10 -TRONG NGHI LỄ HOÁN ĐÀN.
Nên khi cúng Đại Đàn hành lễ theo pháp giới tạo đoan. Nam Nữ sắp đàn hai bên hông đền, chừng vào Nam theo chiều chưởng giải, còn Nữ vào với chiều thu liễm. Theo Pháp Hoán Đàn vị Hộ Đàn Pháp Quân cầm cờ lịnh dẫn đầu, kế là Hữu Phan Quân cầm Phướn Thượng Phẩm đi trước phần dương ấy là Đạo. Kế Hiệp Thiên Đài là Pháp, dẫn thế đạo là Cửu Trùng Đài đi giáp chu kỳ lên đứng tại vị làm lý trung hòa lưỡng cực cho cả Chức sắc, Chức việc và toàn đạo Nam Nữ Cửu Trùng Đài tùy nghi định vị.
Khi đi, Nam vòng qua Nữ. Nữ vòng qua Nam, phần dương bao hàm bọc lấy phần âm, vòng nội tâm của Chức sắc và vòng ngoại nghi của Chức việc đạo hữu cũng thế, Nữ ở trong tức thị âm tùng dương thuộc nguơn Khởi Thỉ, dương dẫn đầu thể hiện cơ tạo dựng trời đất tất nhiên phải có pháp định vị dầu bốn vòng âm dương xen lẫn giữa nam và nữ thể thiên địa hiệp hình thoa, tức là âm dương giao thới pháp luân thường chuyển, nhưng dương chẳng có đuôi còn âm chẳng có đầu cứ hình châu kỳ đun đẩy mãi tạo thành cơ chuyển hóa. Bởi cớ mà phướn của Chi Thế vị Tả Phan quân cầm phải tháp tùng Phướn Chi Đạo là vậy, cũng như Chức sắc nữ phái phải tùng chức sắc nam phái.
Về nhạc lễ được thể hiện nơi đàn nội, Nhạc là gốc của ngôi tiếng nổ ấy là Đạo, Lễ là gốc của ngôi tiếng Vang ấy là Đức, Đức ấy là pháp, Đạo ấy là luật, nhờ 2 ngôi ấy phát xuất nguơn Khí cho Càn Khôn Vũ Trụ.
Do tiếng nổ đầu tiên giữa hư không biến ra khối lửa Thái Cực tạo một sức hút bao trùm cả không gian sanh khí đong tụ thành nước gọi đó là Chơn âm của Phật Mẫu, tại sao đất cũng âm bởi trong cơ sáng tạo thủy và khí nó là cái nguyên lý dưỡng sinh vạn vật, khi vạn vật hoại trở thành đất như vậy đất cũng là chất của nước, thì bản thân con người hoàn toàn khối vật chất, với triết lý Cao Đài hồn trời hóa, xác đất sanh, ở Sáng Thế Ký bên Công Giáo đâu khác chi. Khi ông A Dông được Đức Chúa Trời lấy đất nắn nên hình nhờ hà sinh khí vào mới có sự sống của tam hồn, về cơ tạo dựng Càn Khôn Chúa Trời muốn có khoảng không ở giữa nên phán nước phải cách với nước tức là hư không với chân lý chúng ta nhìn Đức Thượng Đế có một, nên các nền tôn giáo Á Đông cũng cho khí thanh xông lên làm trời, khí trược lắng xuống làm đất đó là triết lý đồng nhất ở đạo trời.
Như vậy đủ chứng tỏ bản thân ta vốn nó của khối sinh vật hẳn là đất, đã thọ một phần bẩm chất của bát hồn rồi. Chưa kể đến sự dinh dưỡng chay lạt từ sơ sanh đến trưởng thành phải có đủ bát hồn ví thiếu một cũng khó bảo tồn sự quân bình cho cơ thể.
Nên ngay giờ hành lễ khi nhạc tấu Huân Thiên chúng ta giữa đàn tiền để tâm an định chính giờ phút trong người chúng ta"Bát hồn tư mật Ca Huỳnh Lão" về đạo Tam Kỳ với chân lý nhạc khí hòa lên tiêu biểu bát hồn của vạn vật sống lại đồng thinh rập ràng để cung nghinh Thượng Đế đúng như câu "Vạn vật đồng thinh niệm Chí Tôn". Đó là Đạo Trời thể hiện chơn pháp độ tận quần linh, nên sau khi Chung Cổ khởi lên biểu tượng cho ngôi tiếng nổ và ngôi tiếng vang vừa dứt, kể như vạn vật nhờ khối điển lực càn khôn được sống lại để tiếp Giá Đức Chí Tôn, thì nhạc khởi lên ba hồi chín chập. Khởi một nhồi 3, 3 là con số Khởi Thỉ 9 là số định vị, với lý biến dịch cộng là 12 vốn con số khai thiên lập địa, nếu tách rời ra là 2 con 6 chính đó là số của đạo pháp.
Với tinh thần minh triết của cơ tạo đoan mà Cao Đài giáo đã thể hiện bằng nhạc lý, cũng như bảy ngày trong Sáng Thế Ký Đức Chúa Trời tạo nên Càn Khôn vạn loại xong rồi nghĩ gọi là ngày sa bát, nên Tôn giáo Cao Đài với chơn pháp cúng Đại Đàn Đại Lễ được thể hiện đờn đủ 7 bài ý nghĩa như sau :
- 1) Bài xàng xê tượng lý thời hồn hồn ngạc ngạc khí thanh trược chưa phân định còn lẫn lộn ở lý nhạc âm thinh chao đảo,
- 2) Ngũ đối thượng tiêu biểu chất thanh bay lên làm trời tượng cho Ngũ Khí,
- 3) Ngũ đối hạ tiêu biểu khí trược lắng xuống làm đất tượng cho ngũ hành,
- 4) Long đăng khí nóng ấm (ôn) tức là lửa tiêu biểu cho Dương Quang,
- 5/ Long ngâm khí mát lạnh (nhu) tức là nước tiêu biểu cho Âm Quang. Hai bài Long đăng, Long ngâm biểu tượng nguyên lý về nhị khí âm dương của trời đất.
- 6)Vạn giá, chất nóng lạnh tương hòa làm cho côn trùng thảo mộc sanh sôi nảy nở.
- 7) Tiểu khúc khi có côn trùng, thảo mộc rồi mới định danh đều do pháp giới chúng sanh, còn cơ định vị vạn vật trong vũ trụ quan theo nguyên lý tạo đoan quyền ở Hộ Pháp, Lễ dâng Tam Bữu.
Chừng Đảo Ngũ Cung với lý nhạc một nhịp âm, một nhịp dương như đương long mốt để gom trọn cả ba món báu dâng lên Đức Chí Tôn đó là Tinh Khí Thần. Đại Đàn Đại Lễ vào dịp ba Nguơn và ngày Lễ 9-1 thì nhạc đờn đủ bảy bài. Còn Đại Đàn Tiểu Lễ thì bớt hai bài Long ngâm, Vạn giá. Khi Đại Đàn dầu Tiểu Lễ hay Đại Lễ đều có Chỉnh sát cúng phẩm. Với Đàn thường nhạc đờn trong giờ hành lễ chỉ có 3 bài Hạ-Đăng-Tiểu mà thôi, nên Đàn thường nhạc Tấu Huân Thiên đến Nghệ Hương án tiền chỉ có 106 nhịp (1- là Thái Cực, 2- "0" là Vô Cực) 6 là ngôi luật ngôi pháp của 2 đấng tạo đoan Càn Khôn Vũ Trụ. Cúng Đại Đàn đờn hết bài Hạ gọi là đủ thủ. Tiểu đàn bớt hai câu gọi là đoản thủ.
Nên ba bài Hạ-Đăng-Tiểu chỉ còn có 105 với nhịp dứt là 106. Nếu đủ thủ là 108. Đờn có 2 dây, dây nhỏ có 4 âm (cống líu xang xừ) dây lớn có 4 âm (hò xề u cộng) trong đó có phép biến dịch. Xan biến xáng, cộng biến cồng, xừ biến xự..., sự thể hiện ở vạn loại là bát âm. Ở trời đất là Bát Quái, dây nhỏ là tứ dương, dây lớn là tứ âm.
Còn tượng thể về nhạc khí nguyên lý của nó là trầm với bổng ở trong khuôn luật (cung thương vốc chỉ vũ) gọi là ngũ âm, còn phụ (Bào thổ cách Mộc Kim Thạch Ty Trúc) cũng gọi là bát âm.
Về Đại Đàn đờn hiến Lễ bài Xàng xê 64 nhịp đến nhịp thứ 36 xướng "chỉnh sát cúng phẩm" thể hiện pháp giới Tam Thập Lục Thiên, nếu Đại Lễ đờn bài Vạn giá 48 nhịp đến nhịp thứ 24 xướng Thỉnh Hương. Còn Đại Đàn mà Tiểu Lễ đờn bài Long đăng 40 nhịp đến nhịp thứ 24 xướng "Thỉnh Hương". Về pháp ở sự biến dịch tách ra thành ba con số bát với Đức Chí Tôn là chưởng giải, với Phật Mẫu là thu liễm, với vạn loại là chuyển hóa, nhưng nhịp đôi 24 thành 48 là12, còn 36 nhịp đôi thành 72 cũng 9 tất cả đều là con số biến dịch của đạo pháp.
Hiến Lễ cốt yếu để tỏ sự chiêm ngưỡng. Hoa tượng thể Tinh, Rượu tượng thể Khí,Trà tượng thể Thần, để dâng lên Đức Chí Tôn, Đức Phật Mẫu cùng các Đấng trong thời cúng Đại Đàn mới có Lễ điện, đó là đạo Trời thể hiện hai con số biến dịch của cơ tạo đoan Càn Khôn và Vạn Vật, tùy nghi xa hoặc gần. Nếu gần Lễ đi bước chiếc phải 12, còn xa đi bước đôi cũng phải 12 tính ra là 24, nếu bước chiếc mỗi bên 12 là 24, còn bước đôi mỗi bên 24 cộng 48 cũng trở lại 12, đó là nguyên lý con số khai thiên lập địa. Chỉ cúng đàn Phật Mẫu luôn luôn có Lễ điện, bởi nơi đây Sóc Vọng thì cúng Đại đàn tiểu lễ trong năm chỉ có rằm tháng 8 mới hành đại lễ, còn cúng Đại Đàn tại Đền Thánh mới có Lễ điện. Nếu Tiểu Đàn chỉ có 4 Lễ sĩ quì tại Cung Đạo trình Tam Bửu cho vị chứng đàn cầu nguyện đồng nhi thài dứt rồi trao cho cặp tiếp lễ là xong.
Bằng Đại Đàn Lễ điện vào nội nghi có ba Chánh Phối sư quì : Ngọc dâng hoa, Thượng dâng rượu, Thái dâng trà, trước khi dâng cho Đức Chí Tôn hay các đấng phải bước lên ở bên sau Ngai Giáo Tông để trình với Hiệp Thiên Đài rồi mới dâng vào Bát Quái.
Đây luận về Ngũ Chi Đại Đạo. Nhơn Đạo là Chi thứ 5 được thể hình bảy chiếc Ngai ở giữa Chánh Điện để tượng trưng cho Nhơn Đạo cũng là Thiên Đạo. Bởi trước kia Chúa Trời tạo ra loài người là ông A Dông với bà Eva ở vườn Địa Đàng lỡ ăn nhằm trái cấm bị phạm giới nên Chúa Trời tác hợp cho nhau dạy ăn đời ở kiếp với nhau. Chúa Trời bèn phán đuổi ra khỏi vườn Địa Đàng tức rơi vào trầm luân khổ hải để tạo khối nhơn loại trên mặt địa cầu. Ngày nay, chúng ta nên nhận thức rõ để chứng tỏ rằng chính Đức Chí Tôn là Giáo Chủ Nhân Đạo đầu tiên tạo ra loài người. Rồi loài người nhờ tu mới đắc thành Thần, Thánh, Tiên, Phật. Như vậy Phật do người, Người do Trời, Trời do đạo, Đạo do Hạo nhiên khí. Hạo nhiên khí là lý sơ nguyên của Nguơn vô thỉ. Nay là buổi Hạ Nguơn, nền phong hóa của nhân loại rất suy tồi, Đức Chí Tôn đến khai đạo kỳ 3 với danh Thiên Đạo để phục hồi cho Cơ Nhơn Đạo. Buổi Nhị Kỳ nhờ Đức Khổng Thánh thừa lệnh Chí Tôn mở Nho Giáo tạo ra khuôn luật nhơn luân để chấn chỉnh đạo Người tức là đạo Trời.
Nên kỳ ba Trời mở đạo Cao Đài là một triết lý duy nhân, Không phải duy thiên duy địa mà bỏ nhân, cũng như ở Trung ương Đền Thánh là nhà của Ông Cha, còn Báo Ân Từ là nhà của Bà Mẹ, còn ở địa phương Thánh Thất là nhà của Ông Cha, Điện Thờ là nhà của Bà Mẹ, với gia đình chúng mình thần tỉnh mộ khang, cha mẹ xác thịt, với tôn giáo nhứt triêu nhứt tịch cha mẹ thiêng liêng, nên nhân đạo lồng trong Thiên Đạo vì đó đạo trời có nghĩa là đạo người vậy.
Bởi lý do đó bảy chiếc Ngai được thể hiện trước nghi thờ Đức Chí Tôn dầu Cửu Phẩm Thần Tiên trước khi nghiêng mình bái lễ cũng phải để tâm quan trọng ở đạo Người lo cơ phổ độ cho vẹn phận. Đối với nhơn sanh phẩm Giáo Tông là Anh Cả để tượng trưng cho Giáo Chủ Nhơn Đạo vì người thay mặt cho Thượng Đế nắm cơ chuyển thế kể như chơn thần của xác thể Đại Từ Phụ tức là Hội Thánh.
Chẳng khác nào Cơ Khởi thỉphần tượng lý Đức Chí Tôn đã biến ba nguơn khí đó là Thái Thượng, Nguơn Thỉ, Hộ Pháp, cũng như Hội Thánh Đại Đạo hôm nay có ba phái Thái-Thượng-Ngọc với ý nghĩa Tam Thanh của Lão Quân. Thái Thanh là Thần, Thượng Thanh là Khí, Ngọc Thanh là Tinh, ba sắc phái thể hình Tam Giáo Qui Nhứt, nên ba Chưởng Pháp tức là ba nguơn khí của Thánh Thể Đại Từ Phụ, ba Đầu Sư thể hiện cho ba nguơn Tinh.
Đây là phần quan trọng tượng thể hửu hình làm cơ Qui Nhứt tức nhiên Thần phải có một, nhưng một mà ba trong ba mà có một, tả Ngọc Chưởng Pháp bộ Xuân Thu, hữu Thái Chưởng Pháp bình Bát Vu, giữa Thượng Chưởng Pháp cây Phất Chủ, cả ba hiệp một mới đủ quyền về luật lệ, nhưng Chi Nhơn Đạo lại là cấp Thượng Thừa với bảy Chiếc Ngai phẩm Thiên nguơn thần, phẩm Nhơn nguơn khí, phẩm Địa nguơn tinh, thể theo mỗi thừa là vậy, bởi phẩm nhơn tức nguơn khí để làm cái lý trung hòa giữa thiên và địa.
Nhưng Thượng Chưởng Pháp lại mặc áo trắng với yếu lý được thể hiện cái phần chủ trung tiêu biểu Chơn Pháp Bạch Vương Đại Hội của Di Lạc trong buổi tam kỳ. Nên thiên phục Anh Cả Giáo Tông toàn là hàng trắng với vị Thượng Chưởng Pháp lại mặc bạch y bởi nguơn khí ở lý trung hòa phải là màu đạo, nên Thượng Chưởng Pháp có quyền giải quyết mọi việc khi Giáo Tông vắng mặt hoặc kế vị người nên được tượng thể với bộ thiên phục trắng,
Ngôi Đền Thánh, Hiệp Thiên Đài là phần đầu nên Đức Di Lạc ngự nơi nóc Tòa Thông Thiên Đài là nê hoàn cung vốn cửa xuất nhập của chơn thần, với thánh thể Đại Từ Phụ, Giáo Tông là chơn thần. Mỗi lần muốn đến đó thông công cùng Tam Thập Lục Thiên, Tam Thiên Thế Giới, Lục Thập Thất Địa Cầu và Thập Điện Diêm Cung phải nhờ Hộ Pháp, nhưng Đức Di Lạc đã mặc áo giáp đội mão của Hộ Pháp, ngoài choàng cà sa mình cỡi cọp, để chứng tỏ Di Lạc đã đến năm Bính Dần, cũng là năm Đức Hộ Pháp thọ Thiên ân nơi Đức Chí Tôn tại Thiền Lâm Tự Gò Kén, chỉ có cọp Đức Di Lạc ngự mặt vuông tương tự mặt người bởi chữ (Nhơn sanh ư Dần).
Hiệp Thiên là chơn thần, Cửu Trùng là phần thể xác, Bát Quái kể là linh hồn; muốn bảo tồn xác thể phải huyết mạch, nên Hiệp Thiên Đài biến tướng ra Phước Thiện tức Khí sanh Huyết, nhưng Phước Thiện là hiện thân của Đức Phật Mẫu, từ phẩm Minh Đức đến Chơn Nhơn làm huyết mạch cho xác thể của Thầy mới đủ phương giáo hóa để phô bày cơ tận độ, còn từù phẩm Hiền Nhơn đổ lên phải trở qua Hiệp Thiên Đài với Chơn Pháp Qui Thần, giữa xác thể và huyết mạch mỗi mỗi không tách rời thì thánh thể đạo trời mới kiện toàn năng lực.
Thảng như ai làm cho huyết tiết ra thành máu dầu cố ý hay vô tình đó là xác thể của Chí Linh coi như đắc tội cùng Vạn Linh, Hiệp Thiên là khí biến hình thành ba nhưng mà về nguyên lý có một, Phước Thiện cũng là Phạm Môn với Bảo Thể và Nhạc Lễ thuộc Hiệp Thiên Đài. Nên cơ quan Bảo Thể mặc trường y sáu nút như của Hiệp Thiên Đài vậy, khi hành sự mang thẻ bài Tam Thanh và cầm bảng lệnh Tam Thanh, còn vị Chánh Bảo Thể được quyền mang dây Sắc Lịnh do Hiệp Thiên Đài ban cho để giữ gìn trật tự những phiên đại hội, nhưng Bảo Thể kể là người của Cửu Trùng mà tùng lịnh Bộ Pháp Chánh, chẳng khác nào vị Chủ Ban Lễ sĩ là người của Hiệp Thiên mà tùng quyền Ngọc Chánh Phối sư nên mặc trường y 9 nút, mão thêu ba cổ pháp Cửu Trùng Đài nằm giữa thẻ bài Tam Thanh, còn Nhạc sĩ đổ lên mặc trường y 6 nút để thể hiện cho ngôi luật điều hòa, phù hiệu nơi mão đờn Tỳ Bà coi như đờn Tổ của cổ nhạc được thêu giữa thẻ bài Tam Thanh nơi mão, chỉ riêng Đầu Phòng Khoa mục trường y 7 nút để tượng trưng đệ thất khiếu mà chư vị Đầu Phòng phải khai thông đặng giúp Cửu Viện và Châu Tộc mọi văn kiện trong cơ truyền giáo. Mão của Đầu Phòng phù hiệu một dây Thần Thông màu vàng buộc hai ngòi bút lông cán nằm trái trả giữa khung xanh, với ý nghĩa của chơn pháp hễ viết "âm điểm địa dương khoán thiên".
Chức sắc Cửu Trùng trường y 9 nút tiêu biểu ở Cửu Thiên Khai Hóa.
Trong buổi Tam Kỳ với cơ tận độ đạo Cao Đài thực thi cái triết lý "Thiên Địa vạn vật đồng nhất thể", cái đạo đức là âm dương, còn ở con người là tánh mệnh. Nếu chúng ta biết thuận mệnh là tu ở cái đức, suất tánh là tu ở cái đạo, đạo đức tức thị "Tánh mạng song tu". Nhờ phép âm dương của trời đất mà biến xuất vạn vật, thì cái nguyên lý đồng nhất tiểu thể vũ trụ ở trong con người là đạo đức, thảng có phần tử nào chối bỏ đạo đức tức là chối bỏ tánh mệnh của mình.
Bookmarks