Nguyên văn bởi
kipsailam68
Tôi thì ko đồng ý với bạn 1 chút nào. Trong phạm vi hep: đạo Phật thì Bồ Tát cũng chỉ là 1 cảnh giới mà thôi. Tương tự như Phật, Ala Hán,... đại diện cho sự giác ngộ từng phần, giác ngộ từng phần. Chúng sinh tu hành (chủ yếu tại gia) tham gia Phật giáo, được hướng đạo để biết việc đúng mà làm, việc sai mà tránh, vượt qua lục dục, tham sân si, tích lũy công đức để "tạm thời" vượt qua vòng luân hồi, tiến tới cõi Trời trong 6 đạo rồi về với cõi Phật.
Ala hán là cảnh giới đầu tiên của việc tu hành thực sự, hướng đến giác ngộ hoàn toàn, giải thoát hoàn toàn, hướng đến niết bàn. A la hán chưa làm chủ được cảm xúc, duy trì thất tình, chấp niệm còn nhiều. Bồ tát tuy làm chủ 7 tình nhưng chấp niệm với thế gian chúng sinh vẫn lớn, cứu khổ cứu nạn; với chúng sinh có lẽ là việc tốt, nhưng với Bồ Tát thì đó là rào cản lớn để thành Phật. Ví như Địa Tạng Bồ Tát cầu siêu chúng sinh địa ngục đọa đày, khi nào xong mới tiến đến cảnh giới tiếp theo, nhưng... hỡi ôi, làm gì có chuyện đó. Địa ngục luôn luôn mãi tồn tại. Cho dù nhân vật trong truyền thuyết sau này tiêu diệt 2 thế lực ma và quỷ, xây dựng CNXH toàn cầu rồi chưởng khống 3 giới cõi luân hồi, và phán xét tất cả chúng sinh bất kế nhân loạn, bất kể cảnh giới và quyết định ai tiếp tuc tồn tại, ai sẽ bị thiêu đốt linh hồn chết vĩnh viễn thì địa ngục cũng chỉ là tạm thời trống vắng mà thôi.
Cảnh giới Phật so với Bồ Tát thì hạn chế can dự việc đời hơn. Công việc chính của họ chỉ có giảng đạo và tiếp tục học đạo để dần giác ngộ thêm, giải thoát nhiều hơn.
Xa hơn cảnh giới Phật thì vẫn là Phật, nhưng là ở trạng thái nhập định. Mọi người chưa hiểu "nhập định" là gì thì tôi cũng trả lời luôn. Đó là mỗi vị Phật sẽ tự tạo cho mình 1 huyền giới( cõi) nho nhỏ rồi vào đó tự tu hành, không giao thiệp với bất kỳ ai. Muốn giác ngộ hoàn toàn, giải thoát hoàn toàn tất nhiên phải nằm ngoài nhân quả. Không tạo ra nhân, thay đổi nhân, rồi thay đổi kết quả. Xuất hiện trước mặt thế nhân, dù chỉ là 1 cái nhìn cũng sẽ nảy sinh vô số nhân quả phức tạp.
Còn "niết bàn" là gì, thì tôi có thể khẳng định, hầu hết mọi người, bao gồm cả các vị Phật trạng thái nhập định cũng chưa chắc đã hiểu. Cũng chẳng có gì đặc biệt, tôi giải thích luôn, còn mọi người có chấp nhận hay ko thì tùy, tôi cũng không có trách nhiệm phải chứng minh với bất kỳ ai. Về "niết bàn" cũng giống như Cơ Đốc giáo nói chúa Giê-su "về với Cha" mà thôi. Đó chính là nhập 1 thể với Đấng Tạo Hóa, cảnh giới cuối cùng của sự giác ngộ, ý thức linh hồn hợp nhất, tồn tại vĩnh viễn với thời không. Đấng tạo hóa không phải đàn ông, phụ nữ, đồng tính,... mà là 1 linh hồn tổng hợp và duy nhất tạo ra vũ trụ, tạo ra mọi sinh vật, là Đấng tự có; "Cha" chẳng qua chỉ là 1 cách gọi mà thôi.
Bồ Tát, cũng như A La Hán, 99,(9)% Phật, hay mọi chúng sinh như chúng ta đều là linh hồn phổ thông. Chúng ta đến từ hư vô, nói cách khác trong quá khứ xa xôi chúng ta không tồn tại ở bất kỳ trạng thái nào, không hồn, không phách, không thân xác. Chúng ta thành người như nay chính là đã trải qua vô lượng kiếp. Vô lượng không phải không có con số cụ thể, mà con số cụ thể mỗi người thông thường khác nhau. Tiến hóa thành người, hay xa hơn thì đại diện cho 2 yếu tố, gồm có: ngẫu nhiên và nhân quả, trong đó càng tiến hóa thành người thì yếu tố ngẫu nhiên càng giảm xuống, nhân quả càng tăng lên.
Còn lại chiếm 0,(01)% mới là linh hồn tối thượng. Khác với chúng ta, tối thượng thần đến từ "Cha", từ "niết bàn" là linh hồn được trực tiếp tạo ra từ Đấng tạo hóa, mang trong mình trí tuệ cao nhất, sức mạnh cao nhất của 1 linh hồn cá thể, sinh ra nhằm thực sự hiện 1 số nhiệm vụ đặc biết quan trọng, thường là liên qua đến sự tồn tại hay phát triển của 1 nhân loại nào đó. Sau khi xong việc, trừ phi sa ngã, còn không đến từ đâu sẽ trở lại đó, cũng tức là chỉ có 1 đời 1 kiếp mà thôi.
Tối thượng thần đầu thai làm người thông thường sẽ đảm nhiệm 1 trong 2 công việc mà chúng ta hay gọi là Chuyển Luân Thánh Vường - công việc pháp trị, Phật Thế Tôn - công việc đức trị. Tuy nhiên CLTV hay PTT thì chưa chắc đã là tối thượng thần, mà chỉ là linh hồn đã tu hành tố thật nhiều kiếp. Ví dụ như Phật Thích Ca vậy, cũng chỉ là linh hồn phổ thông như chúng ta mà thôi. Trước tôi cũng bị nhầm lẫn, sau mới có đáp án chính xác nhất. Nếu như tiền kiếp của Phật Thích Ca là CLTV Đỉnh Sanh thì ngu dốt tham lam mà toi đời để đời này có Phật Thích Ca, vậy thì 1 trong những tiền kiếp khác là Vua Đại Thiện Kiến, làm tốt, xong việc thì đã nhập niết bàn, chứ làm gì còn luân hồi chuyển thế.
Chia sẻ mọi người 1 chút hiểu biết của tôi.
Bookmarks