1.6. SỰ HÌNH THÀNH CÁC CON SỐ
Thông thường, ta có thể đơn giản nghĩ rằng các số đếm được tạo thành bằng cách cộng vào với số đã biết thêm một đơn vị nữa (như 1+1=2, 6+1=7) và số không là kết quả của phép tính trừ hai số bằng nhau. Sự hình thành các con số thực ra không đơn giản như vậy.
Hãy tưởng tượng tình cảnh nguyên thỉ của vạn vật và vạn linh, lúc ngôi Thái Cực không có chi để so sánh và đối đãi, sự xuất hiện ra cái chi đó nữa phải là một đại biến cố. Lúc không có chi cả như vậy, chỉ có sự tồn tại của một thứ không tên và không thể mô tả được, gọi đó là Thần hay là Trời. Đó là tình trạng của một mãnh lực có tiềm năng vô biên và sự hình thành ra số hai nguyên thỉ có nghĩa là hình thành ngôi Lưỡng Nghi vậy.
Từ tình trạng duy nhất một nổ ra thành hai ngôi có phẩm tính nghịch đối nhau, sự biến chuyển ấy tương tự như
{0} {, 1}, hay {Hư Vô}{Thượng Đế + ngôi Thái Cực của Ngài}.
{1} {1+, 1-} hay {Thái Cực} {Lưỡng Nghi} hay {Thái Cực} {Thiên, Địa}
Lúc bấy giờ, cái bàng bạc tương quan Thái Cực + Lưỡng Nghi là {Huyền} {0, 1+, 1-). Đây là Ngươn Thần, một mà hai, hai mà ba.
Tiếp nối tính phân cực này, ta có sự phân chia Tính Năng và Hình Chất:
{Lưỡng Nghi} {Tứ Tượng}, hay là
{Lưỡng Nghi} , hay là
{{Dương }, {Âm }} {, }, hay là
{{1+}, {1-}}{{Lý, Tâm Qui Nguyên}, {Sự, Tâm Hiệp Nhất}, hay là
{{Lực Cân bằng Vật Chất và Phản Vật Chất , Lực di chuyển thẳng }, {Lực quay quanh trục , Lực quay theo quỹ đạo }}, hay là
{{Nguồn Ngươn Tinh , Nguồn Ngươn Khí Hiệp Thiên }, {Nguồn Tinh Lực truyền sinh , Nguồn Khí Lực ái nhiễm }}.
Cân bằng giữa vật chất và phản vật chất là Đại Ngã Tối Cao, nguồn của sự sáng và sự sống. Di chuyển thẳng là Đại Ngã theo lực của đại vũ trụ. Quay quanh trục là Tiểu Ngã tự bảo thủ mình. Theo quỹ đạo là theo vật chất tính vô ngã.
Có tiểu ngã tính khi có một đối tác chấp nhận mình, cùng mình tạo nên và bảo thủ trục quay. Có Đại Ngã tính khi đối tác đó là Chí Tôn Phật Mẫu. (Xin xem bài "Ba thứ Lửa Sống" trong phần Phụ Lục.)
Tuy chưa có cách thực hiện được các chứng minh cụ thể, có người đã cho rằng chính Phản Vật Chất là nguyên nhân của phản trọng lực (antigravity). Cũng vậy, chính phần Sinh Khí Hiệp Thiên đã giúp con người không bị đọa trần.
Và, tuy không trực tiếp viện dẫn tiến trình này, Tom Bearden, khi lý giải về nguồn năng lực điện từ sản sinh từ chân không, đã cho rằng song song nhưng ngược chiều với các sóng năng lượng điện từ có biểu hiện, lúc nào cũng có các sóng đồng bộ, ngược chiều vốn là năng lực không biểu hiện nhưng sau đó điện tích trong một cấu trúc lưỡng cực (như thanh nam châm) lại chuyển nó thành năng lực điện từ có biểu hiện ra theo mọi hướng của không gian ba chiều. (http://www.cheniere.org/briefings/ci...nts/index.html).
Khoa Thiên Văn Học hiện nay cũng đã thấy từ đĩa trung tâm của ngân hà chúng ta có hai lỗ đen cách ly nhau bằng một dòng ngoằn ngoèo như con sâu (Einstein-Rosen Bridge). Khi sự rung động của hai lỗ đen này đạt đến mức nào đó, chúng biến thành hai lỗ trắng và một lỗ sản sinh ra các mặt trời vật chất còn lỗ kia sản sinh ra các mặt trời phản vật chất. Các mặt trời vọt ra từ các lỗ ấy tạo ra các hành tinh vật chất hoặc phản vật chất và hình thành các tay xoáy ngược chiều nhau của đĩa ngân hà. Trong vũ trụ cũng có những ngôi sao vật chất và ngôi sao phản vật chất như vậy. Khi vật chất gặp phản vật chất (như lúc mà không gian có gió mặt trời -khu vực chịu ảnh hưởng của mặt trời- vật chất của chúng ta được một thiên thể phản vật chất, mà ta thường gọi là sao chổi, viếng thăm), chúng hủy diệt nhau và tạo ra năng lượng.
Người ta ước tính rằng nếu một gram vật chất tiếp xúc với m = 1 gram (0,001Kilogram) phản vật chất, năng lượng phóng xuất ra sẽ là E = mc2 = 0.001*(9*1016) = 9*1013 joules hay 25.000.002 kilowatt giờ.
Trong thế kỷ trước, sao chổi Shoemaker-Levy 9 vở ra thành nhiều mãnh. Những cuộc va chạm với Mộc Tinh đã tạo ra 21 vụ nổ tương đương với hơn 200 triệu Megatons TNT. Năm 1908, một mãnh vở từ sao chổi Encke's đã chạm khí quyển của trái đất trên xứ Siberia của Nga và nổ tung với một năng lượng tương đương hơn 30 Megatons TNT.
Hai Tứ Tượng theo cung cách một có tính Nam một có tính Nữ ấy hiệp nhau thành Tiên Thiên Bát Quái và từ sự vận chuyển này, tính nhuận hạ của Thủy, viêm thượng của Hỏa, khúc trực của Mộc, tòng cách của Kim, giá sắc của Thổ hiển lộ phân minh thành ra năm khu vực trong bầu trời, mỗi khu vực được trấn ngự bởi một chiết linh của Thượng Đế .
Trên đây là hình ảnh sơ lược của sự hình thành các ngôi năng lượng và hình thể tiên thiên (precosmic) trong trời đất. Nhiều đồ hình ẩn dụ các ý nghĩa của công trình Tạo Hóa đã từng được tiết lộ. Chúng ta có thể xem đồ hình Thiên Quốc mà Valentinus, một thầy tu nổi tiếng của Công Giáo đã dạy ra trong thế kỷ thứ hai ở phần Phụ Lục của sách này.
Tương tự, mỗi con số nguyên thỉ là một nguồn năng lực sáng tạo mới, với một đội hình và một chu kỳ tuần hoàn có năng lực đặc biệt.
Cho nên Trung Quốc ngày xưa có khoa nghiên cứu về Tượng và Số. Các nền văn minh cổ xưa đều có những khoa nghiên cứu này. Truyền thống Babylone, giáo huấn của Pythagoras (Hi Lạp, thế kỷ thứ VI trước Tây Lịch), các triết gia của Alexandria, các nhà huyền bí học Công Giáo, truyền thống Kabbalist của Do Thái, Kinh Vệ Đà của Ấn Độ… đều là những nguồn lý giải phong phú về tính cách huyền bí của mỗi con số[1].
Các con số từ 1 đến 9 nói trong các lời Thiên nhất, địa nhị…là nói về tính bất phân, tính lưỡng phân…chứ không phải chỉ là các thứ tự đếm số thông thường mà thôi.
Và lời dạy của Thượng Đế về nguyên căn của Ngài như
Nếu không có Thầy thì không có chi trong Càn-Khôn Thế-Giái nầy; mà nếu không có Hư Vô chi khí thì không có Thầy.
Tháng 6 năm Bính Dần (22-7-1929)
là để chúng ta học cách xây dựng Thiên Nhãn cho mình chớ không phải là để thỏa mãn tính tò mò của chúng ta về nguồn gốc vũ trụ.
Bookmarks