GIỚI THIỆU SÁCH KIM CỔ KỲ QUAN
Tác giả cuốn sách Kim Cổ Kỳ Quan là ông Nguyễn Văn Thới (1866 - 1926), thường được người gọi một cách kính trọng là Ông Ba. Ông Ba sinh tại làng Mỹ Trà, thị xã Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp và mất tại ngã ba Lộ Lở ở xã Kiến An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang. Ông ra đời sau khi Phật Thầy Tây An viên tịch 10 năm. Ông trưởng thành trong thời kỳ Pháp bắt đầu đặt chân xâm chiếm nước ta và là một nhân sĩ có tinh thần chống Pháp triệt để, thể hiện giáo lý Tứ Ân, trong đó có ân đất nước.
Ông Ba đã thọ giáo với cậu Hai Nhu, con cả của Đức Quản Cơ Trần Văn Thành (đệ tử thứ nhất của Phật Thầy Tây An), người sáng lập hệ phái Tinh Minh Hiếu Nghĩa.
Ông Ba đã thọ giáo với cậu Hai Nhu học đạo Tinh Minh Hiếu Nghĩa được 7 năm, trong một cuộc bố ráp của Pháp vào chùa Bửu Hương Tự, hơn 60 người bị bắt. Sau đó đều bị đày đi Côn Đảo (1913). Cậu Hai Nhu trốn thoát về ẩn vùng U Minh thượng Rạch Giá. Riêng ông Ba, ông đã cắt cổ tự vẫn.
Pháp đưa ông về bệnh viện Châu Đốc chữa trị, khi tỉnh dậy ông đã xé bỏ băng vết thương, ném bỏ thuốc thang của Tây cấp để tỏ rõ tinh thần bất khuất. Ông lẩn trốn về ngã ba Lộ Lở, xã Kiến An và ẩn thân nơi đó đến ngày mất (08/04/ 1926).
Ông Ba có lẽ đã viết ra bộ sách Kim Cổ Kỳ Quan trong thời gian ẩn dật này (1900 - 1926). Có lẽ ông đã có hai ngụ ý khi soạn tập sách này:
1) Muốn góp phần với các nhà khoa học lịch sử tìm di tích của vua Quang Trung và Ngọc Hân Công Chúa; với rất nhiều nghi vấn chưa giải đáp, nhất là mộ phần của hai người.
2) Muốn giải thích rõ ràng cho các đạo hữu Bửu Sơn Kỳ Hương về thân thế của Phật Thầy mà bao nhiêu thế hệ qua đã hiểu lầm, mặc dù tất cả đều tôn kính ngài như một vị Phật.
NHỮNG CHỨNG CỨ TRONG SÁCH KIM CỔ KỲ QUAN
Bắt đầu trong sách Kim Cổ Kỳ Quan với 2 câu:
Tôi nay lời nói sang đàng
Đầu xóm một chữ, cuối làng một câu
Đó là lời mở đầu của tác giả ông Ba Thới, muốn ám chỉ nghệ thuật ẩn giấu bí mật tài tình trong tập sách này, mà gần 20 năm nghiên cứu người viết mới khám phá ra.
Ví dụ trang 26 sách Kim Cổ Kỳ Quan viết:
Gánh thơm bán rẻ người không dụng
Việc mắt âu lo tặng kinh tâm
Đắng cay để dạ thâm ché siển (thiền)
Cá cạn ao hồ biển rộng thinh
Trung tâm tích đức tinh minh chí
Hạ bút đề thơ tặng ý Nam…
Khi viết xong không tô màu đậm chữ làm sao hiểu nghĩa của nó, làm sao hiểu ông Ba muốn nói gì?
Câu trên có thể giải nghĩa:
- Ta kết hợp Thơm với Hồ, tức Hồ Thơm, là vua Quang Trung.
- Chữ Mắt tức Mục, là Nguyễn Quang Mục, là tên Phật Thầy Tây An.
- Tinh Minh ám chỉ hệ phái Tinh Minh Hiếu Nghĩa.
- Chữ Trung, ám chỉ Quang Trung.
Nội dung đoạn thơ ngầm ám chỉ chế độ Quang Trung (Hồ Thơm) đã suy tàn, Nguyễn Quang Mục (Phật Tầy Tây An) như cá ở ao cạn, phải tìm biển rộng ở miền Nam mà mở đạo Tinh Minh (ông Ba Thới thọ giáo).
Để xác nhận Hồ Thơm với gốc cội của Phật Thầy Tây An, tác giả sách Kim Cổ Kỳ Quan đã viết :
Ai ai cũng muốn làm thầy
Ngặt tôi làm tớ ăn mày không cơm
Phải dùng gánh nước gánh thơm
Không ai hỏi tới để đơm cúng trời,
Của nhà chẳng sợ lỗ lời
Để đem cúng Phật, cúng Trời độ thân
Ông Ba Thới xác nhận rõ ràng thơm (Hồ Thơm) là của nhà Phật Thầy, cũng là Bửu Sơn Kỳ Hương (thơm), nhưng không ai biết đó là dòng dõi cao quý của Ngài. Ngài chỉ biết lo gánh Nước, gánh Thơm, cúng Phật, cúng Trời.
PHẬT THẦY TÂY AN LÀ CON CỦA NGỌC HÂN CÔNG CHÚA
Công Chúa Lê Ngọc Hân (1771-1799) là hoàng hậu của vua Quang Trung, bà sinh năm Tân Mão (1771), con gái của vua Lê Hiển Tông và bà Phù Ninh Từ Cung Nguyễn Thị Huyền, người làng Phù Ninh, tổng Hạ Dương, phủ Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Năm 1788, Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng Đế hiệu Quang Trung, phong Ngọc Hân là Như Ý Trang Thuần Trinh Nhất Võ Hoàng Hậu, giữ ngôi Bắc Cung Hoàng Hậu.
Khi vua Gia Long lên ngôi, đã trả thù tru di cửu tộc đối với nhà Tây Sơn: hành hình vua Cảnh Thịnh, bà Bùi Thị Xuân, quan Thiếu phó Trần Quang Diệu ở Huế vào tháng 8 năm 1802. Nhưng không nhắc đến Bắc Cung Hoàng Hậu và hai người con của bà là Nguyễn Quang Mục và Nguyễn Thị Ngọc Bảo. Và mãi đến ngày nay lịch sử hình như không nhắc đến chi tiết này. Sử sách chỉ ghi rằng, bà mất tại làng Phù Ninh, và đến ngày 28 tháng 6 năm Quý Mão 1843, vua Thiệu Trị cho đào mộ Ngọc Hân Công Chúa đổ xuống sông.
Trong Đại Nam Liệt Truyện Sơ Tập, có chép việc quật phá mộ phần của Nguyễn Nhạc và Nguyễn Huệ, nghiền bỏ hài cốt, giam sọ vào ngục thất, triệt ấp Tây Sơn, đổi tên là An Tây. Phải chăng chính từ An Tây mà có tên Tây An sau này?
Chúng ta biết rằng Phật Thầy Tây An mồ côi cha, sống với mẹ ở làng Tòng Sơn, Cái Tàu thượng, tổng An Thạnh thượng, tỉnh Sa Đéc (nay thuộc tỉnh Đồng Tháp), đó là sự thật và Ngài ra mở đạo lần đầu tiên ở vùng này. Nếu ta đã chứng minh ngài là con của vua Quang Trung, vậy mẹ Ngài là ai trong hai vị hoàng hậu họ Phạm và họ Lê, hay của một vị thứ phi nào khác?
Rõ ràng, mẹ của Phật Thầy đã thay tên đổi họ cho con để giữ lại dòng dõi của chồng, dạy dỗ con nên người. Đọc sách Kim Cổ Kỳ Quan chúng ta sẽ thấy rõ được sự gian nan, đau khổ của bà và khám phá được sự thật là ai?
Trong sách Kim Cổ Kỳ Quan có mấy câu :
Mấy lời mẹ lại dạy con
Trái nào nở mắt mật son vào lòng
(Trái thơm, hay trái dứa có nhiều mắt)
Hoặc :
Mấy lời mẹ dạy đừng quên
Dù mà sống thác hư nên tại lòng
Những phần sau sẽ tiếp tục đi tìm mẹ Đức Phật Thầy là ai?
Bookmarks