Nền triết học Việt nam bắt nguồn từ Thế Giới Tâm linh của người Bách Việt xa xưa: Âu Việt, Lạc Việt, Đông Âu Việt, Tây Âu Việt, Hán Việt (đất Hán trung, Thục, Bái) Dương Việt, Mân Việt, Trại Việt, Nhục chi Việt….người Bách Việt trên thờ Đức Ngọc Hoàng Thượng Đế, giữa thờ Đức Mẫu Cửu Thiên, dưới là Thổ Địa Linh Thần. Người Âu lạc Việt từ xưa cũng thờ trên là Đức Hoàng Thiên, giữa thờ Tam Tòa Thánh Mẫu, dưới thời Thần Linh Thổ Địa...
Bắt nguồn từ Thế giới Tâm linh ấy, Tổ tiên chúng ta đã gây dựng hoàn chỉnh nền Triết học “Thiên Địa Nhân hợp nhất, Thiên Địa Nhân tương giữ”, nghiên cứu và sáng tạo ra học thuyết “Tam Tài Lược Thuyết Thống Nhất Thể” tức là học thuyết về Thiên đạo, Thánh đức và Địa Linh đã được tổ tiên ghi lại trong Thiên Thư Dịch Học.
Đức vua Phục Hy tổ tiên người Việt chúng ta đã sáng tạo thuyết Tiến Hóa Nhất Bội Nhị ngay từ khi chưa có chữ viết, dùng đường tròn và các vạch để ghi lại sự biến dịch của vũ trụ: Vô cực sinh Thái Cực, sinh Lưỡng Nghi, Tam Tài, Tứ tượng, Ngũ Hành, Lục Giáp, Thất Tinh, Bát quái, Cửu Cung, Thập Can, Thập nhị Chi, Thập tứ Diệu… tức Kinh Dịch Tiên Thiên nặng về Vũ Trụ quan, lấy Thiên – Kiền làm gốc. Thượng tri Thiên văn, hạ thông Địa lý, Trung tường Nhân sự làm nền móng Triết Học Tam Tài Lược Thuyết. Qua thời kỳ dựng và giữ nước, Văn Vương đã khai lộ Hậu Thiên Dịch lấy Địa – Khôn làm khởi điểm, nặng về Thế giới quan, đến nay Đức nhân Trần Cao Vân là nhà Nho yêu nước bị giặc Pháp hãm hại đã tiếp bước nền móng xưa mà phát minh ra Trung Thiên Dịch lấy quẻ Thủy Phong Tỉnh làm Nhân, gốc của Triết học Nhân văn giữ Thiên Địa tương hợp, nặng về Nhân sinh quan.
Từ nền văn hóa Lúa Nước đã tạo nên một nền văn minh Trống Đồng từ Trống Đông Sơn Nhật Tinh tám cánh, mười cánh, mười hai cánh, mười bốn cánh đến Trống Đồng Ngọc Lũ Mặt Trời mười sáu tia sáng láng. Trên mặt các hệ thống Trống Đồng đều còn lưu trữ bộ Kinh dịch: Thiên Thủ Chi Thư, Vạn Pháp Chi Môn không tiền khoáng hậu cho chúng ta. Trên thế giới ngày nay thì chỉ có nước ta tự hào có ngày giỗ Tổ long trọng hàng năm để tỏ lòng tri ân Người và vun đắp nền Triết học Thiên Địa Nhân tương giữ:
Ơn Trời mưa nắng phải thỳ (Thiên)
Nơi thì bừa cạn, nơi thì cày sâu… (Nhân)
Bao nhiêu tấc Đất tấc vàng bấy nhiêu (Địa)
(Hồng Nguyên Tử)
Bookmarks