CUỐN HAI


Một giải thích về thực hành Vượt Qua trực tiếp từ văn bản gốc có tên Viên ngọc như ý của các thành tựu: Cẩm nang về hai giai đoạn của Giọt Tâm của Con đường sâu xa của các Dakini của Dudjom Rinpoche.

1. Văn bản này là từ cuốn Ma nằm trong các tác phẩm được sưu tầm của Dudjom Rinpoche.

2. Bản dịch sau đây bắt đầu bằng lời tường thuật ngắn gọn của Dudjom Rinpoche về cái thấy của giai đoạn đột phá (trekcho) trong thực hành Dzogchen. Mặc dù không có tiêu đề “Cái thấy” trong văn bản Tây Tạng, chúng tôi đã chèn nó vào đây để làm rõ hơn cho người đọc.

3. Đối với Dzogchen, điều này liên quan đến giai đoạn thực hành đột phá, nó tương ứng với câu cách ngôn: “Thông qua giác ngộ, người ta được giải thoát, thông qua bi tâm, những người khác được giải thoát.”

4. Đối với Dzogchen, điều này liên quan đến giai đoạn vượt qua trực tiếp (thogal), và trong mật tông, nó tương ứng với thực hành giai đoạn phát sinh.

5. Dyings dang ye shes dbyer me.

6. Đây là nhận dạng phi nhị nguyên đối với bản tính tinh túy của chính bạn.

7. Liên quan đến thời gian, chiều thứ tư vượt ngoài tính tạm thời, nhưng nó chẳng phải là không tồn tại. Chúng ta cũng có thể nói theo thuật ngữ bốn thân: pháp thân, báo thân, ứng thân, và tự tính thân, là sự hợp nhất của ba thân đầu tiên.

8. Nền tảng (gzhi) Nền tảng của toàn thể luân hồi và niết bàn là pháp thân.
Điều này giống như sóng nổi lên từ đại dương và tan biến trở lại, giống như cầu vồng phát sinh từ bầu trời rồi lại tan biến vào đó. Nếu đã xác định được nền tảng, thì tự nhiên bạn sẽ thấy mọi hình tướng chẳng là gì khác ngoài sự tỏa sáng hoặc biểu lộ của nền tảng, giống như sóng không khác đại dương, và cầu vồng không khác bầu trời.

9. gDing grol thog tu bca ba.

10. Kunkhyen Longchen Rabjam (1308 – 1363).

11. Hiện tại, trong trạng thái tâm trí bình thường của chúng ta, tính giác dường như bị giới hạn bởi các ngọn núi. Tuy nhiên, trong trạng thái tỉnh giác thoát khỏi “mọi quy ước bên ngoài, bên trong và ở giữa”, chúng ta thấy bản tính tinh túy (ngo bo) của toàn thể luân hồi và niết bàn. Nhờ vậy, phát sinh một tính giác cởi mở và không bị cản trở như không gian.Tính giác vô hạn này là bản tính tinh túy từ thân, khẩu, ý của toàn thể chư phật trong ba thời, cũng như bản tính tinh túy của mọi hình tướng trong sáu cõi. Bản tính tinh túy của tất cả những thứ này là bản tính tinh túy của không gian. Vì vậy, khi tự tin vào sự chứng ngộ này, chúng ta thấy xuất hiện và biến mất đồng thời, hay sự giải thoát của mọi hiện tượng.

Đối với các hình tướng, tính giác này giúp chúng ta nhận ra bản tính trống rỗng của các hiện tượng. Ví dụ, bằng cách nhìn thấy bản tính trống rỗng của một cái bàn, bạn không cần phải thay đổi hay sửa đổi nó theo bất kỳ cách nào. Tương tự, khi quan sát những ý nghĩ như ham muốn, dính mắc hoặc thèm khát, ngay khi nhìn thấy bản tính trống rỗng của chúng, chúng sẽ bị mất hiệu lực và không cần bất kỳ pháp đối trị nào. Sự chứng ngộ về bản tính tinh túy của các hiện tượng mang lại lợi ích to lớn vì chúng ta thấy rằng không có gì để từ chối trong năm độc. Bản thân hành động từ chối kéo theo những suy nghĩ như: “Ồ tôi không muốn điều này!” hoặc “Tôi phải làm gì đó để thoát khỏi điều đó!” Toàn bộ quá trình đó chỉ đơn giản là một biểu hiện của sự nắm bắt.

12. Bảy tư thế của Vairocana: 1) chân bắt chéo, 2) tay trong tư thế cân bằng, bản tay phải đặt lên trên bàn tay trái ngửa lên 3) lưng thẳng, 4) cổ hơi cúi về phía trước, 5) vai thẳng như một cái ách, 6) mắt nhìn vào chóp mũi, và 7) lưỡi chạm vào vòm miệng trên.

13. Tiếng Phạn citta là trái tim.

14. “Tác dụng” dây thòng lọng là đôi mắt. Theo nghĩa bóng, đôi mắt hoạt động giống như dây thòng lọng ở chỗ chúng mở rộng ra khoảng cách xa, bắt và lấy lại hình ảnh.

15. Tiếng Phạn caksu là đôi mắt.

16. Điều này không có nghĩa là bạn ngưng thở hoàn toàn, nó chỉ có nghĩ là bạn ngưng thở bằng mũi. Bạn nên thở nhẹ nhàng bằng miệng, với đôi môi hơi mở và không điều khiển hơi thở theo bất cứ cách nào.

17. Nhìn chung, đối với thực hành thogal tốt nhất là nên ở một nơi cao ráo, nơi bạn có thể nhìn thấy bầu trời không bị giới hạn, nhưng không phải ai cũng có lựa chọn này. Nếu bạn chỉ có thể thực hành ở một khu vực thấp, chẳng hạn như một thung lũng, bạn sẽ sử dụng các tư thế và ánh mắt tương ứng. Ví dụ thế pháp thân tương ứng với một nơi thấp hơn, với một người chiếm ưu thế về nguyên tố nhiệt và với một người dễ bị đau mỏi. Tương tự, các thế báo thân và ứng thân có môi trường, thể chất, nguyên tố và tâm ý tương ứng. Tuy nhiên, đừng quá câu nệ về các phân loại này. Mặc dù cuốn sách cung cấp những hướng dẫn này, nhưng điều quan trọng hơn là cần nhận thức được những trải nghiệm của riêng bạn để khám phá ra cách thực hành thoải mái nhất cho bạn. Ví dụ, bạn có thể khám phá ra tư thế báo thân và ánh mắt phù hợp hơn, ngay cả khi bạn sống trong một thung lũng. Những phân loại này chỉ đơn thuần là hướng dẫn chung, không nên tuân thủ cứng nhắc.

18. Rsi (drang song) Rishi là một bậc lão luyện, thành thạo trong thực hành thiền định.

19. Giữ vững trạng thái yên lặng, hoàn toàn thoát khỏi mọi cảm giác ràng buộc, hội tụ và phân tán của không gian tuyệt đối và tính giác, chỉ đơn giản là nghỉ ngơi trong trạng thái cân bằng hoàn toàn, phi nhị nguyên.

20. Ở đây, “năng lực giác quan” ám chỉ đôi mắt, và “các hình tướng” là những thứ như giọt bindu và sợi kim cương.

21. Nếu bạn thiền với đối mắt nhắm giống như phần lớn các thiền sinh phương Tây, bạn sẽ bỏ lỡ toàn bộ mục đích của phần thực hành này. Mặt khác, nếu bạn thiền với đôi mắt mở to, trong khi tạo ra những âm thanh dữ dội, giống như rất nhiều lama Golok, thì một lần nữa, bạn sẽ bỏ lỡ điểm chính. Trong thực hành này, mắt không lồi ra, và cũng không nhắm lại; chúng chỉ đơn giản là mở ra.

22. Ánh mắt nhìn thẳng về phía trước và hơi xuống một chút, nhưng không nhìn xuống quá xa như trong ánh mắt của ứng thân và không nhìn lên cao như trong ánh mắt của pháp thân.

23. Thử nghiệm để xem ánh mắt nào mang lại các bindu rõ ràng nhất cho bạn. Ví dụ nếu các giọt bindu xuất hiện rõ hơn khi mắt bạn hoàn toàn tự nhiên, thì hãy tiếp tục theo cách đó.

24. Điều quan trọng là không được ngẩng đầu lên hoặc cúi xuống khi thực hiện những cái nhìn này. Chỉ có mắt chuyển động. Ngoài ra, nếu bạn có thị lực rất tốt, bạn có thể muốn nheo mắt nhiều hơn một chút. Trong khi nếu bạn có thị lực kém và tầm nhìn của bạn đã hơi mờ, điều này sẽ thực sự tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hành.

25. Điều này ám chỉ buổi sáng và buổi tối.

26. Cẩn thận không nhìn trực tiếp vào mặt trời! Bạn nên nhìn ít nhất sáu feet (183cm, gần 2m) dưới mặt trời. Quan trọng nhất là tìm ra khoảnh cách nào phù hợp nhất với bạn.

27. Nhìn chung, trong số mặt trời, mặt trăng và đèn, mặt trăng được coi là tốt nhất vì nó thực sự hỗ trợ cho mắt.

28. Khi tiếp tục thực hành, bạn sẽ thấy hơi thở dường như biến mất và bạn hầu như không cần thở nữa. Nhưng việc này diễn ra chậm rãi, vì vậy đừng ép buộc bằng cách nín thở. Hãy để nó diễn ra tự nhiên.

29. Trong số các chuỗi kim cương, một số có thể trông giống như những nút tóc nhỏ, một số giống như những sợi chỉ vàng, và một số khác trông giống như những hạt nhỏ trên một trạng hạt pha lê. Trong giai đoạn đầu của quá trình thực hành, khi những hình ảnh này lần đầu xuất hiện, điều quan trọng là không nên quá phấn khích, nghĩ rằng: “Ồ tôi thực sự là một cái gì đó. Tôi thật tuyệt vời. Tôi đang tiến xa trong quá trình thực hành này.” Tương tự, điều quan trọng là không nên cho rằng: “Ồ việc này lãng phí thời gian. Đây chỉ là những vật trôi nổi. Không có gì to tát cả.” Cả hai thái độ đều không đúng; thay vào đó, bạn chỉ nên tiếp tục thực hành.

30. Bạn không muốn buông bỏ hơi thở theo nghĩa đen vì khi đó bạn sẽ chết và quá trình thực hành của bạn sẽ bị cắt ngắn. Thay vào đó, “tỉnh giác không gắn liền với hơi thở” có nghĩa là sức tỉnh giác của bạn không bị tập trung hoặc phân tán bởi hơi thở, nói cách khác, điều đó có nghĩa là nhận thức của bạn được tự do khỏi hơi thở, trong đó hơi thở không bị cản trở.

31. Điều này rất giống với việc để cặn trong một cốc nước bẩn lắng xuống đáy cốc. Theo cách đó, hãy để sự nhận biết của bạn lắng xuống cùng hơi thở, trong khi thở nhẹ nhàng qua miệng.

32. Đây là từ đồng nghĩa với phật tính.

33. Những linh ảnh này đến từ đâu? Và phật tính này đến từ đâu? Chúng có phải là những thứ bạn có thể mua ở cửa hàng không? Chúng có phải là vật gia truyền mà cha mẹ để lại cho bạn trong một chiếc hộp trên gác xép không? Câu trả lời là không! Chúng ở bên trong bạn. Và sugatagarbha này, hay vị phật nguyên thủy này, hiện diện nguyên thủy bên trong bạn là cái gì? Trả lời: Đó là thứ cho phép sự tỉnh thức của bạn được hiển lộ. Đó là hạt giống chín muồi thành giác ngộ hoàn hảo. Văn bản nói rằng, khi bạn nhìn thấy những linh ảnh này của vị phật nguyên thủy bên trong, bạn ngang hàng với Phổ Hiền. Do đó, điều quan trọng là duy trì thực hành ổn định và không bị phân tâm.

34. Thật tốt khi vui thích với những linh ảnh xuất hiện khi bắt đầu thực hành, nhưng cũng thật thích hợp khi cảm thấy hối tiếc về khoảng thời gian bạn đã lãng phí khi không gắn kết với các hoạt động như thế này. Tại sao bạn lại trì hoãn quá lâu như vậy? Bạn có bị điên không? Nếu chú ý kỹ đến những ý niệm của mình, bạn sẽ thấy rằng bạn luôn đắm chìm trong những suy nghĩ xoay quanh năm độc, chẳng hạn như dính chấp, ảo tưởng, đố kỵ. Vì vậy, bạn có thể cảm thấy hối tiếc vì đã lãng phí thời gian, nhưng bạn cũng có thể cảm thấy thương hại với toàn thể chúng sinh không nhận ra phật tính của chính họ.

Những người nhận ra phật tính của chính mình sẽ biểu lộ sự giác ngộ của chính họ, và sẽ không tiếp tục quanh quẩn trong luân hồi. Đây là điều bạn phải tự làm, không ai khác có thể làm thay bạn. Ngay cả khi chính đức Phật đang ngồi ngay bên cạnh bạn, bạn có thể chú ý trong một khoảnh khắc, nhưng sau đó ánh mắt của bạn sẽ chuyển đi nơi khác, và tâm trí bạn sẽ bắt đầu trôi dạt vào đam mê thường lệ bên ngũ độc.

35. Dorje nghĩa là “kim cương”, lu gu nghĩa là “con cừu”, còn rgyud nghĩa là “sợi, chỗi, trình tự, hoặc liên tục”. Trong mật tông, thuật ngữ “chuỗi kim cương” ám chỉ thứ liên tục và vĩnh cửu. Các chuỗi hoặc những quả cầu nhỏ mà chúng ta thấy khi bắt đầu thực hành là bản sao của những chuỗi kim cương thực sự, vốn là những phẩm chất của tâm Phật; chúng không ngừng và liên tục.

Điều quan trọng là nhận ra và khẳng định rằng chúng ta đã thấm nhuần những phẩm chất của thân khẩu ý, hoạt động giác ngộ, và các thuộc tính của toàn thể chư phật. Vậy tại sao lại khó phân biệt giữa những phẩm chất này và năm độc? Làm sao chúng ta có thể coi trọng sự tỉnh thức và những biểu hiện của nó, cũng như trân trọng và sử dụng chúng? Phật tính của chúng ta giống như một viên ngọc như ý. Chúng ta phải tận dụng nó triệt để chứ không chỉ đơn giản là vứt nó vào thùng rác rồi tìm kiếm ở nơi khác trong hành trình theo đuổi hạnh phúc.

36. Những người như vậy vượt qua tam giới tồn tại; do đó, ngay cả tên gọi của tam giới cũng không áp dụng cho họ. Lý do cho điều này là tam giới chuyển hóa thành ba thân: cõi dục chuyển hóa thành ứng thân, cõi sắc chuyển hóa thành báo thân, cõi vô sắc chuyển hóa thành pháp thân. Điều này hoàn thành toàn bộ phần thực hành chính. Tiếp theo chúng ta có phần thực hành kết thúc.

37. Tức là đôi mắt.

38. Đây là ngọn đèn đầu tiên trong bốn ngọn đèn.

39. Đây là ngọn đèn thứ hai trong bốn ngọn đèn.

40. Đây là ngọn đèn thứ ba trong bốn ngọn đèn. Tóm lại, thứ nhất, có không gian bên trong, hay ngọn đèn của không gian tuyệt đối nguyên sơ ở tim bạn, nơi năm ngọn đèn biểu lộ. Những ngọn đèn này là sự hiển thị cho tâm thức nguyên thủy của riêng bạn, chúng chạy qua kinh mạch trắng vi tế, lên đến lỗ hổng của ngọn đèn thòng lọng chất lỏng ở mắt bạn. Thứ hai, có không gian bên ngoài, được gọi là “ngọn đèn bindu trống rỗng”. Do đó, thứ bắt nguồn từ bên trong đang biểu hiện ở không gian bên ngoài và được nhìn thấy bằng mắt bạn.

41. Đây là ngọn đèn cuối cùng trong bốn ngọn đèn. “Trí tuệ” này (shes rab) là thể hiện trực tiếp trí tuệ nguyên thủy của chính bạn (ye shes).

42. “Bindu duy nhất” không phải là tính đa dạng của các bin du bên ngoài được mô tả trước đó, mà đúng hơn là bản chất của toàn thể luân hồi và niết bàn cũng như bản chất tính giác của chính bạn.

43. Ở đây, “tính giác” ám chỉ sự xuất hiện của các giọt bindu và chuỗi kim cương.

44. Phạn. Unisha là phần nhô ra trên đỉnh đầu.

45. Đôi khi chúng ta dịch rlung là “sinh khí”, đôi khi lại là “hơi thở”, tùy vào ngữ cảnh.

46. “Tính giác thành tựu” có nghĩa là bạn đã đạt đến điểm mà những phẩm chất về thân khẩu ý của toàn thể chư phật, các cõi phật và Đại Toàn Thiện đã có thành quả.