Những kinh nghiệm (Tôi đói, tôi khát, tôi mệt, tôi lái xe, tôi đi bộ, tôi vui vẻ, tôi ganh tị, tôi cô đơn, tôi cảm thấy có con gì đang bò trên tay, tôi đang xem ti vi.tôi nghe tiếng nhạc.. ) làm sao biết được kinh nghiệm này , có lẽ nói chính xác là " tôi "biết" tôi đói, tôi
"biết" tôi mệt, tôi "biết" tôi lái xe, tôi "biết" tôi đi bộ, tôi "biêt" tôi vui vẻ , tôi "biết" tôi ganh tị, tôi "biết" tôi cô đơn, tôi "biết" có con gì đang bò trên tay, tôi "biết" tôi đang xem ti vi...) rõ ràng chúng ta luôn luôn "biết" mà. Tất cả kinh nghiệm này đều thay đổi (hữu vi) nhưng cái "biết" này 10 năm trước bạn cũng vẫn "biết" như thế, 5 năm trước bạn cũng vẫn "biết" như thế mà..hoặc 20 năm sau bạn vẫn "biết" những kinh nghiệm này. trích sách" Không cần phải có những điều kiện tiên quyết nào để chúng ta có thể nhận ra việc biết hay nhận biết này. Để nhận ra kinh nghiệm biết hay nhận biết không đòi hỏi một phẩm chất đặc biệt nào hay trình độ thông minh nào. Không cần đến bất cứ nỗ lực nào để nhận ra kinh nghiệm biết hay nhận biết. Tâm trí hữu hạn tưởng tượng rằng cái biết biến mất trong những giấc ngủ sâu, nhưng trong kinh nghiệm của cái biết thì chính tâm trí đã biến mất trong giấc ngủ sâu, để cho cái biết hoàn toàn còn lại một mình. Giấc ngủ sâu không phải là sự vắng mặt của cái biết; mà là sự nhận biết về cái vắng mặt.
Nếu ai đó hỏi chúng ta: “Bạn có đang nhận biết không?”, chúng ta nhất định sẽ trả lời “Có” với sự chắc chắn tuyệt đối. Mặt khác, nếu có ai đó hỏi: “Tâm có hiện hữu không?” hay “Tánh Giác, Tánh Biết là gì?”, chúng ta có khả năng khựng lại, phân vân không hiểu
chính xác rằng những từ ngữ này muốn ám chỉ cái gì."
Bookmarks