Ôi thôi. Lâu quá tình cờ ghé ngan rom nầy. Đọc được câu hỏi đáng thương, thì đã 2012 - 2023 , 11 năm trôi qua. Thôi thì cũng để lại vài dòng cho anh em nào về sau có thắc mắc về việc gọi là "THỞ THUẬN vs THỞ NGHỊCH" mà tình cờ vào đây (có thể chẵng ma nào xem).
Sự thật thì không có chuyện thở thuận và nghịch trong khí công, xin giải thích:
THỞ THUẬN : là phép thở 2 thì, mục đích là TỤ KHÍ, nói nôm na giống như ta đang "Sạc " khí vào cơ thể. Trong những buổi luyện tập chánh (tý_ ngọ_ mẹo_ dậu), thì phải hít sâu, phình bụng (giống yoga), và những lúc bình thường vẩn phải thở bụng 2 thì như là một thói quen, nhưng phải nhẹ và tự nhiên, nên còn gọi là "thai tức", thói quen nầy rất tốt.
THỞ NGHỊCH : là phép thở 3 hoặc 4 thì, còn gọi là phép ĐỀ KHÍ hoặc VẬN (chuyển) KHÍ, mục đích là đưa năng lượng khí từ cột sống đến một nơi nào đó trong cơ thể, ví dụ: bạn cần nhấc một tảng đá, thì động tác phải
1.hít hơi, thóp bụng, rùn chân (xuống tấn tập trung khí ở hạ bàn)
2.thít hậu môn dồn sức (khí lực) vào lưng (nghĩa là khi thít hậu môn là đang đưa khí vào đốc mạch), nín thở, đưa lực từ lưng (đốc mạch) chuyển ra cánh tay nhấc tảng đá lên.
3.buông tảng đá xuống, xả lực (khí), thở ra, bụng phình trở về như cũ .
Mấy "thầy" khí công trên sách, hoặc mấy "thầy" luyện KIM DUNG KHÍ CÔNG, hay sai lầm chổ nầy, cho là thuận - nghịch, rồi ngâm nga mấy câu "thuận vi phàm nghịch vi tiên....." rồi khí tụ đan điền ...Nghe cứ như là thánh sống.
Tinh ở hạ bàn, Khí ở trung bàn, Thần là đỉnh đầu.
Tinh hóa Khí, Khí hóa Thần, Thần hoàn hư (hoàn hư nghĩa là thả lõng như ban đầu), toàn bộ câu thiệu nầy phải nằm trong 1 động tác. Không có chuyện luyện 3 năm thì tinh hóa khí, luyện 10 năm thì khí hóa thần, khi thành tiên thì thần hoàn hư, mấy "má" không thực hành, xem Kim Dung nhiều qua đâm ra tưởng tượng mơ hồ...đồ.
Ai da, ngồi buồn tình bấm ra cả đống chữ mà không biết có ai xem không? Ôi nhớ quá cái thuở lẩy lừng của trang LySo - TheGioiBuaNgai - TheGioiVoHinh ...
Bạn nào có xem qua xin liên hệ nvmtan@gmail.com
Bookmarks