Trích dẫn Nguyên văn bởi pvhunghung Xem Bài Gởi
Cám Ơn CGLMT, CGLMT có nói mục đích của mọi Pháp đến là để linh hồn tiến hóa, pvhunghung cũng có thấy điều này được nói nhiều trong các sách tâm linh và một số vị thầy, nhưng thật sự pvhunghung cũng không thể hiểu tại sao phải tiến hóa nếu bản chất thật sự của ta là Cái Biết toàn năng, toàn tri , có cảm giác là bị giam hãm trong 6 nẻo luôn hồi thì đúng hơn, mà giam hãm bằng gì, có lẽ đó chính là tâm trí (suy nghĩ , tư tưởng) cho nên theo ý hiểu của pvhunghung cốt lõi cuối cùng của tất cả các phương pháp thực hành để giải thoát là đừng để cho cái Tâm dính mắc vào bất cứ thứ gì (vật chất, hoặc tinh thần) trong cõi đời này tuy nhiên một số vị thầy còn nói là phải có thêm công đức nữa mới giải thoát được, tại sao phải có công đức mới giải thoát pvhunghung cũng không biết , CGLMT liệu có gợi ý gì không?
Giả sử trong 1 căn phòng hòa nhạc tĩnh lặng có 4 trạng thái:
+ Im lặng hoàn toàn
+ Chỉ có tiếng nhạc du dương trầm bỗng
+ Vừa có nhạc vừa có tiếng ồn người ngồi trong đó nói chuyện.
+ Tiếng ồn che lấp cả tiếng nhạc.

Vậy thì trạng thái nào được gọi là tiến hóa?

Chắc chắn là không có tiếng ồn rồi. Và cũng không phải là trạng thái tĩnh lặng. Mà là căn phòng im bặt chỉ có duy nhất tiếng nhạc du dương trầm bỗng... đó mới là trí tuệ, mới là sự tiến hóa...

Cũng như vậy? Vụ trụ này sinh ra từ đâu? từ chân không, chẵng có gì cả.
Tất cả những thứ mà ta cho là có ngày nay, vốn dĩ nó chĩ là ảo ảnh mà thôi, bởi vì bản chất nó là chân không cơ mà.... Không tin bạn chỉ vào bất kỳ 1 thứ gì đi nữa thì tan rã nó ra cũng gồm có 2 thành phần năng lượng đối lập nhau khi hòa vào nhau là tan biến thành hư không...

Vậy vũ trụ này sinh sôi nảy nở chính là 1 bản nhạc du dương trầm bỗng, ta ngắm nhìn sự sinh sôi của vũ trụ thì cũng giống như ta là khán giả đang thưởng thức buổi hòa nhạc...

Nếu như tâm ta động loạn thì đó chính là tiếng ồn, còn tâm ta yên bặt thì vũ trụ vẫn bình yên mà tiến hóa.... Có âm thì ắt có dương... hòa vào nhau thì cũng là hư không mà thôi.

Nói về CÔNG ĐỨC? bạn có nghe khái niệm công đức VÔ LƯỢNG ko? nếu đã vô lương thì làm sao mà cân đong đo đếm cho được thì làm sao mà gọi là thiếu hay thừa? cho nên thiếu hay thừa hay đủ đầy công đức là do ở cái tâm ta tự nhận biết, gọi là BIẾT ĐỦ.