Chính xác phải gọi là thiền hay yoga, còn "luân xa, nhân điện, cảm xạ" chỉ là cách gọi một số hiện tượng nào đó của yoga mà thôi.
Thông Thiên Học cho rằng, con người có đến 84.000 rung động là các chất khí Jiva, được tạo thành bởi 5 nguyên tố Đất (Earth), Nước (Water), Lửa (Fire), Khí (Air), và Chất-dĩ-thái (Ether).
Do luân hồi trong nhiều kiếp, các rung động này pha trộn với nhau, tạo ra những cá tính vô cùng phức tạp như tham dục, thù hận, si mê, bác ái...và những cá tính này thuộc vào ba nhóm rung động Tính-trung (Satva), Tính-động (Raja) và Tính-tịnh (Tama).
Giống như người ta khai thác dầu thô rồi đem chưng cất và lọc ra từng sản phẩm từ thô đến nhẹ như xăng máy bay, nhớt, nhựa trải đường... thì con người cũng được cấu tạo thành từng phần tự nặng đến nhẹ là:
* Thể-vật-lý: Bao gồm 2 thể khác là Thể-xác (Sthula Sharira) và Thể-phách (Linga Sharira).
* Thể-vía hay Thể-dục-vọng
* Thể-rrí (A-lại-da-thức)
* Thể-thượng-trí (Đại Ngã/Atma)

Bây giờ bạn thử tưởng tượng mình bị những cái khí rung động thô nặng thuộc về các thể thấp chi phối, bởi loại khí này nó ở phía ngoài linh hồn, nó luôn được ưu tiên để xử lý các suy nghĩ và hành động của chúng ta. Vì vậy, với một số người bạn có thể dễ dàng nhìn khuôn mặt họ mà suy đoán tính cách... ví dụ nhìn người nào đó biết là anh ta có tính khí hung hăng và hễ khi có va chạm với người này, anh ta sẵn sàng đốp chát ngay ngay mà không cần đắn đo phải trái. Hay với một số người trên khuôn mặt họ rất ít khi thể hiện một tính cách duy nhất nào, và với những người này việc xử trí tình huống của họ luôn có cân nhắc.
Dĩ nhiên với một người bình thường bị chi phối bởi loại khí Jiva thô, thì linh hồn sẽ mãi cuốn theo nghiệp quả do mình tác tạo và sự đau khổ do các rung động này mang lại thì khỏi nói ai cũng biết được.
Ví dụ, bây giờ mình ngộ ra cái đau khổ này và mình muốn dứt bỏ khỏi nó thì làm thế nào? Đọc kinh sám hối, đi chùa, bố thí, niệm thần chú, đi tu... việc nào dứt bỏ đau khổ nhanh hơn? Hay là ta trốn vào rừng sâu núi thẩm sống cô độc lùi lũi một mình, không gặp ai, không tiếp xúc ai...thì ta sẽ hết đau khổ? Có thể bằng cách "lẫn trốn" trong một đời sống khổ hạnh có thể giúp linh hồn bớt đau khổ trong thời điểm hiện tại, nhưng ý của Thượng Đế muốn linh hồn phải tiến hóa và trở về bản chất của nó (Đại Ngã).
Ý kiến riêng của tui thì chỉ có thiền hoặc yoga, duy nhất hai phương pháp này mới có thể giúp người ta vượt qua đau khổ.

Giờ đây thì làm cách nào để cải thiện nghiệp quả của chúng ta? Cách duy nhất, thải loại các loại khí Jiva rung động thấp thỏi và thu về những loại khí rung động thanh nhẹ. Và phương pháp duy nhất để hoán đối các loại khí là mở các luân xa và khai thông kinh mạch.
Việc mở luân xa có rất nhiều cách, và chính tại đây đã phân chia ra nhiều trường phái tu luyện khác nhau như Mật tông, Kundalini Yoga, Hatha Yoga, Thiền Tông...
- Mật tông dùng ấn (hoặc phương pháp đặc biệt nào đó) để kích hoạt các luân xa.
- Hatha Yoga dùng những tư thế đặc biệt để kích hoạt các luân xa.
- Thiền Tông dùng phương pháp hít thở để kích hoạt các luân xa.
- Kundalini Yoga bằng một phương pháp đặc biệt như Đạo sư truyền năng lượng vào các luân xa để mở, hoặc một số người đã từng tu luyện trong kiếp trước thì nó tự mở (nghĩa đen).
Sau khi việc mở luân xa hoàn tất, trong quá trình thiền khí Prana sẽ vào các luân xa, và các đại huyệt dẫn nó đi khắp cơ thể để khai thông kinh mạch. Quá trình này sẽ có cảm giác phúc lạc, thanh thản... do một số đường kinh mạch tiềm tàng được kích hoạt.
Đây mới chỉ giai đoạn 1 của việc tu luyện, nhưng bạn đã có một số thành quả như tự chữa một số bệnh lặt vặt (nhanh đến nổi bạn không cảm thấy mình có bệnh), an nhiên tự tại, bớt bị trầm cảm, hạn chế sự chi phối của ma quỷ (không bị nhập thôi chứ nó vẫn có thể khống chế bạn).

Thành quả đến đây có thể làm một số người mỹ mãn, và sự giới hạn tại mức này thúc đẩy người ta lập ra một trường phái mới gọi là nhân điện, hay năng lượng trường sinh học gì đó. Cá nhân tôi thấy trong giai đoạn này không có khả năng chữa trị những bệnh nặng như tiểu đường, nan y gì đâu... và sự thiếu hiểu biết sẽ làm cho người tu luyện hút những nghiệp quả nặng của người bệnh....và sự tai hại có khi còn lớn hơn lòng nhiệt tình nữa.