[u]PHẬT-PHÁP-TĂNG
Khi khai Đạo, thọ sắc lịnh của Đức CHÍ TÔN, PHẬT MẪU đến ngự tại Hiệp Thiên Đài.
Nhưng ta không thấy PHẬT MẪU, chỉ thấy vị Giáo chủ hửu hình là HỘ PHÁP mà thôi, đến lúc mở Cửu Thiên Khai Hóa, tại thế là Cửu Trùng Đài, ta cũng không thấy được Đức LÝ GIÁO TÔNG, chỉ có vị Chưởng Quản Cửu Trùng Đài là Đức QUYỀN GIÁO TÔNG mà thôi.
Tại sao đã khai Đạo rồi mà Đức CHÍ TÔN chưa có định vị cho các bậc tiền bối được ngự trên 7 cái ngai thuộc ngôi Nhơn Đạo? Cũng bởi Chánh Giáo. Ngài không giao cho tay phàm. Khi nào chính mình Ngài đến, chánh pháp trong tay Ngài, Ngài chủ tọa đại hội, phán định ngôi thứ cho toàn thể con cái của Ngài thì chừng đó mới có quyền ngự.
Nói như vậy thì thời gian còn chờ đợi chừng bao lâu nữa? Câu hỏi nầy duy có kẻ bàng quang thụ hưởng thì họ mới dám nhanh nhẹn trả lời, chẳng khác nào kể chuyện: Người đui lại dắt người mù. Chớ còn nói đến Chơn Pháp thì ta chỉ cần tự trả lời với chính ta, dựa vào Thánh Ý của Đức HỘ PHÁP: “Nếu mấy người làm cho vừa sức tôi muốn, vừa ý của tôi định thì tôi sẽ trả lại cho mấy người ngôi vị Thần, Thánh, Tiên, Phật”. Hễ đạt được ngôi vị nầy, đó là ta đã đạt được Tam Bửu rồi vậy. Điều ấy thật là tối quan trọng cho một kiếp sanh biết Đạo của ta. Nên cần phải hiểu Tam Bửu như thế nào? Lần lượt tìm xem trước hết là Tam Bửu của CHÍ TÔN rồi dựa vào đó mới hiểu biết khi ta đã hiến dâng Tam Bửu của ta cho CHÍ TÔN sử dụng để phụng sự cho Vạn Linh trong cơ phổ độ là như thế nào?
Nói thẳng với sự tá danh CAO ĐÀI TIÊN ÔNG ĐẠI BỒ TÁT MA HA TÁT là danh Tam Giáo tôn kính Đức CHÍ TÔN, đã khẳng định buổi Tam Kỳ nầy, Ngài sẽ hạ trần với cả PHẬT, PHÁP, TĂNG.
Lúc đầu khai Đạo, tạo ra Thể Pháp, chỉ có đoàn Ngự Mã Quân thay thế hình ảnh làm Thánh Thể cho Ngài, chỉ có PHÁP và TĂNG. Nhắc lại khi mở Đạo:
PHẬT: Từ Bát Quái Đài vô vi, Đức CHÍ TÔN dùng huyền diệu Tiên Gia để Thánh Ngôn, Pháp Chánh Truyền, Thi Văn dạy Đạo trong những năm đầu rồi giao quyền cho HỘ PHÁP.
PHÁP : Thuộc Hiệp Thiên Đài, vô vi do Đức PHẬT MẪU. Hửu hình có Đức HỘ PHÁP, ở nơi đây mới có quyền thông công cùng Đức CHÍ TÔN.
TĂNG : Thuộc Cửu Trùng Đài, vô vi do Đức LÝ ĐẠI TIÊN, hửu hình có Đức Quyền Giáo Tông. Sau khi đóng cửa Phạm Môn, biến tướng thành cơ quan Phước Thiện. Nói chung cả 4 cơ quan trong nền Chánh Trị Đạo là Hành Chánh, Phước Thiện,Phổ Tế, Tòa Đạo đều là Tăng.
Hễ Thể Pháp thì phải có sắc tướng, ngoài hình thể trên đây HỘ PHÁP đã lập nên cảnh tượng:
TRÍ HUỆ CUNG, Thiên Hỉ Động thuộc PHẬT.
TRÍ GIÁC CUNG, Địa Linh Động thuộc PHÁP.
VẠN PHÁP CUNG, Nhơn Hòa Động thuộc TĂNG.
Với Thể Pháp nền Đạo, Đức CHÍ TÔN đi từ Phật chuyển Pháp ra Tăng. HỘ PHÁP nương cái Tăng thể pháp đó mà chuyển qua Bí Pháp.
Vậy chuyển sang Bí Pháp có hiện tượng gì minh chứng? Có ai biết hay không?
1./Chưởng Quản Hiệp Thiên Đài được Đức HỘ PHÁP và Đức LÝ GIÁO TÔNG thừa nhận ban chánh vị cho Đức HIẾN PHÁP, Ngài vẫn giữ Mật Pháp của Đạo.
2./Đối ngoại thì HIẾN PHÁP đã ra Thông Điệp liên tôn Thế Giới tại hội nghị Tân-Đề-Ly (Ấn Độ).
3./Đối nội thì HIẾN PHÁP mở Phạm Môn Bát Quái Đài giúp cho HỘ PHÁP chuyển Bí Pháp ra Chơn Đạo.
4./Đến Bí Pháp, cũng phải do Hiệp Thiên Đài, chính Thời Quân BẢO ĐẠO đã tuyên bố giải thể với Đạo Lịnh số: 01/79.
Đây là vài nét nổi bậc để minh chứng trước Nhơn Sanh: Cơ Đạo đến hồi sang Bí Pháp.
Từ Thể Pháp đến Bí Pháp đã nói, chỉ thuộc phần Thế Đạo, nên Đức HỘ PHÁP có dạy: “Bần Đạo dắt tới ngã đường, ai biết thì đi còn không biết cứ đứng đó chờ Bần Đạo”.
Tới Thiên Đạo là phải dục tấn tinh thần trên con đường Thiêng Liêng Hằng Sống.
Ta nên xét lại để rõ Chơn Lý của Đức CHÍ TÔN để tại mặt thế, trước khi bước lên Thiên Đạo. Là Bí Pháp từ đâu mà có? Nếu không dựa vào con cái của Ngài, những hạng Đạo Tâm tin tưởng trọn vẹn theo chân Ngài, trung gian nhờ tay HIẾN PHÁP dẫn nẽo tới Phạm Môn Bát Quái Đài. Như vậy muốn vào Bát Quái Đài cũng phải đi từ Tăng nhờ Pháp mới đến Phật.
Ta đây thuộc về Tăng phải tùng Pháp, Pháp do Hiệp Thiên Đài. Ban sơ mở Đạo thì Hiệp Thiên Đài phải hướng về Tăng mà phổ độ và tạo lập Cửu Trùng Đài, Phước Thiện cùng nhiều cơ quan khác theo Thể Pháp, nhưng thời kỳ nầy thì Hiệp Thiên Đài phải hướng về Phật, theo Bí Pháp gọi là HẠO NHIÊN PHÁP THIÊN.
Lấy nghĩa lý Tam Bửu mà tiến dẫn tinh thần nhơn loại nương theo cửa Đạo đặng trở về với CHÍ TÔN.
Vậy thì trường lớp giáo hóa của CHÍ TÔN đi từ PHẬT đến PHÁP chuyển ra TĂNG. Ta phải dựa vào chân lý nầy và chỉ có chân lý nầy mới trở lại được với CHÍ TÔN mà đoạt khuê bài Thiêng Liêng vị.
Khi vào được Bát Quái Đài, bắt đầu từ HẠO NHIÊN PHÁP THIÊN. Nơi đây có cả PHẬT, PHÁP, TĂNG. Đức HỘ PHÁP đã tiền định Thiên Mạng lo về phần TĂNG tức là lo chung cả Càn Khôn Vũ Trụ từ Bí Pháp đến Thế Đạo. Đến thời cơ, vị nầy sẽ qui hiệp để cầm Chơn Pháp tối cao đặng dẫn nẽo tây qui, đúng với câu kinh:
“Dà Lam dẫn nẽo Tây Qui,
Kim Chung mở lối kịp kỳ kỵ sen”.
Thiên Mạng lo về PHẬT tức là lo tạo cảnh Cực Lạc Thế Giới sẽ trực tiếp với HỘ PHÁP thì thuộc về Bí Pháp Thiên Đạo. Còn Thiên Mạng lo về PHÁP thì do nơi PHẬT, nói khác là nhiệm vụ Phổ Hiền, ai cũng làm được PHỔ HIỀN, miễn lo giáo hóa phổ độ con cái của Đức CHÍ TÔN.
Nhưng khi được CHÍ TÔN nhìn nhận thì chỉ có một gọi là Bồ Tát. Chơn Linh trúng là Chơn, trật là giả.
Đức CHUẨN ĐỀ Bồ Tát có dạy như vầy:
“ Hồi đó Ông có nói căn PHỔ HIỀN là bà SÁU LIÊM, nhưng bà không giúp ích được gì cho đường nầy, nên Thiêng Liêng đã rút căn lại rồi, hiện giờ PHỔ HIỀN ở ngoại quốc, nữa về đây giúp mình”
Nơi HẠO NHIÊN PHÁP THIÊN có Cung Chưởng Pháp để thay mặt và tương liên với HỘ PHÁP từ Hiệp Thiên Đài thì ta hiểu về mặt vô vi đã được tương liên với Cung TẠO HÓA HUYỀN THIÊN ( Chủ về Pháp).
HẠO NHIÊN PHÁP THIÊN hiệp một với CHÍ TÔN, Đấng vi chủ Bát Quái Đài ( Chủ về Phật).
Do chơn lý đó mà CHÍ TÔN đã gom lại từ Thể Pháp đến Bí Pháp, Ngài chỉ cần sử dụng Chơn Pháp mà thôi.
Đặc điểm của HẠO NHIÊN PHÁP THIÊN là:
-Nói theo Thể Pháp thì CHUẨN ĐỀ là một vị Tín Đồ đã nêu trong Pháp Chánh Truyền: “Còn một mặt Tín Đồ, Hội Thánh vẫn giữ quyền Hội Thánh”.
-Nói về Bí Pháp thì Đức HIẾN PHÁP có cho biết CHUẨN ĐỀ Bồ Tát là vị Giáo Sư trên cảnh Thiêng Liêng Hằng Sống.
-Nói với Chơn Pháp thì CHUẨN ĐỀ Bồ Tát nắm quyền Chưởng Pháp thay cho HỘ PHÁP đến cặm bông tiêu cho GIÁO TÔNG DI LẠC.
Theo lý thông thường Thiên Hạ đã hiểu thì Tam Bửu của Trời là Nhựt-Nguyệt-Tinh, của Đất là Thủy-Hỏa-Phong, của Người là Tinh-Khí-Thần. Nhưng ở đây ta muốn nói tới PHẬT-PHÁP-TĂNG là tam thể của CHÍ TÔN đó vậy.
Vào thời Nhứt Kỳ Phổ Độ, CHÍ TÔN tá danh PHẬT là Brahma Phật.
Vào thời Nhị Kỳ Phổ Độ, CHÍ TÔN tá danh PHÁP là Civa Phật.
Còn buổi Tam Kỳ Phổ Độ, CHÍ TÔN tránh cái gương đã đóng đinh của Chúa Jesus Christ là Đấng Christna Phật nên Ngài đến với cả Tam Thể CHÍ TÔN nơi cửa Đạo Cao Đài mà ta thấy có Thể Pháp, Bí Pháp, đến Chơn Pháp là vậy.
Tiến tới PHI TƯỞNG DIỆU THIÊN là Cung PHÁP nhưng thuộc PHẬT, lo pháp độ cho Vạn Linh đắc Pháp.
Đến HƯ VÔ CAO THIÊN cũng là Cung PHÁP, tùng lịnh Phật lo giữ luật Thiên Điều mà dẫn độ Chơn Linh hiệp cùng Đức CHÍ TÔN để đắc Phật, đem tinh thần Chánh Trị Đạo biến thành cơ quan nắm chánh trị Càn Khôn Vũ Trụ đặng đưa Vạn Linh nhập vào Cực Lạc Quốc.
Điểm đáng ghi nhớ là Đức HỘ PHÁP mở Cực Lạc Thế Giới từ Hư Vô Tịch diệt cho Vạn Linh hiệp Chí Linh nơi HỔN NGƯƠN THƯỢNG THIÊN nằm cuối đường Thiêng Liêng Hằng Sống tại thế, để Vạn Linh đạt tới cảnh giới thấy đủ Phật, Pháp, Tăng.
Nói cho dể hiểu thì Phật, Pháp, Tăng mà ta đi tìm là Tam Thế CHÍ TÔN.
Nhứt Thế CHÍ TÔN: CHRISTNA PHẬT là Tăng, là sanh hồn cầm quyền năng Chưởng Pháp thuộc Cửu Trùng Đài. Nhị Thế CHÍ TÔN: CIVA PHẬT là Pháp là Giác Hồn, nơi Chơn Thần tương liên tức Âm Năng, có quyền năng xuất vía, giáng linh thuộc Hiệp Thiên Đài.
Tam Thế CHÍ TÔN: BRAHMA PHẬT là Phật, là linh hồn tức Dương Năng vi chủ Bát Quái Đài. Tam Thế hiệp nhứt hay hiệp một cùng CHÍ TÔN tức âm dương hiệp nhứt nơi Linh Đài trở nên Chơn Linh, rồi:
“Chơn Linh phối nhứt thân vi Thánh Hình”.
Thánh hình thuộc Tăng, mới nói Người trị thế.
Chơn linh thuộc Phật, mới nói Trời trị hồn.
Ta thấy Tam Bửu của CHÍ TÔN, ta mới tin rằng tới đây sẽ đạt được Tam Bửu. Vậy, để “thúc nhắc bài vở cho kịp Long Hoa Đại Hội” thì Pháp là HƯ VÔ CAO THIÊN, nơi Phục Linh Tánh Phật giúp cho phục nguyên Thánh Thể mới tỏ tường nơi HỔN NGƯƠN THIÊN, Đức DI LẠC vi chủ cả PHẬT, PHÁP, TĂNG là Đấng nào?
Nhớ lời dạy của Đức HỘ PHÁP, ta phải “ăn thiệt, nói thiệt, làm thiệt”.Nếu giải quyết làm ăn thì còn dễ, bằng như nói thiệt thì quá khó. Đã không rõ Chơn Pháp, làm sao thay thế được ngôn ngữ của CHÍ TÔN mà bảo rằng thiệt.
Thế gian nầy “nhơn vô thập toàn”. Đức LÝ khép khuôn chớ không khắc khe gì, chỉ nâng đở cho ta đoạt Đạo. Phải tìm Đạo nơi CHÍ TÔN. Chỉ cần ta trọn đức tin, dù ngu muội dốt nát cho đến trí thức thượng lưu thấp cao nơi giá trị Đạo Đức tinh thần. CHÍ TÔN không cần điều nào cao hơn sự tín ngưỡng để “Rưới chan hạnh phúc bỡi lòng tin”.
Nếu tin thì sớm tới Thánh Đức. Còn không tin thì Càn Khôn Thế Giới chỉ do nhơn loại tranh dành, đua chen ảnh hưởng mà dẫn tới cơ tự diệt.
Thậm chí, bản thân CHÍ TÔN đến chìu chuộng, nâng niu, an ủi, vổ về, mà câu trả lời chẳng một chút e dè, ngần ngại: “là tôi không tin Ông. Tôi chỉ tin Đức CHÍ TÔN Ông đang trên Trời chớ đâu đây”. Kẻ có trình độ ôn tồn hơn hỏi lại: “CHÍ TÔN hứa đến nhưng sao thấy được? Còn như muốn làm Trời, Ông chuyển cho thành Đạo, làm cho thế giới hòa bình, Tam Giáo Ngủ Chi qui hiệp cho được thì tôi mới tin, chừng đó, Ông muốn bao nhiêu lạy, tôi cũng chịu”.
Tuy con cái Ngài, nhưng khi Ngài đến thì chẳng tin Ngài. Họ chỉ tin quyền năng. Dù Chơn Đạo mà Tín Đồ duy linh, bao giờ cơ Đạo mới ra thiệt tướng, chẳng lẽ công bình không cần, Thiên Điều cũng bỏ.
Muốn ra thiệt tướng, Đức CHÍ TÔN phải chọn Đạo Tâm, chỉ dùng Chơn Pháp, sử dụng Tín Đồ biết hy sinh phụng sự đúng theo Thánh Ý của Ngài.
Sở dĩ có cảnh trạng tin mà không tin vì họ chưa tìm tàng thấu đáo chân lý, chớ Đức CHÍ TÔN hứa là “Thầy ở cùng con cái đời đời không cùng đến thất ức niên” hoặc “Hảo Phùng NGỌC ĐẾ ngự trần gian” mà ta vẫn còn tin Đức CHÍ TÔN chỉ ở vô vi, có đến cũng đến bằng cơ bút nữa hay sao?
Không lẽ Ngài sợ thế gian? Nếu sợ thời đối với Chơn Đạo, Ngài không buộc niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng mà làm gì. Phải hiểu rõ Đạo lý nầy, giúp cho cửu nhị ức Nguyên Nhân tỉnh mộng, góp công cho sự tấn hóa sanh hồn trước cơ tiêu diệt. Nếu hiểu rõ thì biết được buổi hạ trần phổ độ ân xá của CHÍ TÔN, Ngài đã định pháp giới như thế nào?
· Thể Pháp: Ngài dùng huyền diệu cơ bút mở Đạo. Trước chọn Thánh Thể lập Hội Thánh, lấy tinh ba các Tôn Giáo lọc lượt tổng hợp thành một triết lý siêu việt, hướng dẫn nhơn sanh tùng Nhơn Đạo đến Thiên Đạo, dùng Nho Tông chuyển thế, chọn Phật Giáo chấn hưng. Trong nhất thời chỉ mới Thể Pháp, ta không sao đạt được yếu lý. Thể Pháp nặng về lập công hơn để tu tạo cho đủ hình tướng hửu vi giúp cho cơ tận độ. Con đường Đạo vô vi xuống hửu hình kể từ Phật qua Pháp đến Tăng, tức là từ Đạo qua Pháp đến thế.
· Bí Pháp: Cả hệ thống cơ quan Chánh Trị Đạo, cả kho tàng Giáo Lý, cả Tân Kinh, Tân Luật, Pháp Chánh Truyền đã làm mực thước cho sự tu học hoặc hành Đạo suốt mấy mươi năm. Đến khi Đức HỘ PHÁP cho biết đã dẫn tới ngã ba đường thì Đức Ngài đã gián tiếp cho hiểu là cơ Đạo đến lúc chuyển sang Bí Pháp. Đối với Bí Pháp thì chuyên về lập đức hơn, giúp cho sắc dân gương mẫu Thần Thông Nhơn thêm tín ngưỡng mạnh mẽ, thấu đáo lẽ âm dương Trời Người hiệp một. Con đường Bí Pháp từ Tăng tùng Pháp về Phật tức là từ Thế tùng Pháp về Đạo.
· Chơn Pháp: Nếu lưu ý sẽ thấy Đức CHÍ TÔN đến giáo hóa như hồi mới mở Đạo. Cũng đến từ Phật qua Pháp ra Tăng. Nhưng Thể Pháp thì dạy lý thuyết, còn Chơn Pháp thì dạy thực hành và có khác chăng là giá trị lập ngôn. Chơn Pháp quan trọng ở lập ngôn đặng thay ngôn ngữ CHÍ TÔN mà “cậy phương thuyết giáo vẽ thành kinh chơn”, tận độ Vạn Linh đạt vị đã nêu trong: “Bộ công DI LẠC Tam Kỳ độ sanh”. Phải thực hiện mục đích công bằng cho tới đại đồng thiên hạ. Đã có Chơn Pháp thì PHẬT MẪU mới mở “Khoa môn Tiên Vị ngộ kỳ Phật duyên” chỉ trừ những ai trốn thệ, thất thệ, còn cả thảy đều được trải qua “Trường thi Tiên, Phật dượt kiếp khiên” thi thố từ Nhơn Đạo đến Thiên Đạo mới mong đạt được khuê bài Thiêng Liêng vị. Nên Đức CHUẨN ĐỀ đã nói: “Thế gian nầy chưa biết ai cao, ai thấp, phải vào Cung HẠO NHIÊN PHÁP THIÊN rồi mới biết”.
Nếu không mờ hồ, CHÍ TÔN sẽ dẫn dắt trọn đường Hằng Sống. Bởi Phật, Pháp, Tăng là Chơn Pháp, vì vậy mà Đức CHUẨN ĐỀ cho biết: “Kể từ nay, ai còn nói Bí Pháp nữa, chỉ là mê hoặc nhơn sanh mà thôi”.
Khi ta thấy tiền đề Phật, Pháp, Tăng là bửu bối phá tan trận Vạn Tiên đã bí mật trong cửa Đạo Cao Đài thì đắc thành Chơn Đạo.
Bookmarks