1.8. CHIỀU VẬN CHUYỂN TRONG TIÊN THIÊN BÁT QUÁI
Trước khi sang qua phần Hậu Thiên Bát Quái, chúng ta xem thêm chút ít về chiều chuyển vận trong Bát Quái Tiên Thiên.
Người ta thường biết đó là chiều
Càn Đoài Ly Chấn ()
Tốn Khảm Cấn Khôn ().
Bên Nam bỏ đi hào Dương dưới cùng và bên Nữ bỏ đi hào Âm dưới cùng thì còn lại .Tựu trung đó là chiều chuyển vận của Tứ Tượng trong đồ hình bên phải của hình 2: Thái Dương, Thiếu Âm, Thiếu Dương, Thái Âm.
Tuy từ nhận xét đó có thể nói tắt rằng dòng sinh khí xuyên suốt hai Tứ Tượng Nam Nữ, Nữ Nam chính là chiều quay ở Tiên Thiên Bát Quái Đồ, vấn đề còn có chút chi tiết hơn.
Theo chiều chuyển động này, ngôi ứng thành của Tam Mộc (Chấn) là Tứ Kim (Đoài) và thậm chí Nhị Hỏa (Ly) được lập trước khi lập Tam Mộc Chấn. Nói khác đi, Tiên Thiên Bát Quái Đồ (vật chất Tiên Thiên và hệ thần kinh của con người...) có sẵn trước khi nội khí (Đoài ) phát huy tác dụng khi Đông Mộc (Chấn ) xuất hiện.
Con đường Càn Đoài Ly Chấn là con đường mà Nam Càn nhận thêm Âm tính vào cõi tinh thần (), vào cõi tình cảm (), và vào cả hai cõi tinh thần tình cảm nữa (). So sánh với con đường Tốn Khảm Cấn Khôn thì người ta nói một bên là Dương tiêu còn một bên là Âm trưởng. Nhưng nhìn phép tắc Tạo Hóa theo một cách khác, ta không nói đến sự Dương tiêu mà nói rằng cõi tinh thần vào với cõi vật chất bằng Khảm và Chấn để tạo tinh hoa cho vật chất là Ly và Đoài , theo hai trục Đông Tây (Chấn Đoài) và Bắc Nam (Khảm Ly) của vũ trụ (không phải là Bắc Nam của quả đất).
Con đường Tốn Khảm Cấn Khôn cho thấy sự mạnh thế lần lên của Âm cho tới Thuần Khôn. Nhưng khi đã qua hết được chu trình của tám quẻ, do đâu mà từ Khôn lại chuyển ngược lên Càn? Ắt phải có cách nào đó để Địa giúp Thiên nên cái của Thiên, Thiên giúp Địa nên cái của Địa mà “Quảng khai Thiên thượng tạo quyền chí công”.
Sau khi xét xong phần Bát Quái Tiên Hậu Thiên hiệp nhất, chúng ta sẽ có câu trả lời cho vấn nạn này.
--------------------------------------------------------------------------------
[1] Sau bản tuyên bố về tín ngưỡng Công Giáo đưa ra từ Hội Đồng Nicaea do Hoàng Đế Constantine triệu tập, trong phần lãnh địa của đế quốc La Mã, tín ngưỡng nào đi lệch khỏi các tín điều mà Hội Thánh Công Giáo dạy ra đều bị coi là phạm tội dân sự. Theo đó, môn numerology, môn chiêm tinh và các môn pháp thuật huyền bí đều bị bác bỏ. Tuy nhiên đức tin về tính cách huyền bí của các con số vẫn còn trong các giáo hội chính thống Hi Lạp.
Ngày nay, môn nghiên cứu numerology vẫn còn và có người coi nó như thuộc trường phái Pythagorean.
[2] Xin xem thêm hình 13 và những bàn luận liên quan đến hình ấy.
Bookmarks