Khí Hư Vô sinh ra có một Đấng Chí Linh Thượng Đế và ngôi của Ngài là Thái Cực. Trí óc và mọi thứ máy đo không thể thẩm lượng được điểm vật chất bất khả phân nhỏ nhất ấy.
Tuy nhiên, vì tập họp sít sao một số nhiều các điểm Thái Cực bất khả phân ấy vẫn là một khối dính liền nhau nên cũng có tính Thái Cực, ta có thể cố gắng lấy lớn tìm nhỏ, lấy nhỏ tìm lớn, từ các đơn vị có tính truyền sinh mà dò lần về nguyên ủy của các biến dịch định hình cho vạn vật và ảnh hưởng lên nguyên tính của vạn linh.
1.1. THÁI CỰC
Thái Cực phân thành Lưỡng Nghi (Thiên/Địa hoặc thiêng liêng/hữu hình). Lưỡng Nghi phân thành Tứ Tượng (Thiên/Địa và Nam/Nữ). Hai Tứ Tượng hiệp thành Bát Quái, Bát Quái vận chuyển sinh ra Ngũ Hành và Ngũ Hành tương sinh tương khắc nhau mà tạo nên Càn Khôn Thế Giới.
Thầy lại phân tánh của Thầy để ngự vào các hình hài vật thể của Càn Khôn Thế Giới, cho nên Càn Khôn Vạn Vật xuất hiện. Vạn Vật có tính sống nên gọi là chúng sanh. Chúng sanh và các Đấng cao siêu đều có ít nhiều linh tánh của Đấng Chí Linh chiết cho nên được gọi chung là Vạn Linh.
Khởi nguyên của sự sinh thành là Khí Hư Vô. Khí Hư Vô sinh ra Cha, vô tướng đối với tất cả, trừ khi chính Cha quyết định hiện tướng cho ai đó thấy. Cha là khởi thỉ của Thiên Địa. Mẹ là Đấng Tạo Hóa ra vạn vật. Cha ngự ngôi Thái Cực, Mẹ quản ngôi Lưỡng Nghi. Cha qui hợp vạn linh. Mẹ trưởng dưỡng vạn vật. Biến vật chất thành tinh thần, dùng tinh thần điều ngự vật chất; quảng khai Thiên thượng, linh hóa vạn vật, đó là việc của vạn linh và cũng là của Đấng Chí Linh nữa.
Vạn Linh từ phẩm người trở lên có hai hạng:
nguyên nhơn, vốn từng hiệp được Dương Quang (hayThiên tánh) với Âm Quang (hay Phật tánh),
hoá nhơn, chưa hiệp được với Dương Quang nên linh tánh còn ít ỏi, chỉ biết cậy dựa vào cái trí mà thôi.
Dương Quang là ánh sáng của năng lực thuộc Tiên Thiên, Âm Quang là ánh sáng của thức giác thuộc Hậu Thiên. Vật chất Hậu Thiên có từ Ngũ Hành Hậu Thiên. Siêu vật chất Tiên Thiên có từ Ngũ Hành Tiên Thiên. Khởi nguyên của siêu vật chất và vật chất ấy là Thái Cực.
Thái Cực Đồ xưa nay thường được tượng hình như một mặt tròn có hai phần trắng đen , và hai điểm đen trong trắng và trắng trong đen:
Phần bên trái của hình 1 là hình ảnh của quả đất mà giữa trưa (Thái Dương ) đang ở cực Tây, nửa đêm (Thái Âm ) đang ở cực Đông, mặt trời đang lặn tại điểm và đang mọc tại điểm .Vậy thì
là Thiếu Âm (hoàng hôn, hào Âm mới sinh nằm trên) và là Thiếu Dương (bình minh, hào Dương mới sinh nằm trên) và thứ tự các điểm sáng trưa chiều tối là theo chiều quay của quả đất .
Thoạt xem có thể thấy đó là chu kỳ biến dịch trong thời gian của thiên thể nhỏ quanh một cái lớn hơn. Nhưng nó cũng ghi nhận hình ảnh của một tổng thể tạo nên một đơn vị có cái sống như một nguyên tử, một con người, một ngân hà…. khi nhìn nó từ bên ngoài. Việc này sẽ được thấy rõ khi nghiên cứu Bát Quái, tình trạng khi hai Tứ Tượng hiệp nhau vận chuyển và từ đó có Ngũ hành tương tác tương điều hòa nhau xuyên không gian.
Bookmarks