[h1]1.2. LƯỠNG NGHI VÀ TỨ TƯỢNG[/h1]
Mỗi Tứ Tượng là một nghi hình Thái Cực Lưỡng Nghi của Vũ Trụ Càn Khôn. Hai mà một, một mà hai, dòng vận chuyển ấy tiếp hiệp hai nghi hình Tứ Tượng (hình 3), tạo sự sinh thành.

N
ghi hình Tứ Tượng () là bốn thứ nguyên chất, Thái Dương, Thiếu Âm () trong Nam, và Thiếu Dương, Thái Âm () trong Nữ. Tượng của tính Nam nguyên thỉ đã có chỗ Dương trội, Âm lặn và ngược lại, tượng của tính Nữ nguyên thỉ đã có chỗ Âm trội, Dương lặn. Khi các tính chất này tương tác nhau một lần nữa thì từ trong Kim Bàn của Phật Mẫu xuất hiện ra hai kiểu thân thể Nam Nữ như ở hình 3:

(

). Đây là hai kiểu thân Nam thân Nữ cũa trẻ em chưa đến tuổi dậy thì. Khi chúng đến tuổi có tính dục cùng nhau thì Ngũ Hành mới xuất hiện.


Ngũ Hành là chất Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ nhưng thực ra còn ngụ ý về tính nữa: Mộc khúc trực thuộc Thiên sinh là tính truyền thẳng, Kim tòng cách thuộc Địa sinh là tính truyền vòng qua chướng ngại, Thủy nhuận hạ thuộc Thiên sinh là tính nhuận xuống dưới, Hỏa viêm thượng thuộc Địa sinh là tính cất lên cao. Thổ viên giá sắc nói về trung cung trưởng dưỡng và thu hoạch đúng chu kỳ.
Thực ra, vật chất Ngũ Hành trừ Lửa (Kim loại, Gỗ, Nước, Đất) là những kiến tạo phức tạp hơn về sau với những tỉ lệ âm dương rất khác nhau.
Khi tính dục Tiên Thiên khởi động, Tiên Thiên Ngũ Hành xuất hiện và các cơ cấu vật chất sẵn có trong thân thể Tứ Tượng Nam Nữ chuyển động tương tác nhau mà sản sinh các tính và chất mới. Tiên Thiên Bát Quái Đồ là đồ hình vật chất để sẵn, Hà Đồ là đồ hình tương tác của Tiên Thiên Ngũ Hành chuyển động trong Tiên Thiên Bát Quái Đồ.
Khi hai thân thể Tứ Tượng Nam Nữ đã phát triển đến mức có thể hiệp nhau hình thành Bát Quái rồi,Càn Đạo của Nam và Khôn Đạo của Nữ vẫn có thể phát động cả hai tính có khi Tiên Thiên, có khi Hậu Thiên. Càn tính và Khôn tính ấy đồng có bốn bản sắc nguyên hanh lợi trinh. Nguyên là có tính tạo nên được nguồn cội của vạn vật nên thống suất mọi tinh thần dị biệt. Hanh vì mây bay mưa xối (vân hành vũ thí) không bế nghẽn. Lợi vì do sự các chính tính mệnh (mọi vật đều đúng chỗ hợp tính mệnh của mình) nên bảo hợp thái hòa mà tốt cả. Trinh là bền theo đường lối mục tiêu cho đến cùng.
Nhưng tính tẫn mã chi trinh của Nữ, tính chính bền của con ngựa cái, lại canh chừng sợ lạc mất lối về trong khi cái trinh của nam tính giữ họ bền lòng đi tới mãi. Chính cái tôn quí của chữ trinh này mới là cái nên đề cao, không phải những thứ trong thân thể mà lấy làm quan trọng. Do cái trinh này mà nữ phái khởi xướng cuộc quay về với tâm linh dù mình có vai tuồng dưỡng dục hình hài.
Cái trinh Nam tính giúp bền lòng tiến thủ, cái trinh Nữ tính muốn thuận căn thuận mệnh cho khỏi bị bấp bênh. Biết hợp hai Tứ Tượng khởi động Càn Khôn ấy cho tốt thì Bát Quái chuyển vận an hòa và cơ tiến hóa được vĩnh tồn. Không quân bình âm dương, chẳng biết rõ lối ra với vạn vật và đường về cùng Chí Linh nên mới có bất an.