4 - TRỜI LÀ THẦN THIÊN LƯƠNG
CỦA NHÂN LOẠI
Tôn Giáo Cao Đài dạy thờ Thiên Nhãn, tức thờ Trời mà cũng là thờ chúng ta đó. Về lý âm dương giữa Trời và Người cũng như pháp thập tự giá với hình tứ tượng có ác, có thiện, thể hiện đạo Chúa đủ lý âm dương mới trường tồn, còn ta thờ Đức Chí Tôn bằng Thiên Nhãn, với căn bản tinh túy ở nguyên lý âm dương. Thờ Thiên Nhãn tức là thờ Thần Thiên Lương của nhơn loại sự trọng đại chỗ Trời Người hiệp nhứt, Thượng Đế tức là chúng ta mà chúng ta cũng là Thượng Đế, vì thế chúng ta sùng bái cái điểm linh của bản tâm, bởi Nhãn thị chủ Tâm. Thần cư tại nhãn, Thiên Nhãn là căn bản của chúng sanh, vì mỗi chúng sanh đều thọ một phần nguơn linh của Tạo Hóa.
Thờ Thiên Nhãn là thờ đủ Phật-Pháp-Tăng. Luận về Tăng, thờ Thiên Nhãn là thờ cái bản thể chữ "Chủ", luận về Pháp, thờ Thiên Nhãn là thờ cái bản tâm của con người, luận về Phật thờ Thiên Nhãn là thờ cái bản chân của Thượng Đế, tức là Thần Thiên Lương của nhơn loại. Bởi cớ mà người tu phải vì nhơn loại tức vì Thượng Đế, nếu biết vì Thượng Đế phải dùng thiên lương của mình đặng chế ngự dục tình, mới xứng danh đại diện cho Chí Linh trong cơ truyền giáo để phổ cáo triết lý thờ Thiên Nhãn tức là thờ Tâm Linh.
Nếu chúng ta luận đến tâm linh, biết cái chi để điển hình cho nó. Chỉ có con người, tâm linh mới nhìn thấy được phần lý giải, dầu rằng cái trong thân là thực tại, ngược lại là hư không. Tâm là cái hư không, vốn của thời gian, bởi nó là điểm linh quang của ánh lửa Thái Cực, khi ba tất hơi ở con người đã dứt thì nó trở về với nguyên lý Thái Cực rất an nhàn tự tại nhập vào khối đại linh quang, vì lẽ đó cầu hồn khi hấp hối được đọc "Bài ba mươi sáu cõi Thiên Tào..." để rước Chơn linh, còn lễ cầu siêu cho những chơn thần thiếu chay lạt chỉ cầu Bạt tiến mà thôi. Bạt tiến có nghĩa rút níu lên, đọc bài "Đầu vọng bái ..." để cầu các Đấng hợp điển lực cùng chúng ta mà cầu rỗi cho chơn thần, vì bởi chơn thần có liên hệ cùng xác thân, mà kiếp người tu không trọn chẳng dám đưa lên cao sợ lôi điển đánh chơn thần ra tro bụi.
Tánh là không gian, Tâm là thời gian. Nếu cái Tâm ta biết trau thành cõi Niết Bàn thì Tánh sẽ hoàn nguyên phật vị nơi cõi Hằng Sống. Tâm là cái "không" ở trong cái "có"ù là Thân, mà cái có đó lại là cái không, vì bản thân chưa phải trường tồn, linh hồn mới là bất diệt, nên triết lý đạo thể hiện những cái "có"ù để làm sáng tỏ cái "không". Trong bản thân của chúng ta, Tánh là màn ảnh của Tâm, Tâm vốn là linh thể của vũ trụ. Chỗ vừa khởi ra ánh diệu quang là Vũ, vừa kết tụ làn từ khí là Trụ, ở chơn tướng biến thành pháp trí để làm cái lý trung hòa cho thần khí vận hành, do đó mà biến sanh tiềm lực cho cơ thể là Chí, còn Ý ví như tia phản chiếu tự động để soi vào màn ảnh giữa Tánh và Tâm, cái phần nội tại phát xuất ở ngoại diện cho mọi người thấy. Tâm có đức làm hình thức cho cái đạo thường hằng, Tánh có hạnh để biểu tượng sự cứu cánh về nghi lễ đối với con người và Thần linh. Còn thân có mệnh, mệnh ấy là trời nên mọi sự sống ở cõi đời do trời vi chủ và định mệnh, nhưng Ý của Tâm ở tại Tánh, Trí của Tánh ở tại Tâm. Chẳng khác nào hai thanh âm chuông mõ để biểu tượng cho Lễ Nhạc, Mõ thể hiện cho nhạc để điều hòa câu kinh khi tụng niệm, chuông thể hiện cho lễ để giữ trật tự nơi lòng nhắc chừng kỉnh bái. Chuông mõ còn có ý nghĩa của kim mộc. Mộc năng sanh hỏa, kim năng sanh thủy. Thủy bên tả, hỏa ở bên hữu cùng đổi vị trí coi như pháp ký tếâ.
Còn ý nghĩa năm cây nhang trong ba là án tam tài, ngoài hai là tượng ngũ khí. Khi thắp lên cái phần thực tại là an lư thể cho ngũ hành, còn cái phần bốc lên lập đảnh tượng cho ngũ khí, với Trời là ngũ khí, với đất là ngũ hành, với nhơn sanh là ngũ tạng. Cùng thể cho ngũ hành, khéo luyện sanh ngũ khí triều nguyên với pháp tiên đạo trong cơ khởi thỉ, Thái Cực, Lưỡng Nghi Tam Tài là pháp định danh và định vị.
Luận về nguơn vô thỉ, phần tượng lý nhứt Cực là Phật, nhì Nghi là Pháp, tam Tài là Tăng, tức thị cung "Càn." Cực là hào cửu sơ, Nghi là hào cửu nhị, Tài là hào cửu tam. Khi cắm năm cây hương, ngoài hai cây, biểu tượng hai làn sanh khí của thuở Hồng Mông, còn trong ba cây, tượng Tam Tài Phật-Pháp-Tăng, nên khi bái lễ với Phật ta phải trụ được nguơn thần, với Pháp ta phải định được nguơn khí, với Tăng ta phải chuyển được nguơn tinh. Về cơ khởi thỉ Đức Chí Tôn là Phật, Diêu Trì Kim Mẫu là Pháp, vạn vật là Tăng, nên ở trong trời đất cái tự nhiên đó là Phật, cái an nhiên đó là Pháp, cái hiển nhiên đó là Tăng. Vậy, ta phải luyện cái tự nhiên cho Tánh, tập cái an nhiên cho Tâm, tu cái hiển nhiên cho Thân. Thân là thành phần mắc vướng, nó sẽ ảnh hưởng cho Tánh và Tâm. Nay cơ tận độ Kỳ ba nên Đức Chí Tôn đến lần đầu tiên với tiền bối chúng ta xưng Thánh danh bằng ba chữ A, Ă, Â nghĩa ám chỉ ngôi thờ Đức Thượng Đế tức là tòa Bạch Ngọc Kinh tại thế, A là Pháp (Hiệp Thiên Đài), Ă là Tăng (Cửu Trùng Đài), Â là Phật (Bát Quái Đài).
Ngoài ra, ba chữ A, Ă, Â về đạo pháp là một triết lý uyên thâm huyền nhiệm. A là chữ đầu của 24 chữ cái tức là đạo, Ă là một dấu dương, Â là một dấu âm đủ chứng tỏ là một Đấng Chủ Tể Càn Khôn. Trong Kỳ ba Đức Chí Tôn đến lập đạo để cứu đời, nên A là Pháp, Ă là Tăng, Â là Phật, buổi Tam Kỳ cơ tuần huờn phản tiền vi hậu, Thầy là Phật chủ cả Pháp Tăng, với chơn lý cơ tận độ Thầy tức là Phật là Â, nhưng thờ ở sau để đưa cả chúng tăng là Ă trở vào Hư Vô Chi Khí, A là Pháp, đó là lời của Đức Chí Tôn xưng với môn đồ.
Nói về pháp, bản thân của ta là khối sanh vật có vàn vàn nguơn chất, tức là khối chúng sanh, chơn lý đạo kỳ ba dạy ta độ tận chúng sanh, tức phải dứt tiệt dục vọng và phiền não của chúng sanh trong con người. Muốn tận độ chúng sanh, cúng Tứ Thời ta nhớ niệm danh của Đại Từ Phụ 12 chữ (Nam mô Cao Đài Tiên Ông Đại Bồ Tát Ma Ha Tát) Tam Giáo cũng niệm danh mỗi vị 12 chữ. Kể như Thầy đã nắm trọn Phật-Pháp-Tăng vào tay ở câu niệm. Cao Đài laø Nho, Tiên Ông là Lão, Bồ Tát là Thích, còn hai chữ Nam mô là một triết lý quan yếu đối với trời đất cùng vạn vật.
Thuở hỗn độn Hồng Mông trong pháp sơ tạo, Đạo khởi thỉ Trời Đất nên chữ được niệm đầu tất cả các Thánh Danh là Nam vô đọc trại là Nam mô. Nam Bính Đinh hỏa lửa Thái Cực ở lý nhứt nguyên biến cung Càn thành ba vạch, Vô là chỗ tách rời hình Khôn, lục đoạn với khoảng không đó là vòng Vô Cực nơi phát xuất sanh quang cho Vũ Trụ, dầu đời hay đạo cũng sống trong cái lý của tạo đoan. Khi tâm Thành tưởng niệm thì hai chữ Nam mô trước, (RỒNG TIÊN NGUYÊN LÝ DỊCH). Do vậy, cái bản tính của con người Việt nam với tinh thần sùng thượng, không quên cái nguyên lý chỗ cơ khởi thỉ để tưởng niệm cái thiêng liêng nhứt là ba ngày của đầu năm trong dịp Tết Nguyên Đán. Tổ tiên ta còn giữ tập tục đều dán trước cổng nhà 4 chữ thật to gọi là "Tam Dương Khai Thới" chứng tỏ nòi giống ta còn nhớ tới nguyên lý tạo đoan về ba hào dương cung Càn. Với sự hiếu kỉnh đó nên Đức Chí Tôn đem ánh linh quang khai cơ tận độ, để giáo Đạo Nam phương trong buổi Tam Kỳ trên dải đất rồng tiên được may duyên gội nhuần ân huệ của Thượng Đế.
Nước Việt từ Đức Quốc Tổ truyền kế trên danh tự 18 đời Hùng Vương, cộng cũng 9, đó là con số khai cơ định vị của trời đất, lẽ tất nhiên đạo Trời là cơ khởi thỉ, đầu là Thượng Nguơn đệ nhứt chuyển, hễ có khởi thỉ thì phải có chung kết trong giai đoạn. Nay là Hạ Nguơn tam chuyển hầu mãn nguơn thứ 9 thì Trời khai Đạo tại nước Việt Nam tức là pháp định vị cho một Chu Kỳ có cả không gian lẫn thời gian, vì nòi giống chúng ta còn mang nặng cái truyền thống của Tổ Tiên về nguyên lý đạo của Trời đất, nhân đó mà chúng ta mới có sự may duyên cho miền Nam nước Việt (Nam Bính Đinh Hỏa). Bởi Đức Hộ Pháp Giáo chủ đạo Cao Đài là người thừa lịnh. Căn cứ Pháp Chánh Truyền lời dạy của Đức Chí Tôn. Cung Đoài tức Cung Đạo ở giữa, hữu Cung Khôn, còn bên tay trái của Thầy là Cung Càn. Nên Đức Hộ Pháp lật Bát Quái Hậu Thiên trở lại thành Bát Quái Trung Thiên đưa Cung "Càn" về phía Tây Nam tức là "Đài tại Nam Phương Đạo thống truyền". Ba cung Càn, Khảm, Cấn đổi vị trí Khôn, Ly, Tốn.
Nền minh triết của nòi giống Rồng Tiên phát khởi do nguyên lý của đạo pháp. Về hai chữ Rồng Tiên, Tiên ở núi, Rồng ở bể, thể hiện lý âm dương của trời đất, về dân tộc tánh chưa mất nguồn gốc trên bốn ngàn năm lịch sử của Tổ Tiên lưu lại cho con cháu Âu Lạc. Âu là Âu Cơ mẹ của chúng ta là Tiên ở núi (Liên Sơn Thành Khí), còn Lạc là Lạc Long Quân tức cha của chúng ta là Rồng ở bể, vốn thủy sanh. Khí coi như phép ký tế của đạo pháp, giữa nhị khí tạo thành lý Thái Cực mới sanh một bọc trăm trứng, nhờ đó mà biến ra nguyên chủng Rồng Tiên, chẳng khác nào buổi khai thiên lập địa trăm ức nguyên nhân giáng trần trong cơ khởi thỉ.
Nguyên nhân vốn là siêu khí của Càn Khôn do đạo pháp biến sanh chủng tử, đó là nguơn chất ở Kim Bồn, chưa đến kiếp người nên chẳng có pháp thân, không phân nam nữ. Vì lẽ đó, cái nguyên lý Rồng Tiên của chúng ta 50 người theo Cha xuống biển là dương gián, thể hiện đạo Trời với chơn lý từ ngôi dương đến ngôi âm cơ sanh hóa, còn 50 người theo Mẹ lên núi là âm phù, coi như từ ngôi âm trở về ngôi dương của lý trưởng dưỡng, trong số đó chẳng có nói nam hay nữ đều ám chỉ lý âm dương giữa Cha và Mẹ mà thôi. Với con số Ngũ của trời đất ở Khung Hồng Phạm mới biến dịch cơ tạo đoan Càn Khôn và vạn vật.
Bookmarks