Trang 1 trong 3 123 Cuối cùngCuối cùng
kết quả từ 1 tới 20 trên 58

Ðề tài: Luận Bàn Về Đạo Thánh Việt Nam.........

  1. #1

    Mặc định Luận Bàn Về Đạo Thánh Việt Nam.........

    MT đã đọc qua một số TOPIC thấy rằng các bác viết rất hay và MT đã học được nhiều kiến thức qua các topic của các Bác, MT lập TOPIC này để post một số vấn đề chưa được các bác đề cập, để chúng ta cùng thảo luận cho mọi vấn đề được sáng tỏ góp phần giữ gìn bản sắc dân tộc Việt Nam và bài trừ mê tín dị đoan qua những hiểu biết sai lệch về Đạo Thánh hay còn gọi là Đạo bản địa của dân tộc Việt Nam....

  2. #2

    Mặc định

    Trước hết MT nói về từ Đạo:

    Để hiểu được từ Đạo này có lẽ chúng ta phải học cả đời, không phải cả đời mà nhiều kiếp... Theo MT Đạo là con đường dẫn chúng ta tới quy luật của đất trời..... các quy luật của trời đất là Chân lý: "Chân lý bất tùy phân biệt" - Chân lý không lệ thuộc vào tôn giáo nào, giai cấp nào, quốc gia nào, thế lực nào, thời đại nào, không gian nào.....

    Chúng ta đã biết trên thế giới có các Đạo: Đạo Phật, Đạo Chúa, Đạo Hồi, Đạo giáo..... ở Việt Nam ta có thêm Đạo Thánh..... đạo nào phù hợp với qui luật khách quan của trời đất thì được tồn tại và ngày càng phát triển... và thực tế ta thấy rằng các Đạo nêu trên... đều đã tồn tại hàng ngàn năm và càng ngày càng phát triển, càng ngày càng có nhiều tín đồ. Đạo Thánh ở Việt Nam cũng vậy... tín ngưỡng thờ Mẫu, thánh thần.... ở Việt Nam đã có từ trước khi Đạo Phật du nhập vào Việt Nam, đã có một thời gian dài các tín ngưỡng này được hiểu một cách lệch lạc và nói đến Đạo Thánh.... người ta thường liên tưởng đến các hiện tượng mê tín, dị đoan... Gần đây Đạo Thánh ở Việt Nam đã được nhìn nhận lại theo hướng tích cực là một tín ngưỡng, là một nét văn hóa đặc trưng của đân tộc Việt Nam...

    Gần đây Bộ Văn Hóa đã cho khôi phục và tổ chức công khai các giá đồng Hầu Thánh được tổ chức tại lễ Hội Kiếp Bạc 7-10-2006...
    Xin trích dẫn bài báo như sau:

    "Hầu bóng" là một phức thể văn hoá
    Thứ hai, 09 Tháng mười 2006, 14:32 GMT+7

    Lần đầu tiên, "hầu bóng" ("lên đồng") - một dạng nghệ thuật diễn xướng dân gian được Bộ VHTT tổ chức tại lễ hội Kiếp Bạc (Hải Dương) ngày 7.10 với sự tham gia của một số đoàn từ nhiều địa phương.

    Đây là sự công nhận chính thức đầu tiên của những nhà quản lý văn hoá với giá trị tâm linh và nghệ thuật "lên đồng". GS - TS Tô Ngọc Thanh, Chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian VN đã trả lời phỏng vấn báo LĐ.

    Thưa ông, việc Bộ VHTT cho khôi phục và tổ chức công khai các giá đồng hầu thánh có ý nghĩa như thế nào?

    - Nó có ý nghĩa tích cực, phù hợp với xu thế xã hội hiện nay. Ngay hiến pháp từ năm 1992 đã quy định người dân có quyền tín ngưỡng và không tín ngưỡng. Nhưng đã có một thời gian dài, chúng ta không phân biệt rõ giữa tín ngưỡng và mê tín dị đoan, dù thực tế có những yếu tố mê tín "ký sinh" vào "lên đồng" như bói quẻ, xóc thẻ...

    Nay các nhà quản lý văn hoá đã phân biệt rõ mê tín và tín ngưỡng, cùng với tính dân chủ trong văn hoá mở rộng, vai trò các cá thể có điều kiện xuất hiện hơn, nên đã tôn vinh đúng giá trị của "lên đồng" .

    Việc thừa nhận này có muộn không thưa ông? Và "hầu bóng" vốn dĩ xuất phát từ nhu cầu tự thân của quần chúng, nay với sự tham gia của các đoàn có tính chất tổ chức cao, liệu tính chất tâm linh của nó còn được giữ nguyên vẹn?

    - Việc công nhận "hầu bóng" có hơi muộn, nhưng muộn còn hơn không. Vì nhận thức là cả một quá trình. Sinh hoạt "lên đồng" của nhân dân và tín đồ khác với biểu diễn của đoàn này đoàn kia. Nhưng các đoàn có thể khai thác chất lượng nghệ thuật của "hầu bóng" hơn là yếu tố tâm linh, vì cùng một hiện tượng văn hoá có thể khai thác ở nhiều khía cạnh khác nhau, không thể hạn chế tính đa dạng của văn hoá.

    Ông có thể nói thật cô đọng về giá trị tâm linh của "hầu bóng" ?

    - "Hầu bóng" bắt nguồn từ tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt. Thực chất, nó xuất phát từ thế giới quan của người Việt cho rằng mỗi thế giới hữu hình luôn tồn tại song song với một thế giới vô hình, như câu của người Việt nói rằng: "bên âm, bên dương" chứ không phải "trên dương, dưới âm" như của đạo Phật.

    Người Việt cổ cho rằng có 4 thế giới: Thế giới trên trời (ở nước nông nghiệp như ta chỉ đơn thuần coi thế giới trời là nơi trú ngụ các tác nhân gây mưa), thế giới dưới nước, thế giới rừng (nơi sinh ra, nơi quần tụ của tổ tiên ta) và thế giới người. Điểm đặc biệt ở VN là: Các thế giới này đều do các bà mẹ (Mẫu) cai quản.

    Mẫu Thượng Thiên, Mẫu Thoải, Mẫu Thượng Ngàn và với riêng Mẫu Liễu Hạnh như một sáng tạo của nhân dân thế kỷ 16 - một thế kỷ loạn lạc luôn luôn. Bà trở thành chỗ dựa tâm linh để "cứu khổ cứu nạn cho người dân". Với tín ngưỡng thờ Mẫu, chúng ta thấy vai trò người phụ nữ ở ta rất quan trọng, từ xưa ("lệnh ông không bằng cồng bà") đến nay ("Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh").

    Và cũng không lấy làm lạ vì sao ở VN có nhiều nữ anh hùng đến thế. Do đó niềm tin vào Mẫu không chỉ là một tín ngưỡng mà nó thể hiện nguyện vọng, mong ước của con người muốn đối thoại với thiên nhiên, nương tựa vào Mẫu - vốn là đại diện của thiên nhiên.

    Còn giá trị nghệ thuật của "hầu bóng" trên nhiều phương diện như âm nhạc, múa, trang phục...?

    - "Lên đồng" là một trạng thái thăng hoa của con người do tự kỷ ám thị thánh nhập vào mình, dẫn đến chỗ vô thức, tái diễn lại những cử chỉ, động tác của vị thánh đó cùng với lời hát, tiếng đàn của cung văn.

    "Hầu bóng" là một phức thể văn hoá, nó tạo ra một không gian "ảo", do đó không thể tách rời riêng từng giá trị của làn điệu, lời ca hay động tác, mà nó là một sự tổng hoà.

    - Xin cảm ơn ông.

    Việt Vân (Lao Động)

  3. #3

    Mặc định

    Gần đây Khoa học hiện đại khi nghiên cứu các quy luật tự nhiên... đã đưa ra nhận định Đạo Phật là Đạo phù hợp với quy luật khách quan nhất của trời đất, gần với chân lý nhất....

    MT xin post một đoạn của tham luận Hội thảo được trình bày tại Đại lễ Vesak tổ chức tại HN vừa qua của TT. Thích Bảo Nghiêm - Phó Chủ tịch - Trưởng ban Hoằng pháp Trung Ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam:

    Theo nhiều nhà khoa học, thế kỷ 21 sẽ là thế kỷ của tôn giáo và hòa bình. Nếu bắt kịp với sự phát triển và hội nhập của xã hội, chắc chắn Phật giáo sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc đem lại hòa bình, an lạc cho thế giới bởi những giá trị trường tồn của mình, đúng như nhận định của nhà bác học lỗi lạc Albert Einstein: "Nếu có một tôn giáo nào đương đầu được với các nhu cầu của khoa học hiện đại thì đó là Phật giáo. Phật giáo không cần xét lại các quan điểm của mình để cập nhật hóa với những khám phá mới của khoa học. Phật giáo không cần từ bỏ những quan điểm của mình để xu hướng theo khoa học, vì Phật giáo bao hàm cả khoa học cũng như vượt qua khoa học. Phật giáo là chiếc cầu nối liền tôn giáo và những tư tưởng khoa học. Cây cầu Phật Giáo đã kích thích con người khám phá những tiềm năng lớn lao nằm sâu kín trong chính con người và trong môi trường sống xung quanh. Phật giáo, vượt thời gian và mãi mãi có giá trị”.

  4. #4

    Mặc định

    Từ khi du nhập vào Việt Nam trải qua hàng ngàn năm Đạo Phật đã được chấp nhận và ngày càng phát triển... đã có những thời gian Đạo Phật được coi là quốc Đạo ở Việt Nam, đó là những thời kỳ nhà Lý, Nhà Trần... giai đoạn rất hưng thịnh của dân tộc Việt Nam...

    Để phù hợp với văn hóa Việt Nam và để văn hóa Việt Nam (các tín ngưỡng thờ Mẫu, thờ Thánh...) hòa hợp với Đạo Phật. Các hình thức thờ Mẫu đã được Phật hóa.... MT xin trích dẫn một bài viết của một nhà nghiên cứu về tâm linh, tôn giáo... ở Bộ Văn Hóa như sau:

    Tín nguỡng tứ pháp hình thức thờ mẫu đuợc Phật hoá một nét văn hoá bản sắc Việt Nam

    Tứ Pháp là biểu tuợng, là hiện tuợng tín nguỡng của nguời nông dân Việt cổ cầu xin mưa hoà gió thuận:

    Lạy trời mua xuống
    Lấy nuớc tôi uống
    Lấy ruộng tôi cày
    Lấy đầy bát cơm.
    Lấy rơm đun bếp…


    Ở Kinh Bắc Tứ Pháp đã trở thành trung tâm cầu mưa từ thời Man Nương đến thế kỷ XII và sau này sử sách Việt Nam từ Lý - Trần - Lê đều chép rằng: mỗi khi đại hạn nhà Vua thuờng đi cầu mưa ở chùa Pháp Vân hay rước tuợng Pháp Vân( bà Dâu )từ xứ Kinh Bắc về kinh thành Thăng Long. Và, đặt tuợng ở chùa Một Cột, khi nào mưa mới ruớc tuợng trở về xứ Kinh Bắc. Chuyện kể rằng: Sĩ Nhiếp( Tây Hán )làm thái thú Giao Châu(187 – 226 ), nhà sư Ấn Độ AĐàLa( Khâu Đà La )tới trị sở của Sĩ Nhiếp ở Luy Lâu, đuợc một nguời mộ đạo mời về nhà mình ở. Cô con gái( Man Nuơng )mang thai, sinh con gái, bế đi tìm để trả AĐàLa. Sư niệm chú cho một cây lớn tách đôi ra, đặt đứa bé vào giữa hai mảnh cây khép lại. Bão giật đổ cây, nuớc lũ cuốn đến thành Luy Lâu. Sĩ Nhiếp cho kéo cây lên bờ nhưng không đuợc. Man Nuơng đến đẩy nhẹ, cây tự lăn lên bờ. Sĩ Nhiếp sai lấy gỗ tạc 4 pho tượng tứ pháp. Gặp năm hạn hán, ông cho bày 4 pho tượng ra làm lễ cầu đảo. Lễ xong, mưa to gió lớn, sấm chớp. Các tuợng đem vào chùa Dâu, chùa Đậu, chùa Phi Tuớng, chùa Trí Qủa( xem từ điển Văn hoá cổ truyền Việt Nam ).

    Thời Bắc thuộc truớc sự o ép ngoại bang, thần linh bản địa cũng chịu chung số phận với dân Việt - Đạo phật đã như một cứu cánh, là chỗ dựa của cả Thần và nguời để chuyên chở, thúc đẩy sự phát triển cho một ý thức và tâm hồn dân tộc còn trong manh nha. Môi cảnh ấy đã cho phép thần linh nông nghiệp Việt đuợc Phật hoá. Nguời Việt đã có ý thức tiếp thu yếu tố tích cực của văn hoá Trung Hoa và văn hoá Phật giáo, đó là khả năng phân tích tổng hợp, để một mà hoá thành nhiều. Nhiều là biểu hiện của một. (Một) là chân như là bản thể là Phật Mẫu, nhiều là biểu hiện cụ thể từng mặt, là hoá thân thích ứng trong từng hoàn cảnh…, là Tứ Pháp. Thực ra không đơn giản chỉ như vậy, cùng với việc thờ Tứ Pháp còn nhiều yếu tố của tín nguỡng dân gian cổ truyền, khiến chúng ta phải đặt ra nhiều vấn đề:

    Một là: Về không gian thờ Tứ Pháp. Dựa trên những hiện vật và kiến trúc còn lại, nếu xét dấu vết từ thế kỷ XVI về truớc, thì hiện thấy chùa thờ Tứ Pháp chỉ tìm thấy ở vùng Bắc Ninh cũ, như chùa Dâu ở Thuận Thành, chùa Ninh Hiệp ở Gia Lâm, chùa Thái Lạc ở Hải Hung…vào các thế kỷ sau việc thờ Tứ Pháp theo chiều huớng phát triển của tín ngưỡng mà mở rộng hơn, như ở Hải Phòng, ở Vụ Bản - Nam Định và phần nào Tứ Pháp đồng nhất với Tứ Phủ. Rộng ra, có thể tin đuợc chính Bà Đen ở Tây Ninh cũng là một dạng gần xa của Tứ Pháp. Vậy cho ta nghĩ rằng: tín nguỡng Tứ Pháp là một hình thức thờ mẫu đuợc Phật giáo hoá ở giai đoạn đầu thời kỳ khai phá châu thổ thấp của Bắc Bộ, là một mốc trên buớc đuờng phát triển của lịch sử văn hoá dân tộc. Tín nguỡng này đuợc định hình khi dân trí cha đủ sức tiếp thu những ý nghiã thuộc lĩnh vực hình nhi thuợng học của Phật giáo và tinh thần của các hệ triết học lớn khác.

    Hai là: Trong kho tàng huyền thoại về nguời Mẹ, sự tích về Man Nuơng được tạm coi như sớm nhất. Luợc bỏ cái vỏ đời thờng thì Man Nuơng mang tư cách như một mẫu khởi nguyên, từ Bà, mà các mẫu thuộc Tứ Pháp( mây, mưa, sấm, chớp ) hạ thế để mang ân huệ cho đời. Rồi khi đạo phật phát triển ở nuớc ta, Tứ Pháp cũng trở thành những hoá thân của Đức Phật, để nhiều ngôi đền thờ các vị trở thành chùa. Đó là một biểu hiện văn hoá phật giáo mang đậm bản sắc Việt Nam( chùa Dâu, chùa Đậu…), nó vuợt ra ngoài giáo luật để biểu hiện các uớc vọng truyền đời của nông dân. Không những thế, Mẫu còn nhập thân vào Phật đài, để nhiều hình tuợng Chư Phật, Bồ Tát mang dạng nữ nhân, trong đó nổi lên hơn cả là Quan Âm ( ở Ấn Độ mang hình tuợng nam) với nhiều dạng khác nhau, nhu bà Chúa Ba chùa Huơng. Rồi Quan Âm Thị Kính, Quan Âm Tống Tử…và gọi chung bằng tên dân dã là Phật Bà. Bên cạnh đó vẫn luôn tồn tại một điện Mẫu riêng, thuờng đuợc thờ trong khuôn viên của chùa, tại một trong các nhà phụ ở phía sau hoặc một toà ngang. Nhiều khi cảnh sinh hoạt ở điện thờ Mẫu quá sầm uất khiến một số nhà sư nhất là sư nữ cũng xao nhãng cả việc Phật mà tận tâm với Mẫu. Hay đúng ra, cảnh thờ Mẫu có cả một hệ thống thờ đầy đủ từ Tứ Phủ công đồng đến Tứ Phủ Thánh Cô, Cậu.

    Ba là: Tứ Pháp là ai? Nhiều nguời nói là Đức Phật. Điều đó không sai. Song, truớc hết phải nhận rằng, đó là các thần linh nông nghiệp, các ngài đuợc hình thành khi con nguời Việt cổ lấy nghề nông làm cơ bản vì Họ đã rời khỏi rừng núi xa dời nghề săn bắt và hái lượn. Trong Tứ Pháp thì Man Nuơng là Phật Mẫu, mà gốc gác có nhiều biểu hiện là thần nuớc, thần hạnh phúc…, là bà Mẹ của các thần liên quan, có bóng dáng của Mẹ xứ sở.

    + Pháp Vân – Thần tạo ra mây.
    + Pháp Vũ – Thần tạo ra mưa.
    + Pháp Lôi – Thần tạo ra sấm chớp.
    + Pháp Phong – Thần tạo ra gió.


    Đây là các thần vì con nguời mà đuợc sinh ra. Điều đáng lưu ý những ngôi chùa mà các vị thần trên ngự lại mang những tên dân gian là chùa Bà Dâu, chùa Bà Đậu, chùa Bà Dàn, chùa Bà Tuơng (tuớng) và trong Phật điện của các chùa này ngoàituợng phật và các tuợng Bồ tát…. còn thấy chính giữa có một Phật tượng rất to (to nhất) là hình tuợng của cá bà Dâu, bà Đậu, bà Dàn, bà Tuớng. Những tuợng này không ngồi trên toà sen, mà đuợc đặt trong ngai và đều đuợc sơn màu cánh gián hay nâu xẫm, là màu của đất đai châu thổ Bắc Bộ hay cũng là màu áo của những vị tăng ni miền Bắc. Theo chúng tôi, đây phải chăng là sự đan xen hay hỗn dung văn hoá giữa Phật giáo và tín nguỡng nông nghiệp cổ truyền, do vậy, lễ hội các chùa này đuợc tổ chức vào đầu tháng tư lịch trăng, theo tuơng truyền là ngày Phật Đản 8- 4 (Phật sinh, Phật đẻ):

    Dù ai buôn bán trăm nghề
    Nhớ ngày mồng tám thì về hội Dâu.


    Suy cho cùng, vì ý nghĩa Tứ Pháp trong nhận thức của nguời dân rất sâu sắc và ổ định nên các chùa liên quan đã đậm nét về bản sắc văn hoá dân tộc, chúng luôn đuợc quan tâm tu bổ. Chùa Tứ Pháp là một trọng điểm về nghệ thuật tạo hình Phật giáo Việt Nam.

    Bốn là: Về chùa tổ của Tứ Pháp. Trong phật điện chùa Pháp Vân còn thờ một tuợng đá trong khám gỗ nhỏ, tuơng truyền đó là tuợng đức Thạch Quang gắn với huyền tích về Man Nuơng. Sự tích này đuợc chép đầu tiên trong sách Việt Điện Ulinh( 1339 ) và đuợc kể chi tiết trong sách Cổ Châu Phật bản hanh. Theo các sách này thì Man Nuơng( nguời Man tức là nguời bản xứ ) là con gái của ông bà Tu Định – tức là các vị cu sĩ tu tại gia tại làng Mân Xá( cách chùa Dâu khoảng 1 – 2 km ). Từ lâu nguời ta đã dựng lên ở làng này một ngôi chùa thờ Phật mẫu Man Nuơng( bà mẹ Việt) và gọi là chùa Tổ ( Mãn Xá ). Lễ hội hàng năm cả 5 chùa cùng mở vào ngày 8 tháng 4. Đám ruớc 4 chị em về chùa Tổ bái vọng Mẹ. Dâng huơng, cầu kinh xong, đám ruớc trở về. Lần luợt: Bà Tuơng về chùa Phi Tuơng, Bà Dàn về chùa Phuơng Quan. Bà Dâu về chùa Diên Ứng. Cuối cùng, Bà Đậu về chùa Thành Đạo. Cho đến nay chúng ta khó có thể hình dung một cách chính xác về các ngôi chùa Tứ Pháp Việt cổ. Theo nhà nghiên cứu phật học Nguyễn Lang cho rằng các ngôi chùa cổ xa của Việt Nam chỉ là các ngôi chùa nhà, nhỏ nhoi khiêm nhuờng đuợc làm bằng gỗ như sau này ta gọi là Am. Chùa Tổ và hệ thống chùa Tứ Pháp cũng không nằm trong truờng hợp ngoại lệ.

  5. #5

    Mặc định

    Bây giờ MT xin đi vào chủ đề chính của TOPIC này là Đạo Thánh...

    Qua các nghiên cứu về lý luận và qua các trải nghiệm thực tế của bản thân MT, qua các kiến thức ghi nhận được từ các buổi nghe giảng từ người Thầy của MT.... MT xin nêu lên các cấp của Đạo Thánh (theo căn cơ của những người có nợ nhà Thánh) gồm 5 cấp như sau:

    1. Cấp nhẹ nhất là Đội bát hương
    2. Cấp thứ 2 là Tiễn căn
    3. Cấp thứ 3 là phải Hầu đồng
    4. Cấp thứ 4 là thờ Thánh tại nhà (nhà lập Điện thờ Thánh)
    5. Cấp thứ 5 nặng nhất là phải lên Chùa ở


    Hiện nay MT thấy ở Việt Nam rất ít Thầy có thể "soi" đúng căn cơ của chúng sinh, để chỉ dẫn người có "căn" đi đúng đường hay nói cách khác làm các nghi lễ tâm linh đúng thủ tục, hợp với căn cơ của mình. Thường là cứ thấy hiện tượng có người có cấu trúc sinh học không bình thường, dễ cộng hưởng với các nguồn năng lượng trong vũ trụ... là các Thầy phán phải ngồi Đồng kiến cho không ít người khóc dở mếu dở...

    Người làm Thầy phải chỉ dẫn đệ tử có nợ... đi đúng đường và đi con đường ngắn nhất để trả nợ... nếu chỉ dẫn không đúng thì Thầy không được công đức mà có khi lại tạo nghiệp... đối với những Thầy không có Tâm, coi nghề Thánh là phương tiện để trục lợi, kiếm tiền thì lại càng tai hại cho Thầy và cho những đệ tử của Thầy....

  6. #6

    Mặc định

    Trước khi đi vào giải thích từng Lễ nghi... MT nói qua một chút về Lễ và nghĩa của Lễ...

    Khi Lễ ta phải hiểu được ý nghĩa của Lễ thì khóa Lễ mới có sức thuyết phục, nếu cứ nhắm mắt mà lễ, thấy người ta Lễ mình cũng Lễ thì chẳng giải quyết điều chi... nếu không hiểu ý nghĩa của Lễ thì làm sao Tâm ta rung động được, làm sao điều ước, lời cầu nguyện của ta được dâng cao... cộng hưởng với tần số năng lượng của các Ngài được, nói nôm na là lời kêu tiếng khấn vọng được tới các Ngài.

    Do vậy các Thầy làm nghề Thánh phải có trách nhiệm giải thích cho đệ tử Lễ nghi và ý nghĩa của Lễ đó thì khóa lễ mới được linh ứng.

    Vậy sao khi các Thầy tung đồng xu vẫn được âm dương tức một mặt sấp, một mặt ngửa??? Và nhiều người thấy khi tung đồng xu được mặt sấp mặt ngửa nghĩ là các Ngài đã chứng cho khóa lễ. Xin thưa là không phải các Ngài đã chứng và sẽ độ cho được sở cầu như ý sở nguyện tòng tâm các bác à, tung đồng xu được sấp ngửa là các Ngài mới nhận tờ đơn cánh sớ thôi và dành thời gian để xét duyệt... nếu sau khi lễ về người dâng Lễ chịu khó tu nhân tích đức, hành thiện, bố thí... tích lũy đủ công đức thì các Ngài sẽ duyệt, còn nếu không chịu khó tích lũy công đức trái lại còn tham, sân, si, tham ô, trộm cắp, cờ bạc, cướp giật... thì hãy liệu chừng sẽ có lúc các Ngài sẽ tính sổ nợ...

    "Việc lễ nghi cốt ở tại tâm" nên khi đi lễ ta đừng coi trọng hình thức quá, đàn lễ phải thanh cao và trang trọng, không nhất thiết phải đàn lễ phải lớn, phải nhiều đồ mã, phải hoàng tráng... thì các Ngài mới chú ý, mới chứng cho. Thầy nào mà yêu cầu đệ tử sắm đồ lễ nhiều, nhiều vàng mã, nhiều đồ mặn như: lợn, gà, xôi, thịt... chứng tỏ Pháp của Thầy càng thấp.

    Tuy nhiên việc này cũng phải xét đến nghiệp của gia chủ, nếu nghiệp nặng phải trả nợ nhiều đi Lễ tất nhiên phải sắm nhiều đồ lễ, nghiệp nhẹ thì phải sắm ít hơn...vì mỗi lần lễ là một lần trả nợ.

    Chúng ta nên để ý như sau: nếu chúng ta có nghiệp phải nhờ các Thầy lễ lúc đầu đàn lễ lớn, nhưng theo dõi sau một thời gian, có thể 1 năm 2 năm 3 năm... các đàn lễ nhẹ dần đi thì chứng tỏ nghiệp của chúng ta vơi dần, nhưng nếu đàn lễ không nhẹ đi phải xét lại Thầy...

    Lễ chỉ nên lễ đúng, lễ đủ và việc quan trọng là khi sau khi lễ thì phải tu tâm sửa tính... các cụ nhà ta có câu:

    "Ở đời dễ nhất là tu Lễ
    Khó nhất là tu tâm sửa tính"


    Lễ chỉ là phương tiện lúc đầu giúp chung ta có đức tin thôi, sau khi có đức tin thì chúng ta phải Tu thì mới mong giải nghiệp, chuyển nghiệp...

  7. #7

    Mặc định

    MT xin nói một chút về chữ Thầy....

    MT đã nghe được một câu Thầy dạy như sau:

    Dân sính lễ làm điềm suy của Xã tắc
    Dân giác ngộ là điềm thịnh của Quốc gia


    Lễ chỉ cần lễ đúng và đủ, MT thấy hiện nay khi có những việc khó khăn, xui xẻo, đau ốm bệnh tật, không tìm ra nguyên nhân theo dương trần... người ta hay nghĩ đến là có liên quan đến tâm linh, đến phần âm... và đi tìm gặp các Thầy và bị các Thầy phán: cô này phải hầu đồng, cậu kia phải tiễn căn, người này phải trả nợ tào quan, người khác phải giải oan cắt kết... toàn những lễ nghi lớn và chi phí tốn kém, làm cho đệ tử hoang mang, không làm thì không yên tâm, mà làm thì vướng về chi phí và băn khoăn liệu lễ xong rồi có hết được không...

    Làm thế nào để Lễ đúng và đủ là tùy thuộc vào khả năng và Tâm của Thầy, các Thầy sẽ xem căn cơ của đệ tử mà phán cho đúng bệnh, từ đó mà lễ đúng, lễ đủ... các Thầy bây giờ hay có tình trạng Lễ nhầm còn hơn bỏ sót vì không đọc được đúng chương trình của đệ tử.

    Nếu là Thầy giỏi thì có thể đọc đúng chương trình, đọc đúng chủ nợ hay nghiệp của đệ tử và xem xét liệu gia chủ này đã đến hạn trả nợ hay trả nghiệp hay chưa... để từ đó tư vấn cho đệ tử đúng chương trình, nếu chưa đến kỳ vận trả nợ phải hướng dẫn cho đệ tử cách TU TẬP, cách tích lũy công đức để trả nợ, trả nghiệp...

    Chúng ta phải xác định rằng qua bao kiếp luân hồi trong quá khứ, kiếp này được làm người, không biết chúng ta đã tạo tác ra bao nhiêu nghiệp lỗi trong quá khứ, chưa kể bản thân chúng ta phải gánh nghiệp của gia đình, tổ tiên... trường hợp đầu nhà Phật gọi là BIỆT NGHIỆP, trường hợp său nhà Phật gọi là CỘNG NGHIỆP. Do đó chúng ta phải xác định rằng trong cuộc đời mỗi cá nhân từ lúc sinh ra cho đến khi già, bệnh, chết chúng ta sẽ phải trả nợ nhiều nghiệp trong nhiều kiệp. Vậy chúng ta phải TU mới mong vượt lên số phận và được chuyển nghiệp giải nghiệp.

    Việc chọn Thầy rất quan trọng, khi chọn Thầy chúng ta phải xem xét cho ký, phải hỏi từ nhiều nguồn thông tin về khả năng của Thầy, về gia cảnh của Thầy, về Đạo đức của Thầy, độ tin cậy của Thầy, Thầy có Tâm hay không... vì Thầy cũng có 2 loại Thầy:

    Có Thầy làm thầy Tu, nghề nhà Thánh là DUYÊN: sinh ra để độ chúng sinh, sinh ra để làm phương tiện tải đạo, thức đạo, dẫn đạo cho chúng sinh ra khỏi bở mê...

    Có Thầy làm thầy Tu, nghề nhà Thánh là NGHIỆP: Thầy phải làm Thầy TU và nghề Thánh để trả NGHIỆP... pháp của các Thầy này thường nặng.

    Hiện nay các Thầy có DUYÊN thì ít mà các THẦY có NGHIỆP thì nhiều nên theo MT chúng ta càng ít đi lễ càng tốt, càng ít đi xem bói toán... càng tốt, đi xem nhiều là mua khổ nhiều vào thân.

    Đạo được xếp vòng tròn, không ai có thể giỏi tất cả mọi nghề, năm ngón tay ở một bàn tay còn có ngón dài ngón ngắn... các Thầy cũng vậy giỏi một nghề và biết nhiều nghề, không ai có khả năng biết hết mọi chuyện. Người thì có khả năng bói bài tây, người thì có khả năng xem tướng, người thì có khả năng gọi hồn, người thì có khả năng dẫn đạo, thầy thì giỏi về kinh dịch, thầy thì giỏi về phong thủy... do vậy khi tiếp xúc với các Thầy ta phải chú ý có thể Thầy giỏi trong một lĩnh vực làm ta khâm phục... nhưng không phải vì thế mà những lĩnh vực khác Thầy đều giỏi.... và chúng ta đừng mê muội nghe theo Thầy ở tất cả các lĩnh vực khác, lĩnh vực không chuyên của Thầy....

  8. #8

    Mặc định

    MT xin post lại một bài của anh Hoatham trên diễn đàn Văn hóa phương đông - anh là người nghiên cứu về Tâm linh, Tôn giáo... của Bộ Văn Hóa - đã tham gia góp ý cùng với MT về các vấn đề này...

    Các Thầy hiện nay phần lớn không quan tâm đến tai nạn nghề nghiệp mà con cháu họ phải trả giá là: "Nhất bần, Nhị Yểu, Tam Vô Tự" có nghĩa là: nghèo - chết yểu - không có con. Nên phần lớn các Thầy nhìn thấy tiền là chữ Tham lại nổi lên...vì vậy Bác MAYTRANG nói về chữ Thầy rất hay. Còn với Nhà Cháu cho rằng muốn hóa giải được nghiệp trướng nghề làm Thầy cần phải có 3 chữ "T": Tâm + Tài + Tình.
    1. Tâm như Thủy.
    2. Tài như Sơn.
    3. Tình như Nhật Nguyệt
    .

  9. #9

    Mặc định

    MT đã trả lời Bác Hoa Thám:

    Đúng vậy bác Hoatham à! Khi chọn Thầy như MT đã nói có một ý là phải xét gia cảnh nhà Thầy, MT xin nói rõ thêm: nếu thấy con cái họ, cờ bạc, nghiện hút, thần kinh, down...và một số ý như Bác đề cập là: nghèo, chết yểu, không có con... thì nên tránh xa. Luật nhân quả đã có tác động ngay tại đời sau...

    Các Thầy mà hiểu được kiếp này phải làm Thầy để trả NGHIỆP thì chắc họ cũng sẽ đỡ tham hơn...
    MT xin nói thêm 1 chút về Thầy ...........

    Các Thầy hành đạo hay được tiếp nhận thông tin từ khoảng không, từ vũ trụ... ta có thể ví dụ trong vũ trụ bao la có đầy đủ các thông tin mà người bình thường như chúng ta không nhận biết được, các Thầy do tu luyện hay do Thiên duyên có cấu trúc sinh học đặc biệt, có khả năng tiếp nhận thông tin từ vũ trụ... ví như một cái radio dò được tần số thông tin, năng lượng... của giai tầng năng lượng bậc cao của Chư Phật, Chư Thánh... rồi phát lại thông tin cho đệ tử, nói đơn giản hơn các Ngài có thể mượn thân xác của người Thầy để ban lời... cho đệ tử...

    Việc cần lưu ý ở đây là chất lượng thông tin như thế nào và độ tin cậy của thông tin ra sao... Ở đây chất lượng thông tin phụ thuộc vào năng lực của người Thầy, vào cấu trúc sinh học của tập thể NGŨ UẨN củ ngưởi Thầy, vào TÂM của người Thầy... Ví dụ đối với cùng một việc, cùng một vị Thánh giáng vào người Thầy này thì cho thông tin như thế này... cũng vị Thánh ấy giáng vào người Thầy khác lại cho thông tin khác... nên nhiều lúc các đệ tử không biết tin vào ai...Theo MT cơ thể càng thanh sạch, cấp độ tu tập của người Thầy càng cao... thì thông tin càng chính xác, cũng như chất lượng cái RADIO quyết định đến chất lượng thông tin mà RADIO dò được. Do vậy các Thầy cũng phải tích cực tu tập để tinh tấn và để cho thông tin nhận được ngày càng chính xác hơn... Tuy vậy rất nhiều Thầy đã ỷ thế mình có một chút Thiên duyên nhỏ nhoi mà ngạo mạn cho mình là giỏi, cho mình là nhất, luôn chê bai các Thầy khác... không chịu tu tập mà chỉ ham Lễ để có nhiều lộc thì không biết kiếp sau Thầy đó sẽ bị đọa về ngả luân hồi nào??? ...

    Do vậy khi chọn Thầy chúng ta cũng nên hiểu thêm vấn đề đó để tiếp nhận thông tin của các Thầy ban cho một cách thông minh nhất...

    MT xin nhắc lại các Thầy hay yêu cầu đệ tử cúng các đàn lễ càng lớn, càng rườm rà... thì PHÁP của Thầy càng thấp....

  10. #10

    Mặc định

    Hôm nay MT xin đi vào một số Lễ nghi:

    Trước tiên là Lễ Hầu Đồng:

    Chủ đề này nói về Hầu Đồng nhưng xét theo khía cạnh khoa học, không đề cập đến vấn đề tâm linh:

    Chúng ta vẫn thường nghe nói người ngồi đồng là người căn cao số nặng, vậy người căn cao số nặng là gì? Giải thích theo khoa học thì người căn cao số nặng là người có cấu trúc sinh học đặc biệt dễ cộng hưởng với những giai tầng năng lượng trong vũ trụ, nhất là những đền thờ, chùa... được đặt vào những điểm địa linh (nơi hội tụ những nguồn năng lượng linh thiêng của trời đất). Để giải thích tại sao hiện tượng có những người cứ đến cửa Đền, Chùa thì khóc, hoặc có những hành động kỳ cục không thể kiểm soát nổi...

    Vì sao phải ngồi đồng? Người có căn đồng là người căn cao số nặng và nhiều lúc không kiểm soát nổi bản thân mình do bị mất cân bằng âm dương. Vậy thủ Pháp ngồi đồng là để khai huyệt, mở huyện để âm dương cân đối, khí chất điều hòa, như vậy bách bệnh sẽ tiêu tán vạn bệnh được tiên trừ...

    Như vậy thủ Pháp Ngồi đồng này tuyệt vời lắm chứ, nó giúp cho những người bị ốm do căn cao số nặng thực sự... được khỏi bệnh mà không phải uống thuốc. MT cũng đã từng gặp những người bị ốm nhiều năm, Tây y gọi là bệnh suy nhược hay rối loạn Thần Kinh, nếu nặng hơn gọi là bi Điên... chạy chữa Đông Tây y kết hợp mãi không khỏi, may nhờ hầu đồng mà khỏi bệnh...

  11. #11

    Mặc định

    Lễ tiễn căn:

    Một số người cho rằng tiễn căn là khất đồng, MT xin post ý kiến của một người có nhiều bài viết về các lễ nghi bên Tứ phủ ở diễn đàn Văn Hóa Phương Đông như sau:

    Khi một người có căn số mà chưa ra hầu đồng được , chưa mở phủ được thì người ta làm một cái lễ gọi là tiễn căn khất đồng , làm đàn mã đầy đủ và có một tờ điệp xin khất , trong đó phải biên rõ số năm khất , hết thời hạn là phải ra hầu đồng .Mặc dù làm lễ tiễn căn nhưng chỉ khất được trong một thời hạn , sau đó vẫn chắc chắn phải ra đồng , em đồng ý với boy_kute là việc tiễn căn hầu như ko hiệu quả mà do bày vẽ là chủ yếu , nếu muốn xin khất thì chỉ làm một tờ giấy cánh sớ là được.
    Theo MT hiểu như vậy là không đúng, Tiễn căn là một cấp độ nhẹ hơn Hầu đồng, các thủ tục nghi lễ làm như Trình đồng nhưng gia chủ chỉ ra trình đồng 1 lần và tiễn luôn chứ không phải hầu hàng năm, mỗi năm 1 vài vấn... Nhưng quan trọng sau khi tiễn rồi thì gia chủ phải biết tích lũy công đức, biết tu tập để vượt lên, nếu không biết vượt lên bằng tích lũy công đức, bằng sự tu tập, lại còn tạo thêm nghiệp chướng báo chướng... thì có thể lại bị nặng thêm phải lùi một bước là Hầu đồng để trả nợ nhà Thánh...

  12. #12

    Mặc định

    - Lễ dâng sao giải hạn:

    Hiện nay vào đầu năm các chùa, đền, phủ.... hay làm Lễ dâng sao giải hạn cho đệ tử, nhưng cũng ít người hiểu cặn kẽ về ý nghĩa của lễ này, ngay cả nhiều người làm Thầy cũng vậy... và cũng nhiều người sau khi dự lễ dâng sao giải hạn đầu năm về cũng an tâm là năm nay hạn của mình đã qua, thực tế không phải như vậy...

    Tên của Lễ nghi này nếu được gọi đầy đủ phải là: "Lễ trình công báo đức xin các vị tinh tú cắt chướng giải hạn" - nội dung nghi lễ của Thầy làm như thế nào ta không bàn ở đây, nhưng trong lúc Thầy làm lễ gia chủ cũng nên dụng tâm: có công đức gì thì trình lên các Ngài xem xét cắt chướng giải và phải phát nguyện tiếp tục tích lũy công đức... để giải nghiệp chuyển nghiệp, giải hạn chuyển hạn... chứ không có công đức và không chịu tiếp tục tích lũy công đức thì làm sao mà giải hạn được...

    Tên của Lễ nghi này bị cắt gọn đi thành Lễ dâng sao giải hạn làm cho mọi người dễ bị hiểu nhầm vì vậy càng lễ lại càng mê...

  13. #13

    Mặc định

    - Lễ cắt tiền duyên:

    Mọi người nói nhiều đến cắt tiền duyên vậy tiền duyên là gì ??? chắc không phải tất cả mọi người đều biết. MT xin nói sơ qua để mọi những ai chưa biết tham khảo:

    Người có tiền duyên là người luôn có người âm đi theo là chủ nợ hay con nợ của mình trong kiếp trước liên quan đến tình cảm... không phải bất cứ người có tiền duyên nào cũng bị trục trặc cả đâu. MT cũng đã đi dự mấy khóa lễ cắt tiền duyên của bạn bè rồi nên thấy có những người có người âm đi theo họ lại được người âm trợ giúp, chắc kiếp trước người âm nợ người này nên kiếp này họ ngầm đi theo để giúp đỡ.

    Một số người khác lại bị người âm phá rối, nhất là trong chuyện tình duyên, họ có thể làm cho 2 người yêu nhau ở cách xa thì không sao, nhưng hễ gần nhau là trục trặc, khi thì lỗi của người này, khi thì lỗi của người khác...nói chung là đủ thứ chuyện xảy ra...

    Quan trọng của việc cắt tiền duyên là mình phải tìm được người Thầy đủ năng lực để đọc được chương trình mình có tiền duyên hay không và nếu có thì pháp giải là gì... hiện nay những Thầy có năng lực thực sự thì ít mà những thầy dỏm thì nhiều, bạn UyenNhu có thể đi nhiều Thầy để hỏi... mình chắc rằng các Thầy đều nói bạn có tiền duyên, nhưng để đọc chính xác chủ nợ của bạn là ai, họ yêu cầu điều gì thì chắc chưa Thầy nào đọc được, các Thầy hiện nay hay làm lễ theo kiểu đại trà "lễ nhầm còn hơn bỏ sót" tiền sắm lễ là do đệ tử chi phí, chưa được lại lễ tiếp...

    Việc giải được nghiệp duyên này còn một yếu tố quan trọng nữa là bạn đã tích đủ công đức để trả nợ nghiệp này hay chưa, nếu bạn chưa tích lũy đủ công đức thì bạn sẽ phải đi đường vòng, làm lễ giải tiền duyên rồi mà chưa cắt được duyên âm... nếu bạn chưa hội đủ duyên thì cũng chưa gặp được Thầy có năng lực thực sự và có Tâm......

  14. #14

    Mặc định

    Hôm nay MT nói tiếp về Lễ trả nợ Tào Quan:

    Mọi người chắc đã nghe nhiều đến lễ trả nợ Tào quan, khi làm ăn xui xẻo, tình duyên lận đận... các Thầy thường cho đệ tử làm lễ Trả nợ Tào quan, vậy thực chất lễ trả nợ Tào quan là gi??? Lễ trả nợ tào quan là Lễ trả nợ vào kho Trời, trên các cung trời đạo lợi có các quan cai quản việc nợ nần của các gia chủ...

    Hiện nay tại các Đền, Chùa... thường hay làm những đàn lễ lớn để trả nợ Tào quan: ngoài những đồ lễ như Hương, hoa, đèn, nến, xôi, rượu, thịt.....thì những thứ không thể thiếu trong đàn lễ là một số loại Kinh như Kinh Thọ Sinh, Kinh diệt tội, Kinh Kim cang thọ mạng, Kinh nhân quả... và Tiền Thiên Khố...

    Liệu lễ xong một đàn lễ như vậy ta có trả hết nợ Tào quan hay không???

    MT lại nhắc lại là việc trả nợ phải đến kỳ đến vận mới được trả, không phải cứ muốn trả là được, không phải lễ xong là được các Ngài chứng và xóa nợ cho, chưa đến hạn được trả nợ thì Lễ cũng sẽ được sếp vào kho để đấy, nợ vẫn hoàn nợ... không phải cứ vung tiền ra sắm nhiều đồ lễ, mời Thầy Pháp thật cao tay để cúng lễ... là trả được nợ ... nếu nghiệp nặng do chính bản thân trong quá khứ đã tạo ra hoặc do gia tiền tiền tổ tạo ra ví dụ như: trong quá khứ đã từng giết người, cướp của... đến kiếp này cúng một mâm lễ đầy đủ... mấy quyển kinh, một ít tiền thiên khố... là được các Ngài xóa tội thì các Ngài ở cõi Âm tòa cũng nhận hối lộ hay sao???....

    Nợ Tào quan cũng có nhiều mức, người nặng, người nhẹ khác nhau. Có người phải trả nợ Thiên Phủ, có người phải trả nợ Thủy Phủ, có người phải trả nợ Địa Phủ, có người phải trả nợ cả 3 cửa... tùy theo những nghiệp đã kiến tạo trong quá khứ...

    Do vậy chúng ta đừng chấp vào Lễ nghi nhiều quá, quan trọng là phải thức Đạo, phải biết Hành thập thiện nghiệp, phải biết TU... để trả nghiệp, vượt lên số phận...

  15. #15

    Mặc định

    MT xin trích dẫn bài viết của bác Hoatham - một nhà nghiên cứu về tâm linh tôn giáo của Bộ Văn Hóa đã tham gia cùng MT trong diễn đàn VHPĐ như sau:

    Nhà Cháu có sưu tầm được tài liệu về Trả nợ Tào Quan của bác Quang Tịch mời các Bác ngự lãm:" Nhân ngày rộng tháng dài, Quang Tịch cùng bàn luận với mọi người về Nợ nần tiền kiếp.
    Cách đây 15 năm, khi Quang Tịch có dịp thăm viếng một số chùa ở Hà Nội có gặp thầy Thanh Phương, giờ là Trụ trì một chùa bên Gia Lâm.
    Bên bàn trà thơm, cạnh hồ sen u tịch; Quang Tịch được nghe thầy thuyết giảng về U Minh Giới, trong đó có nói rõ về các Vua Diêm Vương và các Phán quan.
    Có phần nói đến các ty quan lưu giữ hồ sơ tài liệu của từng người qua nhiều kiếp.
    Mỗi người sống trên dương thế thì tiền kiếp của người ta có không ít lỗi lầm, trong đó có việc đong đầy bán vơi, vì thế nợ ần tiền kiếp là không thể không có. Căn cứ theo Lục thập hoa giáp mà có các Ty Quan cai quản việc nợ nần này.
    Thường thì khi làm ăn gặp vận xui, tình duyên lận đận, hoặc có điều kiện thì người ta làm lễ trả nợ Tào quan.
    Theo Tam giáo - Lục độ thì trả nợ tào quan còn có tên là Khoa Tào Quan hoặc Điền Hoàn Thiên Khố, tức là trả nợ vào kho Trời.
    Phần nợ chính để trả nợ thường là: Kinh Thọ Sinh và Tiền Thiên Khố.Thiếu những thứ này thì không thể làm lễ trả nợ được.
    Người có nợ không thể tự trả nợ mà phải nhờ đến những hàng đã thọ thông tứ phủ như: Điện chủ thanh đồng. Pháp sư, hòa thượng. Hàng Bật sô trờ lên. Bời vì trong khi làm lễ phải dùng đế một số khế ấn mà người chưa được thụ giới không được phép làm.

    Trả nợ tào quan là một nghi thức đơn giản nhưng không thể làm tùy tiện được.
    Những người không đủ công đức mà tùy tiện làm sẽ bị báo ứng nhãn tiền, hậu quả là không thể lường.

    CÁCH LẬP ĐÀN NHƯ SAU:
    Đàn trả nợ Tào quan nều lập riêng hoặc làm ở Tư gia thì lập thành một đàn có 3 tầng.

    Phần nền treo Bức "Liên trì Hải hội". Hai bên treo: trái giám môn; phải, giám đàn. bên ngoài treo Bảng thang, bảng trà.

    Tầng trên cùng có 3 bài vị:
    + Ờ giữa: TRUNG THIÊN TINH CHÚA BẮC CỰC TỬ VI TRƯỜNG SINH ĐẠI ĐẾ NGỌC BỆ HẠ.
    +Bên trái: NAM TAO LỤC TY DUYÊN THỌ TINH QUÂN VỊ TIỀN.
    +Bên Phải: BẮC ĐẨU CỬU HOÀNG GIẢI ÁCH TINH QUÂN VỊ TIỀN.
    Nếu có điều kiện thì dán thêm nhị thập bát tú phía dưới.

    Tầng giữa:
    +Ở giữa: U MINH GIÁO CHỦ BẢN TÔN ĐỊA TẠNG VƯƠNG BỒ TÁT HỒNG LIÊN TỌA HẠ.
    + Bên trái: BẢN CẢNH THÀNH HOÀNG CHƯ VỊ ĐẠI VƯƠNG VỊ TIỀN.
    + Bên phải: ĐƯƠNG CAI THÁI TUẾ CHÍ ĐỨC TÔN THẦN VỊ TIỀN.

    Tầng cuối: gồm 3 bài vị sau:
    + Giữa: MINH PHỦ THẬP ĐIỆN DIÊM VƯƠNG NGỌC BỆ HẠ
    + Trái: CHƯỞNG BẠ CHƯỞNG TỊCH CHƯỚNG ÁN TÀO QUAN ÁN HẠ
    + Phải: THIÊN KHỐ LỤC THẬP HOA GIÁP TY QUÂN ÁN HẠ.

    Phần phẩm lễ:
    Hương, hoa, đèn, nến, xôi, rượu, thịt . v.v..
    Mâm lễ vật trả nợ: Kinh âm, kinh dương, tiền thiên khố...
    Kinh Thọ sinh, kinh Trường thọ diệt tội bào hộ Đồng tử Đà ra ni, kinh Nhân quả, kinh Kim cang thọ mạng, Kinh Phật đảnh tôn thắng.
    Lồng chim
    Chậu cá
    mâm gạo tiền
    mâm Đường muối
    Mâm sớ văn.
    mâm cúng thí thực (để riêng).

    Hướng tốt cho lập đàn là Hướng Bắc.

    Các ngày chuyên dùng cho Trả nợ tào quan.
    Ngày Thiên xá.
    Ngày 1 tháng 2 vía Nhất Điện Tần Quảng vương
    Ngày 1 tháng 3 vía Nhị Điện Sở Giang vương.
    Ngày 8 tháng 2 vìa Tam Điện Tống Đế Vương.
    Ngày 18 tháng 2 Vía Tứ Điện Ngũ Quan Vương.
    Ngày 8 tháng Giếng Vía Ngũ Diện Diêm La Vương.
    Ngày 8 tháng 3 Vía Lục Điện Biến Thành Vương.
    Ngày 27 tháng 3 vía Thất Điện Thái Sơn Vương.
    Ngày 1 tháng 4 vía Bát Điện Bình Đẳng Vương.
    Ngày 8 tháng 4 vía Cửu Điện Đô thị Vương.
    Ngày 17 tháng 4 vía Thập Điện Chuyển luân vương.
    Ngày 18 tháng 4 vía Tử Vi Đại đế.
    Ngày 4 tháng 6 Chư Phật giáng lâm.
    Ngày 30 tháng 7 Vía Địa Tạng Vương Bồ tát.
    Ngày 8 tháng 10 Hải Hội Phật.
    Ngoài ra còn có thể làm theo cái đại lễ cầu an hoặc ngày 1 ngày Rằm tại các chùa.
    Phần nghi quỹ
    Nếu dùng đại đàn thì thứ tự như sau:
    Chiều hôm trước:
    Thiết đàn.
    Biểu kinh.
    Sám hối
    Đại bi, Thập chú, bạch y.
    Tụng dược sư hoạc Thủy Sám.
    Chỉ tĩnh
    sáng hôm sau:
    Kinh Đầu tràng
    Thiêt Dĩ.
    Pháp tấu
    Thỉnh Phật
    Tào Quan
    Đội sớ.
    Tụng kinh.
    Trai ngọ.
    Chiều:
    Phóng sinh
    Thí thực.
    Tạ Quá
    Tiễn đàn.
    Thụ lộc.
    Nếu làm tiểu đàn:
    thỉnh Phật
    tào quan.
    Thí thực
    Phóng sinh.
    Tạ, tiễn đàn.
    Các loại văn sớ dùng trong lễ Tào quan:
    Điệp tấu
    Quan Phát tấu
    Tấu thiên phủ
    tấu Địa phủ
    Tấu thủy Phủ
    Tấu Nhạc Phủ.
    Tấu Dương 1
    tấu Dương 2
    tấu Âm
    Kinh đầu tràng
    Biểu kinh Dược sư
    Biểu kinh Độ dương.
    Sám Hối.
    Lễ Phật.
    Giám Môn
    Giám Đàn
    Bảng thang
    Bảng trà.
    Kinh Thọ sinh
    Điệp Âm
    Công cứ Âm
    Công cứ Dương
    Điền Hoàn
    Phật tào Quan
    Cô Hồn
    Phóng sinh.
    trong khuôn khổ giới hạn Quang Tịch chỉ xin trích đăng Bộ Sớ Tào Quan và hình ảnh chi tiết của Tiền Thiên khố và Kinh thọ sinh."

  16. #16

    Mặc định

    MT trả lời bác Hoatham:

    Úi trời! Cám ơn bác Hoatham đã post bài sưu tầm, một đàn lễ như vậy chắc tốn kém mấy chục triệu mất ???

    Phải nói bác Quangtich này rành về Lễ nghi thật, rất bài bản theo sách vở... nhưng bác Quangtich thiếu một phần rất quan trọng là Lễ nghĩa (Nghĩa của Lễ):

    Thường thì khi làm ăn gặp vận xui, tình duyên lận đận, hoặc có điều kiện thì người ta làm lễ trả nợ Tào quan
    Khi làm ăn gặp vận xui, tình duyên lận đận... các Thầy hay hướng dẫn cho đệ tử làm lễ Trả nợ tào quan, đổ lỗi cho phần âm, nhưng rất ít Thầy giải thích được cho đệ tử rằng lỗi đó do chính bản thân gia chủ gieo tạo, hoặc do gia tiên tiền tổ gieo tạo trong quá khứ... muốn giải các vận hạn đó gia chủ phải tích lũy công đức, làm việc thiên, tu tập... để giải nghiệp dần dần, chứ không phải cứ bỏ ra vài chục triệu làm lễ là trả nợ được...

    .....và đây cũng là tình trạng chung hiện nay, ai làm lễ trả nợ Tào quan cũng dập khuôn như vậy, có mấy Thầy đọc được chính xác nợ của gia chủ tại cửa nào, đồ lễ phải trả là gì.... và gia chủ đã tích lũy đủ công đức (đến kỳ đến vận được trả nợ hay chưa)... thật là đáng buồn!...

  17. #17

    Mặc định

    MT xin copy một số bài có liên quan đến vấn đề này mà MT đã trả lời tại Box: Chia sẻ - Thảo luận bên diễn đàn VHPĐ để chia sẻ với các bạn:
    Bạn Lamnhi đã post:

    Bạn Lâm nhi đã viết:

    Tôi nghe nói 1 số người có thể RỜI CUNG CHUYỂN SỐ. Vậy ai trong 4frum biet o Ha noi co ai lam duoc dieu nay khong thi lam on chi dum toi voi. Toi va ban gai yeu nhau da lau ma bay h sap cuoi lai phat hien ra so menh xung khac nhau nguy hiem. Toi dang rat day dut, ai do co the giup voi, toi o hanoi.
    MT trả lời:

    Bác ơi bác đã tích lũy được công đức gì mà đòi di cung hóa số? Nhận tiện đây MT xin kể một câu chuyện:

    Ngày xửa ngày xưa ở một ngôi chùa nọ có một Thầy và một Sư chú, một hôm Sư Thầy ngồi thiền và phát hiện đuợc Sư Chú có nghiệp nặng sắp phải đi hầu Diêm vương... Sư Thầy rất thương Sư Chú và không muốn nói cho Sư Chú biết sự việc như vậy...
    Để chuẩn bị trước cho cái chết của Sư Chú, Sư Thầy cho Sư Chú về thăm quê mấy hôm thăm gia đình...
    Sau mấy hôm về thăm quê một hôm Sư Thầy ngồi thiền ngạc nhiên thấy Sư Chú đã vượt qua được và không phải chịu nghiệp chết... nữa...
    Sư Thầy ngạc nhiên hỏi thăm Sư Chú trên đường về con có gặp chuyện gì bất thường không??? Sư Chú trả lời: Dạ thưa Thầy không ạ! Trên đường về con không gặp chuyện gì bất thường cả... nghĩ một lúc Sư chú mới nói: Dạ thưa Thầy khi đi ngang qua dòng suối con đã cứu một tổ kiến đang chuẩn bị ngập nước.....

    Câu chuyện trên nhắc nhở chúng ta rằng bất cứ khó khăn nào, bất cứ nghiệp chướng nào, kể cả nghiệp nặng nhất là phải chết... ta cũng có thể vượt qua được, ta cũng có thể chuyển nghiệp được từ nặng thành nhẹ, từ nhẹ thành không... nếu ta biết tu nhân tích đức, biết hành thập thiện, tích lũy công đức....

    Trở lại câu hỏi của bạn MT có đặt lại vấn đề hỏi lại bạn là căn cứ vào đâu mà bạn nói là số mệnh của bạn xung khắc với bạn gái rất nguy hiểm, bạn tự xem hay lại nghe lời mấy thầy bói??? Liệu Thầy đó có đủ tin cậy hay không mà nghe lời phán phán bạn đã hoang mang như thế ???

    Mặt khác nếu có Thầy nào mà bây giờ nhận giúp bạn khóa lễ di cung hoán số cho bạn mà chưa đo được công đức bạn tích lũy được bao nhiêu đã đến thì chắc chắc đó là Thầy dỏm, Thầy chỉ thích lễ để kiếm lợi....

    Vài lời chia xẻ với bạn như vậy, chúc bạn vượt qua được khó khăn này....
    Anh Quangquy trả lời:

    Trong nhân mệnh học có nhiều quy luật chi phối, nếu chỉ xét 2 người với nhau thì có:

    - Ngũ hành can và ngũ hành chi
    - Ngũ hành bản mệnh nạp âm
    - Cung Phi địa lý (Bát san), nếu xấu có: tuyệt mạng, ngũ quỷ... tốt cũng có 4 cung tương tự.
    - Tương khắc giữa Nhật nguyên và cách lấy dụng thần trong tử bình.
    - Sự tương hợp của các sao thủ mệnh trong tử vi, tương hợp bộ sao, tương hợp hệ sao, tương hợp ngũ hành sao...
    v.v... và v.v...

    Nhìn chung là có tới ít nhất 100 quy luât về tương sinh- khắc xung kỵ... thường được cái này sẽ mất cái khác. Như vậy không có sự toàn hảo trong mệnh số. Được cái này mất cái khác.

    Vấn đề là người xem cho bạn (hoặc chính bạn tự xem) đang bị Nhấn Mạnh vào cái xung khắc nào và bị ấn tượng (ám ảnh) bởi điều đó. Tùy một trường hợp lại có cách giải quyết mà không cần phải di hay hoán cái gì.

    Ví dụ bạn mệnh Hỏa, bạn gái mệnh Thủy, bị phán là vợ xung chồng gây hại cho chồng chẳng hạn. Vậy hãy sinh 1 đứa con mệnh Mộc là có thể góp phần trung hòa 2 bản mệnh rồi.

    Các quy luật khác cũng như vậy.

    Tự mỗi quy luật nó vừa nằm trong 1 mối liên hệ với các quy luật khác nhưng cũng vừa độc lập, nếu di hoán hay thay đổi 1 điểm này thì vô tình làm cho những điểm khác bị xáo trộn theo. Như vậy nếu được 1 cái sẽ có thể mất 1 hoặc vài cái khác. Nếu bạn tự đổi mệnh mình để phù hợp không xung khắc với vợ mình, nhỡ sau này sinh con nó lại xung với cả 2 vợ chồng như vậy sự xung khắc (vốn có) lại bị chuyển sang 1 bên khác mà thôi.

    Do vậy, di cung hoán số có thể tạm coi là cách nói của một số người thôi. Bản chất không có gì.
    Nếu biết cách có thể chuyển hóa từ từ các yếu tố xung khắc được.
    MT trả lời:

    Bác QuangQuy nói hay lắm, xin phép Bác cho em copy bài viết của bác vào topic của em là LUẬN BÀN VỀ ĐẠO THÁNH... tổng hợp để mọi người theo dõi cho tiện.

    Nhân đây MT cũng xin nói một chút về Xem tướng...

    Các Thầy tướng số hiện nay ít người có năng lực thực sự, họ thường đoán mò hoặc dựa vào bài bản sách vở... theo MT một Thầy xem tướng giỏi khi xem cho đệ tử phải trả lời được những câu hỏi cơ bản sau:

    - Chân mệnh tôi từ đâu tới ? từ cõi Thiên, Địa, Ngạ Quỷ, Súc Sanh...???
    - Trong cấu trúc bản thể đâu là nhân thiện để khai mở, phát triển... đâu là nhân ác để triệt tiêu đi...???
    - Với nhân thiện này tôi nên làm gì để hợp, để hòa...???


    Để trả lời những câu hỏi này đòi hỏi người Thầy phải có năng lực thực sự..... chứ không thể đoán mò hay dựa vào sách vở được.

  18. #18

    Mặc định

    Hôm nay đọc một bài bình luận về bài báo "Quái tình nơi cửa Phật" đăng trên Báo Hạnh Phúc Gia Đình số ra ngày 28-12-2007 MT xin post lên đây để mọi người tham khảo và chúng ta hãy cẩn thận hơn khi chọn Thầy làm nơi nương tựa.... đây là một thực trạng đáng buồn, đây là những con sâu làm rầu nồi canh:

    Báo Hạnh Phúc Gia Đình số ra ngày 28-12-2007 có giật tít bìa “Quái tình nơi cửa Phật”. Tìm đến trang 24, đọc xong mới giật mình vì có một câu chuyện đúng thật là “rất quái”. Điều khiến tôi phân vân với tờ báo là sự giật tít để câu khách có sự không đàng hoàng cho lắm.

    Nếu nó là một câu “chuyện” thật thì phải có những con người cụ thể, địa chị cụ thể, sự kiện ngày giờ cụ thể. Còn nếu nó là “truyện” thì nên ghi rõ là truyện ngắn vì đó thuộc lĩnh vực sáng tác và các nhân vật là hư cấu…

    Truyện (chuyện?) có nội dung tóm tắt như sau: Sư cô Đàm Chi, trụ trì chùa Trúc, làng Phương Thượng, người sắc xảo, có uy tín, luôn chỉ bảo cho mọi người về đạo đức của nhà Phật.

    Bà Hường là một Phật tử thường hay lên chùa cầu an, cầu phúc. Một hôm bà Hường nhận được điện thoại của cô Dị về việc “đến chùa mà tìm chồng”. Cô Dị là một cô gái đồng bóng yêu ngây ngất sư cô. Sở dĩ cô Dị báo tin cho bà Hường vì cô ghen với mồi tình vụng trộm của sư cô Đàm Chi.

    Con trai bà Hường tên là Quang làm công an huyện, sau khi biết chuyện đã chở mẹ lên chùa tìm bố. Chuyện tằng tịu của bố Quang với sư cô Đàm Chi (“người đàn bà nõn nà trắng phớ đang ôm ghì người đàn ông sung mãn”) và chuyện ghen tuông của mẹ Quang khiến Quang lo lắng điện thoại đến chùa Quảng Tâm nơi thượng tọa Thích Đức Phi trụ trì.

    Thật không ngờ thượng tọa Thích Đức Phi là người có trình độ Phật học cao, tinh thông giới luật, có uy tín trong hàng giáo phẩm nhưng lại có quan hệ với sư cô Đàm Chi vì có người nhìn thấy hai người ở nhà nghỉ mát Đà Lạt. Và tiếp tục một đêm chiếc xe biển số 1068 (của bố Quang) lại êm ru tiến vào chùa Trúc.

    Cô Dị vì ghen quá đã cho người châm lửa đốt trai phòng của sư cô Đàm Dị. Kết cục cô Dị bị bắt vì tội đốt nhà giết người. Nhưng “điều cô căm tức không phải chỉ vì hai kẻ kia thoát chết mà còn vì lão thượng tọa sau khi nhận được điện thoại của cô đã thông tin ngay cho hai kẻ kia trốn thoát. Cuối cùng họ phi tang, còn cô phải ra tòa chịu số phận tù đày sắp tới” (Quái tình nơi cửa Phật).

    Đọc xong mới thấy “truyện” đã có “chuyện”. Bỏ qua những “dụng tâm” của người viết và tờ báo, chúng ta không khỏi suy nghĩ về những giá trị mà rồi đây rất có thể từ những con người cụ thể (hay từ những nhân vật được hư cấu) sẽ làm đổi thay đáng kể cái cán cân đạo đức xã hội. Và đâu đó người ta đang hình dung ra những sự mất giá quá lớn trong đời sống xã hội từ khắp các tổ chức đoàn thể xã hội, trong đó có tôn giáo.

    Là một người Phật tử, tôi luôn nhắn nhủ mình rằng: “Y pháp bất y nhân” (y vào giáo pháp của Đức Phật mà tu tập, chứ đừng nhầm lẫn với những con người cụ thể, những con người mà sự hoán chuyển từ cái thiện sang cái ác là rất mong manh). Nhưng đó là những người được tiếp thu giáo lý để hiểu được điều đó như tôi. Còn biết bao nhiêu người chưa có tín tâm, đang mò mẫn vào đời sống tôn giáo thì họ chỉ có một điều suy nghĩ đơn giản là đạo Phật thiêng liêng thì những người thực hành (Tăng Ni, Phật tử) cũng phải là những người mẫu mực về đức độ, nhân cách, và điều khuyến khích họ sống tốt chính là những tấm gương trước mắt họ.

    Thế nên không biết đúng hay sai, tình tiết nặng nhẹ ở mức nào, nhưng người dân bình thường cứ nhìn thấy, nghe thấy những cái gọi là “Hòa thượng phản động”, “sư cô lẳng lơ”, “thày chùa giàu sụ, ăn chơi không thua người đời” là người ta nghĩ khác về đạo Phật, nghĩ xấu về đạo Phật mà không cần hiểu những con người đó tu vì mục đích danh lợi gì, theo chính kiến nào, được ai sắp đặt…

    Có người nói: “Đành rằng đạo của quý vị đẹp thật, tốt thật nhưng tại sao nó đẹp tốt như thế mà có nhiều những con người đi theo nó lại chẳng thấy tốt đẹp chút nào. Tôi thấy nhiều người ở xóm tôi, đi chùa tụng kinh suốt ngày nhưng chửi chồng, chửi con, cãi lộn với hàng xóm như hát hay, thì cũng không hiểu là thế nào”…

    Những năm tháng “hiện đại hóa” gần đây, tiếng xôn xao, lời đồn đại tiêu cực về đời sống tu hành của quý thầy, quý cô, thậm chí có người trong hàng giáo phẩm ngày càng có phần tăng lên trong các khóa tu, đạo tràng. Không hiểu quý thầy cô có tâm trạng hoang mang như người Phật tử hay không? Nhưng có người đã gằn giọng nói: “Người tu nhiều lên và tính đời tăng lên gấp nhiều lần”.

    Tôi cũng cố thử xem cái gọi là “tính đời” đó nó tăng lên ở điểm nào dù phải chấp nhận coi mình là kẻ soi bói. Quả thật, có những nơi ngoài ngôi chùa và những pho tượng Phật điềm tĩnh, từ bi, tôi thấy quý thầy có đầy đủ những vật dụng sinh hoạt như người bình thường, không những vậy nó còn là những thứ “đồ xịn” ra trò không kém. Không kể đến mốt “lên đời” xe đã trở nên phổ biến.

    Có những quý thầy tuổi còn rất trẻ, nhờ “thân quen” giới thiệu được trụ trì ở một ngôi chùa nào đó mấy năm đã có xe hơi đi lại. Xe hơi ngày càng trở nên phổ biến trong chốn chùa chiền. Không hiểu từ hôm nào, “chùa” đã nhanh chóng bước vào giới người giàu như vậy, và không ít quý thầy trở thành người mà Phật tử phải “ngước lên”, những cuộc gặp phải “xin hẹn”, lễ ít thì cho đệ tử là Sadi, chú tiểu tiếp...

    Thế là xã hội lại một phen xôn xao “đi tu sướng lắm”, “thày chùa bây giờ giàu ghê”. Nghe thì nhồn nhột, nhưng thấy người tìm đi xuất gia ngày một nhiều và gần như không được kiểm soát chặt, thành thử oai nghi đi đứng, nói cười của không ít Tăng Ni trẻ gần như “có vấn đề”…

    Từ xa xưa, hình ảnh mái chùa, hình ảnh quý thầy, quý cô là hình ảnh gần gũi, lân mẫn với người dân bình thường, người lao động, người nghèo khổ thì nay đang có biểu hiện đi dần về phía “thượng lưu”. Không biết đó là phúc hay họa, là sự phát triển vượt bực hơn cả thời Lý-Trần của Phật giáo Việt Nam hiện nay (phát biểu của Hòa thượng Thích Thanh Tứ trong chương trình Thời sự VTV) hay đó là một nỗi buồn lo không dễ nói thành lời.

    Phải chăng gắn sự phát triển của Phật giáo vào chùa to cảnh lớn, xe hơi đưa đón các thầy vào ra, nhiều trường học, nhiều lễ lạc…, rời xa những định hướng tâm linh căn bản là một mục tiêu chệch hướng?

    Chắc chắn trong thời gian tới, những “truyện” những “câu chuyện” tương tự như “Quái tình nơi cửa Phật” sẽ còn xuất hiện. Nên người viết chỉ mong rằng Ban Trị Sư các tỉnh thành nên hoạt động hiệu quả hơn nữa, là nơi để Phật tử có thể “đánh trống kêu oan” cho đạo đức nhà chùa, xử lý các tình huống ngay khi có những lời đồn đại không hay, chấn chỉnh oai nghi, giới hạnh của Tăng Ni (người của dân chúng).

    Nếu vi phạm 3 lần có thể tước danh trụ trì gửi đến một trú xứ để tòng chúng tu tập. Ban Trị Sự cũng nên quyết tâm hơn đối với những vị Tăng Ni có biểu hiện lên đồng nhập bóng vì ở đó có những lệch lạc trong giới tính, gây nên những biến thái về tâm sinh lý. Áp dụng những biện pháp mạnh (thải bớt tăng đồ) khi có những biểu hiện vi phạm nặng và để lời đồn đại kéo dài.

    Người viết mong Giáo hội quyết tâm chỉ định thời gian tập tu ở chùa là 3 năm, trong thời gian này không được cạo đầu. Bên cạnh đó cử hẳn một ban giới luật theo dõi sinh hoạt của những người tập tu để làm cơ sở cho việc chấp nhận xuất gia về sau. Người viết cũng mong các vị thầy tinh tế hơn trong chọn lựa đệ tử, theo dõi sát đệ tử để nếu thấy những đệ tử nào có những biểu hiện “khó tu” thì dùng lòng từ bi của mình như một người cha người mẹ lo một đời sống thế tục cho họ trong thời gian đầu, đừng xua đuổi, trù dập họ.

    Bởi nếu họ không có duyên làm đệ tử xuất gia thì hãy cho họ cái duyên đệ tử tục gia, nhằm hướng dẫn đời sống tâm linh của gia đình họ về sau. Đừng để xảy ra những tình trạng bất mãn, thù ghét thầy và xa rời những giá trị tâm linh đạo Phật.

    Nếu Tăng Ni nào thấy mình không thể gắn bó hết cuộc đời xuất gia thì nên mạnh dạn trình bày với thầy bản sư để tìm hướng đi sau đó cho mình. Trong thời gian còn ở chùa không được làm tổn hại đến uy tín của chùa và Giáo hội. Thành lập hội những người tu xuất giúp đỡ nhau cũng là một việc nên làm.

    Cơn bão thông tin đa phương tiện sẽ không nhân nhượng với bất cứ chuyện “thâm cung bí sử” nào. Một sự điều chỉnh mạnh mẽ ở bên trong của Giáo hội PGVN và của mỗi ngôi chùa vào lúc này là vô cùng cần thiết. Nếu được vậy thì những “truyện”, những “câu chuyện” như kiểu “Quái tình nơi cửa Phật” đều sẽ không có cơ hội xuất hiện trên mặt báo và dĩ nhiên chúng ta không phải phiền lòng.

    Hình ảnh “người làm dâu trăm họ” (chỉ quý thầy cô) có còn giữ được trong tâm khảm người Phật tử hay không? Câu trả lời nằm ở phía những nhà lãnh đạo Giáo hội và sự ý thức về hình ảnh của chính mình nơi mỗi Tăng Ni.

    Nam Quốc

  19. #19

    Mặc định

    cám ơn bài viết của huynh, những bài của huynh rất hay, :023:

  20. #20

    Mặc định

    MT thấy chủ đề này rất hay bạn thangbom0007 thân mến, vì bản thân MT tiếp cận được với Đạo Phật khi đã có đức tin bên Đạo Thánh nên MT rất muốn mọi người hiểu rõ Đạo Thánh nhằm mục đích:

    1- Đề cao tín ngưỡng văn hóa tâm linh của đất nước Việt nam...

    2- Bài trừ mê tín dị đoan qua các hiểu biết sai lệch về Đạo Thánh...

    ........

    Vì mới vào diễn đàn này nên MT chưa có thời gian nhiều đọc các bài viết của các bạn thắc mắc về Đạo Thánh... khi đọc lướt qua một số bài thì MT thấy nhiều người chưa hiểu rõ về Đạo Thánh... lắm nên một số người vẫn còn mê tín lắm, có thời gian MT sẽ post các bài tham gia với các bạn đó....

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •