kết quả từ 1 tới 2 trên 2

Ðề tài: Tại sao gọi là Tết Nguyên đán?

Threaded View

Previous Post Previous Post   Next Post Next Post
  1. #2

    Mặc định

    Nguồn gốc, ý nghĩa của tên gọi Tết Nguyên đán không phải ai cũng biết


    GĐXH - Tết Nguyên đán 2023 đã sắp cận kề nhưng nguồn gốc Tết Nguyên đán như thế nào? Bắt nguồn từ bao giờ? là những thông tin không phải ai cũng biết. Chuyên trang Gia đình & Xã hội sẽ cung cấp cho độc giả những thông tin hữu ích về Tết Nguyên đán.


    Tết Nguyên đán là ngày lễ có ý nghĩa nhân văn vô cùng sâu sắc đối với mỗi cá nhân, gia đình và cộng đồng. Đây là ngày để mọi người đoàn tụ với gia đình, trở về quê hương và nhớ về tổ tiên. Vậy Tết Nguyên đán có nguồn gốc từ đâu và ý nghĩa tên gọi là như thế nào?

    Tết Nguyên đán là gì?

    Tết Nguyên đán (còn gọi là Tết Cả, Tết ta, Tết Âm lịch, Tết Cổ truyền hay đơn giản là Tết). Tết Nguyên đán là dịp lễ đầu năm mới Âm lịch của nhiều nước châu Á như Trung Quốc, Đài Loan, Singapore, Malaysia, Indonesia, Việt Nam. Đây là dịp lễ đầu năm Âm lịch quan trọng và có ý nghĩa nhất ở Việt Nam.

    Tết Nguyên đán là lễ hội lớn nhất trong các lễ hội truyền thống của Việt Nam. Là điểm giao thời giữa năm cũ và năm mới. Giữa một chu kỳ vận hành của đất trời, vạn vật cỏ cây. Từ xưa đến giờ, Tết Nguyên đán luôn mang đậm nét bản sắc văn hóa dân tộc sâu sắc, độc đáo.

    Ý nghĩa tên gọi của Tết Nguyên đán

    "Tết" là cách đọc âm Hán - Việt của chữ "tiết", "nguyên" theo chữ Hán có nghĩa là sự khởi đầu hay sơ khai và "đán" là buổi sáng sớm. Vì vậy, đọc đúng phiên âm phải là "Tiết Nguyên đán".Theo lịch của Trung Hoa, xưa kia thường chia 1 năm gồm có 24 tiết và Tết Nguyên đán được coi là tiết đầu tiên trong năm.

    Ngày nay, Tết Nguyên đán được người Trung Quốc gọi là Xuân tiết, Tân niên hoặc Nông lịch tân niên.Tết Nguyên đán là Tết đầu tiên trong năm, để phân biệt với một số dịp lễ khác như Tết Khai hàng, Tết Nguyên tiêu, Tết Đoan ngọ, Tết Trung thu… Tết cổ truyền là một trong những dịp lễ quan trọng của đất nước Việt Nam.

    Trước ngày Tết, thường có những ngày khác để sửa soạn đón chào năm mới như Tết Táo quân (23 tháng Chạp Âm lịch), Tất niên (29,30 tháng Chạp Âm lịch)…Do cách tính Âm lịch của Việt Nam khác với Trung Quốc nên Tết cổ truyền của người Việt không hoàn toàn trùng với Tết của người Trung Quốc và các nước chịu ảnh hưởng bởi văn hóa Trung Quốc khác.

    Theo ghi nhận, cũng có những thuyết cho rằng: Văn hóa Việt – thuộc văn minh nông nghiệp lúa nước – do nhu cầu canh tác nông nghiệp đã phân chia thời gian trong 1 năm thành 24 tiết khác nhau và ứng với mỗi tiết này đều có một thời khắc "giao thời" trong đó tiết quan trọng nhất là tiết khởi đầu của một chu kỳ canh tác, gieo trồng, chính là Tiết Nguyên đán.Về sau, do sự phát triển vượt bậc của ngôn ngữ nên chữ "tiết" được Việt hóa thành "Tết" và hình thành nên tên gọi Tết Nguyên đán như ngày nay.

    Tuy nhiên, xét về mặt ngữ nghĩa, Tết Nguyên đán Việt Nam không phải là Tết Nguyên đán của Trung Quốc. Viện ngôn ngữ học Hà Nội đã chứng minh rằng: Tết Nguyên đán của Việt Nam được tính theo chu kỳ quay của mặt trăng (tức là Âm lịch) trong khi Tết Nguyên đán của Trung Quốc lại được tính theo mặt trời (tức là Dương lịch). Cho nên Tết của người Việt sẽ gần giống với Xuân Tiết của người Trung Hoa hơn.


    Tết Nguyên Đán là dịp lễ quan trọng nhất của người dân Việt Nam. Ảnh: TL

    Nguồn gốc Tết Nguyên đán

    Nguồn gốc Tết Nguyên đán của người Việt như thế nào?

    Tết Nguyên đán là ngày lễ cổ truyền lớn và lâu đời nhất nước ta. Có phạm vi phổ biến và rộng rãi từ Mục Nam Quan đến Mũi Cà Mau. Đây được coi là ngày lễ tưng bừng, nhộn nhịp nhất của cả dân tộc. Nhưng ít ai biết rằng, từ những thế kỷ trước, bắt đầu từ thời Lý – Trần – Lê, ông cha ta đã cử hành lễ Tết hàng năm một cách vô cùng trang trọng và linh thiêng.Theo truyền thuyết và lịch sử của nước ta, từ thời họ Hồng Bàng dựng nước Văn Lang đến thời Kinh Dương Vương sinh ra Lạc Long Quân rồi vị thần này kết hôn với Âu Cơ sinh ra Hùng Vương.

    Từ ngày ấy, người Việt ta đã ăn Tết. Minh chứng rõ nhất cho việc này đó là sự xuất hiện của bánh chưng, bánh giày – nhờ sáng kiến của Lang Liêu – con trai thứ 18 của đời Hùng Vương thứ 6.

    Có thể thấy rằng nước Việt đã sớm hình thành một nền văn hóa truyền thống mang bản sắc riêng của người Việt. Với những đặc trưng của nền nông nghiệp lúa nước, cùng những sản vật từ lúa, gạo. Gạo – sản vật chính nuôi sống con người, trong đó có gạo nếp thơm ngon nhất nên được chọn làm thành các thứ bánh dành cho việc cúng tế tổ tiên trong ngày đầu năm.


    Nguồn gốc Tết Nguyên đán của người Trung Quốc ra sao?

    Theo lịch sử của Trung Quốc, nguồn gốc Tết Nguyên đán đã có từ đời Tam Hoàng Ngũ Đế và được thay đổi theo từng thời kỳ. Ví dụ như đời Tam Vương, nhà Hạ chuộng màu đen nên chọn tháng Dần tức là tháng Giêng làm Tết Nguyên đán.

    Nhà Thương lại thích màu trắng nên lấy tháng Chạp (tháng Sửu) làm tháng đầu năm. Nhà Chu lại ưa sắc đỏ nên chọn tháng Tý (tháng Mười Một) làm tháng Tết.Đến đời nhà Đông Chu, Khổng Tử đổi ngày Tết vào một tháng nhất định là tháng Dần. Nhưng đến đời nhà Tần (thế kỷ 3, TCN) Tần Thủy Hoàng lại đổi qua tháng Hợi (tháng 10) làm tháng Tết.

    Rồi đến nhà Hán, Hán Vũ Đế (140 TCN) lại đặt ngày Tết vào tháng Dần tức là tháng Giêng. Từ đó trở đi, trải qua bao nhiêu thời đại, không còn ai thay đổi về tháng Tết nữa.

    Đến đời Đông Phương Sóc, ông cho rằng: ngày tạo thiên lập địa có thêm giống Gà, ngày thứ hai có thêm Chó, ngày thứ ba có Lợn, ngày thứ tư sinh Dê, ngày thứ năm sinh Trâu, ngày thứ sáu sinh Ngựa, ngày thứ bảy sinh loài Người và ngày thứ tám sinh ra ngũ cốc. Cho nên, ngày Tết thường được kể từ mùng 1 – hết mùng 7 tháng Giêng (8 ngày).Ngày nay, cùng với người Trung Hoa, người Việt và các dân tộc khác chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc như Triều Tiên, Mông Cổ, Tây Tạng… cũng tổ chức Tết Âm lịch và nghỉ lễ chính thức.


    Tết Nguyên đán là ngày lễ tưng bừng, nhộn nhịp nhất của cả dân tộc Việt Nam. Ảnh: Việt Nguyễn


    Thời gian của Tết Nguyên đán được tính như thế nào?

    Do cách tính của Âm lịch Việt Nam có khác với Trung Quốc cho nên Tết Nguyên đán của người Việt Nam không hoàn toàn trùng với Tết Nguyên đán của người Trung Quốc. Vì Âm lịch là lịch theo chu kỳ vận hành của Mặt Trăng nên Tết Nguyên đán thường đến muộn hơn Tết Dương lịch.Do quy luật 3 năm nhuận 1 tháng của Âm lịch nên ngày đầu năm của Tết Nguyên đán không bao giờ trước ngày 21/1 Dương lịch và sau ngày 19/2 Dương lịch mà thường rơi vào khoảng cuối tháng 1 đến giữa tháng 2 Dương lịch.

    Toàn bộ dịp Tết cổ truyền hàng năm thường kéo dài từ 7-8 ngày cuối năm cũ và 7 ngày đầu năm mới (tức là từ 23 tháng Chạp đến hết mùng 7 tháng Giêng).Hàng năm, Tết cổ truyền Việt Nam được tổ chức vào ngày mồng 1 (hay mùng 1 tháng Giêng Âm lịch) trên toàn lãnh thổ Việt Nam và cộng đồng người Việt sống ở nước ngoài. Ngày Tết, sắm cây đào và cây quất ở miền Bắc hay cây mai ở miền Trung và miền Nam được coi là sự chuẩn bị không thể thiếu trong những ngày giáp Tết. Trong những ngày Tết, các gia đình sum họp bên nhau, cùng thăm hỏi người thân, dành những lời chúc mừng tốt đẹp, mừng tuổi và thờ cúng tổ tiên.

    Ý nghĩa sâu sắc của ngày Tết Nguyên Đán đối với người Việt

    Tết Nguyên Đán biểu hiện sự giao cảm giữa trời đất và con người với thần linh. Xét ở góc độ mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên.

    Tết – do tiết (thời tiết) thuận theo sự vận hành của vũ trụ, biểu hiện ở sự chu chuyển lần lượt các mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông – có một ý nghĩa đặc biệt đối với một xã hội mà nền kinh tế vẫn còn dựa vào nông nghiệp làm chính.

    Theo tín ngưỡng dân gian bắt nguồn từ quan niệm "Ơn trời mưa nắng phải thì", người nông dân còn cho đây là dịp để tưởng nhớ đến các vị thần linh có liên quan đến sự được, mất của mùa màng như thần Đất, thần Mưa, thần Sấm, thần Nước, thần Mặt trời… Họ cũng không quên ơn những loài vật, cây cối đã giúp đỡ, nuôi sống họ, từ hạt lúa đến trâu bò, gia súc, gia cầm trong những ngày này.

    Mỗi khi Tết đến, dù làm bất cứ nghề gì, ở bất cứ nơi đâu người dân Việt Nam đều mong được trở về sum họp dưới mái ấm gia đình trong 3 ngày Tết.

    Ngày Tết đầu xuân là ngày đoàn tụ, đoàn viên, mối quan hệ họ hàng làng xóm được mở rộng ra, ràng buộc lẫn nhau thành đạo lý chung cho cả xã hội: tình cảm gia đình, tình cảm thầy trò, bè bạn…Tết cũng là ngày đoàn tụ với cả những người đã mất.

    Từ bữa cơm tối đêm 30, trước giao thừa, các gia đình đã thắp hương mời hương linh ông bà, tổ tiên, người quá cố về ăn cơm, vui Tết với con cháu (cúng gia tiên).

    Ngày Tết, trong mỗi gia đình Việt Nam, bàn thờ gia tiên có một vị trí rất quan trọng. Bàn thờ gia tiên ngày Tết là sự thể hiện lòng tưởng nhớ, kính trọng của người Việt đối với tổ tiên, người thân đã khuất với những mâm ngũ quả được lựa chọn kỹ lưỡng; mâm cỗ với nhiều món ngon hay những món ăn quen thuộc của người đã mất.

    ​Người Việt Nam tin rằng những ngày Tết vui vẻ đầu năm báo hiệu một năm mới tốt đẹp sẽ tới. Năm cũ đi qua mang theo những điều không may mắn và năm mới bắt đầu mang đến cho mọi người niềm tin lạc quan vào cuộc sống. Nếu năm cũ khá may mắn, thì sự may mắn sẽ kéo dài qua năm sau. Với ý nghĩa này, Tết còn là ngày của lạc quan và hy vọng.

    L.Vũ (th)
    Last edited by Bin571; 23-01-2023 at 09:55 AM.
    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 2 users browsing this thread. (0 members and 2 guests)

Similar Threads

  1. Lời Nguyện Phát Tâm Bồ đề
    By langtuhn in forum Mật Tông
    Trả lời: 1
    Bài mới gởi: 18-01-2011, 05:17 AM
  2. Thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký: Một số phận lặng lẽ
    By Bin571 in forum Chân dung & Đối Thoại
    Trả lời: 2
    Bài mới gởi: 11-09-2010, 10:09 PM
  3. Những đồ vật bị nguyền rủa
    By Bin571 in forum Sưu Tập Khác...
    Trả lời: 9
    Bài mới gởi: 09-04-2009, 10:46 AM
  4. Hệ thống thước đo thời Nguyễn
    By Bin571 in forum Phong Thủy, Địa lý
    Trả lời: 0
    Bài mới gởi: 21-01-2008, 09:22 PM
  5. Lời nguyền của phù thủy nước Anh
    By KhangThien in forum Tâm linh – Tín ngưỡng – Siêu hình học – Ngoại cảm
    Trả lời: 0
    Bài mới gởi: 19-01-2008, 01:44 AM

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •