11 - TRIẾT LUẬN ĐẠO VÀ ĐỨC
Ở Trời đất cái đạo là sanh hóa, cái đức là dưỡng dục. Còn ở con người cái Đạo là gạn đục lóng trong, Đức là gieo trồng âm chất. Ở loài vật cái Đạo là trật tự, Đức là thân yêu nó chẳng biết thân yêu sẽ mất Đức. Không trật tự sẽ mất Đạo. Riêng chúng ta tu thân là Đức, thức tánh là Đạo nhờ đạo đức mà con người tạo thành một năng lực trụ nơi bản tâm là nhân, chính đó là ba món báu của khách trần để làm Tiên Phật.
Với trời đất cái đạo là cái cơ sáng tạo, Đức là pháp duy trì những gì đã sáng tạo, có sáng tạo có duy trì thì càn khôn mới an tịnh, thế giới mới trường cửu, Đạo chính là ngôi tự hữu, Đức tức là ngôi hằng hữu.
Đạo đức tức thị lễ nhạc của trời đất. Nhạc là cơ điều hòa Càn Khôn, Lễ là pháp trật tự của Vũ Trụ, còn ở chúng ta việc làm biểu tượng cho lễ, lời nói thể hiện cho nhạc, nếu việc làm tráo chác là thất đạo, còn lời nói thô bạo thì tổn đức, cái đạo đức tức là lễ nhạc ở bản thân con người, vì đạo có trước trời đất. Khi có trời đất rồi mới có chúng sanh, trong đó con người lại tối linh hơn vạn vật nên được đứng vào bậc Tam Tài, thì bản thân của loài người cũng là một Tiểu Thiên Địa.
Nên ngôi Thái Cực ở đấng Chí linh để điều khiển các tinh cầu trong vũ tru. Về sự sống kết tụ trong người chúng ta, tim cũng là một thái cực, một bốp một mở mới đủ năng lực vận hành những hạt nguyên tử trong hệ thống huyết cầu mãi tuần tự châu lưu quanh tế bào. Nhờ khí sanh quang đưa vào theo nhịp đóng mở của cơ thể để nuôi bản thân của chúng ta, kể là một tiểu vũ trụ. Ngũ tạng tượng thể cho ngũ hành, phần luyện đạo dưới rún là đơn điền biểu tượng cho nước của khảm trung mãn để tưới vườn cây âm chất, nơi Ly trung hư của tâm đó là lửa, thiếu phép ký tế khó cứu chữa được cái bệnh ở người tu luyện :
- 1) là vọng hỏa hầu làm cho thần trí mê loạn,
- 2)ø là tẩu lậu khiến nên cơ thể suy tồi,
- 3/ là ngồi hớp gió khuya dòm rún thiếu phép vận dụng cho nguơn khí lưu hành nên tích tụ thành cổ trướng.
Với bản thân chúng ta là hệ thống dọc trên đỉnh đầu có xoái biểu tượng cho lý thái cực ở trong con người. Về thực thể nó là quả tim, về siêu thể nó là linh khí, cũng như óc chúng ta là thể chất khéo luyện thành ngọc xá lợi. Tức thị "Đắc A Nậu đa la" chính nê hoàn cung trở thành là ao ngọc. Có nghĩa đắc chơn như trụ phật tánh, nên phát xuất ba ánh diệu quang gọi đó là ngôi Tam Tài hằng ngày ta lấy dấu Phật-Pháp-Tăng với cơ năng ấy là Tam Diệu, về Lão là Tinh-Khí-Thần hiệp nhứt ở phép Tam huê tụ đỉnh ngũ khí triều nguyên.
Còn Tam Bồ Đề tức thị ba cái tâm không, 1) là Tâm quá khứ không chấp niệm, 2) là Tâm vị lai không vọng tưởng, 3) là Tâm hiện tại không mắc vướng mới là Bồ Đề tâm, do cơ an định giữ được ba cái không tức thị người tu đắc Tam Bồ Đề trở về Tâm Không.
Người tu mà luyện được cái tâm không nhờ công phu mới phục hồi phật tánh. Khi tịch diệt hỏa thiêu khí chất đó trong tro tàn sẽ hoàn nhiều hạt xá lợi tử. Diệu có nghĩa là Huệ. Bồ Đề có nghĩa là Định, Huệ trước Định ở pháp giáng linh hoặc khải thị để định chân lý, còn Định trước Huệ là do sự tỏ ngộ mới am tường chân lý tạo đoan ở trong con người.
Trời đất là một đại thể để chuyển vận vũ trụ theo sự biến dịch của cơ tuần hoàn, thì pháp giới chúng sanh phải do máy hành tàng ở Thượng Đế mà vận hành, nếu kẻ thế để tâm vào đó sẽ có khuôn luật vi chủ của cơ tạo đoan.
Nên phần nhơn sanh quan ở con người chúng ta đôi bàn chơn úp xuống lúc đi lật lại sau. Còn hai bàn tay ngửa ra đưa tới trước, khởi thì tay hữu nắm phần đầu tay tả giữ phần đuôi coi như vi chủ lấy lái, còn bước chơn hữu khi dừng chơn tả giữ phầàn vi chủ đó là định luật trong pháp giới chúng sanh, lúc đi tay đánh tới đánh lui chậm hay nhanh chơn cũng theo nhịp độ mà vận hành ở tư thế âm dương của trời đất.
Đối với Tôn giáo Cao Đài ở sự bái lễ cũng thể hiện âm trước dương phần tượng lý của nguơn vô thỉ. Hễ quì thì âm xuống, đứng thì dương lên, để biểu tượng lý tạo đoan của cơ định vị "thanh phù trược giáng", âm chơn hữu dương chơn tả ở thế vi chủ, đi hay quì trước khi chơn tả nhích hơi rồi lấy lại chơn hữu mới khởi trời đất cũng như ở con người.
Riêng về tôn giáo Cao Đài hai bên nam nữ xá nhau vào bái lễ luôn luôn giữ sự tôn kính chơn phải mé Chánh Điện bước vô trước, cốt yếu để che bớt cái bộ nơi bản thân. Tức thị Nam khởi âm chơn hữu, Nữ khởi dương chơn tả, thể hiện cơ đắc nhứt ở lý đạo, mà tôn giáo Cao Đài đã thể hiện một phần về triết lý nhơn sanh quan ở trong cơ tạo đoan, hễ sinh thì đi từ ngôi dương đến ngôi âm, còn tử thì đi từ ngôi âm trở về ngôi dương lẽ đương nhiên mọi người ai cũng thấy, hễ con người sanh ra đến tuổi trưởng thành có ba giai đoạn 1) là Tắm Thánh 2) là Giải Oan, 3) là Nhập Môn phải đến ngôi thờ Đức Chí Tôn, còn giữa nam nữ với cơ tạo đoan thọ pháp Hôn Phối nơi đây rồi đến bái lễ Đức Phật Mẫu nguyện để bảo tồn cơ sanh hóa.
Chừng xong kiếp người đoạt cơ giải thoát rồi trước phải ghé bái lễ Phật Mẫu xong mới đến ngôi thờ Đức Chí Tôn đó là đi từ ngôi âm để trở về ngôi dương. Nên việc Hôn Phối là đầu mối của đạo nhơn luân nên chúng ta phải tượng trưng ít nhiều về phần lễ nghĩa. Theo truyền thống đối với tổ tiên ở nhân cách của con người thì phải giữ đúng cái đạo người với nhơn phẩm và đạo lý dầu có giản dị đừng cho mất cái giá trị ở đạo người.
Chớ cầm thú nó cũng có đôi bạn. Còn chúng ta là hạng tam tài vốn phần tối linh sánh cùng trời đất, nên cuộc hôn nhơn phải có bái lễ đặng thể hiện chỗ "mộc bổn thủy nguyên" cho đôi tân hôn biết sùng kính tổ tiên mới hiểu được cái chủ quyền sinh dưỡng của cha mẹ là ơn tạo hóa.
Với triết lý Cao Đài ý nghĩa trong bài kinh Hôn Phối Đức Chí Tôn đã định phận cặp vợ chồng là giềng mối của Càn Khôn, đeÅ thay trời tạo thế hầu lo truyến kế nền mốùng đạo nhơn luân, vì đó mà nòi giống Rồng Tiên còn giữ nguyên lý con số 6 của cơ tạo đoan do đạo pháp khởi thỉ càn khôn.
Do đó mà cuộc hôn nhơn của con người Việt Nam dầu có giản dị về lục lễ, nhưng tập tục vẫn thể hiện 6 miếng trầu để làm đầu câu chuyện "tạo đoan hồ phu phụ".
Nên tôn chỉ Cao Đài có 2 nhiệm vụ mà khó làm 1) là độ sanh, 2) là độ tư,û đó là cái tứ khổ của đời. Kỳ Ba Đức Hộ Pháp là người thay Trời đến lập đạo hầu tạo cho nhơn loại cái hạnh phúc thiêng liêng, nhưng trước tiên để tạo cái hạnh phúc hữu hình phải hữu nhân hữu đức mới làm đặng.
Hễ sanh thì có nhà Bảo sanh, Lão thì có nhà Dưỡng lão, Bệnh thì có Bệnh viện, Tử có trại Hòm cấp tế, nơi hành lễ siêu độ có Khách Đình, chừng đưa linh có thuyền Bác Nhã, với trẻ sơ sinh côi cút có Cô Nhi Viện, còn hạng người tật nguyền hoan quả có sở Cấp cô.
Đó là luật thương yêu Đức Chí Tôn đã buộc chúng ta phải vẹn phận chỗ tình người trong kiếp nhơn sanh, cổi thân ra mảnh áo tơi để thực hành cơ cứu khổ, chừng xong kiếp người đã đoạt cơ giải thoát. Với phẩm hạ thừa làm tròn sứ mạng, khi hành lễ chơn thần được hưởng pháp Đoạn Căn để cắt dây oan nghiệt dầu ở tư gia hay khách đình cũng vậy, với phẩm Lễ sanh để hành lễ tại Khách Đình, được Chèo hầu.
Còn cấp Trung Thừa lúc chung qui tùy nghi để tại tư thất hay khách đình tẩn liệm xong phải di quan vào nơi Báo Ân Từ hành lễ Cáo Từ Tổ rồi thành phục. Phần cúng tế có Kinh Thế đạo và cầu siêu xong tối lại chèo thuyền. Sáng ngày di quan tài lên thuyền có chèo đưa, tới Đền Thánh nam bên tả nữ thì bên hữu phải di quan tài đưa lên cấp Ngũ Cửu để tại Tịch Địa Đài. Chức sắc Hiệp Thiên Đài hành pháp Độ Thăng và cầu siêu xong đến lễ tuyên dương công nghiệp.
Với hai cửa khoảng giữa Cửu Trùng Đài đặc biệt để đưa xác chư Thánh nam nữ làm tròn sứ mạng đã đoạt cơ giải thoát đó là giờ phút chơn thần được nhập Bát Quái Đài, nhưng cửa bên hữu 8 cấp vốn số âm mà nữ phái cũng âm bởi phái nữ là người thay thân Đức Mẹ Chơn Thần để tạo hình hài cho bát phẩm chơn hồn trong chúng sanh.Còn cửa bên tả dương có bảy cấp cũng số dương đó là những tia thất diệu của ngôi Bắc Đẩu tượng hình bằng số. Khi xác chư Thánh đưa lên ngang coi như thất tình dễ bị hủy diệt để hưởng phép siêu thăng.
Thấy đó đủ chứng tỏ lưỡng biên là âm dương, chính giữa Đàn Hành pháp là Đạo, trên là Nghinh Phong Đài, dưới là Tịch Địa Đài, trước là nam nữ Giảng đài thể hiện lý Tam Tài Thiên-Địa-Nhơn, nên Tịch Địa Đài nằm ngay cấp Địa Thánh lại là cấp Ngũ Cửu vốn con số trung cung.
Nên Khai cửu và Hành pháp với tụng Di Lạc cũng nơi đây, Thiên là Nghinh Phong Đài nơi tiếp giá những gì Trời ban xuống cho Chúng sanh, nên hành lễ cúng Đại Đàn đồng nhi và nhạc khởi nơi đây. Còn đàn thường cũng có vị Ngọc Đàn, nhưng Chức sắc Hiệp Thiên Đài khỏi chỉnh sát cúng
phẩm và Thỉnh Hương không có sáu Lễ sĩ cầm lồng đèn với vị Giáo sư mang trấp tam bửu. Đồng Nhi và nhạc khởi tại Phi Tưởng Đài, Nhơn là Giảng Đài chỗ người thay Trời để lời thuyết pháp và ban Sắc Lịnh tấn phong hoặc tuyên dương công nghiệp cho người làm tròn sứ mạng.
Luận về tứ thời Hành Lễ ý nghĩa bài kệ chung nhứt, nghe chuông ngưỡng vọng khối đại linh quang của trời đất để vận hành pháp giới tâm linh đưa cả chúng sinh lên bờ giác. Với cá nhân ta nê hoàn cung là chỗ kết tụ nguơn thần chính đó là bờ giác, còn chúng sanh là các tế bào trong cơ thể, chót hết là câu chú bố pháp trấn đàn "Án dà ra đế" với bốn chữ "dạ ta bà ha", ta bà là cõi Hạ Phương thế giới để đày các chơn linh đến trường luyện cảnh đặng lập công tức là thọ khổ, "Ha" là Ma Ha thủy ám chỉ đạo để gội rửa kiếp trần ai cho khách tục, có nghĩa người tu phải kham nhẫn.
Chừng sắp nhập đàn với cơ ân xá trời mở Tam Kỳ, chuông nhì khởi kệ ý nghĩa như sau: Dầu một vật tế vi ở nơi tăm tối đều nghe luật lịnh truyền thông, trong nhứt thuyết chúng sanh hướng niệm sẽ thành phật, khi mãn lễ bãi đàn kể như tận thâu pháp giới Hư Linh và pháp giới chúng sinh trong giờ hành lễ xong tất cả đểu tuần tự trở về nơi an ngự.
Bookmarks