CHƠN PHÁP LUYỆN ĐẠO.


Luyện là tạo sức mạnh hửu hình tức Thiền.
Tịnh là tạo sức mạnh vô hình tức Đạo.
Luyện đi trên Cửu Thiên Khai Hóa là Thức.
Tịnh về với Cực Lạc Thế Giới là Ngủ.

Pháp môn của Tôn Giáo tu tập có khác pháp giới, phương tiện, nhưng đều tiến đến mục đích hoàn nguyên Tam Bửu đạt Đạo. Ngay cả Đạo Cao Đài cũng có nơi tịnh, luyện như: Trí Huệ Cung, Trí Giác Cung, Vạn Pháp Cung. Hiện nay chưa áp dụng, chỉ dâng Tam Bửu trong thời cúng và phải cùng lo tam lập. Vì phải qua hai thời kỳ:

Nhơn Đạo là phần lo cho mình.
Thiên Đạo là phần lo cho người khác, để trả nợ tiền khiên và hiện tại.

Nhơn Đạo có Tam Cang, Ngủ Thường, Tam Tùng,Tứ Đức và đủ tam lập mới mong lập ngôi vị.

Thiên Đạo từ tam lập tiến lên tam thiện, hành Phương Luyện Kỷ của Đức HỘ PHÁP chỉ dạy.

Trải qua giai đoạn sống với tiểu hồi vào đường Thánh là: Hỉ, Lạc, Ái, đối chiếu kinh từ đệ ngủ cửu đến đệ thất cửu. Và nơi Thiêng Liêng Hằng sống có hai chữ Vạn màu trắng và đỏ hồng hồng ngăn chận Cực Lạc môn ngoại, nên câu kinh ngủ cửu:

“ Ánh hồng chiếu đường mây rở rở,
Cõi Xích Thiên vội mở ải quan”
.

Trong đệ lục cửu:

“ Bạch Y Quan mở đàng rước khách,
Cõi Kim Thiên nhẹ tách tiên xa.
Vào Cung Vạn Pháp xem qua”.


Đến đệ thất cửu là không còn ngồi chờ đợi nơi Cực Lạc môn ngoại, ta bắt đầu sống với đại hồi, nên thấy được:

“ Cung Chưởng Pháp xây quyền Tạo Hóa,
Kiến CHUẨN ĐỀ, thạch xá giải thi”.


Thể Pháp dứt, chuyển qua Bí Pháp. Không riêng Đạo Cao Đài, CHÍ TÔN đã chuyển Bí Pháp khắp nơi cho Nhơn Sanh biết tìm về cái sống trường sanh hòa sự sống trong Càn Khôn Vũ Trụ.

Từ Nhị Kỳ, Đức Phật THÍCH CA chỉ dạy 8 vạn 4 ngàn pháp môn để tùy căn cơ phổ độ. Nay buổi Tam Kỳ, Vạn pháp qui nhứt, do chính Đức Phật thuyết định trong DI LẠC CHƠN KINH: “ Nhược hửu chúng sanh văn ngã ưng đương thoát nghiệt, niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng, tùng thị Pháp Điều Tam Kỳ Phổ Độ”. Chứng minh rằng: NGỌC HƯ CUNG bát luật, LÔI ÂM TỰ phá cổ có Thiên Thơ tiền định. Nên Bí Pháp Đạo Cao Đài không riêng hoặc ưu tiên cho bất cứ một ai.

Nó là đề thi tuyển chọn bậc Đạo Tâm đại học của Tam Giáo Ngủ chi, kể cả Vạn Linh trong Càn Khôn Thế Giái. Đức CHÍ TÔN rộng mở độ sanh, nhưng tùy căn cơ độ lần mà phán ra buổi ban đầu:

· Đường thứ nhứt: tạo Chơn Khí thuộc Cửu Trùng Đài,
· Đường thứ hai: Ban Chơn Thần thuộc Hiệp Thiên Đài.
· Đường thứ ba: Ban Chơn Linh thuộc Bát Quái Đài.

Chỉ là 3 đoạn đường nối tiếp, trở thành con đường Chánh Giáo của Đức CHÍ TÔN để dìu dắt lẫn nhau trên Cửu Thiên Khai Hóa mà đạt Đạo.

Vì tin biết Bí Pháp là cơ quan giải thoát đạt Đạo, nên khi nghe có Chơn Sư chỉ dạy Bí Pháp luyện Đạo, truyền tâm ấn, khai ngộ Phật tánh, xuất Chơn Thần, hiệp Tam Bửu thì ai cũng mê, nông nã theo nhiệt tình, tín ngưỡng mạnh mẻ. Việc nầy, không phê phán rằng hay dở, đúng sai, chỉ có vui lây cùng thời buổi nhơn sanh tỏ ngộ lo trường trai đạo đức, thật đáng quí biết bao.

Nhơn sanh tu, muốn đạt Đạo, dĩ nhiên phải nhờ Chơn Sư chỉ điểm, khai khiếu.
Vấn đề then chốt là ở đây.
Chơn Sư thì quán thông vô vi, thực chứng hửu hình bởi Chơn Linh vô vi, thể xác hửu hình, rõ cảnh Thiêng Liêng Hằng Sống vì đã nhập vào cảnh giới. Đã đi khắp các Cung, các Điện, diện kiến Đức CHÍ TÔN NƠI Bạch Ngọc Kinh và THỌ LẢNH Thiên Mạng, tức là mang trọng trách qui Tam Giáo hiệp Ngũ Chi, đại đồng nhơn loại đặng mở Long Hoa Đại Hội, kết thúc tam chuyển, để bước qua kỷ nguyên Thánh Đức.

Nói ngắn gọn thì Chơn Sư đạt Bí Pháp, thông thể pháp, tánh hiệp vô vi, nhất quán Phật, Pháp, Tăng và có Thiên Mạng.

Bây giờ, ta tìm căn bản trong Pháp Môn luyện Đạo là lấy Tiên Thiên Khí, vận hành khí âm dương trong cơ thể làm cho chơn tinh hóa chơn khí, luyện tinh đã hóa khí thì thành phần tế bào nguyên tử là 1 dương, 3 âm.

Còn Đức CHÍ TÔN? Cơ thể là Cửu Trùng Đài tức Tịnh, vận hành pháp giới nên Chơn Khí nếu nói hửu vi là đạt ánh khí: GIÁO TÔNG và 3 ĐẦU SƯ.

Tạo được Chơn Khí, PHẬT MẪU ban hiệp Chơn Thần tức HỘ PHÁP trấn giữ Nê Hườn Cung, hoặc HỘ PHÁP ngự tại Trí Huệ Cung, Đức Ngài có dạy: Tinh Thần ta khôn ngoan là nhờ 3 hột tối thiểu nơi trí não: Một điện tử dương và 2 điện tử âm.

Còn Chơn Thần Đức CHÍ TÔN là Hiệp Thiên Đài: Một là HỘ PHÁP, còn 2 là THƯỢNG PHẨM, THƯỢNG SANH.

Đến giai đoạn luyện khí hóa Thần, là từ Nê Hườn (phách cực dương) nhờ Dương Quang Đức CHÍ TÔN phá khiếu huyền quang vô hình xuyên thấu phách Thượng Đình đạt huệ nhãn. Còn Đức CHÍ TÔN thì chuyển pháp từ Hiệp Thiên Đài đưa qua Bát Quái Đài là tạo đệ nhị xác thân ( đó là tử khí).

Trong Bí Pháp luyện Đạo, chuyển khí âm dương thông các phách, mỗi vòng là một chu kỳ gọi luân xa, điểm tối trọng phải tạo được ngủ khí. Tiểu Thiên Địa của ta có ngủ tạng do các tế bào nguyên tử liên kết hình thành khi chuyển luân xa, ngủ tạng nhờ dương khí mà tiết ra chất hơi thành ngủ khí tức Hậu Thiên Ngủ Khí.

Đại Thiên Địa của CHÍ TÔN có Ngủ Cung, cũng phải do các tế bào liên kết, chỉ khác nhau tế bào lớn nhỏ.

- Chuyển luân xa qua ngủ tạng là phương pháp độc luyện.
- Dục tấn tinh thần qua Ngủ Cung là phương pháp đồng luyện.

Độc luyện là luyện từ ngoài vào trong, hồi quang phản chiếu khai ngộ Phật tánh, xuất Chơn Thần, đạt Hậu Thiên Ngủ Khí từ ngủ tạng, bằng con đường sống hiện minh là dục tấn luân xa. Nên chỉ tìm Phật tánh bên trong, còn ngoài Càn Khôn, thấy cảnh mà không phải cảnh, thấy vật cũng chẳng phải vật, hàm ý mơ hồ rằng: Sắc tức thị không, không tức thị sắc.

Còn như pháp môn Đại Đạo thì phân hai bí pháp:

1.- Ứng dụng luyện Đạo tập thể tại Trí Huệ Cung và Vạn Pháp Cung sau ngày Long Hoa Đại Hội.

2.-Áp dụng cho cơ phổ độ đại ân xá hiện nay bằng pháp giới đồng luyện.

Vì Bí Pháp đạt Đạo Đức CHÍ TÔN để trước mặt thiên hạ. Ta thấy bên ngoài cơ thể Đức CHÍ TÔN là hình trạng Thể Pháp, bên trong là Bí Pháp Ngủ Cung mà Đức Phật THÍCH CA đã thuyết trong DI LẠC CHƠN KINH.

Nếu ngủ tạng đã do hằng tỷ tế bào âm dương liên kết nên hình tạo thành Hậu Thiên Ngủ khí thì ta nương cái sống đó mà sống nơi Bí Pháp Ngủ Cung, tức là luyện từ trong ra ngoài, chuyển Hậu Thiên hòa cùng Tiên Thiên Ngủ khí.

Luyện bên trong là con đường luân xa, luyện ra ngoài là con đường Thiêng Liêng Hằng Sống hay Ngủ Cung, đạt Tiên Thiên Ngủ khí bởi dục tấn với tam lập, hành phương Luyện Kỷ cả Nhơn Đạo và Thiên Đạo.

Chơn Thần ta sáng suốt nhờ 3 hột nguyên tử. Chơn Thần CHÍ TÔN sáng suốt nhờ 3 chi: Pháp, Đạo, Thế.

Xuất Chơn Thần là Tử Khí trên đây. Vì không gian đã đứng trên, thời gian ở dưới không gian nâng đở, thời gian chuyển vận.Thời gian đi từ không gian (không tức thị sắc) mà tác thành cơ tạo hóa để giữ mức điều hòa.

Cho nên Cửu Trùng Đài và Phước Thiện cũng là Thể Pháp, thuộc quyền năng bán hửu hình của Hiệp Thiên Đài. Còn phần bán vô vi là Hiệp Thiên Đài hiệp một với Bát Quái Đài. Thiên Nhãn hay huệ nhãn phát hiện từ điểm linh quang nầy được dương quang xuyên thấu mà tử khí vận hành nơi Thiêng Liêng Hằng Sống theo thời gian đi tận cùng chơn lý và theo luật hoàn nguyên: Thành, Trụ, Hoại, Không (sắc tức thị không) thời gian lại đứng trên không gian ở dưới để giữ cho đúng nét công bình.

Dương Quang từ Nê Hườn mở đệ bát khiếu vô hình sẽ phát xạ hào quang huệ nhãn nơi thượng đình.

Nên ta đứng tại Bát Quái Đài của Tòa Thánh nhìn lên thấy đại hải mênh mông, dẩy đầy thiên tượng, mà tinh thần ta bắt đầu đi từ Tịnh Tâm Đài. Kế thấy sau Thánh Tượng Đức HỘ PHÁP là chữ Khí, tức khí sanh quang hằng sống .

Thể Pháp đã tạo nên hình,
Bí Pháp phải tạo nên tướng.

Thử hỏi, ta tìm Đức CHÍ TÔN trên đường dục tấn (Thần hườn hư) ta gặp cảnh HỘ PHÁP đã gặp là thấy PHẬT MẪU đứng trước, còn Đức DI LẠC quì sau lưng đang chấp tay đưa lên thì nghĩ ra sao? Có vị Chơn Sư nào thực chứng điều nầy?

Nếu câu trả lời: Đó chỉ là tư tưởng tạo nên ảnh tượng. Hóa ra câu: Niệm Phật, Niệm Pháp, Niệm Tăng do Phật THÍCH CA chỉ dạy trong Tân Kinh DI LẠC là vô giá trị hay sao?.

Các Chơn Sư cùng bước trên đường Thiêng Liêng Hằng Sống phải biết rõ cảnh đó vì đã thông đồng tư tưởng. Như không thể, thì cách giải thích thứ nhứt là các Chơn Sư không đến cảnh mà Đức HỘ PHÁP đã gặp.

Cách thứ hai là các Chơn Sư xuất Chơn Thần đi trong cảnh giới vô vi chỉ là vô vi, chớ không cùng đi trên một con đường Hằng Sống với HỘ PHÁP.

Điều nầy có lẽ do sự luyện Đạo mà tạo cho sợi dây tử khí có năng lực thun, giản khác nhau nên biến thành làn sóng điện phát sóng khác nhau.

Quan trọng của luyện Thần hườn hư ngay điểm nầy.

Luyện Thần hườn hư, nếu may duyên được hồng ân diện kiến Đức CHÍ TÔN, tức khối công bình bác ái, thì ta trả lời thế nào về sở hành nhơn Đạo và Thiên Đạo để chứng minh tam lập cho vừa sức CHÍ TÔN muốn, cho vừa ý CHÍ TÔN định, ngõ hầu Ngài ban Chơn Linh rồi trở lại cùng thể xác thiêm thiếp đợi chờ.

Còn thiếu thì tiếp tục và thực hành đúng luật thương yêu rồi thì Đức CHÍ TÔN giữ quyền công chánh như đệ tam hòa ước nơi Tịnh Tâm Đài Tòa Thánh Tây Ninh.

Riêng Bí Pháp luyện Đạo, nếu hiện có trong ngưỡng cửa Cao Đài, thì khi cầu xin Đức CHÍ TÔN tăng sức thêm Thần tức là niệm Phật, Đức CHÍ TÔN đang trấn ngự tại HẠO NHIÊN PHÁP THIÊN. Khi cầu xin Đức HỘ PHÁP giữ Nê Hườn Cung tức là niệm Pháp, Đức HỘ PHÁP đang ngự tại Cung CHƯỞNG PHÁP để xây quyền tạo hóa.

Còn vị Chơn Sư khai khiếu là vị đã được CHÍ TÔN và HỘ PHÁP nhìn nhận sở hành thay thế tại hửu hình tức là niệm Tăng.

Nếu vị Chơn Sư đã chấp nhận truyền tâm ấn, chỉ cho thấy Phật tánh của ta, cần nhứt là dám bảo lãnh sự đạt Đạo hiện kiếp, ta mới đủ niềm tin luyện Đạo, vì Chơn Sư nói ờ một tiếng là ta thấy đủ tam bửu bởi quyền năng của Chơn Sư do Đức CHÍ TÔN và HỘ PHÁP ban quyền ,quyết định.

Phạm Môn tu chơn phải là Chơn Tu, khai khiếu cho đạt Đạo là bậc Chơn Sư. Chơn Sư phải như thế mới đúng nghĩa.

Chơn Sư rất nhiều trong Càn Khôn Thế Giới, đã thọ lãnh mạng lịnh của Đức CHÍ TÔN, nhưng Chơn Sư gọi là đúng nghĩa: Dạy cho đạt Đạo, giúp cho hiệp tam bửu, có lẽ không ngoài Đức DI LẠC.

Khi Thần hườn hư là ta được đặc ân về đến HƯ VÔ CAO THIÊN. Bất cứ một Chơn Thần nào cũng phải tìm về, nơi đây là NGỌC HƯ CUNG qui hiệp tất cả các Tông Đường, trong đó đã có các bậc Chơn Sư Thiên Mạng dẫn nẽo tây qui.

Đức HỘ PHÁP cho biết Tông Đường cao trọng hơn hết là Tông Đường QUAN ÂM BỒ TÁT, kế là Tông Đường Đức DI LẠC. Nhưng Đức QUAN ÂM đã vâng mạng lịnh nơi Đức DI LẠC Vương Phật, ta nên tìm hiểu Thánh ý rất cao xa.

Các Tông Đường lớn, nhỏ đều qui hiệp để tùng lịnh một Đấng chủ quyền tối cao gọi là GIÁO TÔNG.

Nếu luyện đến mức Thần hườn hư, tức là hoàn nguyên thì Tiên Thiên Ngủ Khí trở thành Dương Khí, gọi Chơn Nhứt Khí hay Hổn Ngươn Khí, thì các Chơn Sư Thiên Mạng cùng các bậc nguyên căn đều được “Vào Lôi Âm kiến A-Di” chính Đức Ngài đã giáng linh “ Thâu các Đạo hửu hình làm một

Tới đây thì không còn lạ gì việc xuất Chơn Thần. Ta xuất Chơn Thần mà sợi dây tử khí của ta không tiếp được làn sóng điện từ sợi dây tử khí của Ngài thì không thể kiến diện Ngài, mà không kiến diện A-Di tại Lôi Âm Tự thì dù cho luyện Đạo biết rõTiên Tánh, Phật Tánh cũng chỉ là giã tướng mà thôi.

Phải kiến diện Ngài trước đã, mới mong được phục nguyên Thánh Thể, là Tiên Tánh, Phật Tánh của ta.

Tuy không ai dám kết luận Ngài đang ở cõi Thiêng Liêng Hằng Sống hay đang tại mặt địa cầu, nhưng một khi ta đã có đức tin cùng bằng chứng vô đối để xứng đáng là phần tử trong Thánh Thể của Đức CHÍ TÔN, sẽ không còn thuộc Phật nữa, mà đương nhiên thuộc Tăng.

Cho nên giữa lúc nầy ta chẳng cần biết ta là ai, ai cũng được, miễn sao đề thi Bí Pháp của Đức CHÍ TÔN ta làm đặng, làm đúng, mang bằng cấp đáng giá về cho Ngài, thì khuê bài Thiêng Liêng vị, Ngài sẽ ban cho ai?

Ta hiểu Đấng ngự Ngôi Thái Cực từ khí Hư Vô là khối bác ái công bình thì cứ thanh tâm thường lạc mà sống với cái sống đúng nghĩa của một nhơn hồn.

Kỳ nầy Đức CHÍ TÔN mở cơ đại ân xá cho hiệp Thần. Đã hơn hai ngàn năm, quyền Thiêng Liêng không cho hiệp Thần bởi thất pháp. Nay Đấng vi chủ đến chỉ rõ sự tương liên tam bửu, nên ta chỉ luyện trong pháp môn của chính Ngài mới mong đạt Đạo.

Cụ thể là khí hóa thần, thần ở đâu?

Đức CHÍ TÔN vi chủ Chư Thần, Thánh, Tiên, Phật tại Bát Quái Đài thuộc Thần, Đấng ấy chủ về Thần.

Ta muốn luyện để hiệp tam bửu, mà thấn thuộc quyền Bát Quái Đài, ta vân du khắp Vũ Trụ Càn Khôn cũng chưa từng thấy Bát Quái Đài, nếu tự xưng là Tiên, là Phật thì quả nhiên quá đáng. Phải chi ta lấy sở hành từ bi, bác ái, phụng sự chúng sanh, thức tỉnh con cái của Đức CHÍ TÔN trở về dưới chân Ngài. Sở hành xuất hiện như vậy là Tiên Tánh, Phật Tánh. Còn điều khiển sở hành Đạo Đức đó tức là Phật Tâm. Nếu có nhận xét thì thấy ngay, chớ kiếm tìm xa xôi không có lợi ích gì.

Để kết luận, ta cần đặt vấn đề:

Tại sao nền Chánh Giáo của Đức CHÍ TÔN ngày nay lại xuất hiện Chơn Pháp luyện Đạo? Là để cho phù hợp tinh thần dục tấn của nhơn sanh đang tìm đường Thiêng Liêng Hằng Sống, nên phân tách việc luyện Đạo xuất Chơn Thần. Nếu Đức CHÍ TÔN không cho Dương quang xuyên thấu thì không ai phá được khiếu vô hình để đạt huệ nhãn. Muốn đạt, ta luyện trong cơ thể của Đức CHÍ TÔN, làm tế bào liên kết từ não bộ là Hiệp Thiên Đài nhờ Đức CHÍ TÔN chiếu Dương quang chuyển phá huyền quang vô hình tức Bát Quái Đài mới đạt huệ nhãn tại Thượng Đình Cửu Trùng Đài.

Thuyết Đạo của Đức HỘ PHÁP có nói: “ Cửa Hư Linh không ưa kẻ tàn bạo, lạ thay! Thiêng Liêng vị phần nhiều do những kẻ tàn bạo phá cửa chung vô”.

Thể Pháp là hình, Bí Pháp là bóng.
Thể Pháp đã giải, Bí Pháp phải tan.
Luyện Chơn Pháp, Tịnh Chơn Đạo.
Chơn Pháp thành thì Chơn Đạo thành.
Chơn Đạo thành thì Đại Hội Long Hoa khai mạc.