Bí ẩn 'ngôi mộ cổ đoạt mạng người', 80 kẻ trộm không thể thoát
Lăng mộ mà chỉ vào được chứ không ra được, được mệnh danh là "ngôi mộ giết người", là nỗi khiếp sợ của những kẻ trộm mộ.
80 người chết là số lượng được cộng đồng khảo cổ học Trung Quốc thống kê được khi tiến hành khai quật “hung mộ” lớn nhất Trung Quốc. Con số người chết từng gây chấn động giới khảo cổ học, liệu rằng thảm kịch nào đã xảy ra tại nơi đây?
Trong khi đào móng thi công xây dựng một tòa nhà ở thành phố Tương Dương, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc. Công nhân xây dựng đã bất ngờ phát hiện một tấm bia đá có khắc nhiều ký tự cổ khó hiểu và nhận thấy dấu tích của một lăng mộ dưới lòng đất. Đơn vị thi công nhanh chóng báo cáo tình hình với ban bảo vệ di tích văn hóa địa phương, các chuyên gia khảo cổ lập tức vào cuộc điều tra.
Sau khi tiến hành khảo sát các chuyên gia xác nhận rằng quả đúng có một ngôi mộ cổ dưới khu vực xây dựng, nguồn gốc ngôi mộ này từ là thời Ngũ Đại (907-960).
Tuy nhiên, trong quá trình khai quật các nhà khảo cổ tiếp tục tìm thấy rất nhiều những hố sâu như có dấu hiệu bị xâm nhập. Cuộc khai quật tiếp tục được tiến hành cho đến phần cuối của ngôi mộ với hy vọng sẽ tìm kiếm được điều bất ngờ gì đó.
Kinh ngạc thay, một vách đá sâu khoảng 7 mét xuất hiện ở điểm cuối ngôi mộ, nơi được cho là địa điểm đặt quan tài. Chỉ cần xảy ra một sơ xuất nhỏ, ngay lập tức bạn sẽ bị rơi vào chiếc hố tử thần này. Các chuyên gia cho rằng đây là một "lưu sa mộ” - ngôi mộ có dòng chảy cát điển hình.
Những kẻ trộm mộ thường có xu hướng bỏ qua cát khi đào hố. Sau khi vào lăng, cát sẽ được chảy theo các lỗ lõm và làm tắc chúng, gây nên hiện tượng thiếu oxy bên trong lăng mộ. Ngạt thở chính là nguyên nhân dẫn đến những cái chết đáng thương cho số phận những kẻ trộm mộ nhưng cũng chính vì điều này mà các di vật văn hóa trong lăng mộ được bảo vệ an toàn nhất.
Có rất nhiều di vật văn hóa mang giá trị nghiên cứu cao được tìm thấy bên trong lăng mộ và hầu như đều giữ trạng thái nguyên vẹn.
Đó chính là lý do nơi này được mệnh danh là "ngôi mộ cổ giết người". Cho đến nay, chủ nhân của lăng mộ này vẫn chưa được xác nhận. Tuy nhiên, các chuyên gia cũng đã tìm được hàng trăm di vật văn hóa quý hiếm ở nơi này.
Trong văn hóa truyền thống của Trung Quốc, cái chết của con người cũng vô cùng quan trọng. Việc quan trọng nhất trong một tang lễ là lựa chọn đồ dùng cho đám tang và xây dựng lăng mộ.
Nếu người đã khuất là quý tộc, thuộc tầng lớp giàu có, hoặc người của hoàng gia, họ có thể được xây dựng cả một lăng mộ nguy nga và đồ sộ. Người Trung Quốc xưa quan niệm rằng "trần sao âm vậy", vì thế cuộc sống của người đã khuất ở "thế giới bên kia" cũng phải sung túc, giàu có như khi họ còn sống.
Nhiều người thậm chí còn đem theo vàng bạc châu báu, xe ngựa, người hầu chôn cùng mình dưới lăng mộ, từ đó sinh ra tục tuẫn táng vô cùng kinh hoàng và đáng sợ.
Cũng chính vì sự xuất hiện của những lăng mộ chôn cất nhiều của cải quý giá đó mà sinh ra nghề trộm mộ. Nhiều kẻ không thể cưỡng lại được sự hấp dẫn của số vàng bạc châu báu bên dưới lăng mộ cổ mà liều mình đi vào trong bất chấp hiểm nguy rình rập, có thể phải đánh đổi tính mạng.
Theo Thiên Trang (Kienthuc.net.vn)
Bookmarks