HƯỚNG DẪN CỤ THỂ VỀ ĐỘC GIẢ PHÙ HỢP VỚI CUỐN SÁCH NÀY, THỂ THEO Ý ĐỊNH VÀ MONG MUỐN CỦA GYATRUL RINPOCHE TÔN KÍNH VÀ B. ALAN WALLACE

Như thường lệ, đối với giáo lý Kim cương thừa, các văn bản trong tập sách này chỉ giới hạn cho “những độc giả phù hợp”.

Cụ thể, những người tha thiết mong muốn đạt đến giải thoát và giác ngộ là loại độc giả mà cuốn sách này hướng tới. Những người như vậy sẽ không bị ám ảnh bởi thành công vật chất, nhưng do hiểu được Diệu Đế thứ nhất về đau khổ, sẽ quay lưng lại với những cám dỗ của vòng luân hồi.

Những độc giả phù hợp sẽ tôn vinh các giáo lý Phật căn bản có trong Thanh Văn thừa, và họ cũng tôn kính Đại Thừa, bao gồm cả việc tu tập Tứ Vô Lượng Tâm, Sáu Ba La Mật, cùng những hiểu biết sâu sắc được trình bày trong quan điểm Du Già Hành Tông và Trung Quán Tông.

Ngoài ra, họ sẽ coi trọng tất cả các lớp bên ngoài, bên trong và bí mật của mật tông, có mong muốn chân thành thực hành các giai đoạn đột phá và vượt qua của Đại Toàn Thiện.

Cuối cùng, những độc giả phù hợp sẽ đối xử với cuốn sách này với thái độ tôn kính và cẩn thận.

LỜI NÓI ĐẦU CỦA NGƯỜI DỊCH

Pháp Siêu Việt: Những chỉ dẫn cốt lõi về các giai đoạn Đột Phá và Vượt Qua trực tiếp của Dzogchen là một tuyển tập gồm hai tác phẩm do hai trong số những bậc thầy Dzogchen vĩ đại nhất của Phật giáo Tây Tạng trong lịch sử gần đây biên soạn, Dudjom Lingpa (1835 – 1904), và hóa thân tiếp theo của ngài, Dudjom Rinpoche (1904 – 1987). Cuốn Một của Pháp Siêu gồm bản dịch đầy đủ của Pháp ngu si của một tên ngốc lấy bùn và lông vũ làm quần áo của Dudjom Lingpa,1 một kho tàng tâm (dgong sgter) từ các tác phẩm được sưu tầm của ngài, trình bày cái thấy, thiền định và hành động của giai đoạn đột phá (tregcho) của thực hành Dzogchen. Cuốn Hai bao gồm bản dịch một phần của Dudjom Rinpoche Viên ngọc như ý của các thành tựu: Cẩm nang về hai giai đoạn của Giọt Tâm trên con đường sâu sắc của các Dakini,2 từ cuốn Ma trong các tác phẩm sưu tầm của ngài. Văn bản thứ hai này bao gồm bản tóm tắt ngắn gọn về đột phá, và giải thích đầy đủ về giai đoạn vượt qua trực tiếp (thogal) của thực hành Đại Toàn Thiện. Cả hai tác phẩm đều đi kèm với bình luận bằng lời của đức Gyatrul Rinpoche, mà ngài đã đưa ra vào mùa hè năm 1998, tại nhà của ngài gần Half Moon Bay, California. Cùng nhau, hai tác phẩm này trình bày đầy đủ về kiến, thiền, hành của hai giai đoạn Dzogchen.

TIỂU SỬ NGẮN CỦA DUDJOM LINGPA 3

Còn được gọi là Garwang Dudjom Pawo, Dudjom Lingpa sinh ra ở vùng Golok thuộc miền đông Tây Tạng vào ngày thứ mười của tháng đầu tiên thuộc năm con Cừu. Theo một số lời tiên tri cổ xưa và gần đây, được viết bởi một trong những hóa thân tiếp theo của ngài là bậc thánh Dudjom Rinpoche, những hóa thân trước đây của ngài bao gồm các vị thầy sau đây của truyền thống Phật giáo:

1. Nuden Dorje Chang: vị Phật đã ban quán đỉnh cho tất cả một ngàn vị phật của hiền kiếp cát tường này.
2. Sariputra
3. Saraha
4. Krishnadhara
5. Humkara
6. Drogpen Kyeuchung Lotsa
7. Smrtinana
8. Rongzom Chokyi Zangpo
9. Dampa Deshek
10. Lingje Repa
11. Chogyal Karnagpa
12. Drumgyi Karnagpa
13. Hepa Chojung
14. Tragtung Duddul Dorje
15. Sonam Detsen
16. Duddul Rolpa Tsel

Theo tự truyện của Dudjom Lingpa,1 trong ba năm đầu đời, ngài đã nhìn thấy vô số dakini và các vị hộ thần đang nhìn xuống ngài. Có lần, một dakini dẫn ngài đến Oddiyana, cõi của các vị dakini, nơi ngài gặp Vajravahari, người đứng đầu các dakini, người mà ngài đã nhận được những phúc lành lớn lao. Trong thời niên thiếu, ngài cũng dành một ngày nhân loại tại Zangdok Palri, trên tiểu lục địa Ngayab Ling, tương đương với mười hai năm trong thời gian của cõi đó. Tại đó, ngài đã nhận được giáo lý từ chính đức Liên Hoa Sinh. Trong nhiều dịp khác nhau, ngài cũng nhận được những lời tiên tri từ người phối ngẫu của đức Liên Hoa Sinh là Yeshe Tsogyal, người đã chăm sóc ngài như thể ngài là con trai của bà.

Dudjom Lingpa có tám người con trai tâm linh nổi tiếng, bao gồm Jigme Tenpay Nyima, Dodrupchen Rinpoche thứ ba (1865 – 1926), một học giả uyên bác và lão luyện về cả kinh điển lẫn mật điển. Trong suốt đời mình, Dudjom Lingpa đã thực hiện nhiều phép lạ, ngài đã đạt được những chứng ngộ cao nhất của các giai đoạn phát sinh và thành tựu, cũng như Đại Toàn Thiện. Người ta nói rằng mười ba đệ tử của ngài đã đạt được thân cầu vồng, và một nghìn người đã trở thành trì minh, thông qua tuệ quán sâu sắc về bản tính nền tảng của tính giác.

Những hóa thân tiếp theo của Dudjom Lingpa bao gồm bậc thánh Dudjom Rinpoche, Jigdral Yeshe Dorje, hiện thân về ý của ngài, Tulku Kunzang Nyima, hiện thân về lời của ngài, Sonam Dếtn, hiện thân về thân của ngài, Jamyang Nátog Rangdrol, còn được gọi là Dorje Dragtsel Lingpa, hiện thân về các hoạt động giác ngộ của ngài, và Tulku Drachen, hiện thân về các phẩm tính giác ngộ của ngài.

TIỂU SỬ NGẮN VỀ DUDJOM RINPOCHE 5

Bậc thánh Dudjom Rinpoche, Jigdral Yeshe Dorje, sinh ra tại vùng Pemako, đông nam Tây Tạng, vào ngày 23 tháng 4 theo lịch Tây Tạng, năm 1904. Mẹ của ngài là Namgyal Drolma, cha ngài là Tulku Jampel Norbu, một hoàng tử xứ Kanam và là hậu duệ trực tiếp của vua Trisong Detsen. Người ta nói rằng Dudjom Rinpoche sinh ra khi người tiền nhiệm của ngài, Dudjom Lingpa, vẫn còn sống, và chính Dudjom Lingpa đã đưa ra những chỉ dẫn cụ thể về nơi hóa thân thực sự của ngài sẽ tái sinh.6

Khi Dudjom Rinpoche còn là một đứa bé, ngài đã nhận được truyền thừa và ban phúc trực tiếp từ Majushri, Guru Rinpoche và Yeshe Tsogal. Ngài đã nhận được từ tất cả các dòng truyền của truyền thống Nyingma từ các đạo sư tâm linh của mình, cụ thể là Phungong Tulku Gyurme Ngedron Wangpo, Jedrung Trinley Jampa Jungney, Gyurme Phendey Ozer, Namdrol Gyatso của Mindroling, Gendun Gyatso và Khenpo Aten. Người ta nói rằng, ở tuổi mười bốn, ngài đã ban toàn bộ quán đỉnh và truyền khẩu Kho tàng các terma quý giá (rin chen gter mdzod), một bộ sưu tập các terma từ dòng Nyingma. Từ đó trở đi, ngài tiếp tục ban quán đỉnh về các chu kỳ terma khác nhau, trong khi biên soạn nhiều nghi quỹ của riêng mình. Ở tuổi mười bảy, ngài đã biên soạn chuyên luận đầu tiên của mình về Dzogchen và được nhiều người ca ngợi. Người ta nói rằng nhiều học trò của ngài ở Tây Tạng và khắp các vùng Himalaya đã thể hiện các dấu hiệu giác ngộ hoàn toàn.

Mặc dù ngài thông thạo tất cả các dòng truyền thừa của Phật giáo Tây Tạng, Dudjom Rinpoche đặc biệt duy trì truyền thống Mindroling ở miền trung Tây Tạng. Trụ sở chính của ngài là tại Pema Choling, mặc dù ngài cũng dành nhiều thời gian ở Kongpo và Puwo ở đông nam Tây Tạng. Dudjom Rinpoche rời Tây Tạng cùng gia đình vào năm 1958. Họ đã đến Ấn Độ, Nepal, Sikkim, nơi ngài thành lập nhiều cộng đồng Phật giáo như Zangdok Palri, ở Kalimpong và Duddul Rapten Ling ở Orissa, và các tu viện Phật giáo ở Tsopema Rewalsa, Himachal Pradesh và Bonath ở Nepal. Trong những năm cuối đời, Dudjom Rinpoche đã đi khắp Châu Á, Châu Âu và Bắc Mỹ, nơi ngài giảng dạy và thành lập nhiều trung tâm nhập thất, chẳng hạn như Hội Bí Truyền Kim Cương Thừa Hongkong, Dorje Nyingpo và Orgyen Cho Dzong, ở Mỹ. Điều thú vị là hoạt động này phù hợp với những dự đoán trước đo của Dudjom Lingpa rằng Các Kho Tàng Mới của ngài sẽ lan truyền khắp thế giới và đặc biệt là tại phương Tây.
Vào ngày 18 tháng 11 năm Hổ Lửa (17 tháng 1 năm 1987) Dudjom Rinpoche nhập niết bàn tại nhà riêng của mình ở Dordogne, Pháp.

Dudjom Rinpoche là một terton vĩ đại, người đã khám phá ra nhiều kho tàng giáo lý, mà chúng vẫn được thực hành và truyền bá trên khắp thế giới ngày nay. Đặc biệt, những tiết lộ của ngài chủ yếu bao gồm lớp kho tàng tâm trực tiếp của các vidyadhara, liên quan đến các tantra nội của mật Thần Chú Bí Mật Thừa. Những giáo lý này được cho là vô cùng sâu sắc vì chúng có thể mang lại giác ngộ trong một kiếp thông qua việc thành tựu thân cầu vồng vào lúc chết.

Từ khi qua đời, Tuyển tập các tác phẩm của Dudjom Rinpoche đã được xuất bản tại Ấn Độ, cùng với Tuyển tập các giáo lý truyền thừa của các đạo sư Nyingma, một tác phẩm gồm 55 tập mà ngài bắt đầu viết khi đã 74 tuổi. Một tác phẩm nổi tiếng khác của ngài là Lịch sử chính trị Tây Tạng mà đức Dalailama 14 đã yêu cầu ngài viết.

CHANDRA EASTON VÀ B. ALAN WALLACE
2008

LỜI NÓI ĐẦU CỦA NGƯỜI DỊCH

Năm 1998, đức Gyatrul Rinpoche đã giảng dạy về Bùn và Lông vũ của Dudjom Lingpa, và Ngọc Như Ý của các thành tựu của Dudjom Rinpoche cho một nhóm nhỏ học viên tạo nhà của ngài gần Half Moon Bay, California, khi đó Alan Wallace làm phiên dịch. Vào mùa thu năm 1998, Alan, người mà tôi đã học cùng tại Đại Học California, Santa Barbara, đã yêu cầu tôi làm việc với ngài về việc dịch thuật các văn bản gốc, cũng như biên tập các chú thích của Gyatrul Rinpoche để chuẩn bị xuất bản. Sau khi có được các văn bản và chú thích từ Mirror of Wisdom, tôi bắt đầu dịch các văn bản gốc, sau đó tôi so sánh với bản dịch bằng lời của Alan. (Năm 2008, dưới sự chỉ đạo của đức Gyatrul Rinpoche, Mirror of Wisdom đã được tái lập thành một tổ chức phi lợi nhuận tên là Vimala Publishing). Tôi gặp Alan hàng tuần để xóa tan những điểm mà tôi không chắc chắn về ý nghĩa của các văn bản. Tôi cũng có nhiệm vụ biên tập các chú thích sâu sắc và sống động do Gyatrul Rinpoche đưa ra, sau đó tôi thêm vào văn bản gốc dưới dạng chú thích cuối trang theo yêu cầu của Rinpoche.

Tôi muốn bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và chân thành của mình đến Gyatrul Rinpoche và Alan Wallace vì đã cho tôi cơ hội làm việc gần gũi với những giáo lý sâu sắc này. Tôi đã hoàn thành bản dịch các văn bản này chỉ ba ngày trước khi đứa con đầu lòng của tôi, Tara, chào đời vào mùa xuân năm 2000. Tôi vô cùng vui mừng khi biết rằng cô bé đã được hưởng lợi theo một cách nào đó từ những giáo lý này ngay khi còn trong bụng mẹ.

Tôi cũng muốn cám ơn người bạn thân và đồng nghiệp Calvin Smith, người đã đóng góp công sức vào việc biên tập bản dịch này, cũng như mẹ tôi, Jeanine Kuhrts, một người thực hành pháp trong hơn ba mươi năm, vì đã đưa ra những gợi ý hữu ích trong việc biên tập. Tôi cũng muốn cám ơn Lindy Steele, Christine Moen, và những người ở Vimala Publishing đã giúp đưa bản dịch này ra in ấn.

Do tính chất bí truyền của những văn bản này, được viết bằng “ngôn ngữ hoàng hôn” của Dzogchen, có thể có những lúc bản dịch có vẻ tối nghĩa hoặc khó hiểu. Theo truyền thống, các văn bản Dzogchen được cố ý viết theo cách này để bất cứ ai muốn nghiên cứu chúng trước tiên phải tìm kiếm sự hướng dẫn từ một vị thầy đủ tiêu chuẩn. Vì lý do này, chúng tôi đã kiềm chế sự cám dỗ để thêm vào những từ có thể dẫn đến việc đọc văn bản một cách dễ dàng, và phần lớn chúng tôi lựa chọn tuân thủ dịch sát nghĩa văn bản Tây Tạng. Chúng tôi đã in nghiêng hầu hết các thuật ngữ tiếng Phạn và tiếng Tạng khi chúng xuất hiện lần đầu trong văn bản, để báo hiệu sự xuất hiện của một thuật ngữ mới. Định nghĩa của hầu hết các thuật ngữ kỹ thuật có thể được tìm thấy trong phần chú giải ở cuối văn bản. Tất cả các chú thích cuối trang đều là của Gyatrul Rinpoche, trừ trường hợp đặc biệt khác. Mặc dù rôi đã được hướng dẫn và hỗ trợ tuyệt vời trong quá trình dịch văn bản này, tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về bất kỳ lỗi nào có thể còn sót lại. Tôi hoan nghênh ý kiến từ các học giả và học viên đóng góp vào tính chính xác của tác phẩm này.

Do trình độ cao cấp của những giáo lý này, và theo truyền thống, Gyatrul Rinpoche đã chỉ định tác phẩm này là tài liệu hạn chế và khuyên rằng nó chỉ dành cho những người đã được truyền khẩu và nhận quán đỉnh ở cấp độ tương ứng.

Cầu cho chúng sinh thoát khỏi đau khổ và đạt được giác ngộ vô song vì lợi ích của mọi người.

CHANDRA EASTON
BERKELEY, CALIFORNIA
Mùa thu 2011