56. Nếu tất cả những kẻ tra tấn dưới địa ngục đã làm những điều khủng khiếp như vậy trong nhiều kiếp, tại sao chúng không trải nghiệm hậu quả nghiệp báo của hành động đó? Điều này là do chúng sinh địa ngục không có tri giác, chúng chỉ là những hình tướng ảo tưởng phát sinh tùy thuộc vào tâm trí của chính chủ. Tuy nhiên điều này không có nghĩa là người ta có thể bỏ qua hậu quả hành động của chính mình chỉ vì địa ngục và chúng sinh địa ngục không thực sự tồn tại.

57. Ngay cả thời gian cũng là ảo tưởng; nó không thực hơn một giấc mơ. Người ta có thể có những trải nghiệm trong mơ mà thời gian dường như giãn ra hoặc co lại, nhưng không có thời gian tuyệt đối. Tương tự, một số chúng sinh ở một cõi địa ngục có thể trải qua hàng triệu kiếp đau khổ, trong khi, đồng thời, những chúng sinh khác ở một cõi địa ngục khác có thể trải qua một phần nhỏ của điều đó. Vấn đề là thời gian chỉ là tương đối.

58. Do sự vật hóa bản thân, chúng ta có xu hướng nghĩ rằng: “Tôi đang kiểm soát”, “Tôi đang hiện hữu” hoặc “Đây là chủ thể, đây là bản ngã, còn đây là người khác”. Chúng ta nghĩ rằng mình đang kiểm soát mọi thứ với cảm giác vật chất hóa về bản ngã, nhưng trên thực tế, vì không có bản ngã thực sự, nên những gì có vẻ bắt nguồn từ một tác nhân thực sự tồn tại thật ra đang xảy ra do những hoàn cảnh khác trong vòng quay luân hồi này.

59. Thân thể và cái bóng của nó giống như các đối tượng được khái niệm hóa. Do khuynh hướng thói quen của chính mình, chúng ta nắm giữ những thứ như vậy và liên tục duy trì luân hồi của chính mình. Đây là bản chất liên tục và lâu dài của luân hồi.

60. Đây là lịch âm.

61. Về mặt môi trường bên ngoài, khuynh hướng thường trực của chúng ta là nắm bắt mọi thứ xuất hiện với các giác quan của mình, chẳng hạn như các hình dạng thị giác, màu sắc, âm thanh, tên gọi là hình dáng, như thể chúng vốn có thật. Tương tự, về mặt bản ngã, chúng ta nắm bắt bản sắc cá nhân của mình, vật hóa cả bản sắc của chính mình cũng như bản sắc của người khác. Chừng nào chúng ta còn vật hóa các hình tướng bất tịnh, thì chừng đó sự giải thoát là bất khả. Điều này cũng đúng với những thực hành thiền của hai giai đoạn phát sinh và thành tựu. Nếu chúng ta tiếp tục vật hóa và nắm bắt bản sắc cố hữu của các hiện tượng khác và của chính mình, thì không có cách nào để những thực hành như vậy dẫn đến giác ngộ. Ngược lại, kho siêng năng thực hành những thiền định này, chúng ta đang thực sự giao hạt giống cho luân hồi.

62. Khi chết và tái sinh, nó không giống như cảm giác bạn có trong môi trường bình thường này khi di chuyển từ nơi này sang nơi khác. Cảm giác rằng bạn đang thực sự di chuyển từ một nơi thực tế này sang một nơi thực tế khác là một ảo tưởng.

63. Về sự xuất hiện của ban ngày và ban đêm, khi chúng ta ngủ, sự xuất hiện của ban ngày không bị bỏ lại, chờ đợi chúng ta vào buổi sáng; mà đúng hơn, sự xuất hiện ban ngày chuyển thành sự xuất hiện ban đêm, thành sự xuất hiện giấc mơ. Tương tự, khi chúng ta thức dậy, xuất hiện giấc mơ trở thành xuất hiện khi thức. Đơn giản là xuất hiện làm nảy sinh xuất hiện. Hiểu được điều này không chỉ hữu ích trong trạng thái thức mà còn trong giấc mơ.

Nếu nhận ra bản chất thực sự của những giấc mơ, điều này sẽ giúp chúng ta trong quá trình chết vì chúng ta sẽ nhận ra rằng, trên thực tế, thực sự không có ai chết. Vào thời điểm này, chúng ta sẽ có cơ hội quan trọng để nhận ra tự tính của mình, và biết được tự tính của mình là trở thành một vị phật. Không nhận thức được tự tính của mình là vẫn còn mê lầm. Do vẫn còn mê lầm, chúng ta bước vào quá trình chết với suy nghĩ: “Ồ tôi đã đến trung ấm, và bây giờ tôi sẽ đến một trong sáu cõi”. Trên thực tế, thực sự không có nơi nào để đi: khi chết, chúng ta không di chuyển từ nơi này sang nơi khác. Tất cả những thứ gọi là sáu cõi này, trung ấm, vân vân, chỉ đơn giản là những hiện thân của chính chúng ta. Điều này đúng với thế giới trần tục cũng như đúng với các cõi phật, như cõi Cực Lạc của A di đàn, hoặc các cõi thanh tịnh của Quán Thế Âm, và Guru Rinpoche, nơi chúng ta thấy các cõi kỳ diệu đầy hoa, vân vân. Tất cả những thứ này cũng không gì khác hơn là sự xuất hiện của chính bạn

Khi Phật Thích Ca xuất hiện trên thế gian này như một ứng thân, người ta nói rằng ngài không xuất hiện như một con người thực sự bằng xương bằng thịt. Mặc dù ngài xuất hiện với trang phục tu sĩ, đi chân đất với đầu cạo trọc, vân vân, nhưng những gì mọi người thực sự nhìn thấy là những hình ảnh xuất hiện chịu ảnh hưởng nghiệp của chính họ. Những hình ảnh xuất hiện trong nhận thức chúng ta có thể được minh họa bằng phép ẩn dụ về một bát nước trong đó nhiều hình ảnh phản chiếu khác nhau xuất hiện. Ví dụ, hình ảnh phản chiếu của đức Phật sẽ xuất hiện trong nước nhận thức của chính chúng ta. Thông qua tu luyện tinh thần, cuối cùng toàn bộ nước đều khô cạn, theo đó mọi hình ảnh xuất hiện sẽ biến mất. Vào thời điểm này bạn sẽ trở thành một vị phật. Nói cách khác, tất cả nghiệp của bạn sẽ cạn kiệt. Miến là bạn còn nghiệp, các loại hình ảnh phản chiếu xuất hiện trong tâm trí bạn sẽ phát sinh ra tùy theo mức độ thanh tịnh tâm trí của bạn. Nhưng khi tất cả nghiệp đã cạn kiệt, thì như thể nước đã khô cạn và các hình ảnh xuất hiện không còn tồn tại nữa. Vì vậy, đức phật đã sống cuộc đời mình, truyền bá tám mươi bốn ngàn bộ kinh, và vào thời điểm dường như là cuối đời, ngài chỉ đơn giản hòa tan trở lại vào không gian tuyệt đối của các hiện tượng, vào pháp giới.

Bây giờ, liên hệ điều này với hai giai đoạn Dzogchen, trekcho (đột phá) và thogal (vượt qua trực tiếp), chúng ta sẽ xem xét ba linh kiến đầu tiên của giai đoạn thogal là: (1) linh kiến nhận thức trực tiếp về thực tại tối hậu, (2) linh kiến về kinh nghiệm thiền định tiến bộ, và (3) linh kiến về tính giác thành tựu. Ba linh kiến này giống như mặt trăng đang tròn dần về mặt các hình tướng của tính giác, pháp thân, trở nên rỏ ràng hơn cho đến khi chúng hoàn hảo.

Khi các hình tướng của tính giác trở nên hoàn thiện, linh ảnh thứ tư và cuối cùng diệt tận vào thực tại tối hậu xuất hiện. Điều này giống như mặt trăng khuyết, trong đó tất cả linh kiến đã trở nên hoàn hảo trọn vẹn đều lùi lại vào không gian tuyệt đối. Điều này có phải là bạn tan biến vào hư không? Tất nhiên là không. Vào thời điểm này, bạn không trở thành một phi thực thể, mà đúng hơn, mọi phẩm chất giác ngộ, mọi phẩm chất của toàn thể chư phật, đã rút lui vào bên trong. Nhưng mặc dù chúng đã rút lui vào bên trong, chúng không bị che khuất. Chúng chỉ đơn giản là lùi trở lại vào không gian tuyệt đối của các hiện tượng, vào pháp giới. Việc này giống như ánh sáng cầu vồng xuất hiện trong một lăng kính lùi lại vào chính lăng kính đó. Chúng hiện diện bên trong nhưng không bị che khuất bởi bất cứ thứ gì.

Sau khi nghe giải thích như vậy, đừng rơi vào cực đoan nghĩ rằng chư phật và cõi phật không tồn tại. Theo quan điểm thông thường, chư phật và cõi phật có tồn tại, nhưng theo quan điểm tối hậu của Dzogchen thì không. Tại sao? Bởi vì theo quan điểm này, chính bạn là một vị phật và mọi hình tướng đều chỉ là của riêng bạn. Mọi phẩm chất của những bậc giác ngộ và năm gia đình phật không gì khác hơn là hình tướng của riêng bạn. Tương tự, hình tướng của riêng bạn không gì khác hơn là Phổ Hiền. Về việc Phổ Hiền tiết lộ giáo pháp, bạn nên ghi nhớ ba dòng truyền. Dòng thứ nhất là Dòng truyền Tâm của các Đấng Chiến Thắng, là sự truyền trao từ tâm sang tâm, không có bất cứ diễn đạt bằng lời nào. Dòng tâm này là truyền thừa tinh tế và sâu sắc nhất. Thứ hai là Dòng truyền Biểu Tượng của các Vidyadhara, trong đó giáo pháp được truyền hoàn toàn bằng biểu tượng, dấu hiệu hoặc thủ ấn. Thứ ba, có Dòng truyền Miệng của các Cá Nhân, trong đó có sự giao tiếp bằng lời nói thực sự.

Trong dòng truyền miệng được cho là có sáu dòng phụ, và đây cũng là những hoạt động của Phổ Hiền. Nếu bạn hiểu được bản chất của toàn thể luân hồi và niết bàn, bạn sẽ hiểu rằng các hiện tượng không bao giờ là bất cứ thứ gì khác ngoài sự mở rộng bao la của Phổ Hiền. Với nhận thức này, mọi sai lầm của các hiện tượng bất tịnh đều biến mất. Khi mọi hiện tượng đã hòa tan trở lại vào pháp thân, chúng được ví như mặt trăng khuyết. Mặt khác, liên quan đến các hình tướng thanh tịnh, có những giai đoạn thực hành trong đó bạn rút ra các hình tướng thanh tịnh cho đến khi cuối cùng chúng đạt đến viên mãn hoặc hoàn hảo, sau đó chúng hòa tan trở lại vào Phổ Hiền.

Về mặt thực hành cho bản thân, điều quan trọng là phải nhận ra rằng chúng ta cần thực hành thiện hạnh cho đến khi mọi sự nắm bắt nhị nguyên hoàn toàn biến mất, bởi vì cho đến khi chúng ta đạt được giải thoát, luật nhân quả vẫn còn hiệu lực.

64. “Chất nền” hoặc “nền tảng toàn thể” (Phạn: alaya, Tạng: kun gzhi)

65. Đây là tử cung của tính thanh tịnh nguyên thủy.

66. Thuật ngữ “bẩm sinh” (ihan skyes), theo nghĩa đen nghĩa là “đồng phát sinh” vì luân hồi và niết bàn cùng tồn tại. Tương tự, tâm trí bình thường và tâm thức nguyên thủy cùng phát sinh. Về chân lý tương đối, như thể tâm thức nguyên thủy chỉ đơn giản là cùng phát sinh với tâm trí mê lầm; do đó đồng phát sinh. Nhưng theo quan kiến tối thượng của Dzogchen, không có sự phát sinh nào cả, do đó, người ta thậm chí không đề cập đến đồng phát sinh. Về con đường, tâm thức nguyên thủy này cùng tồn tại với tâm trí bình thường, do đó nó được gọi là “bẩm sinh” bởi vì nó đã hiện diện. Tương tự, tất cả năm tâm thức nguyên thủy đều đã hiện diện.

Khi bị mê lầm, không phải là chúng ta đã mất hết mọi phẩm chất của pháp thân, hay của Phổ Hiền; chỉ đơn giản là những phẩm chất đó đã bị kéo trở lại không gian tuyệt đối. Điều này giống như một lăng kính mà mặt trời không chiếu qua. Trong trường hợp này, lăng kính vẫn là lăng kính, nhưng theo một nghĩa nào đó, ánh sáng cầu vồng đã rút vào trong lăng kính, và chúng chỉ hiển lộ khi ánh sáng chiếu qua nó. Tương tự, tâm trí bị mê lầm có mọi phẩm chất này hiện diện và sẵn sàng xuất hiện, nhưng hoàn cảnh chưa phù hợp để chúng hiển lộ.

Bạn có thể hỏi: “Tại sao luân hồi và niết bàn đồng thời phát sinh?” Chúng ta nói như vậy vì cả hai đều hiện diện trong bản tính cốt yếu của Phổ Hiền, hay pháp thân. Sau đó, bạn có thể hỏi: “Nếu các hiện tượng thanh tịnh và bất tịnh hoặc các phiền não và tâm thức nguyên thủy cùng phát sinh, liệu tôi có thể thấy chúng không?” Câu trả lời là bản thân bạn là bẩm sinh, vừa là chúng sinh vừa là một vị phật. Nhưng chẳng phải như thể bạn là hai thứ khác nhau. Không phải như thể có các hình tướng thanh tịnh và bất tịnh, hoặc tâm thức nguyên thủy và các phiền não. Chỉ có một thứ, và toàn bộ vấn đề là bạn có nhận ra bản chất của thứ đó hay không. Nếu không nhận ra nó, bạn có các hình tướng bất tịnh, các phiền não, chúng sinh, sáu trạng thái tồn tại và đau khổ. Nếu nhận ra nó, bạn có các hình tướng thanh tịnh, bản tính phật, Phổ Hiền, tâm thức nguyên thủy, vân vân. Những hiện tượng nhị nguyên này chỉ đồng phát sinh theo nghĩa ẩn dụ.

Vì vậy, bạn đã có khả năng hiểu thực tại theo hai loại kiến thức: kiến thức về toàn bộ phạm vi của thực tại và kiến thức về thực tại như nó là. Hơn nữa, bạn cũng có đẩy đủ khả năng để tạo ra toàn bộ cách thức trải nghiệm trong sáu trạng thái tồn tại. Hai khả năng này không phải là hai thứ khác nhau, chúng là một, và sự giác ngộ của bạn phụ thuộc vào việc bạn có nhận ra tự tính của mình hay không. Điều này đúng với tất cả mọi người, không có ngoại lệ. Ngay bây giờ, bạn có tự do để khơi dậy bản tính phật này, hoàn cảnh cá nhân của bạn chứa đựng mọi điều kiện cần thiết để làm như vậy. Đó là lựa chọn của bạn. Bạn có thể nhận ra bản tính phật của mình, nếu không bạn có thể vẫn chịu ảnh hưởng của ngũ độc.

Bạn đang ở ngã ba đường, nơi bạn có tự do lựa chọn giữa việc bạn sẽ chịu mất mát to lớn hay trải nghiệm lợi ích to lớn. Đối với chuyện này, một số người có thể trả lời: “Tất cả đều rất tốt, nhưng tôi rất bận!” Phản ứng này xuất phát từ việc nắm bắt cái “Tôi là”, và nắm bắt tồn tại cố hữu của các hiện tượng bên ngoài. Mọi người thường nói: “Ồ tôi phải tôn trọng mong muốn của cha mẹ, vợ chồng, con cái, bạn trai bạn gái tôi”. Việc đó sẽ dẫn đến loại tái sinh nào? Mặt khác tại sao lại không tôn trọng trí tuệ vĩ đại của đức phật? Giống như khi Dudjom Lingpa nói trong văn bản rằng ông đã đến ngã ba đường và ông không biết phải đi đâu, bây giờ bạn cũng đang ở ngã ba đường và phải quyết định nên đi con đường nào.

67. Các “thần bản tôn niết bàn” đã vượt ngoài đau khổ, đồng nghĩa với “các vị thần siêu việt thế giới”. Những vị bản tôn này cần được phân biệt với các “vị thần thế gian” trần tục hơn, vốn vẫn chịu ảnh hưởng của nhận thức nhị nguyên.

68. Một chúng sinh có tâm thức nguyên thủy (ye shes shems dpa) là yidam hoặc thần bảo hộ của chính mình.

69. Ở đây “gốc rễ” là bản chất của tính giác, tức là tâm thức nguyên thủy, bẩm sinh, vĩ đại.

70. Đây là một chuỗi thực hành hai phần: đầu tiên, thông qua khảo sát, bạn phải cắt đứt sự bám chấp vào nhân dạng của bản thân và người khác. Một khi đã hoàn thành việc này, bạn ngừng khảo sát và hoàn toàn giải thoát, vẫn hiện diện trọn vẹn, không có bất cứ hoạt động nào.

71. Trong trường hợp này, ý tưởng bắt buộc giống như nước chảy dưới lòng đất. Người ta có thể nói rằng các ý nghĩ là bán ý thức hoặc thậm chí là vô thức, và như vậy chúng vượt ra ngoài biên giới khỏi những biểu hiện sáng tạo của tính giác. Bạn có thể hỏi: “Chà, toàn thể luân hồi và niết bàn không phải là gì khác ngoài một biểu hiện sáng tạo của tính giác sao?” Nếu hỏi điều này, bạn đã bỏ lỡ toàn bộ quan điểm! Tuy nó đúng theo một góc nhìn, nhưng đó không phải là những gì Dudjom Lingpa đang nói ở đây.

Ông khẳng định rằng khi bạn ở trong trạng thái nhận biết này, bạn có cảm giác là không có suy nghĩ nào, nhưng thực ra bạn chỉ đơn giản là trống rỗng. Cảm giác không có suy nghĩ là sai lầm vì suy nghĩ vẫn ở đó, chúng chỉ đơn giản là tiền nhận thức. Suy nghĩ nằm dưới bức màn nhận biết của chính bạn, nhưng bạn không thoát khỏi chúng; do đó, chúng không phát sinh như những biểu hiện sáng tạo của tính giác. Mặc dù chúng ẩn tàng, chúng vẫn cấu tạo nên tính giác. Vì vậy, bạn không hề tự do. Tại thời điểm này, bạn đã đến ranh giới giữa tâm trí và tính giác, nơi mà các suy nghĩ là trung lập về đạo đức.

Trong trạng thái nhận biết này, bạn không đi lên niết bàn cũng không đi xuống luân hồi; bạn chỉ lơ lửng ở giữa hai trạng thái đó. Trạng thái này dễ bị nhầm lẫn với tính giác chân chính vì mặc dù bạn hiện diện trên phương diện của tính không, bạn vẫn không có tuệ giác chân thực.

Trong kinh nghiệm giả Dzogchen này, mặc dù bạn đang ở trong trạng thái hoàn toàn trống rỗng, trong đó mọi ý nghĩ đã biến mất, bạn không biểu hiện như một vị phật hoặc một chúng sinh. Bạn bị mắc kẹt trong vùng đất không tưởng này. Mặt khác, trong nhãn quan thực sự của Dzogchen, bạn thấy mọi hình tướng đều thanh tịnh và bình đẳng.

72. “Không vượt quá” này chính là điều vừa được thảo luận (71), đó là trạng thái mà bạn đang ở trong tình trạng trống rỗng, nhưng bạn không ở trong cái thấy bao trùm toàn thể của Dzogchen.

73. Tất cả những điều này đều tự nhiên phát sinh từ ánh sáng của không gian bao la, không cần suy tính hay nỗ lực trước.

74. Trong linh kiến đầu tiên thuộc bốn linh kiến của giai đoạn thực hành vượt qua trực tiếp, gọi là linh kiến nhận thức trực tiếp về thực tại tối hậu, bạn thấy mối quan hệ giữa nền tảng và các hình tướng phát sinh từ nó. Sau đó, bạn tiến tới linh kiến thứ hai, liên kiến về kinh nghiệm thiền định tiến bộ. Ở đây, các hình tướng của nền tảng ngày càng rõ ràng hơn, giống như mặt trăng đang tròn dần. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng, cũng giống như mặt trăng thực sự không thay đổi, các hình tướng cũng vậy. Tương tự, khi bạn phát triển trên con đường, bạn có thể nói: “Ồ những đau khổ trong tâm trí tôi đang được thanh lọc!” Bạn có thể có cảm giác rằng bạn sẽ tìm thấy những phẩm chất giác ngộ bên ngoài bản thân mình. Nhưng điều này hoàn toàn sai lầm! Bản thân thuật ngữ “phát triển tinh thần” là gây hiểu lầm. Sự thay đổi duy nhất là bạn bắt đầu tin tưởng vào chân tính của chính mình.

Trong quá trình kinh nghiệm thiền định tiến bộ này, các hình tướng linh thánh của cõi phật tăng lên, nhưng mặc dù chúng là những linh ảnh thanh tịnh, chúng vẫn bị ô nhiễm bởi sự nắm bắt nhị nguyên. Những hình tướng này tiếp tục phô bày đạt đến hoàn hảo cho đến khi chúng đạt đến đỉnh cao trong linh kiến thứ ba tính giác thành tựu. Nhưng ngay lúc này, sự nắm bắt nhị nguyên vẫn còn. Cuối cùng, bạn đến linh kiến thứ tư sự diệt tận vào thực tại tối hậu, trong đó mọi hiện tượng biến mất. Điều này không có nghĩa là chúng trở thành không tồn tại. Mà đúng hơn, chính sự nắm bắt nhị nguyên trở nên không tồn tại vì bạn thực sự đã nhận ra tự tính của mình. Từ góc nhìn đó, không còn phân biệt giữa chúng sinh và chư phật nữa vì bạn không còn gắn kết với nhận thức nhị nguyên. Do đó, tâm trí thông thường không còn tồn tại. Có phải điều này là bạn trở nên ngu ngốc không? Không! Điều này nghĩa là vì tâm trí thông thường không còn tồn tại nữa, bạn được tự do lang thang trong không gian vĩ đại. Phổ Hiền không phải ai khác ngoài bạn.

Trong khi đó, nếu bạn vẫn cố chấp trong nắm bắt nhị nguyên, bạn phải nhớ rằng nghiệp vẫn tồn tại. Đây là lý do tại sao bạn cần chú ý chặt chẽ đến hành động của mình và hậu quả của chúng. Tương tự, miễn là bạn còn vướng mắc trong nắm bắt nhị nguyên, sẽ có các cõi phật, các trạng thái tồn tại thấp hơn, vân vân. Điều này đúng với chúng ta mặc dù có vô số chúng sinh đã đạt được giác ngộ khi trú ngụ trong các cõi phật. Vì vậy, tuy luân hồi và các cõi phật không hiện diện trong tâm trí của chính các vị phật, nhưng chúng hiện diện đối với chúng ta. Do đó, miễn là chúng ta còn vướng mắc trong nhận thức nhị nguyên, chúng ta phải chú ý đến nghiệp. Hãy nhớ lại phép ẩn dụ mà Dudjom Lingpa đưa ra, về chuyện ở ngoài đồng bằng rộng lớn, cưỡi một con ngựa hoang không có dây cương. Ông nói rằng việc này giống như bị gió nghiệp quật, được duy trì bởi chính sự nắm bắt nhị nguyên của chúng ta. Trên thực tế, không có đồng bằng và không có con ngựa hoang nào cả, tất những gì có ở đó, là bạn.

75. Chừng nào bạn còn mê lầm, thì việc cố gắng giải cơn khát vấn đề của người khác bằng giọt nước nhỏ nhoi là kiến thức của bạn là điều vô vọng.

76. Tương tự, khi dòng tâm thức của bạn bị đầu độc, bất cứ thứ gì bạn trao cho người khác cũng chắc chắn là chất độc.

77. “Một điều” này là sự xác định bản chất của tính giác.

78. Iha gian bras ljongs sa.