đầu là Thượng Nguơn kế Trung Nguơn cuối là Hạ Nguơn, mỗi nguơn chia ra thành 3 thời kỳ : Thánh Đức, Tranh Đấu, Bảo Tồn. Ba nguơn đã qua là Đệ Nhứt chuyển đến trung Nguơn cũng vậy 3 nguơn hầu mãn là Đệ Nhị Chuyển, nay là Hạ Nguơn của nguơn cuối hầu dứt Đệ Tam Chuyển là nguơn thứ 9 để định vị cho cơ tuần huờn của Vũ Trụ. Vừa giáp một chu kỳ sắp bước qua Thượng Nguơn Tứ Chuyển.

Đức Hộ Pháp đã thuyết tại Giảng Đài Tòa Thánh 15-7 Canh Dần, Đức Ngài cho biết quả cầu 68 nầy trước kia nó đi đến Đệ Thất Chuyển sẽ bị hủy diệt coi như đã chết hết một lần, xác của nó hiện chúng ta còn nhìn thấy đó là mặt trăng, từ quả đất này đã được phục sinh lại kể như sự khởi thỉ của quả đất sau Đệ Thất Chuyển. Đức Thượng Đế tạo thế lại bắt đầu Đệ Nhứt Chuyển hôm nay hầu mãn Đệ Tam Chuyển, Đức Chí Tôn đến khai Đại Đạo đặng tạo đời Thánh đức cho quả địa cầu tức thay bầu khí quyển lập lại hạng Thần Thông Nhơn đặng bước vào Thượng Nguơn Tứ Chuyển, hiện các tinh cầu trên cõi Thiên hà từ Đệ Nhứt Chuyển đến Đệ Tam Chuyển là thời gian của Vũ Trụ, với sự biến dịch cái không chuyển cái thời mỗi mỗi chẳng tách rời xoay thành pháp Tứ Tượng hình chữ vạn phần dương nghịch chuyển là chưởng giải, phần âm thuận chuyển là thu liễm ở nguyên lý đạo pháp vận hành theo qui luật của cơ tạo đoan.

Còn luận về thời gian hiện tại của cảnh giới địa quyển mà con người đã định danh theo lịch số, chuỗi thời gian là ngày giờ năm tháng, bóng thời gian là sự tối sáng cõi đất, khoảng thời gian là đời người, vòng thời gian là chu kỳ, còn tất cả những gì đối kháng với chúng ta dầu chướng ngại hay hanh thông ở mọi khía cạnh cũng nằm trong chữ thời, cũng do số mệnh ta biết thuận lẽ trời bình tâm vi chủ lấy cảnh tức là vận, hiểu được thời nắm được vận chỗ thường hằng mới là mệnh, được vậy mới thuận hành thiên mệnh.

Chớ ngôi của Trời khai nguơn 12 chữ Thời có nghĩa Thập Nhị Thời Thần đó phần tượng lý bằng số. Thần trong tiếng sấm Khai nguơn ở cơ khởi thỉ đầu Hội Tý, ám chỉ sao Bắc Đẩu là ngôi định vị Càn Khôn. Do huyền pháp của Đức Chí Tôn, Thái Cực sanh Lưỡng Nghi biến Tứ Tượng chuyển thành Bát Quái tạo Càn Khôn Thế Giái điểm xoáy ốc ở giữa là 9 con số dứt của Trời.

Đó là cơ mầu Nhơn Đạo phần Tăng của Đức Chí Tôn tức thị cung Càn khởi số "tam sanh vạn vật" lý Thái Cực vốn ngôi luật biến sanh do phật pháp tương hòa nên phần Tăng của Đức Chí Tôn có một năng lực làm cho khối lửa Thái Cực văng ra tạo các tinh cầu trong Vũ Trụï Xong, khối lửa ấy tắt không còn nữa tức thị "Thái Cực nhi Vô Cực". Nhưng mỗi mỗi có một linh lực (các hữu Thái Cực) của cơ tạo đoan quân bình cho vạn vật nhứt tịnh nhứt động theo qui luật.

Nguơn vô thỉ tượng lý âm dương là đạo pháp. Đạo Sanh Nhứt, Nhứt sanh nhị, tức thị nhị sanh tam là âm sanh dương, tam sanh vạn vật của cơ khởi thỉ; dương chủ lấy âm tức dương sanh âm, do ngôi tam tài của Đức Chí Tôn Càn phân ra Khôn biến hình ngôi âm cho đấng Thiên Hậu với dãy tinh cầu do 12 tiếng nổ của khối lửa Thái Cực tạo thành, nên pháp giới chúng sanh mới định danh là 12 Địa Chi luân lưu với pháp Thiên Can mà biến dịch, ở cõi thiên là Thập Nhị Thời Thần, còn ở cõi trần là Thập Nhị Thời Quân, nên trong cơ chuyển hóa để tấn hóa Trời có những gì con người đều có y như Trời, bởi cớ ông cha chúng ta thường nói chữ thì tam hồn thất phách, tam hồn là 3 nguơn khí ở tam thế Chí Tôn, còn thất phách ám chỉ ngôi của Trời là thất tinh, ngôi của người là thất tình, tại sao nôm na lại gọi ba hồn chín vía. Để ám chỉ nguyên lý đạo sanh pháp là 3 hào dương của Đức Chí Tôn Càn tam liên biến hình Khôn lục đoạn.

Nên ngôi của Đấng Thiên Hậu có cửu vị Tiên Nương do số lão dương của Đại Từ Phụ biến hình nên thế gian nhìn vào nguyên lý đó gọi bằng 9 cô ở ngôi âm của Đức Mẹ, nếu ai mang thể hài điều thọ ân giáo hóa bằng linh thức từ sơ sanh đến trưởng thành nếu biết tu sẽ mở được cửa khiếu ở con người.

Về cơ tạo đoan của Đức Chí Tôn Càn sanh ra Khôn. Ngôi âm là pháp lục đoạn, ngôi dương là thần Lục Long ruổi dong khắp thiên thể giáp cùng Tứ Đại Bộ Châu vận hành các Tinh cầu từ đầu suốt cuối hình thành pháp Thiên Can, còn ở con người lục thông cũng biến xuất trong thân tứ đại giả hợp, vì đó mà pháp Địa Chi và Thiên Can tương quan với ngũ hành nên Giáp Ất Bính Đinh Mậu Kỷ... là nguyên lý của Lục Long mà đạo Trời đã tượng thể nơi La phong dù Đền Thánh rồng có 3 màu, Giáp Ất màu xanh Bính Đinh màu đỏ, Mậu Kỷ màu vàng của số trung cung.

Còn Canh Tân màu trắng đạo tượng thể triết lý bình đẳng của Phật Mẫu về Chơn Thần, cung Đạo tức Đoài nằm ngay chính giữa tả cung Càn hữu cung Khôn nên tòa Bát Quái thờ Đức Chí Tôn có 8 con rồng trắng. Còn Nhăm Quí là hướng của Chí Tôn là phương bắc sắc tím đen tiêu biểu triết lý tương đối duy nhứt tức huyền đồng giữa trời đất và vạn vật có một. Nên thập thiên can bao hàm với chiều chưởng giải đến Bính Đinh trở vào số ngũ. Ở trung ương Mồ Kỷ Thổ với tôn giáo tượng trưng chỗ Tịch Địa Đài là nơi Đền Thờ Đức Thượng Đế với phép ký tế "Thiên huyền Địa huỳnh". Dưới đó có rồng đen, còn nơi không gian Trời Đất có thất diệu, nhựt nguyệt và ngũ hành tinh, về phần nhơn sinh thì có thất khiếu, pháp tạo đoan Càn Khôn Đức Chí Tôn dùng ngũ khí biến ra ngũ hành thì trời đất là một đại thể, còn ở con người là một tiểu thể ngũ tạng tượng cho ngũ hành, nhờ phép an định mới sanh ngũ khí triều nguyên, tam huê tụ đảnh tức tinh khí thần, nên một phần đầu ở con người tiêu biểu cõi Thượng Thiên, còn ở Trời đất kinh Di Lạc mở đầu với câu. Thượng Thiên Hỗn Nguơn hữu, Tầng Thượng Thiên, trời có 3: Hư Vô, Hỗn Nguơn, Hạo Nhiên là tầng thứ 12 biểu tượng nơi đó Trời có tam hồn tức Tam Thế Chí Tôn đồng ngự nơi đó, Hạo Nhiên là ngôi Phật, Hỗn Nguơn ngôi Pháp, Hư Vô ngôi Tăng, 3 tầng cõi Thượng Thiên cộng với 9 Tầng của Đấng Cửu Thiên là 12 vốn con số của Trời, nên người tu ngôi Thượng Thiên là phật phải kết tụ Tam bửu nơi nê hoàn cung, ngôi Trung Thiên là Pháp luyện cho thành cửu khúc minh Châu ở Tâm, ngôi Hạ Thiên là Tăng của cơ tạo hóa chuyển hóa nơi đơn điền đặng đưa thần vào cõi Thượng Thiên đó là số 12 của người, riêng những nước cõi á đông với đứa trẻ lọt lòng đã hấp thụ nền triết lý của cơ tạo đoan vừa mở mắt chào đời thì đã có phép định danh hai chữ Can Chi nơi mình rồi đó là gốc của Thời, chữ Thời ở Càn Khôn là pháp giới tạo đoan, Thời ở trần gian là pháp giới chúng sanh nên con vật của ta phải vận hành theo lẽ dinh hư Tiêu Trưởng của Trời đất.

Thì cả sự buồn vui tiếng khóc cười đó là nguyên lý của con người nơi mặt Thế mà Đức Thượng Đế phủ tánh như nhau, sanh thì có buồn vui, Tử do hành tàng mà có siêu đọa, nên chẳng có lạ gì đối với chúng ta. Thử đưa cặp nhãn quang nhìn bóng thời gian nó mang đến nhiều sự sống, rồi nó cũng làm hỏng đi nhiều bằng sự chết.

Những năm chưa phải cùng tháng chưa phải hết mà pháp giái Chúng sanh nêu cái lý chung kết để bắt đầu cũng như hết ngày lại đêm, hễ đông mãn thì sang xuân cứ tuần huờn trong lý phản phục của trời đất, vật dù lớn hay nhỏ phải có chu kỳ ở quy luật đào thải hoặc tái tạo nên Chư Thần Thánh thừa lịnh Đức Chí Tôn đến lập đạo tức tạo thế.

Chúng ta thử nhìn vào cái cực điểm văn minh nó là hiện sinh của cơ tiêu diệt, trong cơ tiêu diệt phải có bí quyết ở sự bảo tồn. Đó là buổi mạc hậu Tam Kỳ, Đức Chí Tôn đến lập đạo tức là cơ tái tạo để khai nguơn chuyển thế. Thế đây có nghĩa của nguơn hội về không gian còn thế kỷ thời gian ở chúng ta là 100 năm.

Với thời kỳ khoa học hiện đại loài người tiến bộ nhưng các nhà khảo cổ đồ vật chỉ ước đoán thời gian của trời đất mà định nghĩa vậy, bằng cớ chúng ta khôn lớn lên của thời kỳ trưởng thành. Thì đâu biết được thời kỳ sanh nở. Thảng như biết được thời kỳ sanh nở, làm sao biết được ở thời kỳ thai nghén chỉ có hai đấng tạo đoan của chúng ta biết mà thôi.

Vì lẽ đó mà việc của trời đất cũng như việc của người chẳng lúc nào ngưng nghỉ, tuy mỗi thời kỳ mỗi khác chứ tựu trung cùng một nguyên lý, dầu các nền tôn giáo cũng vậy, ví như Phật Thích Ca tu đã đắc pháp mà chưa hay. Nên cầu nguyện rồi cằm cái bình bát liệng xuống dòng nước. Chừng thấy cái bình trôi ngược mới biết mình đã đạt đạo, điều này Đức Hộ Pháp Giáo Chủ Đạo Cao Đài là Thầy của chúng ta có dạy, không nên thốt lời chẳng lành tạo khổ cho người thì luống công tu hành vì chưng khẩu nghiệp. Dầu cố ý hay vô tình bởi mình đắc pháp mà chưa hay nói lên kể như kết án hay gieo tai nạn cho họ.

Thử tìm hiểu trên đường hành giả của đức Thích Ca cũng trải qua nhiều cơn khảo, giai đoạn đầu thọ giáo gặp manh sư nhứt là lúc tham thiền có bọn vũ nữ với cử chỉ khiêu dâm, nghiêng mình lả lướt trước mặt Phật, nếu tâm định là Thích Ca còn tâm động là ma quỷ, Thậm Chí cơ khảo là trường thi buổi Hạ nguơn này. Người tu phải quyết tâm vì Thầy vì Đạo tứ thời chiêm ngưỡng về Thượng Đế phải bảo vệ cái đức tin mới bảo vệ được linh hồn chúng ta.

Trên phương diện người tu phải noi gương đức Thích Ca. Không nên ngồi thiền. Bởi phật tham thiền tuy đắc pháp nhưng thiếu công phổ độ nên xuất thiền để bước ta bà lo giáo hóa chúng sanh còn Huệ Năng nhờ hành thiền mà đắc truyền Tâm Pháp.

Hôm nay buổi Tam Kỳ, Đức Chí Tôn đến mở cơ tận độ. Với giáo lý Cao Đài ngoài giờ sanh hoạt đó là tu, đến lúc công phu mới là luyện. Tứ thời thầân trụ là tọa thiền ngoài ra là hành thiền, Đức Đại Từ Phụ đã trao cái quyền giải thoát nơi tay chúng ta để tự giải thoát.

Nhưng Đức Hộ Pháp đã dạy chúng ta sống ở hệ thống tâm linh phải chiến đấu giữa thú và Phật, ai cũng có cái thánh chất lẫn trong xác phàm, tu là phép hàm dưỡng giữ cho còn cái thánh chất. Nếu bị mất thì bản thân của ta trở thành con kỵ vật hung hăn chẳng có nài trị. Bởi trong kiếp sinh linh tâm là phật con kỵ vật là thú, vượt khổ hải linh tâm là chủ, xác thể là thuyền, còn bước hóa duyên thân là "Hạc đạo nãi tiên xa", tâm linh là bửu tháp Lôi Âm Tự để làm tòa ngự của Thiên lương.

Nên người tu phải biết linh tâm là Phật, thể xác là thuyền, chơn thần là tài công, ý là bánh lái, trí là địa bàn, chí là mạn thuyền, sự dục vọng là sóng gió bể phiền não, cơ an định là duyên phúc cõi bồ đề, nhờ đó mà đưa chúng sanh về nơi bến giác tức là Phật.

Nói với sự thật áo mão là cái thể. Thầy cho chúng ta mượn để lập vị, thì cái giá trị phải bằng tâm đức không phải bằng quyền chức, thảng như ai dùng thế lực tạo khổ cho người tu đến phút chung qui, dù không kinh kệ, không áo mão, nếu ta đủ tâm đức nhờ đó biến xuất đệ nhị pháp thân không thiếu thiên phục nơi mình, do thần của vạn linh kết thành để vào trình cùng đấng Chí Linh. Còn ta là người mất tâm đức chỉ biết dựa vào quyền chức có chi gọi là đạo, dầu khi chết được mão cao áo rộng cũng là cái thể, kể như bị trần lổ không dám đến thọ tội cùng Đức Chí Tôn, thật là một linh hồn đau khổ từ giờ phút lâm chung bị tòa Thiên Lương phán xét những hành tàng ở thế gian mà đài Chiếu Giám nơi Hư Linh đãõhiện rõ,

Vậy khi chúng ta ngộ đạo rồi gắng tu tâm luyện tánh. Nếu luyện tánh trụ được tánh là chánh giác, tu tâm định được tâm là bồ đề. Vọng tâm quyết niệm phật pháp là mê, tỉnh trí đoạn trừ phiền não là ngộ. Tu biết giữ bản tâm thanh tịnh, chính ta tự tạo cõi niết bàn, bằng để vật dục buộc ràng lại là trường khổ hải, Phật mà thắng thú phần thiên lý vi chủ nhơn dục tâm địa mới hòa bình.

Chính đó là lúc giáo chủ U Minh Giới cỡi con Đề Thính, Từ Hàng Đạo Nhơn cỡi con Kim Mao Hẫu, với triết lý đó, người này tiêu biểu cho Chơn Thần ở phần vô vi Xiển Giáo tức là Phật, còn Triệt Giáo ám chỉ bản thể con kỵ vật của chúng ta là thú, nên Thông Thiên Giáo Chủ dạy học trò toàn là thú, nhưng cũng đắc vị là nhờ tu, bằng để lỡ công phu rồi lại hườn nguyên hình con vật. Thì trong người chúng ta một là Phật, hai là Thú, nếu tâm không vi chủ để lục căn nhiễm lấy lục trần. dầu có ngồi hớp khí luyện thần , người tu muốn đắc đạo phải giữ tam trung và tam lập, nếu ai đủ tam lập Thầy hứa sẽ cân thần cho nhập tịnh thất, tam lập là lập công, lập đức, lập ngôn, đức tức là lý trung hoà của Tam Lập ở giữa để cả hai thể hiện việc làm và lời nói của ta có đức hay tổn đức. Còn ai đủ tam trung thầy sẽ dùng ở vai tuồng chiến đấu thắng phật, tuy ba cái trung cùng một nguyên lý. Trung ở ý có được cái đại hùng, trung ở chí có được cái đại lực, trung ở tâm có được cái đại từ bi. Nếu trung ở ý với kỳ vọng việc gì cũng dám làm, chừng sa lưới sợ khổ thiếu chí chịu đựng mới đổ tội lên đầu cho kẻ khác đó là hạng người hèn nhác hữu thỉ vô chung.

Còn trung cả ý lẫn chí mà chẳng trung ở tâm, thì con người đó đâm ra cực đoan bất mãn quá khích hay chỉ trích chống đối kỳ thị, còn trung ở tâm mà thiếu trung của ý chí, coi như trên tay cầm viên ngọc quí, kẻ bạo biểu ném rất tiếc nhưng phải ném, dầu có được cái đại từ bi mà không thực thi cái đại hùng đại lực là dở.

Nhưng ở kiếp sanh ai cũng có cái hành tàng chừng nào cổ áo quan đậy nắp ta sẽ để lại cho đời một xắp hồ sơ trước tòa công luận tốt hay xấu, họ có quyền phê phán thưởng công hay kết án định tội cho ta. Trên cõi đời này ai cũng muốn làm một con người phi thường, thì ta nên an phận chỗ tầm thường, mới làm được những việc phi thường, chẳng phải lý luận giỏi còn đòi hỏi về hành động phải đủ tinh thần đạo đức, bằng không ở bậc tầm thường mà thôi.

Chính ở bản thân chúng ta có ba lẽ sống nhưng cùng một hành động giữa linh và vật, sự thử thách vốn của ý, sự chịu đựng vốn của chí, sự sáng suốt vốn của trí, sự quản lý vốn của tâm. Phải chánh tâm mới cầm vững ba lẽ sống, cũng như trường tu ai cũng quyết lập công đặng cầu phong trên đường lập vị. Lập Vị mà giữ đúng với đạo lý là lập đức, muốn phát huy cái đức phải nhận thức chỗ lập ngôn, có lập ngôn mới bảo tồn được cái đức, trong Tam Lập là điều cần nhứt trước hết phải lập Tâm, Tâm là cái kho tàng. còn tam lập là ba hạt giống. Nếu thiếu lập tâm chừng thu hoạch không nơi chứa đựng dễ bị hư ẩm hay mất mát. Với những hạng người đó chẳng có lập trường thành ra bán đồ nhi phế là vậy.

Đức Thượng Đế là Đấng Háo sanh. Chúng ta hiện sanh sống nhờ vật hữu sanh, hễ hữu sanh hữu chủ, hữu định mệnh. Mệnh ấy tức là Trời ở trong thần của vạn linh, nếu chúng ta dùng chẳng luyện cho tinh hóa khí trở thành cái đệ nhị pháp thân của ta thì nó đến tòa Nghiệt Cảnh kiện để đòi mệnh. Vì muôn loài trời ban cho cái sự sống. Tức "Nhứt bổn tán vạn thù", chúng ta dùng những thực vật đó đều có phật tánh. Nên tu với phép hàm dưỡng để luyện cả phật tánh của chúng sanh làm cho trưởng thành khối thiên lương nơi mình đặng đưa vào phần đại ngã tâm linh của Thượng Đế là "Vạn thù qui nhứt bổn". Bởi chúng ta là người tu ngoài giờ công phu còn công quả, nhờ đó mà có cả công trình nào dinh thự, chùa tháp góp phần kiến tạo. Về đạo đức văn chương với ý chí sáng tác nếu được vẹn vẽ như trên thì cơ giải thoát nơi hằng sống sẽ dành ân huệ cho ta.

Đã quyết tâm tu hành, điều lành việc phải cứ làm đừng lựa chỗ rồi mới công quả, hoặc giả cuốc đất dẫy cỏ tuy sát loài vật với sự thật chưa phải cố ý, thảng như tìm nhiệm vụ tiếp tân giải bày không đúng chân lý cũng là tai hại, về việc làm cái gì cũng sợ, chỉ biết cúng lạy mỗi thời mà chẳng trọn tâm hiến lễ Phật Trời tà kiến còn dục vọng, coi như mọi hành động tội phước do tâm mà thôi.

Chúng ta là nhơn phẩm nhờ linh tâm vi chủ phần đạo lý còn sanh khí vi chủ về bản thân, phép trời đất một đóng một mở, ở con người một hô, một hấp hễ tim nhịp một cái làm cho khối sinh vật trong tế bào thoái mái sự sống không ngừng, bản thân nhờ đó khí sanh huyết, nếu tim ngưng đập thì huyết tiết thành khí trả lại cho không gian. Cũng như ở trời đất nước bốc thành hơi, rồi hơi đông tụ rơi xuống thành nước. Nên trước mắt chúng ta chẳng có cái gì sẽ mất, đều do sự biến chất của nó từ cái nầy đến cái khác, ví như lửa tắt rồi còn tro tàn, vật thể hoại thì hoàn cát bụi, bằng chứng khi con người ngưng thở huyết sẽ tiết thành khí trả trở lại cho khối sanh quang của tạo hóa, vì bản thân của chúng ta hoàn toàn là khối sinh vật. Thì tất cả Vạn Linh phải tùng phép Chí Linh ở lý âm dương, lẽ đương nhiên cái thở ở ta chừng ngủ phần tối linh vi chủ các tế bào thay thế cho ta.

Nên bản thân con người tối tân hơn máy móc hiện đại, linh hồn là chủ bản thân vốn cái nhà, lỗ mũi là máy điều hòa dưỡng khí, cặp mắt là máy quay phim, lỗ tai là máy thu âm, miệng là máy phát thanh, trí ốc là máy điện toán, tâm là máy điều chỉnh ở trung điểm như cái kho, tánh là cái màn ảnh của tâm. Nói rõ hơn là nhãn hiệu của tâm, chí là một tiềm lực của cơ thể, ý là tia phản chiếu tự động giữa tâm và tánh để soi vào màn ảnh cho mọi người thấy được tâm ta tốt hay xấu, buồn hay vui, thiện hay ác, nó sẽ xuất phát rõ ràng đúng như câu tâm tại ý ngoại, cũng như chỗ bè bạn rất thân tình rủi chạm tự ái, hôm sau có dịp gặp lại mình dầu có bắt tay chào hỏi nở một nụ cười nhưng không giấu được sự mặc cảm trong người về sắc thái đã hiện rõ nơi bản thể.

Đức Thượng Đế là đấng chủ tể Càn Khôn chia khối linh quang ở đại thể tạo ra chúng ta một tiểu thể. Từ linh hồn đến chơn thần tới bản thân thì con người cũng là bán hữu hình, y như tôn giáo Cao Đài của chúng ta có ba đài tượng trưng cho Tinh-Khí-Thần cũng là bán hữu hình, nên có phần huyền linh về cơ bút kể như đạo Vô Vi. Nhờ Vô Vi mà phát huy cơ hữu hình, có tượng lý hữu hình chúng ta nhìn vào mới quyết đoán được sự vô vi ở đạo Trời.

Về lễ nghi, đạo Trời phải thực thi âm thinh sắc tướng, với sắc tướng Đại Đạo đã phô bày đặng biểu tượng chân lý hòa đồng. Hẳn vậy, bên trong đã có tinh thần duy nhứt, cũng như một giống chim, một giống hoa, một giống lá, một giống cá, thử nhìn ở bản thể quá nhiều màu, hãy tìm vào nguyên lý tạo đoan thì có một.

Còn âm thinh biểu tượng cái linh lực của Càn Khôn ở cơ khởi thỉ. Bởi Trời đất có âm thinh do tiếng nổ mới có cơ sinh hóa Vạn Vật, riêng về con người không phải lời nói, hơi thở cũng là âm thinh, để đưa sinh khí vào cơ thể làm cho nhịp độ quả tim có đủ linh lực đó là một Thái Cực, nhứt tịnh nhứt động một đóng một mở ở hệ thống làm cho huyết mạch tuần hoàn giúp các tế bào nơi cơ thể dễ bề chuyển hóa.

Đạo Trời phải có âm thinh để biểu tượng cái linh lực của cơ điều hòa, có sắc tướng mới là trật tự cho ba ngôi Phật-Pháp-Tăng. Chính Ngũ Khí, Đức Chí Tôn biến Ngũ Hành rồi Ngũ Hành Phật Mẫu sanh ngũ sắc trong Càn Khôn, với Đức Chí Tôn năm thức mây, với Phật Mẫu năm cõi đất.

Vậy chúng ta thử nhìn vào chơn pháp của đạo đã tượng trưng cũng thế nên ngôi thờ Đức Thượng Đế Rồng đủ năm màu. Tịnh Tâm Đài có 2 rồng đỏ trên đầu có chữ Vạn cũng màu đỏ xoay theo chiều thu liễm của ngôi âm, nhưng cửa giữa của Tịnh Tâm Đài bên nữ chữ Vạn xoay thì đưa vô, còn bên nam chữ vạn xoay thì vung ra, chỉ rồng nơi đây mới có chữ vạn thể hiện cơ hoằng hóa của đạo pháp từ Tam Thánh ký Hòa Ước đến trước cửa có cân Công Bình Thể hình phép Địa Chi với 10 cột tròn, 2 cột vuông, phần ngoài 2 cột rồng 4 cột hoa sen đỡ bao lơn biểu tượng hàm răng của Long mã, Tịnh Tâm Đài thuộc pháp giới chúng sinh, 12 cột thể hình Địa Chi, từ mặt nền đến la phong 4 mét 26 cộng là số Thập nhị Địa Chi.

Còn Phi Tưởng Đài 24 cột thể hiện pháp giới tạo đoan, 8 cột tròn 16 cột vuông dầu 2, 3 cạnh đứng chung gốc kể luôn là một, trước có 4 cột nhưng 2 cây giữa có rồng vàng. Trong 24 cột chia ra thành ba con số bát của 3 ngôi Phật Pháp Tăng chiều cao từ mặt gạch chí la phong 4 thước 13 cộng là bát, danh thứ cũng nhầm tầng kế Tạo Hóa Thiên, là Phi Tưởng Thiên đây là Phi Tưởng Đài.

Với con số không phòng vuông chẳng cột là Thông Thiên Đài từ mặt gạch chí la phong 4 mét 24 cộng là số Thập Thiên Can của đạo pháp.