1.7. CHIỀU VẬN CHUYỂN CỦA HÀ ĐỒ


Hà Đồ chỉ rõ sự tương sinh của Tiên Thiên Ngũ Hành do sự tương tác của hai Tiên Thiên Tứ Tượng mà ra. Nó là mô hình về sự phân bổ và hình thành cái sống vật thể và tâm linh của Đấng Tạo Hóa. Từ hình ảnh của một chữ thập thể cho Tứ Tượng, người ta bẻ ngoặc các chia của nó cho thành chữ Vạn chỉ hướng thuận sinh theo chiều kim đồng hồ, hướng sinh thành tự nhiên của năng lực Tiên Thiên.

1,6 là Dương Thủy và Âm Thủy. 2,7 là Âm Hỏa và Dương Hỏa. 3,8 là Dương Mộc và Âm Mộc. 4,9 là Âm Kim và Dương Kim. Các ý nghĩa này vẫn không đổi trong Lạc Đồ.

Con số 5 ở trung cung Hà Đồ là cái Ta giữa thế giới hữu tướng. Hai số 5 hai bên Ta là Thiên và Địa từ đó mà có hai dòng năng lực ngang dọc của Khảm Ly và Chấn Đoài. Bát Quái chuyển vận sinh ra Ngũ Hành và Tiên Thiên Ngũ Hành thì tương sinh.


Số 6 của Âm Thủy vào nhà Cấn thuộc Thổ, sức của Thủy bị giảm vì Thổ khắc Thủy. Số 8 của Âm Mộc ở vào cung Khôn thuộc Thổ. Mộc khắc Thổ thật đấy nhưng Thổ này mạnh quá nên khi Mộc khắc chế Thổ chính Mộc cũng bị tù hãm. Thổ 6 khắc Thủy 1 còn có nghĩa: tiềm năng sinh con, tức là khả năng của thân thể âm tính tạo được sinh vật có dương tính sống động () lại làm cho người nữ không có được dương lực tự phát của số ba thuộc Mộc[2].

Cho nên phép Tạo Hóa còn cần một tiến trình dài dòng để tính Càn Khôn kiến tạo Thủy Hỏa cho Nam Nữ từ tuổi ấu thơ cho đến tuổi dậy thì, sau đó mới giao cho tính Hàm Hằng của Nam Nữ vợ chồng theo Bát Quái Hậu Thiên mà tiếp tục.


http://www-personal.usyd.edu.au/~cda....7.ChieuVCHaDo