CUỐN MỘT
Pháp ngu si của tên ngốc lấy bùn và lông vũ làm quần áo
1. “Giấc ngủ sâu của tâm trí” là ẩn dụ cho vô minh.
2. Đây là cõi phật quan trọng nhất, cõi tịnh độ nơi toàn thể chư phật đạt giác ngộ hoàn hảo, không gian tuyệt đối của thực tại.
3, “Người tiết lộ pháp thân” đồng nghĩa với Phổ Hiền. Đây là người đầu tiên trong bộ ba, bao gồm vị thầy, đoàn tùy tùng và nơi chốn. Tùy thuộc vào ngữ cảnh, thuật ngữ Tây Tạng ston pa có thể được dịch là “người tiết lộ” hoặc “giáo viên”.
4. Trong quá khứ, chúng ta dịch thuật ngữ “tự nhiên” (rang byung) là “tự phát sinh”, vì rang có nghĩa là “tự”, và byung nghĩa là “phát sinh”. Tuy nhiên, Gyatrul Rinpoche chỉ ra rằng bản dịch này quá theo nghĩa đen và do đó không đúng vì tâm thức nguyên thủy hiện diện từ đầu vượt thời gian, nó không phát sinh theo cách tương đối, nhị nguyên. Do đó, Gyatrul Rinpoche gợi ý “tự nhiên” là cách dịch chính xác hơn vì nó không ngụ ý những khái niệm sai lầm về hoạt động tạm thời.
5. Đoàn tùy tùng (khor ba). Đây là một cảnh tương tự như cảnh diễn ra trong văn bản tiếng Tây Tạng gNas lugs rang byung, trong đó Phổ Hiền xuất hiện được vây quanh bởi một vòng tròn đệ tử, tất cả đều hóa hiện từ tính giác của chính ngài. Đây là thứ hai của bộ ba.
6. Nếu những học giả Tây Tạng đó kiêu ngạo đến mức họ thậm chí không bị thu hút bởi chính lời dạy của đức Phật, chắc chắn họ sẽ không quan tâm đến những gì xuất hiện ở đây. Dudjom Lingpa không quan tâm đến những gì họ nghĩ về tác phẩm của ông, đó là việc của họ. Nhưng có những người khác ngay thẳng, trung thực, và những người thực hành đúng theo các kinh điển và mật điển, do vậy, hành vi của họ phù hợp với giáo pháp. Ông chỉ quan tâm đến những người này, những người đáng được tôn trọng. Do đó, tiếp theo ông thú nhận bất cứ lỗi lầm nào mà ông có thể đã mắc phải khi biên soạn văn bản này, nhờ vậy thể hiện tính khiêm nhường của mình đối với những người xứng đáng.
7. Sự sa ngã của tu sĩ, bồ tát và mật tông
8. Phật quả
9. Điều này ám chỉ đến các loại giáo lý trong gNas lugs rang byung trong đó Phổ Hiền xuất hiện và ban cho ông giáo lý.
10. Đây là một câu cách ngôn nổi tiếng của Tây Tạng chế giễu những kẻ ẩn dật, giả vờ thiền định nhưng thực chất đang giết thời gian như loài cầy thảo nguyên ngủ đông.
11. Câu này ám chỉ tám mối quan tâm thế tục.
12. Dudjom Lingpa không biên soạn tác phẩm này với động cơ để nhận được cúng dường hay trở nên nổi tiếng để mọi người nghĩ ngài là một bậc thầy vĩ đại; ngài cũng không sử dụng tác phẩm này để đề cao bản thân. Tuy nhiên ngài có một lưỡi câu: đó là lưỡi câu vươn ra và dẫn dắt chúng sinh đến giác ngộ.
13. Nếu cơ thể bạn đột nhiên bốc cháy, bạn sẽ không nghĩ đến bất cứ điều gì khác, thay vào đó, bạn sẽ ưu tiên điều này nhất. Hoặc nếu bụi đột nhiên đập vào mắt bạn, bạn sẽ bỏ mọi thứ để rửa sạch. Việc này sẽ hoàn toàn chiếm hết tâm trí bạn. Tương tự, nếu bạn không nhanh chóng tận dụng lợi thế của giáo pháp và đưa nó vào thực hành, bạn sẽ tự hỏi điều gì sẽ xảy ra với cuộc sống của mình. Thời điểm chết là không chắc chắn, vì vậy hãy không ngừng bày tỏ thái độ không lãng phí thời gian của bạn, không tiếp tục sống như thể cái chết sẽ không bao giờ đến. Dudjom Lingpa về cơ bản đang nói rằng chúng ra nên sống như thể không có ngày mai.
Điểm này có thể được minh họa bằng hai câu chuyện từ truyền thống Kadampa. Đầu tiên là về một nhà sư Kadmapa đang thiền định trong một hang động có một bụi gai ở lối vào. Mỗi lần ông ra khỏi hang, bụi gai sẽ vướng vào áo choàng. Ông nghĩ: “Ồ mình thực sự nên chặt bụi gai đó xuống, nhưng có lẽ mình sẽ chết trước khi quay lại, nên thôi kệ đi.” Sau đó, khi ông bước vào hang động, bụi gai lại vướng vào áo choàng của ông. Ông nghĩ: “Mình thực sự phải chặt bụi gai đó, nhưng tất nhiên mình có thể chết sớm, nên mình sẽ làm sau.” Việc này xảy ra hết lần này tới lần khác, cho đến khi, theo thời gian, ông trở thành một thành tựu giả vĩ đại và bụi gai trở thành một bụi gai vĩ đại, không bên nào can thiệp bên nào.
Chuyện thứ hai kể về những hành giả Kadampa sau khi ăn xong, họ úp bát xuống, nghĩ rằng: “Đây có thể là bữa ăn cuối cùng của mình”.
Ngược lại, chúng ta sống như thể mình bất tử, chúng ta thậm chí không thể tưởng tượng cuộc sống của mình có thể kết thúc. Chúng ta có nhiều suy nghĩ như: “Làm sao tôi kiếm được tiền? Làm sao tôi có bạn gái hay bạn trai mới? Một người chồng hay vợ mới?” Tâm trí chúng ta xoay quanh tám mối bận tâm thế tục này đến mức, ngay cả khi đức Phật nâng chúng ta lên ngực và quấn chúng ta trong áo choàn của ngài thì chúng ta vẫn sẽ nghĩ cách kiếm thêm tiền. Theo cách đó, chúng ta sống hoàn toàn trái ngược với những gì Dudjom Lingpa gợi ý ở đâu trong văn bản.
14. Đây là ẩn dụ cho cuộc sống của chúng ta. Hãy xem xét cách chúng ta đã sống theo cách này trong suốt những kiếp trước và quyết tâm không lãng phí thêm một khoảnh khắc nào nữa.
15. Bánh xe với các nan hoa sắc nhọn này là ẩn dụ cho luân hồi và đặc biệt là những trạng thái khốn khổ của tồn tại. Cuộc sống nhàn hạ và sung túc hiện thời của chúng ta, mặc dù bị vòng quay luân hồi cắt đứt nhưng vẫn mang lại cho chúng ta chút tự do. Tuy nhiên, nếu không tận dụng cuộc đời này, thì trong tương lai sẽ không có một khoảnh khắc nào khi bánh xe với các nan hoa sắc nhọn chậm lại. Bánh xe sẽ xé nát chúng ta, và chúng ta sẽ bị giam cầm dưới ảnh hưởng của khí nghiệp rất mạnh mẽ, về căn bản là động lực từ nghiệp trong quá khứ của chúng ta. Lúc này sẽ không có lối thoát. Những năng lượng sống này sẽ đẩy chúng ta từ kiếp này sang kiếp khác, từ ngạ quỷ đến súc sinh, đến một chúng sinh địa ngục, rồi lại đến một ngạ quỷ nữa, vân vân.
16. Thay vì trì hoãn thực hành giáo pháp, hãy trì hoãn việc quan tâm đến những gì người khác nghĩ. “Tôi nghĩ việc này là công đức, nhưng hàng xóm sẽ nghĩ gì về tôi nếu tôi đi ra ngoài và thiền định? Họ sẽ nghĩ rằng tôi là một kẻ hoàn toàn vô dụng!” Hãy trì hoãn dạng quan tâm tầm thường đó về những gì người khác có thể nghĩ về bạn. Hãy trì hoãn ý tưởng rằng những mối quan tâm này là những gì giúp bạn tiến lên, là những gì khiến bạn thành công, vân vân.
17. Trong một số văn bản guru yoga khác, trước tiến bạn quán tưởng lama của mình trên đỉnh đầu, sau đó, trong suốt quá trình thực hành, bàn hòa tan lama vào chính mình, nhờ đó bạn có được hình dạng của lama. Đây là một trình tự hơi khác so với trình tự được sử dụng ở đây.
18. Chúng sinh mê lầm về những gì cần phải chấp nhận và những gì cần phải từ bỏ để tìm kiếm hành phúc đích thực và tránh đau khổ. Hành động và ham muốn của họ hoàn toàn không tương thích với nhau. Loại từ bi cần được vun đắp ở đây không chỉ là một giai đoạn đôi khi nghĩ rằng: “Ồ tôi quý bạn”, mà đúng hơn là một cách nhìn nhận tất cả chúng sinh đều xứng đáng được đồng cảm, không phân biệt hay thiên vị. Kết quả của lòng từ bi này là dòng tâm thức của bạn trở nên thuần phục, đặc biệt, cảm giác kiêu hãnh hay tự phụ của bạn sẽ giảm đi. Nhưng hiện tại, bạn không nên rơi vào cảm giác thờ ơ, thay vào đó, bạn nên đưa ra động lực để thiết lập chúng trong trạng thái toàn tri của giác ngộ hoàn hảo.
19. Người ta phải nhớ kỹ những chúng sinh không biết điều gì nên được chấp nhận và điều gì nên bị từ bỏ. Ở Mỹ ngày nay, một số người cho rằng việc thực hành xem tất cả chúng sinh như thể đã từng là cha mẹ của họ vào một thời điểm nào đó là không hữu ích vì cha mẹ hiện tại của họ đã không đối xử tốt với họ. Họ không nhận ra rằng lý do cha mẹ họ hành động theo cách này chẳng phải vì một số ác ý bẩm sinh đối với con cái họ, mà là vị họ đã rơi vào ảnh hưởng của ba chất độc tinh thần (tham, sân, si). Điều rất quan trọng là phải nhận ra mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái không chỉ giới hạn ở kiếp này mà còn áp dụng cho cả những kiếp trước.
Hãy nhớ rằng trong quá khứ bạn đã từng sinh ra trong tất cả sáu cõi luân hồi, như súc sinh, ngạ quỷ, địa ngục, vân vân. Trong hàu hết các cõi này, bạn đã có cha mẹ, và nhìn chung, họ đã chăm sóc bạn bằng lòng tốt, vì vậy điều quan trọng là không nhấn mạnh đến lỗi lầm của cha mẹ bạn.
20. Bạn đồng hành và huynh đệ kim cương mà bạn đã nhận quán đỉnh đều ở trong cùng một mandala, và do đó có cùng samaya.
21. Nói cách khác, nếu bạn có khả năng thực hành các thiền định cao cấp hơn, thì thật ngớ ngẩn khi lãng phí thời gian vào những hoạt động ít quan trọng hơn như xua đuổi các ý nghĩ như thể chúng là những con chuột chết.
Con số hai mươi mốt ngàn (chính xác hơn là hai mốt ngàn sáu trăm) có ý nghĩa vì nó ám chỉ các chu kỳ prana trong một ngày (hai mươi bốn giờ), và các ý nghĩ nảy sinh với mỗi chu kỳ prana. Cần lưu ý rằng, trong văn học mật tông, con số này cũng liên quan đến số kinh mạch trong thân thể.
22. Điều này có thể song song với các giai đoạn của con đường. Ví dụ, đạt được hiểu biết giống như một đứa trẻ, đạt được giác ngộ giống như một thanh niên, và cuối cùng, đạt được tự tin, giống một người trưởng thành.
23. Oddiyana Sarasijavajra
24. Ở đây, “Tỉnh giác” (rig pa) và “không tỉnh giác” (ma rig pa) hoàn toàn đối lập. Khi kếp hợp với “tâm trí” (sem) để tạo thành ma rig pai sems, thì tốt nhất nên dịch là “tâm trí không tỉnh giác”. Cần lưu ý rằng ma rig pa thường được dịch là “vô minh”, tức là gốc rễ của luân hồi, nhưng trong bối cảnh này chúng tôi cảm thấy rằng “không tỉnh giác” minh họa cho sự đối lập hoàn toàn rõ ràng hơn, giống như nó xuất hiện trong tiếng Tây Tạng.
25. Orgyan gsung gi rdo rje. Thật thú vị khi lưu ý rằng thuật ngữ Tây Tạng Orgyan là dịch ra từ tiếng Phạn Oddiyana, là vùng đất phía tây bắc Pakistan, được cho là nơi sinh của Liên Hoa Sinh.
Thuật ngữ tiếng Tạng gsung nghĩa là “lời nói”, còn rdo rje nghĩa là kim cương; do đó, có thể dịch tên này là Lời Kim Cương Oddiyana.
Trong chính văn bản, cách phiên âm của “Orgyen” là đúng với chữ “e”, trong khi ở đây, nó được viết bằng chữ “a”, theo hệ thống Wylie.
26. Trong các văn bản khác nói rằng Dudjom Lingpa thực ra có mười ba đệ tử.
27. Mặc dù tâm trí được tuyên bố theo quy ước là được phóng chiếu bởi tính giác, nhưng cuối cùng thì tâm trí và tính giác có cùng bản chất. Tuy nhiên, cần phải phân biệt giữa hai thứ này vì chúng không đơn giản là cùng một thứ. Ví dụ, tâm trí là thứ bị mê lầm và lang thang trong luân hồi, trong khi tính giác là thứ nhận ra bản chất của tồn tại.
Bookmarks